You are on page 1of 19

I WILL BE A DOCTOR HƯỚNG TỚI KÌ THI THPTQG NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ SỐ 18 Bài thi: Khoa học tự nhiên


Đề thi có 12 trang Môn thi: SINH HỌC
Thời gian: 50 Phút. Không kể thời gian điền đáp án.
--------------------------------------------

Họ và Tên:……………………………………………………… ĐIỂM

Mục tiêu điểm:……………………………………………........

Nguyện vọng trường:………………………………………….

Số câu đúng:……../ 40 Câu.

Câu 1: Phân tích thành phần không khí hít vào và thở ra ở người, người ta thu được kết quả:
Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra
O2 20,9% 16,4%
CO2 0,03% 4,1%
N2 79,4% 79,5%
Kết luận nào sau đây đúng nhất?
A. O2 được cơ thể lấy vào dùng cho hô hấp tế bào.
B. Lượng O2 lấy vào cân bằng với lượng CO2 thải ra.
C. Cơ thể có nhu cầu lấy O2 cao hơn thải CO2.
D. Nitơ không có vai trò gì đối với sự hô hấp.
Câu 2: Enzim nào thực hiện thủy phân các chất hữu cơ ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Riboxom B. Lizoxom C. Peroxixom D. Ligaza.
Câu 3: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn li thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở
thế hệ thứ ba là
A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
Câu 4: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét?
A. AAbb. B. aaBb. C. AABB. D. AaBB.
Câu 5: Hình dưới đây minh họa cho quá trình tiến hóa, phân tích hình này, hãy cho biết có bao
nhiêu dưới đây đúng?

I WILL BE A DOCTOR Trang 1


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

Hình 1 Hình 2
1. Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới.
2. Hình 2 minh họa cho quá trình tiến hóa nhỏ.
3. Hình 1 minh họa cho quá trình tiến hóa lớn.
4. Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm
phân I dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Hoán vị gen.
C. Mất đoạn và đảo đoạn. D. Mất đoạn và chuyển đoạn.
Câu 7: Quan sát hình sau:

I WILL BE A DOCTOR Trang 2


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
Anh (chị ) hãy cho biết X là gì:
A. Nhân đôi. B. Nguyên phân. C. Giảm phân. D. Đột biến.
Câu 8: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là
A. đột biến số lượng NST. B. đột biến cấu trúc NST.
C. đột biến điểm. D. thể đột biến.
Câu 9: Quan sát hình sau:

Đâu là mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.
A. Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để vào
phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được
vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể đồng thời carbon dioxide từ các tế bào
sẽ khuếch tán vào mạch máu đến các phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
B. Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để vào
phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào phổi để thực
hiện chức năng bơm cho các tế bào trong cơ thể đồng thời carbon dioxide từ các tế bào sẽ
khuếch tán vào thành mạch đến các phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
C. Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản, thành
mạch sau đó mới đến phổi. Ở các thành mạch máu, oxygen khuếch tán vào máu và được vận
chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể đồng thời carbon dioxide từ các tế bào sẽ
khuếch tán vào mạch máu đến các phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
D. Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi vào phổi và đến phổi. Ở các
phế nang sẽ đẩy oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế
bào trong cơ thể đồng thời sảy ra phản ứng hóa sinh thải carbon dioxide từ các tế bào sẽ khuếch
tán vào mạch máu đến các phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
Câu 10: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, cho các kết luận sau:
(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
(3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen.
(4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X không tồn tại theo cặp
alen.
I WILL BE A DOCTOR Trang 3
Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
(5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
(6) Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng
của NST giới tính Y.
Số kết luận đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều
về các giao tử thì cần có điều kiện gì?
A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
B. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
C. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường
D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
Câu 12: Để tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm trong
phòng thực hành như hình bên. Kết quả thí nghiệm là trong bình thủy tinh xuất hiện bọt khí (mô
tả thí nghiệm như hình dưới).

Cho biết bọt khí được sinh ra trong quá trình quang hợp của rong mái chèo. Bọt khí này được tạo
ra bởi khí nào sau đây?
A. H2. B. CO2. C. O2. D. N2.
Câu 13: Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và
phát triển ổn định lâu dài của loài gọi là?
A. Nơi ở của loài. B. Ổ sinh thái
C. Giới hạn sinh thái D. Khoảng chống chịu.
Câu 14: Ở một locut trên NST thường có n + 1 alen. Tần số của một alen là 1/2, trong khi tần số
mỗi alen còn lại là 1/(2n). Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, thì tần số tổng cộng của
các cá thể dị hợp tử bằng bao nhiêu?
n 1 2n  1 4n  1 3n  1
A. B. C. D.
2n 3n 5n 4n
Câu 15: Quan sát hình vẽ sau:

I WILL BE A DOCTOR Trang 4


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi
nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ?
A. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn.
B. Hình vẽ mô tả dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể.
D. Dạng đột biến này làm dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen.
Câu 16: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn
nhất?
A. Sinh vật phân hủy. B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt. D. Sinh vật sản xuất.
Câu 17: Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
A. thường xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
B. chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
C. dễ phát sinh đột biến dưới tác động của các nhân tố gây đột biến.
D. chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.
Câu 18: Các nhà khoa học đã tạo ra giống lúa hạt vàng nhờ công nghệ gen, từ giống lúa chuyển
gen quy định chất:
A. auxin. B. β – caroten. C. ion sắt. D. tinh bột.
Câu 19: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm
không phụ thuộc vào
A. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại
cảnh.
B. áp lực của chon lọc tự nhiên.
C. tốc độ sinh sản của loài.
D. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
Câu 20: Quan sát sơ đồ sau:

I WILL BE A DOCTOR Trang 5


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

(1) Sơ đồ là quy trình nhân bản cừu Dolly.


(2) Bước 1 là lấy tế bào trứng để nuôi cấy.
(3) Bước 2 người ta loại bỏ nhân.
(4) Bước 3 là dung hợp tế bào chất và nhân mới.
(5) Bước 4 là nuôi cấy trong môi trường nhân tạo.
(6) Bước 5 là chuyển phôi vào tử cung cừu C.
(7) Bước 6 là phôi phát triển và sinh ra cừu Dolly.
(8) Cừu Dolly có vật chất di truyền gen nhân của cừu A và gen trên plasmit trong tế bào chất
của cừu B.
(9) Phương pháp này dùng để bảo toàn và nhân nhanh giống quý hiếm.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21: Trong kỹ thuật làm tiêu bản NST tạm thời của tế bào tinh hoàn châu chấu, dung dịch
cacmin axetic 4-5% có vai trò:
A. Loại bỏ chất nguyên sinh trong tế bào. B. Nhuộm màu NST.
C. Tách rời các NST. D. Cố định NST.
I WILL BE A DOCTOR Trang 6
Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
Câu 22: Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò phân giải chất hữu cơ thành
chất vô cơ trả lại cho môi trường là
A. sinh vật phân giải B. sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất
C. sinh vật tiêu thụ bậc I. D. sinh vật sản xuất.
Câu 23: Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B:

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn.
C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh
dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật.
Câu 24: Dây tơ hồng sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng quốc gia Cúc Phương thuộc mối
quan hệ nào sau đây?
A. Hội sinh. B. Kí sinh C. Cộng sinh D. Cạnh tranh.
Câu 25: Ở đậu Hà Lan có 4 alen A, B, C và D nằm trên 4 NST không tương đồng. Kiểu gen nào
dưới đây sẽ có cơ hội cao nhất để tạo ra tính trạng trội ở tất cả 4 locut khi nó được lai với một cơ
thể có kiểu gen AaBbCcDd?
A. Aabbccdd B. AaBbCcDd C. AaBBCCdd D. AaBBccDd.
Câu 26: Một điều tra xác định được 13% nam giới ở một quần thể người bị cận thị do một đột biến
đơn gen. 55% những người đàn ông này có bố cũng bị cận thị do gen đột biến này, còn mẹ của họ
không mang alen đột biến. Gen đột biến gây chứng cận thị này di truyền theo cơ chế nào?
A. Gen lặn trên NST X B. Gen trội trên NST thường
C. Gen lặn trên NST thường. D. Gen trội trên NST X.
Câu 27: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự
nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 28: Hình vẽ dưới đây mô tả sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Hãy quan sát hình và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I WILL BE A DOCTOR Trang 7


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

Hình 1 Hình 2
(1) Hình 1 mô tả sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ.
(2) Hình 2 mô tả sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực.
(3) Phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có mạch thẳng.
(4) Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có mạch vòng.
(5) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực và nhân sơ đều tạo nhiều đơn vị nhân đôi.
(6) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều đơn vị nhân đôi hơn sinh vật nhân
thực.
(7) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực thì cả 2 mạch tham gia làm khuôn cho quá
trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ chỉ 1 mạch làm khuôn cho quá trình nhân đôi.
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 29: Cho các cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 9 thân cao, hoa đỏ : 3
thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Lấy 1 cây thân cao, hoa trắng ở F1
cho tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng. Ở F2, tỉ lệ kiểu hình nào
sau đây đúng?
A. 100% thân thấp, hoa đỏ.
B. 3 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa trắng.
C. 3 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng.
D. 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng.
Câu 30: Một đoạn polipeptit ở sinh vật nhân sơ có trình tự các axit amin như sau:

Axit amin Anticodon của tARN


Arg 3’UUA5’
Gly 3’XUU5’
Lys 3’UGG5’
Ser 3’GGA5’

I WILL BE A DOCTOR Trang 8


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
… Gly – Arg – Lys – Ser … Bảng dưới đây mô tả các anticodon của tARN vận chuyển axit amin:
Đoạn mạch gốc của gen mã hóa đoạn polipeptit có trình tự:
A. 5’TXXXXATAAAAG3' B. 5’XTTTTATGGGGA3’.
C. 5’AGGGGTATTTTX3’. D. 5’GAAAATAXXXXT3’.
Ab Ab
Câu 31: Ở ruồi giấm, tiến hành phép lai P: DdX E X e  DdX E Y thu được F1. Cho biết mỗi gen
aB aB
quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát
sinh giao tử cái với tần số 20%. Tỉ lệ ruồi đực mang 1 alen lặn chiếm bao nhiêu?
A. 1,25% B. 12,5% C. 6,25% D. 0,625%
Câu 32: Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu
vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ
pH của môi trường đất.
(5) Ở người bệnh pheninketo niệu do 1 gen lặn trên NST thường quy định. Nếu không được
phát hiện và chữa trị kịp thời thì trẻ em bị bệnh sẽ bị thiểu năng trí tuệ.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 33: Cây lanh là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á. Locut chi phối màu sắc hoa có 2
alen, trong đó alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Hai locut
khác mỗi locut có 2 alen là B, b và D, d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích
cây dị hợp tử 3 cặp gen nói trên thu được đời con có 70 thân cao, hoa đỏ : 180 thân cao, hoa trắng :
320 thân thấp, hoa trắng : 430 thân thấp, hoa đỏ. Nếu cho cây dị hợp về 3 locut nói trên tự thụ
phấn sẽ thu được đời con có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 locut với tỉ lệ
A. 2,28% B. 9,8% C. 0,49% D. 4,9%
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn do một gen quy định và trội hoàn toàn so với gen quy
định hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt hạt trơn. Cho F1 tự thụ
phấn, F2 thu được đậu hạt trơn và đậu hạt nhăn, cho đậu hạt trơn F2 tự thụ phấn thu được F3; Cho
rằng mỗi quả đậu F2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp quả đậu F2 có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là:
A. 9/32 B. 9/64 C. 9/128 D. 3/16.
Câu 35: Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta
thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng
kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột
biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số
nhận xét như sau:
(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.
(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen
hoàn toàn khác.
(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.

I WILL BE A DOCTOR Trang 9


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng
kháng thuốc.
(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.
Phương án nào sau đây là đúng?
A. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) đúng B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) sai; (5) đúng.
C. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai; (5) đúng. D. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng; (5) sai.
Câu 36: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(I) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên
mARN.
(II) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(III) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(IV) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1-tARN (aa1: axit
amin đứng liền sau axit amin mở đầu).
(V) ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5'→ 3'.
(VI) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit diễn ra theo thứ tự là
A. (II) → (I) → (III) → (IV) → (VI) → (V). B. (III) → (I) → (II) → (IV) → (VI) → (V).
C. (III) → (II) → (I) → (VI) → (V) → (VI). D. (II) → (III) → (I) → (IV) → (V) → (VI).
Câu 37: Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường hình thành giao tử.
Xét các phát biểu sau đây:
(1) Sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
(2) Sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
(3) Loại giao tử AY chiếm tỉ lệ 25%.
(4) Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%.
(5) Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này theo lí thuyết chiếm 100%
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38: Ở người xét hai cặp gen phân li độc lập trên NST thường, các gen này quy định các enzym
khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen
trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B
không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn
toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn
với người phụ nữ bị bệnh G và dự định sinh con. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí

I WILL BE A DOCTOR Trang 10


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
thuyết, có bao nhiêu kết luận sau về kiểu hình của những đứa con của cặp vợ chồng này có thể
xảy ra?
I. Tất cả đều mang cả hai bệnh.
II. Tất cả đều bình thường.
III. 1/2 số con sẽ mắc bệnh H.
IV. 1/4 số con bình thường.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 39: Nhím biển (Echinoidea) là nguồn thức ăn cho rái cá (Enhydra lutris). Quần thể nhím biển
có xu hướng mở rộng tại nơi đáy biển bị con người phá hủy. Nhím biển, sên biển (Patella vulgata)
và rong biển có thể sống chung ở một chỗ. Hình dưới đây mô tả tăng trưởng quần thể của rong
biển được đo đạc tại vị trí thí nghiệm nơi nhím biển và sên biển được khống chế bằng phương
pháp nhân tạo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Sên biển làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên sự phát triển của rong biển.
II. Tác động của nhím biển lên rong biển nhiều hơn tác động của sên biển lên rong biển.
III. Nhím biển giúp phục hồi đáy biển bị phá hủy.
IV. Tăng số lượng rái cá có thể hạn chế tác động đến rong biển.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 40: Hội chứng Sanfilippo là một bệnh di truyền đơn gen bẩm sinh gây rối loạn chuyển hóa .
Trẻ phát triển bình thường những năm đầu đời, nhưng sau đó bệnh khởi phát và thường tử vong
ở độ tuổi vị thành niên. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường và tìm thấy ở nhiều quần thể
tự nhiên (được coi là cân bằng di truyền và ngẫu phối) với tần suất cú 50.000 người có một người
bị bệnh.

I WILL BE A DOCTOR Trang 11


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

Sơ đồ di truyền hội chứng Sanfilippo.


Hãy cho biết nếu giao phối cận huyết xảy ra giữa các cá thể cách 3 thế hệ (hệ số F = 1/64) thì nguy
cơ trẻ lớn lên mắc bệnh tăng bao nhiêu lần so với khi không có giao phối cận huyết?
A. 2,5. B. 4,475. C. 5. D. 50000.

I WILL BE A DOCTOR Trang 12


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

ĐÁP ÁN
1-A 2-B 3-B 4-C 5-C 6-A 7-A 8-C 9-A 10-B
11-C 12-C 13-B 14-C 15-D 16-D 17-B 18-B 19-B 20-A
21-B 22-A 23-A 24-B 25-C 26-B 27-B 28-C 29-B 30-C
31-D 32-C 33-C 34-A 35-B 36-B 37-A 38-D 39-C 40-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A
Từ bảng số liệu cho thấy lượng O2 được cơ thể sử dụng (20,9% - 16,4% = 4,5%)
Lượng CO2 thải ra (4,1% - 0,03% = 4,07%)
Chứng tỏ O2 lấy vào không chỉ dùng cho hô hấp nội bào.
Câu 2: Đáp án B
Enzim thực hiện thủy phân các chất hữu cơ ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: lizoxom.
Câu 3: Đáp án B
Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn li thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ
thứ ba là
Aa = 1/23 = 1/8
AA = aa = 7/16
Câu 4: Đáp án C
Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét: AABB.
Câu 5: Đáp án C
Hình 1 là quá trình tiến hóa lớn , hình 2 là quá trình tiến hóa nhỏ
3 ý đúng là II,III, IV
Ý I sai vì tiến hóa lớn hình thành các đơn vị trên loài, còn tiến hóa nhỏ hình thành loài mới
Câu 6: Đáp án A
Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm
phân I dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn
Câu 7: Đáp án A

I WILL BE A DOCTOR Trang 13


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT

- Trước khi bắt đầu giảm phân I, sau khi nhiễm sắc thể được nhân đôi ở pha S của kì trung gian,
nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái kép gồm hai chromatid đính với nhau ở tâm động.
- Ý nghĩa của sự nhân đôi nhiễm sắc thể tạo nhiễm sắc thể kép trước khi tiến hành giảm phân:
Đây là lần nhân đôi duy nhất của nhiễm sắc thể trong giảm phân để đảm bảo cho mỗi tế bào
con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.
Câu 8: Đáp án C
Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm
Câu 9: Đáp án A
Đường đi của khí Oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người: Khi hít vào,
không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để vào phổi và đến tận
các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến
để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể đồng thời carbon dioxide từ các tế bào sẽ khuếch tán
vào mạch máu đếm các phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
Câu 10: Đáp án B
(1) Sai:Các tế bào sinh dưỡng cũng chứa đầy đủ bộ NST 2n = 46 → NST giới tính có ở cả tế bào
sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
(2) Sai: Trên NST giới tính mang gen quy định giới tính, ngoài ra còn mang gen quy định các
tính trạng thường khác.
(3) Sai: Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y không tồn tại theo cặp alen.
(4) Đúng: Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X chỉ tồn tại theo cặp alen trên cơ thể
XX.
(5) Đúng: Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen ở cả cơ thể
XX và XY.
(6) Sai: Trên đoạn không tương đồng của NST X nhiều gen hơn trên đoạn không tương đồng
của NST Y.
Câu 11: Đáp án C

I WILL BE A DOCTOR Trang 14


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các
giao tử thì cần có điều kiện quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
Câu 12: Đáp án C
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để
chuyển hóa CO2 thành O2. Bọt khí sinh ra là khí O2.
Câu 13: Đáp án B
Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát
triển ổn định lâu dài của loài gọi là ổ sinh thái.
Câu 14: Đáp án C
3n  1
2 2
1  1 
Tần số kiểu gen dị hợp là: 1     n    
2  2n  4n
Câu 15: Đáp án D
Thứ tự trên đoạn NST ban đầu: D – E – F
Sau đột biến đảo đoạn này trở thành: F – E – D
A.sai, không dùng để loại bỏ gen B.đúng
C.sai, làm thay đổi trình tự gen D.sai
Câu 16: Đáp án D
Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật sản xuất thường có tổng sinh khối lớn nhất.
Câu 17: Đáp án B
Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì chúng
phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
Câu 18: Đáp án B
Giống lúa gạo vàng là giống lúa chuyển gen quy định b - caroten.
Câu 19: Đáp án B
Đột biến có ý nghĩa đối với tiến hóa vì nó làm xuất hiện các alen mới. Cung cấp nguyên liệu cho
quá trình tạo biến dị tổ hợp cũng như là chọn lọc tự nhiên giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.
Câu 20: Đáp án C
(1) Sơ đồ là quy trình nhân bản cừu Dolly. ⟶ đúng
(2) Bước 1 là lấy tế bào trứng để nuôi cấy (lấy tế bào tuyến vú). ⟶ sai
(3) Bước 2 người ta loại bỏ nhân. ⟶ đúng
(4) Bước 3 là dung hợp tế bào chất và nhân mới. ⟶ đúng
(5) Bước 4 là nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. ⟶ đúng
(6) Bước 5 là chuyển phôi vào tử cung cừu C. ⟶ đúng
(7) Bước 6 là phôi phát triển và sinh ra cừu Dolly. ⟶ đúng
(8) Cừu Dolly có vật chất di truyền gen nhân của cừu A và gen trên plasmit trong tế bào chất
của cừu B.(động vật không có plasmit) ). ⟶ sai
(9) Phương pháp này dùng để bảo toàn và nhân nhanh giống quý hiếm.(phương pháp này
chưa thành công trong việc bảo toàn giống vì con tạo ra có tuổi thọ bằng mẹ cho nhân). ⟶ sai
Câu 21: Đáp án B
Trong kỹ thuật làm tiêu bản NST tạm thời của tế bào tinh hoàn châu chấu, dung dịch cacmin
axetic 4-5% có vai trò Nhuộm màu NST.
I WILL BE A DOCTOR Trang 15
Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
Câu 22: Đáp án A
Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò phân giải chất hữu cơ thành chất
vô cơ trả lại cho môi trường là sinh vật phân giải.
Câu 23: Đáp án A
Đây là tháp sinh khối, A: HST dưới nước; B: HST trên cạn.
A.đúng, thực vật phù du có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
B.sai. không thể là HST trên cạn.
C.sai, đây là tháp sinh khối, không sử dụng để xác định được sự thất thoát năng lượng.
D.sai, mỗi bậc dinh dưỡng có thể gồm nhiều loài sinh vật.
Câu 24: Đáp án B
Dây tơ hồng sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng quốc gia Cúc Phương thuộc mối quan hệ
kí sinh vì dây tơ hồng hút chất dinh dưỡng của cây gỗ.
Câu 25: Đáp án C
Cơ thể AaBBCCdd khi lai với AaBbCcDd sẽ có khả năng tạo kiểu hình trội 4 tính trạng cao nhất
vì có 2 cặp gen đồng hợp trội.
Câu 26: Đáp án B
Mẹ không mang gen mà con bị bệnh → gen nằm trên NST thường
Bố bị bệnh × mẹ không mang gen bệnh → con bị bệnh → bệnh do gen trội
Câu 27: Đáp án B
Các đặc điểm (1), (2) có ở cả yếu tố ngẫu nhiên và CLTN.
Đặc điểm (3) chỉ có ở CLTN.
Đặc điểm (4), (5) chỉ có ở yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 28: Đáp án C
Từ hình vẽ ta thấy:
Hình 1: Phân tử ADN ở dạng vòng nên hình này mô tả sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ
→ (1) đúng
Hình 2: ADN có dạng thảng, trên đó có nhiều đơn vị tái bản nên hình này mô tả sự nhân đôi
ADN của sinh vật nhân thực → (2) đúng
(3) sai vì phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng.
(4) sai vì phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch thẳng.
(5) sai vì Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản, còn quá trình
nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản.
(6) sai vì Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị nhân đôi hơn sinh
vật nhân sơ.
(7) sai vì quá trình nhân đôi ADN ở cả nhân sơ và nhân thực đều sử dụng cả 2 mạch tham gia
làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới.
Trong các nội dung trên, có 2 nội dung đúng
Câu 29: Đáp án B
F1 phân ly 9:3:3:1 → P dị hợp 2 cặp gen, các gen PLĐL: AaBb × AaBb
Cây thân cao hoa trắng ở F1 có thể có kiểu gen Aabb hoặc AAbb
Đời con không thể tạo kiểu hình hoa đỏ → loại A,C,D
I WILL BE A DOCTOR Trang 16
Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
Câu 30: Đáp án C
Axit amin Anticodon của tARN Codon
Arg 3’UUA5’ 5’AAU3”
Gly 3’XUU5’ 5’GAA3’
Lys 3’UGG5’ 5’AXX3’
Ser 3’GGA5’ 5’XXU3’
Chuỗi polipeptit… Gly – Arg – Lys – Ser …
mARN 5’….GAA – AAU- AXX – XXU3’
Mạch mã gốc :3’ ….XTT – TTA – TGG – GGA5’
Câu 31: Đáp án D
Ab Ab
 ; f  20%   0, 4 Ab : 0, 4aB : 0,1AB : 0,1ab  0,5 Ab : 0,5aB 
aB aB
DdX E X e  DdX E Y  1DD : 2DD :1dd   X E X E : X E X e : X E Y : X eY 

 AB AB 
  DDX Y  2  0,1 0,5  0, 25  0, 25  0, 625%
E
Ruồi đực mang 1 alen lặn là: 
 Ab aB 
Câu 32: Đáp án C
Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, không liên quan đến kiểu gen.
Ý (3) sai vì: Người mắc hội chứng Đao là do đột biến số lượng NST (3 NST số 21).
Câu 33: Đáp án C
Giải chi tiết:
Thân cao/ thân thấp = 1/3 → tương tác theo kiểu 9:7
Nếu các gen PLĐL thì đời con phải có tỷ lệ (3:1)(1:1) ≠ đề bài →cặp gen Aa nằm trên cùng 1 cặp
NST với cặp gen Bb hoặc Dd
Giả sử Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở P: A-B-D-= 0,07→A-B-=0,07/0,5 =0,14 = AB × 1ab →AB =0,14
là giao tử hoán vị, f=28%
Ab ab
P: Dd  dd ; f  28%
aB ab
Ab Ab Ab ab
Nếu cho cây Dd tự thụ phấn: Dd  Dd ; f  28%  dd  0,142  0, 25  0, 49%
aB aB aB ab
Câu 34: Đáp án A
Quy ước: A- hạt trơn; a- hạt nhăn
P: AA × aa → F1: Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa ; hạt trơn F2 tự thụ phấn→ F3
XS lấy được quả đậu F2 có chứa 3 hạt mọc thành cây hạt trơn và 1 hạt mọc thành cây hạt nhăn
là:
3
2 3 1 9
 C43     
3  4  4 32
Câu 35: Đáp án B
Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định nên sự biểu
hiện tính trạng ở đời con chịu sự quyết định bởi mẹ.

I WILL BE A DOCTOR Trang 17


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
(1) Đúng vì đời con xuất hiện hai loại kiểu hình khác nhau chứng tỏ mẹ có chứa đồng thời hai
loại alen là alen qui định khả năng kháng thuốc và alen qui định mất khả năng kháng thuốc;
đồng thời lại biểu hiện kiểu hình không kháng thuốc nên alen qui định không có khả năng
kháng thuốc là trội.
(2) sai vì gen qui định khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể
quy định nên khi thay nhân tế bào không làm thay đổi khả năng kháng thuốc của hợp tử.
(3) sai vì sự biểu hiện của gen ngoài nhân không có sự phân hóa giới tính ở đời con.
(4) sai vì con cái P phải chứa 2 loại alen (như đã phân tích ở ý 1).
(5) đúng vì khi thực hiện phép lai nghịch, mẹ mang kiểu hình lặn chỉ chứa 1 loại alen lặn qui
định có khả năng kháng thuốc nên đời con sinh ra hoàn toàn giống mẹ.
Câu 36: Đáp án B
Thứ tự các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptide.
1. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
2. Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên
mARN.
3. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
4. Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit
amin đứng liền sau axit amin mở đầu)
5. Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
6. Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
Câu 37: Đáp án A
Một tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử.
(1) sai; (2) sai
(3) sai, nếu tạo giao tử AY thì giao tử này chiếm 100%
(4) sai, nếu tạo giao tử mang Y thì tỷ lệ giao tử này là 100%
(5) đúng
Câu 38: Đáp án D
Người chồng bị bệnh H: aa—
Người vợ bị bệnh G: A-bb
I sai, không phải tất cả con đều mắc bệnh vì người vợ có alen A trong kiểu gen
II đúng, nếu họ có kiểu gen aaBB × AAbb → AaBb
III đúng, nếu họ có kiểu gen: aaBB × Aabb →1AaBb:1aaBb
IV đúng, nếu họ có kiểu gen aaBb × Aabb → con bình thường: 1/4AaBb
Câu 39: Đáp án C
I. Sai. Vì thêm những con sên biển không làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên rong biển
II. Đúng.
III. Sai Vì nhím ngăn chặn sự phát triển của rong biển.
IV. Đúng. Vì rái cá làm giảm số lượng nhím nên rong phát triển nhanh hơn nên năng suất sơ
cấp cao hơn.
Câu 40: Đáp án B

I WILL BE A DOCTOR Trang 18


Khóa mỗi ngày 1 đề NTT
- Vì quần thể cân bằng di truyền, có thể ước tính tần số alen lặn (gây bệnh) bằng căn bậc 2 của
1
tần số kiểu hình lặn (theo đẳng thức Hacđi – Venbec); ta có: q = = 0, 00447
50000
- Tần số các cá thể không mắc bệnh nhưng mang alen gây bệnh (tần số dị hợp) là 2pq: Ở đây ta
có p = 1 – q = 1 – 0,00447 = 0,99553
- Thay vào công thức, ta có 2pq = 2 × 0,99553 × 0,00447  0,0089
- Số cá thể này (dị hợp) trong mỗi 1 triệu người là: 0,0089 × 106 = 8900 người
- Tần số trẻ mắc bệnh trong trường hợp giao phối cận huyết được xác định bằng công thức: q2 +
Fpq (hoặc công thức q2 × (1 – F) + q × F)
- Trong trường hợp ở đây ta có: (0,00447)2 + 1/16 × 0,99553 × 0,00447  0,000298
(hoặc (0,00447)2 × 15/16 + 0,00447 × 1/16  0,000298)
- Áp dụng 1 trong 2 công thức tính ở ý (b), tần số trẻ mắc bệnh khi cận huyết cách 3 thế hệ là:
(0,00447)2 + 1/64 × 0,99553 × 0,00447  4,475/50.000. Trong khi tần số này khi không có giao phối
cận huyết là 1/50.000
⟶ Vậy, nguy cơ trẻ mắc bệnh sẽ tăng khoảng 4,475 lần so với khi không có giao phối cận huyết

I WILL BE A DOCTOR Trang 19

You might also like