You are on page 1of 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

LÀO CAI NĂM HỌC 2017- 2018


---------------------------- Môn: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề thi gồm có 5 trang, 20 câu
Câu 1 ( 1 điểm ):
Năm 2003, dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát tại Việt Nam, đã lây lan với tốc độ rất
nhanh ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Vi rút có thể truyền từ gia cầm sang người hoặc
thông qua lợn rồi sang người. Vi rút H5N1 có độc tính rất mạnh, có thể gây suy hô hấp trầm
trọng dẫn đến tử vong. Nếu chúng tìm được con đường biến đổi gen, để có thể lây từ người
sang người thì sẽ là thảm họa đối với loài người.
a. Em hãy cho biết đặc điểm chung của vi rút?
b. Những lo sợ của loài người về khả năng vi rút H5N1 lây từ người sang người là có
cơ sở hay không? Vì sao?
Câu 2( 1 điểm ):

4
2

0 A B C D

a. Em hãy viết tên các pha sinh trưởng ( 1), ( 2) , ( 3), ( 4) của sinh vật trong sơ đồ trên?
Ta nên thu sinh khối sinh vật ở giai đoạn nào? Vì sao?
b.Vì sao người ta có thể dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn
gây bệnh cho người nhưng không làm tổn hại đến các tế bào người?.
Câu 3 ( 1 điểm ):
Nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích?
a. Một chu kì phân bào của tế bào vi khuẩn trải qua các pha: G1, S, G2 và M.
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin
bám màng.
c. Khi quan sát tế bào gan của một người bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận
thấy hệ thống mạng lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường so với tế bào gan của người
bình thường.
d. Tế bào hồng cầu không có nhân nên luôn dừng lại ở pha G1.
Câu 4 ( 1 điểm ):
Cho các hình mô tả thí nghiệm quan sát các kì của quá trình nguyên phân như sau:

1
a. Hãy sắp xếp các hình trên theo thứ tự các bước tiến hành thí nghiệm.
b. Trong trường hợp tiêu bản trên có bọt khí dưới lamen, làm cách nào để loại bọt khí
ra khỏi tiêu bản?
c. Khi đặt một phiến kính (lam kính) lên mâm kính, cần phải thao tác bộ phận nào trước
tiên để đảm bảo tiêu bản được quan sát với ánh sáng phù hợp?
d. Nếu quan sát thấy trên kính hiển vi các nhiễm sắc thể đã phân li và đang tách xa dần
mặt phẳng xích đạo về hai cực mới thì tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào?
Câu 5 ( 1 điểm ):
a. Cây Thanh Long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến
tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây vào khoảng đầu tháng 10 đến tháng 1 năm sau,
nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kỹ thuật “ thắp đèn” nhằm kích
thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp
trên.
b. Tại sao thực vật C4 và thực vật CAM đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có
năng suất cao hơn?
Câu 6 ( 1 điểm ):
a.Cho sơ đồ sau:

- Giai đoạn nào xảy ra thì gây bất lợi cho cây trồng?
- Giai đoạn (e) do nhóm vi sinh vật nào thực hiện?
b. Giải thích vì sao trên tiêu bản cắt ngang của rễ cây ngô bị ngập úng kéo dài có phần
vỏ rễ bị phân huỷ mạnh tạo thành các ống rỗng?
Câu 7 ( 1 điểm ):
a. Quan sát sự đóng mở khí khổng, thấy rằng: Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng
thì khí khổng mở. Tuy nhiên, một số cây khi thiếu nước (bị hạn) khí khổng đóng lại để tránh sự
2
thoát hơi nước mặc dù cây vẫn ở ngoài sáng. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích các
hiện tượng trên?
b. Cho một dòng Ngô bị đột biến gen làm cho thân cây bị lùn. Khi xử lí những cây Ngô
non thuộc dòng này bằng một loại hoocmôn thực vật thì những cây Ngô này lại cao bình thường
khi trưởng thành.
Tên hoocmôn thực vật được sử dụng ở trên là gì? Ứng dụng của hoocmôn trên trong
thực tiễn sản xuất là gì?
Câu 8 ( 1 điểm ):
a. Tại sao nói hô hấp ở chim là hô hấp kép?
b. Tại sao thiếu Iod thì trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển và thường
bị lạnh?
Câu 9 ( 1 điểm ):
a. Nếu màng tế bào thần kinh giảm tính thấm đối với ion kali có ảnh hưởng đến điện
thế nghỉ (điện tĩnh) hay không? Tại sao?
b. Cho biết sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin
và trên sợi thần kinh không có bao mielin?
Câu 10 ( 1 điểm ):
Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các
buồng tim? Ở người, trong 1 chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi
có bằng nhau không? Giải thích.
Câu 11 ( 1 điểm ):
a. Cho 1 đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị sao chép như hình vẽ (O là điểm khởi đầu
sao chép; I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Các đoạn mạch đơn nào của đoạn
ADN trên được tổng hợp gián đoạn ? Giải thích
I O II
3’... ...5’
5’... ...3’
III IV

b. Giả sử, gen A ở ngô và gen B ở vi khuẩn E.coli có chiều dài bằng nhau. Hãy so sánh
chiều dài của phân tử mARN do 2 gen trên tổng hợp?
Câu 12 ( 1 điểm ):
a. Ở người, Cho các giao tử có số lượng nhiễm sắc thể thường và giới tính như sau:
I = 21+X, II = 22+X, III = 22 + XX, IV = 23+X, V = 21 + Y, VI = 22 + YY, VII = 23 + Y
Sự kết hợp giữa các loại giao tử nào có thể tạo nên thể tam nhiễm kép?
b. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó
lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Sẽ tạo được bao nhiêu dòng thuần
chủng từ cây nói trên?
Câu 13 ( 1 điểm ):
a. Tại sao 1 số gen đột biến gây hại cho thể đột biến nhưng chúng vẫn được di truyền
qua các thế hệ?
b. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cây thân
cao dị hợp thụ phấn ở đời con có 75% cây cao và 25% cây thân thấp.
Trong số các cây F1 lấy 2 cây thân cao, xác suất để cả hai cây này có kiểu gen đồng hợp là bao
nhiêu?

3
Câu 14 ( 1 điểm ):
Ở 1 loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng,
cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng đc F1 có 1000 cây, trong đó 999
cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Cho rằng cây hoa trắng F1 là do đột biến gây ra.
a. Hãy trình bày các dạng đột biến có thể dẫn tới làm xuất hiện cây hoa trắng nói trên.
b. Ở ruồi giấm có kiểu gen AaBbDdXY, trong một lần phân bào của một tế bào sinh
dưỡng có cặp nhiễm sắc thể Dd không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết
quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có kiểu gen như thế nào?
Câu 15 ( 1 điểm ):
a. Trong một quần thể động vật ngẫu phối xét một gen có 2 alen A và a. Ở thế hệ xuất
phát, giới cái có 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa và giới đực có 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối?.
b. Giả sử ở một giống lúa, alen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt
tròn. Một trung tâm giống đã tạo ra giống lúa hạt dài. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống
này, người ta lấy ngẫu nhiên 3000 hạt đem gieo thành cây, sau đó cho 3000 cây này giao phấn
với các cây hạt tròn, thu được đời con có 5% cây hạt tròn. Theo lí thuyết cho biết:
Trong số 3000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo có bao nhiêu hạt có kiểu gen dị hợp tử?
Câu 16 ( 1 điểm ):
Ở vùng Bắc Mỹ có hai loài ruồi giấm cùng tồn tại: Drosophila pseudoobscura và
Drosophila persimilis. D. pseudoobscura thường gặp nhiều hơn D. persimilis ở độ cao thấp,
vùng nóng khô; D. pseudoobscura hoạt động mạnh nhất vào buổi chiều còn D. persimilis hoạt
động chủ yếu vào buổi sáng. Trong phòng thí nghiệm, người ta bố trí cho những ruồi cái chưa
thụ tinh thuộc cả hai loài nói trên sống chung với ruồi đực D. pseudoobscura rồi theo dõi tỉ lệ
ruồi cái được thụ tinh. Số liệu thu được như sau:

D. pseudoobscura cái D. persimilis cái


Được thụ tinh 84,3% 7%
Không thụ tinh 15,7% 93%

Trong thiên nhiên, hiếm khi thấy 2 loài ruồi giấm này lai với nhau; các con lai đực
thường không có khả năng sinh sản, các con lai cái có thể sinh đẻ nhưng con của chúng không
có khả năng sống. Dựa vào phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có những cơ chế cách li nào
đã tách D.pseudoobscura và D. persimilis thành hai loài khác nhau ?
Câu 17 ( 1 điểm ):
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hóa là đúng hay
sai? Giải thích.
a. Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết
ra khỏi quần thể giao phối.
b. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
Câu 18 ( 1 điểm ):
Nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.
a. Trong mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn
thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau, thì số lượng cá thể của quần thể
vật ăn thịt được phục hồi nhanh hơn.
b. Các sinh vật ở vị trí càng xa sinh vật sản xuất thì năng lượng càng tăng.
4
Câu 19 ( 1 điểm ):
Nghiên cứu rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông - loài chim chuyên ăn
sâu nhộng và sâu đục thân cây dẻ là nguyên nhân gây chết cây. Ngoài ăn sâu ra chim chuông
còn ăn nhiều vỏ hạt của cây. Số lượng chim chuông phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sâu có
trong khu rừng.
a. Em có cho rằng chim chuông là nguyên nhân làm cho cây dẻ bị chết không? Vì sao?
b. Tại sao có thể nói, trong quá trình diễn thế của quần xã, các loài ưu thế là những loài
“ tự đào huyệt chôn mình ”
Câu 20 ( 1 điểm ):
Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có:
Cỏ -> châu chấu -> Chim
Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.108 kcal; tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107 kcal;
tổng năng lượng của chim là 9.106 kcal.
a. Hãy xác định hiệu suất sinh thái của châu chấu?
b. Chuỗi thức ăn đó gồm bao nhiêu bậc dinh dưỡng? Nếu môi trường của hệ sinh thái
bị nhiễm DDT với nồng độ thấp thì loài nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?
c. Trong quần xã, các loài khác nhau chiếm cứ những khu phân bố khác nhau. Sự phân
bố của các loài như vậy có ý nghĩa gì?
.....................................Hết...........................................

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:................................................ SBD.........

5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
LÀO CAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
--------------- Môn: Sinh học
(Đáp án- thang điểm gồm có 5 trang, 20 câu, 20 điểm )
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu Nội dung Điểm

1 a. Đặc điểm chung của virut

- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ (đo bằng 0.25
nanomet);

- Có cấu tạo rất đơn giản, gồm 2 phần chính:

+ Lõi: Axit nuclêic (ADN hoặc ARN) -> hệ gen của virut; 0.25

+ Vỏ: prôtêin (Một số virut có vỏ ngoài trên có gai glicôprôtêin).

- Sống kí sinh nội bào bắt buộc.


0.25
b. Những lo sợ của loài người về khả năng virut H5N1 lây từ người sang người
là có cơ sở. Vì: 0.25

- Virut có kích thước rất nhỏ, hệ gen cấu tạo rất đơn giản nên rất dễ đột biến.

2 a. 0.25

- Pha: 1. Tiềm phát; 2 pha lũy thừa, 3 pha cân bằng, 4 pha suy vong. 0.25
- Nên thu sinh khối ở cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng.

b.Vì:
0.25
- Tế bào vi khuẩn có thành tế bào còn tế bào người thì không nên người ta
dùng kháng sinh để ức chế các enzim tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

- Quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn có 70s và một số đặc điểm khác
0.25
với quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào người nên có thể sử dụng các
loại thuốc ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế
bào người.

3 a. Sai. Vì vi khuẩn phân chia theo kiểu trực phân, không trải qua các pha như 0.25
trên.
0.25
b. Sai. Đóng vai trò " dấu chuẩn" là các gai glicoprotein.
0.25

6
c. Đúng. Vì tế bào gan bị bị đầu độc nên lưới nội chất trơn phát triển mạnh tạo 0.25
ra nhiều enzim giải độc.
d. Sai. Tế bào hồng cầu đã đi vào quá trình biệt hóa không còn khả năng phân
chia

4 a. C→ E→ A→ B→D. 0.25

b. Gõ nhẹ vào phiến kính ( lam kính ). 0.25

c. Tụ quang ( điều chỉnh ánh sáng ) 0.25

d. Kì sau của nguyên phân. 0.25

5 a. Giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp"thắp đèn" vào ban 0.25
đêm

- Thanh long là một loài thực vật ngày dài, nó ra hoa trong điều kiện đêm
ngắn độ dài đêm luôn lớn hơn đêm tới hạn. 0.25
- Việc thắp đèn vào ban đêm sẽ làm cho đêm dài được ngắt quảng thành 2
đêm ngắn nên sẽ kích thích cây ra hoa.

b. 0.25

- Thực vật CAM sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp (tinh bột) làm 0.25
nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 (PEP) → giảm chất hữu cơ tích lũy trong
cây  năng suất thấp.

- Thực vật C4 không cần sử dụng tinh bột để tái tạo chất nhận CO2.

6 a. - Giai đoạn (d) xảy ra thì gây bất lợi cho cây trồng, vì làm giảm lượng đạm 0.25
trong đất (Phản ứng phản nitrat)

- Giai đoạn (e) do nhóm vi khuẩn cố định nito thực hiện


0.25
(HS kể tên được được 1 số vi khuẩn cố định nito vẫn cho điểm tối đa)

b.- Trong điều kiện ngập úng kéo dài, cây ngô thiếu ôxi do -> giảm hô hấp tế
bào trong rễ-> làm cho một số tế bào vỏ rễ trải qua sự chết . 0.25
- Sự phân huỷ các tế bào này tạo ra các ống thông khí có chức năng như các
“bình dưỡng khí” cung cấp ôxi cho rễ bị ngập nước. 0.25

=> Do vậy cây ngô có đủ ôxi cung cấp cho các hoạt động sống cần thiết trong
thời gian bị ngập úng nhất định.

7 a - Khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong TB khí khổng tiến hành quang 0.25
hợp làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH. Sự thay đổi này dẫn đến
7
làm tăng hàm lượng đường do đó làm tăng áp suất thẩm thấu trong TB. Hai 0.25
TB khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở

- Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong TB khí khổng tăng đã kích thích các
bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến các ion rút ra khỏi TB
khí khổng làm cho TB này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước và
khí khổng đóng.

b. Hoocmôn: Giberelin (GA)

Ứng dụng:
0.5
- Xử lí ở những cây lấy thân dài, lóng vươn dài.

- Phá trạng thái ngủ, nghỉ của củ hạt.

- Kích thích tạo quả không hạt, ứng dụng trong sản xuất mạch nha và công
nghiệp đồ uống.

8 a. Chim “ Hô hấp kép “ vì: dòng khí qua phổi phải trải qua 2 chu kỳ: 0.5

+ Chu kỳ 1 - hít vào: khí vào túi sau

- Thở ra: khí từ túi sau lên phổi.

+ Chu kỳ 2: - hít vào : khí từ phổi  túi khí trước


- Thở ra: Khí từ túi khí trước ra ngoài.

b. – Vì Iod là 1 trong 2 thành phần cấu tạo Tyrôxin => thiếu Iod => thiếu Tyrôxin 0.5
- Thiếu Tyrôxin chuyển hoá giảm  giảm sinh nhiệt  chịu lạnh kém

- Giảm chuyển hoá  tế bào giảm phân chia và chậm lớn  trẻ không lớn hoặc
chậm lớn.

- Giảm chuyển hoá  giảm tế bào não và tế bào não chậm phát triển  trí tuệ kém

9 a. Giảm điện thế nghỉ vì màng giảm tính thấm đối với K+ dẫn đến K+ giảm 0.25
khuyếch tán từ trong tế bào ra dịch ngoại bào, giảm phân cực ở hai bên
màng, giảm điện thế nghỉ.

b. Sự khác nhau giữ lan truyền cung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin

trên sợi trục thần kinh không có bao myelin.

Trên sợi không có bao mielin Trên sợi có bao mielin


0.25

8
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục - Dẫn truyền nhảy cóc từ eoranvie 0.25
này sang eo ranvie khác.
0.25
- Tốc độ lan truyền nhanh.
-Tốc độ lan truyền chậm.
- Tốn ít năng lượng .
- Tốn nhiều năng lượng.

10 - Cấu tạo của hai nửa quả tim khác nhau do:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái
của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không 0.25
cao (khoảng 30mmHg), do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng
+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong
cơ thể./ Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng
120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày
- Lượng máu đi vào hai vòng tuần hoàn:
+ Là ngang nhau trong trường hợp bình thường,/ vì máu lưu thông trong một vòng tuần
hoàn kín nên đẩy đi bao nhiêu thì sẽ thu về bấy nhiêu (theo quy luật Frank – Starling) 0.25
+ Trong trường hợp bệnh lí (hở van tim, suy tim..), lượng máu đẩy đi từ hai
tâm thất có thể không bằng nhau.

0.25

0.25

11 a. Các đoạn mạch đơn được tổng hợp gián đoạn: Đoạn I và IV. 0.25

- Từ điểm O đoạn ADN tháo xoắn và tạo 2 chạc chữ Y ngược chiều nhau.
Mỗi chạc gồm 2 mạch polinucleotit đối song song và ngược chiều nhau.
0.25
- Do enzim ADN polimeraza chỉ có thể bổ sung nucleotit vào nhóm 3OH tự
do nên chỉ một mạch đơn của đoạn ADN mẹ có chiều 3 – 5 (từ điểm khởi
đầu nhân đôi) được tổng hợp liên tục, mạch còn lại có chiều 5 – 3 tổng hợp
gián đoạn.

b. Ngô thuộc nhóm sinh vật nhân thực, có gen phân mảnh; vi khuẩn E.coli
thuộc nhóm sinh vật nhân sơ, có gen không phân mảnh. 0.25

- Phân tử mARN ( trưởng thành ) do gen A tổng hợp ngắn hơn phân tử
mARN trưởng thành do gen B tổng hợp vì đã bị loại bỏ các đoạn intron. 0.25

9
12 a. Sự kết hợp giữa các loại giao tử nào có thể tạo nên thể tam nhiễm kép: 0.25

- Giao tử III và IV

- Giao tử III và VII 0.25

- Giao tử IV và VI

- Giao tử IV và VII

(HS Nêu được 2 trường hợp cho 0,25; hs nêu được 3 hoặc 4 trường hợp cho
0,5)

b.
0.25
- Cứ mỗi loại hạt phấn sẽ tạo ra một dòng lưỡng bội thuần chủng.
0.25
- Cây có kiểu gen AabbDdEE -> 4 loại hạt phấn -> 4 dòng thuần chủng:
AAbbDDEE, AAbbddEE, aabbDDEE, aabbddEE

13 a. - Mặc dù đa số là có hại những gen đột biến thường là gen lặn, chỉ biểu 0.5
hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp, do đó khi ở trạng thái dị hợp ko bị
loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

- Một số gen gây hại những liên kết chặt với các gen có lợi, CLTN duy trì các
gen có lợi đồng thời duy trì các gen gây hại.

- Một số gen gây hại nhưng có tác động đa hiệu, ảnh hưởng đến nhiều tính
trạng trong đó có những tính trạng thì gây hại nhưng có những tính trạng lại
có lợi

( Học sinh trải lời 2-3 ý cho điểm tối đa )

b.

Tỷ lệ kiểu gen ở F1 là: 1/4AA; 1/2Aa; 1/4aa.

Vậy trong số các cây F1 cây thân cao gồm 2 loại kiểu gen là AA và Aa, trong
đó cây đồng hợp chiếm tỷ lệ 1/3, cây dị hợp chiếm 2/3.
0.5
Lấy 2 cây thân cao, xác suất để cả 2 cây đều đồng hợp là ( 1/3 )2 = 1/9

14 a. - Đột biến mất đoạn mang gen A. 0.5

- Đột biến lệch bội dạng thể 1

- Đột biến gen làm cho A thành a.

Học sinh trình bày được 1-2 ý cho 0,25, đủ 3 ý cho 0,5

10
b. Các tế bào con có kiểu gen là:

+ TH1: AaBbDDddXY và AaBbXY 0.5

+ TH2: AaBbDDXY và AaBbddXY

+ TH3: AaBbDDdXY và AaBbdXY

+ TH4: AaBbDddXY và AaBbDXY

(HS Nêu được 2 trường hợp cho 0,25; hs nêu được 3 hoặc 4 trường hợp cho
0,5)

15 a. Tính tần số alen:

- Giới cái: fA = 0,36 + 0,48/2 = 0,6; fa = 1 – 0,6 = 0,4

- Giới đực: fA = 0,64 + 0,32/2 = 0,8; fa = 1 – 0,8 = 0,2 0.25

Cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối:

P: ♀ (0,6A : 0,4a) x ♂ (0,8A : 0,2a)

♀ 0,6A 0,4a

0,8A 0,48A 0,32Aa


A

0,2a 0,12Aa 0,08aa

-> F1: 0,48AA : 0,44Aa : 0,08aa


0.25
b. Quy ước: A: hạt dài > a: hạt tròn.

- Theo đề bài gọi tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp và dị hợp trong số 3000 cây
lần lượt là x và y (x+y =1). Ta có:

P: (xAA : y Aa) x aa
0.5
=> tỉ lệ cây hạt tròn ở đời con: aa = y/2 . 1 = 5%

=> yAa = 10%, x AA = 90%

=> số hạt có kiểu gen dị hợp tử là: 10% . 3000 = 300.

11
16 - - Trước hết là cách ly sinh thái: Tuy sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng 0.25
chúng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau -> thời gian hoạt
động trong ngày khác nhau
- Cách li tập tính: Kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện nuôi nhốt, các
ruồi đực D. pseudoobscura có xu hướng thụ tinh nhiều hơn cho ruồi cái cùng
loài. 0.25
- Sau cùng là cơ chế cách li sinh sản (cách li di truyền): đôi khi có sự giao
phối giữa hai loài nhưng con lai có sức sống kém hoặc bất thụ.
0.5

17 a. Sai: Vì trong quần thể giao phối alen lặn tồn tại ở cả trạng thái đồng hợp và 0.5
dị hợp. Trạng thái dị hợp thì alen lặn thường không bị chọn lọc tự nhiên đào
thải.
b. Sai: Vì CLTN không trực tiếp tạo ra kiểu hình thích nghi với môi trường mà
chỉ sàng lọc và tăng dần tần số thích nghi nhất vốn đã tồn tại sẵn trong quần
0.5
thể.
18 a.- Sai: quần thể con mồi được phục hồi nhanh hơn. 0.5

- Vì:

+ Mỗi con vật ăn thịt thường sử dụng nhiều con mồi làm thức ăn -> tiêu diệt
một con vật ăn thịt sẽ có nhiều con mồi sống sót.

+ Con mồi thường có kích thước cơ thể bé hơn, tốc độ sinh sản nhanh hơn
vật ăn thịt, nên quần thể con mồi thường có tiềm năng sinh học lớn hơn quần
thể sinh vật ăn thịt.

b. Sai : Vì các sinh vật ở vị trí càng xa sinh vật sản xuất thì năng lượng càng 0.5
giảm do phần lớn năng lượng bị thất thoát qua các bậc dinh dưỡng qua hô
hấp, chất thải và bộ phận rơi rụng.

19 a.- Chim chuông không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho cây dẻ bị chết. 0.25

Tuy nhiên, khi số lượng chim chuông giảm đi thì sâu đục thân cây dẻ có điều 0.25
kiện phát triển, phá chết cây ( HS giải thích theo cách khác ví dụ: Cây dẻ chết
do bị sâu đục thân nhiều,... ).

b. Có thể nói, trong quá trình diễn thế của quần xã, các loài ưu thế là những
loài “tự đào huyệt chôn mình” vì: Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, 0.5
hoạt động mạnh mẽ của loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo
cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu
thế mới

20 a
1.4.10
7

12
7,6.10
8
H= .. x 100% = 1,8%

0.25

b. Chuỗi thức ăn gồm 3 bậc dinh dưỡng.

Nếu bị nhiễm DDT thì chim bị ảnh hưởng nhiều nhất vì chim là bậc dinh 0.25
dưỡng cao nhất nên nồng độ DDT tích lũy trong cơ thể nhiều nhất.
0.25
c. Sự phân bố như vậy có ý nghĩa: giảm cạnh tranh và nâng cao hiệu quả
nguồn sống của môi trường. 0.25

Ghi chú : Nếu thí sinh làm không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm và vẫn
đúng thì vẫn được chấm đủ số điểm của nội dung đó.

……………HẾT…………

13

You might also like