You are on page 1of 5

KHÓA 7 NGÀY 7 ĐIỂM – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT – 07


2004 LỚP SINH THẦY KIÊN QUYẾT THẮNG !!

Câu 1. Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
A. ATP, NADPH. B. NADPH, O2. C. ATP, NADP và O2. D. ATP và CO2
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là chính xác về các đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Hầu hết các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ
B. Hầu hết các quần thể động vật, tỉ lệ giới tính được duy trì ở trạng thái 1:1.
C. Trong môi trường giới hạn, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi kích thước nhỏ nhất.
D. Trong quần thể, các cá thể trong tuổi sinh sản đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại của quần thể.
Câu 3. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật nhất ở đại Cổ sinh là:
A. sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật.
B. sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú.
C. sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ.
D. sự phát triển của cây hạt trần và bò sát.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là sai?
A. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ bội.
B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.
C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.
D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.
Câu 6. Mối quan hệ con mồi - vật dữ là mối quan hệ bao trùm trong thiên nhiên, tạo cho các loài giữ được
trạng thái cân bằng ổn định. Vì vậy, người ta đã gộp một số quan hệ sinh học vào trong mối quan hệ trên,
mối quan hệ nào sau đây có thể gộp được với mối quan hệ trên?
A. Vật chủ - kí sinh B. Cộng sinh
C. Hội sinh D. Cạnh tranh.
Câu 7. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?
A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch, giun. B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc.
C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô. D. Tôm, sán lông, trùng giàu, ghẹ.
Câu 8. Hình dưới đây minh họa cho quá trình tiến hóa, phân tích hình này, hãy cho biết có bao nhiêu dưới
đây đúng?
I. Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới.
II. Hình 2 minh họa cho quá trình tiến hóa nhỏ.
III. Hình 1 minh họa cho quá trình tiến hóa lớn.
IV. Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
KHÓA 7 NGÀY 7 ĐIỂM – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 9. Từ codon UAU, nếu bị đột biến thay thế bazo riêng lẻ lần lượt tại 3 vị trí có thể tạo thành bao nhiêu
thể đột biến nhầm nghĩa (tạo thành các codon mới mã hóa cho các axit amin khác nhau)?
A. 3 B. 6 C. 7 D. 9
Câu 10. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb.
Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ?
A. Trong giảm phân II, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường
B. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường
C. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường
D. Trong giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường
Câu 11. Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái.
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
C. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường
nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
D. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 12. Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào dưới đây làm thay đổi cấu
trúc di truyền của quần thể theo hướng duy trì tần số tương đối của các alen, biến đổi thành phần kiểu gen
của quần thể:
A. Đột biến gen B. Di nhập gen C. Nội phối D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 13. Gen A có 6102 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có X = A + T, trên mạch hai của gen có X =
2A = 4T. Gen A bị đột biến điểm thành alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G
của alen a là:
A. 1582 B. 677 C. 678 D. 1581
Câu 14. Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền trên cơ thể người như sau:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh bạch cầu ác tính.
(3) Hội chứng Đao.
(4) Bệnh hồng cầu hình liềm.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
Có bao nhiêu bệnh hay hội chứng bệnh nêu trên do đột biến gen gây ra?
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 15. Ở người, trong quá trình hít vào, con đường đi nào của khí chỉ ra dưới đây là phù hợp?
A. Mũi → thanh quản → khí quản → tiểu phế quản → phế quản → phế nang.
B. Mũi → khí quản → phế quản → tiểu phế quản → phế nang.
C. Mũi → hầu → thực quản → nắp thanh quản → thanh quản → khí quản → tiểu phế quản → phế quản.
D. Mũi → Khí quản → thanh quản → phế quản → phế nang → tiểu phế quản.
Câu 16. Để tạo dòng thuần nhanh nhất, người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị. B. Dung hợp tế bào trần.
C. Nuôi cấy tế bào. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 17. Cho 5 quần thể thực vật có thành phần kiểu gen như sau:
Quần thể 1: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa Quần thể 2: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1 aa
Quần thể 3: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa Quần thể 4: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
Quần thể 5: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
Nếu các quần thể giao phấn ngẫu nhiên thì trong số 5 quần thể nêu trên, có bao nhiêu quần thể khi cân
bằng có thành phần kiểu gen giống nhau?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
KHÓA 7 NGÀY 7 ĐIỂM – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 18. Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD. EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng
đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.
C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.

Câu 19. Khi nói về hệ tuần hoàn của người và các khía cạnh liên quan, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Huyết áp tại các vị trí khác nhau của động mạch có giá trị tương đương nhau và giá trị này lớn hơn huyết
áp của tĩnh mạch.
B. Trong vòng tuần hoàn lớn, mao mạch có đường kính nhỏ nhất và tổng tiết diện của mao mạch nhỏ hơn
động mạch và tĩnh mạch.
C. Trong pha thất co, thể tích của tâm thất là nhỏ nhất gây ra một áp lực đẩy máu vào động mạch từ đó tạo
ra huyết áp tối đa.
D. Bắt đầu từ mao mạch, trên con đường máu về tim giá trị huyết áp tăng dần từ mao mạch, tiểu tĩnh mạch
và tĩnh mạch chủ.

Câu 20. Cho các nhận xét sau:


(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có oxi phân tử và các hợp chất chứa cacbon.
(3) Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
(4) Những cá thể sống đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
(5) Các hạt coaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(6) Đại dương là môi trường sống lý tưởng để tạo lên các hạt coaxecva.
(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 21. Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi
sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có
A. hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n – 2.
B. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n +1 và 2n – 1.
C. hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n – 1.
D. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n +13và 2n – 2.

Câu 22. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về nhân tố tiến hóa có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có sự di – nhập gen chắc chắn làm giảm alen của quần thể.
II. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen quần thể.
III. Nếu quần thể chịu tác động của đột biến có thể xuất hiện alen mới.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
KHÓA 7 NGÀY 7 ĐIỂM – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 23. Trong một quần xã, một học sinh xây dựng được lưới thức ăn dưới đây, sau đó ghi vào sổ thực tập
sinh thái một số nhận xét:

I. Quần xã này có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản(…)


II. Quần xã này có 6 chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn dài nhất có5mắt xích.
III. Gà là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn nhất trongquầnxã này, nó vừa là loài rộng thực lại là nguồn
thức ăn của nhiều loài khác.
IV. Ếch là sinh vật tiêu thụ bậcIII.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 24. Ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào dưới đây là chính xác khi nói về cấu trúc của một gen hoặc một
operon điểnhình?
A. Các gen cấu trúc có mặt trong một operon thường mã hóa các chuỗi polypeptide có chức năng không liên
quan tới nhau.
B. Triplet mã hóa cho bộ ba kết thúc trên mARN nằm tại vùng mã hóa của gen.
C. Trong một operon, mỗi gen cấu trúc có một vùng điều hòa riêng.
D. Chiều dài của gen mã hóa luôn bằng chiều dài của mARN mà gen đó quy định.

Câu 25. Hiện tượng cạnh tranh loại trừ giữa hai loài sống trong một quần xã xảy ra khi một loài duy trì được
tốc độ phát triển, cạnh tranh với loài còn lại khiến loài còn lại giảm dần số lượng cá thể, cuối cùng biến mất
khỏi quần xã. Trong số các phát biểu dưới đây về hiện tượngnày:
I.Hai loài có hiện tượng cạnh tranh loại trừ luôn có sự giao thoa về ổ sinhthái.
II. Loài có kích thước cơ thể nhỏ có ưu thế hơn trong quá trình cạnh tranh loạitrừ.
III. Các loài thắng thế trong cạnh tranh loại trừ thường có tuổi thành thục sinh dục thấp, sốcon sinh ra nhiều.
IV. Loài nào xuất hiện trong quần xã muộn hơn là loài có ưu thế hơn trong quá trình cạnhtranh.
Số phát biểu chính xác là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 26. Một quần thể có kích thước giảm dưới mức tối thiểu dễ đi vào trạng thái suy vong vì:
A. Số lượng cá thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang khu vực khác của một bộ phận cá thể làm quần thể
tan rã.
B. Kích thước quần thể nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, tăng
giao phối cận huyết, làm nghèo vốn gen.
C. Số lượng cá thể ít làm giảm tiềm năng sinh học của quần thể, quần thể không thể phục hồi.
D. Kích thước quần thể nhỏ dẫn đến suy giảm di nhập gen,làm giảm sự đa dạng di truyền.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
KHÓA 7 NGÀY 7 ĐIỂM – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 27. Ở các loài sinh vật lưỡng bội, trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
I.Số nhóm gen liên kết luôn bằng số lượng NST trong bộ đơn bội củaloài.
II. Đột biến số lượng NST chỉ xuất hiện ở thực vật mà hiếm xuất hiện ở độngvật.
III. Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại
gen trong cơ thể.
IV. Đột biến đảo đoạn không ảnh hưởng đến kiểu hình của thể đột biến.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 28. Ở một loài thực vật lưỡng bội, màu sắc hoa do một locus đơn gen chi phối. Alen A chi phối hoa đỏ
trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong một quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu
hoa, có 91% số cây cho hoa đỏ. Tần số alen chi phối hoa đỏ trong quần thể là:
A. 0,91 B. 0,09 C. 0,3 D. 0,7

Câu 29. Khi nói về diễn thế sinh thái, trong số các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
I. Song song với diễn thế trong quần xã có sự biến đổi về độ ẩm, hàm lượng mùn trong đất.
II. Các quần xã bị hủy diệt có thể trở thành quần xã suy thoái do khả năng phục hồi thấp.
III. Trong quần xã, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất gây ra diễn thế sinh thái.
IV. Theo đà của diễn thế nguyên sinh,các lưới thứ căn ngày càng phức tạp và xuất hiện nhiều chuỗi thứ căn
sử dụng mùn bã hữu cơ.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 30. Một đoạn ADN dài 0,306 μm. Trên mạch thứ hai của ADN này có T = 2A = 3X = 4G. Đoạn ADN này
tái bản liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại A được lấy từ môi trường nội bào phục vụ cho quá trình này là:
A. 1710 B. 1890 C. 4538 D. 4536

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1

You might also like