You are on page 1of 21

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

(ĐỀ CHÍNH THỨC) THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT
(Đề thi gồm 40 câu, 4 trang) NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: SINH HỌC. LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 15 tháng 1 năm 2023
Mã đề: 132
Họ và tên.............................................SBD......................Phòng thi ……………………
MỤC TIÊU
✓ Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm: phần kiến thức thuộc chương trình Sinh học 12. Phần kĩ năng bao gồm
các dạng bài tập lý thuyết, bài tập biện luận, tính toán và xử lí số liệu.
✓ Giúp HS xác định được các phần kiến thức trọng tâm để ôn luyện kĩ càng, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất
cho kì thi tốt nghiệp THPT chính thức sắp tới.
✓ Kiến thức ở dạng hệ thống, tổng hợp giúp HS xác định được một cách rõ ràng bản thân còn yếu phần
nào, từ đó có kế hoạch cải thiện, nâng cao những phần còn yếu.
Câu 1: Ở loài gà có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là
A. giới cái XX, giới đực XY B. giới cái XY, giới đực XX
C. giới cái XX, giới đực OX D. giới cái OX, giới đực XX
Câu 2: Trong cơ chế hoạt động của Operon – Lac, vị trí nào sau đây là nơi tương tác với protein ức chế?
A. Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A B. Vùng khởi động P
C. Gen điều hoà R D. Vùng vận hành O
Câu 3: Khâu thứ 2 trong quy trình tạo giống bằng công nghệ gen là
A. tạo ADN tái tổ hợp. B. đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. Tổng hợp gen nhân tạo trong phòng thí nghiệm. D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 4: Người đầu tiên xây dựng học thuyết về tiến hoá là
A. Menđen. B. Đacuyn. C. Lamac. D. Moocgan.
Câu 5: Ở một loài thực vật A thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp; B hoa đỏ trội hoàn toàn b hoa trắng;
các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, phân li độc lập. Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen là
A. AABB B. AABb C. AaBB D. AaBb
Câu 6: Cừu Đôli là thành tựu của phương pháp nào sau đây?
A. Công nghệ gen. B. Cấy truyền phôi. C. Nhân bản vô tính. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 7: Phương pháp nào sau đây được áp dụng trong nhân giống ở thực vật, tạo ra cây giống mới có kiểu
gen đồng hợp về các cặp gen?
A. Cấy truyền phôi. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Nuôi cấy mô tế bào. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 8: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau
đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:1:1:1?

A. B. C. D.

Câu 9: Cơ thể dị đa bội được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Một cặp nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
B. Lai xa kết hợp với đa bội hoá.
C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
D. Một cặp nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân.
Câu 10: Theo quan niệm Đacuyn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là
A. biến dị cá thể. B. biến dị dưới tác động của ngoại cảnh.
C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 11: Dạng đột biến nào sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng lượng ADN trong
nhân tế bào?
A. Đột biến lặp đoạn. B. Thể một nhiễm.
C. Đột biến tam bội. D. Đột biến gen.
Câu 12: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Tam bội. B. Một nhiễm. C. Tam nhiễm. D. Mất đoạn.
Câu 13: Loài động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Chim chích choè. B. Cá voi. C. Thằn lằn. D. Cá xương.
Câu 14: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi - Vanbec ?
A. 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa B. 0,64AA : 0,27Aa : 0,09aa
C. 0,56AA : 0,32Aa : 0,12aa D. 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa

Câu 15: Cho một cơ thể có kiểu gen ( f= 0,2). Giao tử tạo thành có tỉ lệ là

A. 0,4 BD: 0,4 bd: 0,1 Bd: 0,1 bD B. 0,3 BD: 0,3 bd: 0,2 Bd: 0,2 bD
C. 0,2 BD: 0,2 bd: 0,3 Bd: 0,3 bD D. 0,1 BD: 0,1 bd: 0,4 Bd: 0,4 bD
Câu 16: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể dẫn tới hình thành
A. họ mới. B. loài mới. C. chi mới. D. bộ mới.
Câu 17: Nhận định nào về phương pháp tạo giống có ưu thế lai là đúng?
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B. Ưu thế lai biểu hiện thấp nhất ở F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
C. Cơ thể có ưu thế lai nên dùng làm giống.
D. Cơ thể có càng nhiều cặp gen đồng hợp thì ưu thế lai càng cao.
Câu 18: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nào sau đây có vai trò nối các đoạn Okazaki với nhau?
A. Enzim ADN polimeraza. B. Enzim restrictaza.
C. Enzim ligaza. D. Enzim ARN polimeraza.
Câu 19: Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của thực vật trên cạn là bộ phận nào sau đây?
A. Thân B. Cành C. Rễ D. Lá
Câu 20: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng 1 liên kết hidro?
A. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T B. Thêm 1 cặp A-T
C. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X D. Thêm 1 cặp G-X
Câu 21: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau
đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1?
A. AaBb x Aabb B. AaBB x AaBb C. Aabb x AaBB D. AaBb x aabb
Câu 22: Một quần thể tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,2AA: 0,8Aa. Sau 3 thế hệ tự
thụ phấn thu được tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể là
A. 10% B. 15% C. 20% D. 25%
Câu 23: Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật

Kết luận nào sau đây là đúng?


A. Chất B là CO2 B. Chất C là O2
C. Chất A là H2O D. Pha 1 xảy ra ở chất nền lục lạp.
Câu 24: Có bao nhiêu nhân tố tiến hoá sau đây làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen?
(1) Đột biến; (2) Giao phối không ngẫu nhiên;
(3) Chọn lọc tự nhiên; (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 25: Nguyên tắc bổ sung G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc của loại axit nuclêic và cơ
chế di truyền nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép.
(2) Phân tử tARN.
(3) Quá trình phiên mã.
(4) Quá trình dịch mã.
(5) Phân tử mARN.
(6) Nhân đôi ADN.
A. (1),(4) B. (1),(3),(4) C. (2),(4) D. (2),(4),(6).
Câu 26: Khi nói về quy luật hoạt động của tim và hệ mạch ở người, có các kết luận sau:
(1) Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
(2) Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
(3) Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch, nhanh nhất ở động mạch.
(4) Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
Số kết luận đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 27: Ở một loài thực vật, cho cây thân cao tự thụ phấn thu được F 1 có tỉ lệ 56,25% thân cao: 43,75% thân
thấp. Cho các kết luận sau:
(1) Có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao không thuần chủng ở F1.
(2) Có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp không thuần chủng ở F1.
(3) Có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp ở F1.
(4) Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao ở F1.
Số kết luận đúng là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 28: Ở người bệnh mù màu do đột biến gen lặn a thuộc vùng không tương đồng trên X, Alen A quy định
mắt nhìn màu bình thường, trội lặn hoàn toàn. Trong quần thể người có các kiểu gen sau: X AXA, XAXa, XaXa,
XAY, XaY. Số kiểu gen quy định kiểu hình bình thường nhưng mang alen gây bệnh là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 29: Nghiên cứu thành phần kiểu gen ở các cá thể mới sinh ra của một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, thu
được kết quả như sau:
F1: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2 aa F2: 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa
F3: 0,5AA: 0,2Aa: 0,3aa F4: 0,55AA: 0,1Aa: 0,35aa
Giả sử quần thể chỉ chịu tác động của một nhân tố tiến hoá thì nhân tố nào sau đây đang tác động lên quần
thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 30: Ở cừu A: có sừng; a: không sừng; Kiểu gen Aa quy định có sừng ở giới đực không sừng ở giới cái.
Cho cừu cái có sừng giao phối với cừu đực không sừng thu được F 1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được
F2. Cho các kết luận sau:
(1) Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 có sừng: 1 không sừng.
(2) Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 có sừng: 1 không sừng.
(3) Xác suất bắt gặp cừu đực có sừng ở F2 là 37,5%.
(4) Cho cừu đực có sừng ở F 2 giao phối với cừu cái không sừng ở F 2, xác suất bắt gặp cừu cái có sừng ở F 3
xấp xỉ là 11,11%.
Số kết luận đúng là:
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 31: Ở một loài động vật A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a lông xám, gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường. Cho các con lông đen giao phối ngẫu nhiên với con lông xám thu được F1 có tỉ lệ 75% lông đen:
25% lông xám. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Ở F2 tỉ lệ con thuần chủng là

A. B. C. D.

Câu 32: Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định 1 tính trạng, mỗi gen
có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây giao phấn với nhau tạo ra F 1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó
cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 10 loại kiểu gen. Theo lý thuyết các cây mang 3 alen trội ở F 1 có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 7 B. 8 C. 5 D. 4
Câu 33: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, mọi diễn biến trong tế bào sinh hạt phấn và

sinh noãn là như nhau. Cho phép lai sau: P: .

Ở F1 tỉ lệ cây đồng hợp lặn chiếm 4%. Cho các kết luận sau:
(1) Tần số hoán vị gen là 40%.
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội dị hợp về 1 cặp gen ở F1 là 12%
(3) Ở F1 tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 3 cặp gen bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen.
(4) Ở F1 có tối đa 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
Số kết luận sai là
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 34: Cho các kết luận sau về các quy luật di truyền:
(1) Moocgan tiến hành phép lai phân tích ruồi giấm đực tìm ra quy luật hoán vị gen.
(2) Moocgan tiến hành phép lai phân tích ruồi giấm cái tìm ra quy luật liên kết gen.
(3) Moocgan tiến hành phép lai thuận nghịch ở ruồi giấm tìm ra quy luật di truyền liên kết với giới tính.
(4) Coren và Bo tiến hành phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn tìm ra quy luật di truyền qua tế bào chất.
Số kết luận đúng là
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 35: Ở gà, cho P thuần chủng mang các cặp gen khác nhau lai với nhau được F 1 toàn lông xám, có sọc.
Cho gà ♀ F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà ♀ lông vàng, có sọc; 25% ♀ gà lông vàng, trơn; 20%
gà ♂ lông xám, có sọc; 20% gà ♂ lông vàng, trơn; 5% gà ♂ lông xám, trơn; 5% gà ♂ lông vàng, có sọc. Biết
rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn. Cho các gà F1 trên lai với nhau để tạo F2, trong trường hợp
gà trống và gà mái F1 đều có diễn biến giảm phân như gà mái F1 đã đem lai phân tích. Cho các kết luận sau:
(1) Chỉ xảy ra hoán vị gen ở gà trống với tần số là 20%.
(2) Tỉ lệ gà trống dị hợp tất cả các cặp gen ở F2 là 8,5%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình lông xám, sọc ở F2 là 37,5%.
(4) Trong số gà ở F2, kiểu hình gà mái lông vàng, có sọc chiếm tỉ lệ 21%.
Số kết luận đúng là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 16
Câu 36: Cho một cơ thể có kiểu gen AaBbDdXY. Biết có 10% số tế bào chỉ xảy ra rối loạn trong giảm phân
1 ở cặp Aa, 15% số tế bào chỉ xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp Bb, 20% số tế bào chỉ xảy ra rối loạn
trong giảm phân 1 ở cặp Dd; 5% số tế bào chỉ xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp XY. Các tế bào còn lại
giảm phân bình thường. Số loại giao tử đột biến tối đa tạo thành là
A. 256 B. 80 C. 16 D. 64
Câu 37: Ở 1 loài ngẫu phối, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp, B quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với a hoa trắng. Các gen phân li độc lập. Quần thể cân bằng, có tần số alen A là 0,8; tần số alen
B là 0,9. Cho các kết luận sau:
(1) Cây thân cao, hoa đỏ chiếm 95,04%.
(2) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong quần thể là 55,76%
(3) Cây thân cao, hoa trắng chiếm 0,96%.
(4) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 1 cặp gen trong quần thể là 5,76%
Số kết luận đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 38: Một quần thể của một loài động vật có vú, ngẫu phối, xét 4 gen: gen 1 và gen 2 cũng nằm trên 1
NST thường, gen 3 và gen 4 cùng nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Cho biết quần thể
này có tối đa 20 loại giao tử thuộc gen 1 và gen 2, tối đa 7 loại tinh trùng thuộc gen 3 và gen 4 (trong đó có
cả tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y). Theo lí thuyết, quần thể này có tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen thuộc các gen đang xét ở giới đực?
A. 55600 B. 4410 C. 5670 D. 1260
Câu 39: Ở một loài thực vật: AA quy định hoa đỏ, Aa hoa hồng, aa hoa trắng. Thế hệ xuất phát của 1 quần
thể có thành phần kiểu gen là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá thì ở F2 số cá thể mang a chiếm 64%.
(2) Nếu các cây có cùng kiểu hình mới giao phấn với nhau thì làm thay đổi tần số alen.
(3) Nếu các cây hoa trắng không sinh sản thì ở F1 tỉ lệ cây hoa trắng là 6,25%.
(4) Nếu F1 có 0,64AA: 0,32Aa; 0,04aa thì chứng tỏ chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội.
Số kết luận đúng là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 40: Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới
đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập
với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ II7 và II8 trong phả hệ này sinh ra đứa con đầu lòng mang kiểu gen dị hợp
về máu và không mang alen gây bệnh?
A. 54,17% B. 34,72% C. 27,78% D. 37,04%
----HẾT----
8
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.B 2.D 3.B 4.C 5.A 6.C 7.B 8.B 9.B 10.A
11.C 12.D 13.D 14.D 15.A 16.B 17.A 18.C 19.D 20.C
21.A 22.A 23.C 24.D 25.C 26.B 27.A 28.B 29.A 30.A
31.D 32.B 33.A 34.C 35.B 36.D 37.B 38.D 39.A 40.C
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Củng cố kiến thức về các kiểu NST giới tính.
Cách giải:
Ở gà, 2n =78. Trong đó,có 36 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.
XX là đực và XY là cái.
Chọn B.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:

Cách giải:
Quan sát hình ở phương pháp
Chọn D.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Quy trình kỹ thuật chuyển gen: gồm 3 bước:
Tạo ADN tái tổ hợp
Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Cách giải:
Dựa vào phương pháp
Chọn B.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Người đầu tiên đề cập và xây dựng học thuyết về tiến hóa và Lamac.
Cách giải:
Dựa vào phương pháp.
Chọn C.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
Kiểu gen đồng hợp trội có dạng AA.
Kiểu gen dị hợp có dạng Aa.
Kiểu gen đồng hợp lặn có dạng aa.
Cách giải:
Hoa đỏ thuần chủng: AA.
Thân cao thuần chủng: BB.
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Quá trình tạo ra cừu Doly như sau:

Cách giải:
Quy trình nhân giống như vậy gọi là nhân bản vô tính.
Chọn C.
10
Câu 7 (NB):

Phương pháp:
Để tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen thì có thể sử dụng 2 phương pháp:
+ Nuôi cấy hạt phấn.
+ Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
Cách giải:
Dựa vào phương pháp.
Chọn B.
Câu 8 (VD):
Phương pháp:
Viết sơ đồ lai của từng phép lai và chọn đáp số.
Cách giải:
Nhận thấy, ý B.

Chọn B.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Dị đa bội là cơ thể có dạng kn1+kn2 ( n1,n2 là bộ NST của loài)
Cách giải:
Cơ thể dị đa bội là do lai xa và đa bội hóa.
Chọn B.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Tham khảo SGK.
Cách giải:
Đacuyn cho rằng biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
Chọn A.
Câu 11 (TH):
Phương pháp:
Nắm được bản chất của các loại đột biến số lượng NST, đột biến gen.
Cách giải:
Đột biến lặp đoạn không làm tăng số lượng NST mà chỉ làm tăng lượng ADN.
Thể một nhiễm làm giảm số lượng NST và giảm lượng ADN.
Đột biến tam bội (3n) làm tăng thêm một bộ nhiễm sắc thể vừa làm tăng số lượng nhiệm sắc thể, vừa làm
tăng lượng ADN trong nhân tế bào.
Đột biến gen không làm thay đổi số lượng NST cũng như lượng ADN.
Chọn C.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
Nắm được các loại đột biến cấu trúc NST.
Cách giải:
Các dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm: Đột biến mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,
chuyển đoạn.
Chọn D.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
Nắm được kiến thức về tiến hóa của hệ hô hấp.
Cách giải:
Hô hấp bằng mang thực hiện bởi các loài sống ở nước như cá xương , cá sụn.
Chọn D.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
AA.aa – (Aa.Aa) : 4 = 0
Cách giải:
Thử các đáp số khác nhau.
Chọn D.
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
Nắm được quy luật di truyền hoán vị gen
Cách giải:
Tỉ lệ hoán vị f = 0,2 nên tỉ lệ giao tử không hoán vị( BD, bd) = 0,4, tỉ lệ giao tử hoán vị (Bd, bD) = 0,1
Chọn A.12
Câu 16 (TH):
Phương pháp:

Cách giải:
Hệ quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới.
Chọn B.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có các đặc tính vượt trội hơn bố mẹ của nó.
Cách giải:
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Chọn A.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
Enzyme tham gia Chức năng
Tháo xoắn Dãn xoắn và tách hai mạch kép của ADN đề lộ hai mạch đơn
ARN polimeraza Tổng hợp đoạn mồi ARN bổ sung với mạch khuôn
Gắn các nucleotit tự do ngoài môi trường vào liên kết với các nucleotit trong
ADN polimeraza
mạch khuôn để tổng mạch mới hoàn chỉnh.
Ligaza Nối các đoạn Okazaki thành mạch mới hoàn chỉnh
Cách giải:
Enzyme tham gia vào quá trình nồi các đoạn Okazaki là emzyme Ligaza.
Chọn C.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
Quá trình thoát hơi nước chủ yếu của thực vật trên cạn chịu tác động của 3 yếu tố:
- Thoát hơi nước ở lá. Đây là động lực chính.
- Lực cố kết ở thân.
- Áp suất rễ.
Cách giải:
Như vậy, cơ quan thoát nước chủ yếu là lá cây.
Chọn D.
Câu 20 (VD):
Phương pháp:
Thêm một cặp A – T sẽ tăng 2 liên kết H. Khi mất sẽ giảm 2 liên kết H.
Thêm một cặp G – X sẽ giảm 3 liên kết H.Khi mất sẽ giảm 2 liến kết H.
Cách giải:
Với phương pháp như trên, để trăng 1 liên kết H thì:
+ Mất 1 cặp A – T giảm 2 lk.
+ Thêm 1 cặp G – X tăng 3 lk.
Chọn C.
Câu 21 (VD):
Phương pháp:
Phân tích tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
Biện luận để rút ra kết luận về kiểu gen của P.
Cách giải:
3:3:1:1 = (3:1) .(1:1)
- 3:1 => P: Aa x Aa hoặc Bb x Bb.
- 1:1 => P: Aa x aa hoặc Bb x bb.
Chọn A.
Câu 22 (VD):
Phương pháp:
Dùng công thức tính tỉ lệ kiểu gen dị hợp qua n thế hệ tự thụ.

Cách giải:
Sau 3 thế hệ tự thụ:

Chọn A.
Câu 23 (TH):
Phương pháp:
Nhận biết các pha của quang hợp.
+ Pha 1: là pha sáng của quang hợp. Hấp thụ chất A là nước để tạo thành chất B là Oxy.
+ Pha 2: là pha tối của quang hợp. Hấp thụ chất C là CO2 để tạo thành hợp chất hữu cơ.
Xem xét từng phương án.
Cách giải:
Ý A, Sai. Pha 1 là pha sáng quang hợp. Chất B là O2
Ý B, Sai. Chất C là CO2
Ý C, Đúng.
Ý D, Pha 1 diễn ra trên màng Thilacoit.
Chọn C.
Câu 24 (VD):
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa là đột biến, chọn lọc tự nhiên, các yếu tổ ngẫu nhiễn, di nhập gen.
Cách giải:
Có 3 ý đúng là 1,3,4.
Chọn D.
Câu 25 (VD):
Phương pháp:
Xem xét các ý hỏi.
Cách giải:
(1) sai. Vì DNA không có U.
(2) đúng. Vì tRNA có vùng tương đồng liên kết với nhau.
(3) sai. Quá trình phiên mã thì U môi trường sẽ liên với A mạch gốc.
(4) đúng. Vì các bộ ba mã hóa và bộ ba đối mã đều có A,U,G,X.
(5) sai. Phân tử mRNA có cấu trúc mạch đơn nên không có nguyên tắc bổ sung.
(6) sai.
Chọn C.15
Câu 26 (VD):
Phương pháp:
Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp là khi nhịp tim tăng thì huyết áp tăng và ngược lại.
Mối quan hệ giữa thiết diện, vận tốc và huyết áp được biểu diễn trong đồ thị sau: (A là huyết áp, B là thiết
diện, C là vận tốc máu)

Cách giải:
(1) Đúng.
(2) Sai. Huyết áp thấp nhất là ở tĩnh mạch.
(3) Đúng.
(4) Đúng.
Chọn B.
Câu 27 (VD):
Phương pháp:
- Từ sơ đồ lai, biện luận của gen của P:
- Xem xét các ý hỏi
Cách giải:
- P: tự thụ
- F1: 9 cao: 7 thấp.
- Tính gen do 2 gen tương tác quy định.
- Quy ước gen:
A_B_: Cao; các kiểu gen còn lại quy định thân thấp.
Ý 1, đúng. Có 3 kiểu gen quy định thân cao không thuần chủng: AaBb, AaBB; AABb.
Ý 2, đúng. Có 2 kiểu gen quy dịnh thân thấp không thuần chủng Aabb; aaBb.
Ý 3, đúng. Có 5 kiểu gen quy định thân thấp aaBB, aaBb, aabb, AAbb,Aabb.
Ý 4, đúng có 4 kiểu hình quy định thân cao là AABB, AABb, AaBB, AaBb.
Chọn A.
Câu 28 (TH):
Phương pháp:
Lựa chọn các kiểu gen quy định kiểu hình bình thường.ác kiểu gen mang alen gây bệnh.
Cách giải:
Các kiểu gen quy định kiểu hình bình thường: XAXA, XAXa, XAY.
Các kiểu gen mang alen gây bệnh là XAXa
Chọn B.
Câu 29 (VD):
Phương pháp:
Nhận xét sự thay đổi của tần số alen qua các thế hệ.
Rút ra kết luận.
Cách giải:
- Nhận thấy, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ, đồng hợp lại tăng dần.
- Chỉ có thể là A.
Chọn A.
Câu 30 (VD):
Phương pháp:
Viết sơ đồ lai từ P đến F2
Tính toán theo yêu cầu đề bài
Cách giải:
P: AA (Cái có sừng) x aa (đực không sừng).
F1: 50% cái không sừng: 50% đực có sừng = 1: 1.
F1 x F1 ? F2: Đực: 1AA: 2Aa: 1aa = 3 có sừng: 1 không sừng.
Cái: 1AA: 2Aa: 1aa = 1 có sừng: 3 không sừng.
Tổng: 1 có sừng : 1 không sừng
Ý A, đúng.
Ý B, đúng.

Ý C, đúng. Vì xác xuất bắt gặp đực có sừng là 37,5%

Ý D, đúng. Ở F2:

- Cừu cái không sừng: 2Aa: 1aa cho

- Cừu đực có sừng : 1AA: 2Aa cho


Xác suất sinh con cái có sừng là

Chọn A.17
Câu 31 (VD):
Phương pháp:
- Biện luận viết tỉ lệ kiểu gen ở các thế hệ.
- Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Cách giải:
Gọi thế hệ ban đầu có ( a AA: b Aa ) x aa.

Ta có . Suy ra b = 0,5 và a = 0,5.

Suy ra,

Ở F2 tỉ lệ con thuần chủng là

Chọn D.
Câu 32 (VD):
Phương pháp:
Dùng phương thức tính nhanh các kiểu gen ở đời bố mẹ và đời con.
Cách giải:
P: 2 cây giao phấn với nhau thu F1 có 8 loại kiểu hình ? Mỗi cặp bố mẹ đều cho ở đời con xuất hiện 2 loại
kiểu hình.
F1: kiểu hình trội có 10 kiểu gen quy định ? điều này suy ra được P dị hợp 3 cặp gen, 2 găn nằm trên 1 NST
và có hoán vị gen ở cả 2 giới.
Ví dụ:

Như vậy số kiểu gen quy định cây mang 3 alen trội là:

Tổng: 8 kiểu gen.


Chọn B.
Câu 33 (VD):
Phương pháp:
- Từ tần số kiểu gen đồng hợp lặn và KG P biện luận để suy ra các kết quả.
- Xem xét từng ý hỏi.18
Cách giải:

Ý A, sai
Ý B, đúng. Thể mang 3 tính trạng trội dị hợp 1 cặp gen gồm:

Ý C, đúng.
Ý D, đúng.
Số kiểu hình = 2 x 4 = 8 kiểu hình.
Số kiểu gen = 3 x 10 = 30 kiểu gen.
Chọn A.
Câu 34 (VD):
Phương pháp:
Xem xét từng ý hỏi.
Cách giải:
Ý 1, sai. Lai phân tích ruồi giấm đực tìm ra quy luật liên kết gen.
Ý 2, sai. Lai phân tích ruồi giấm cái tìm ra quy luật hoán vị gen.
Ý 3, đúng. SGK trang 51.
Ý 4, đúng.
Chọn C.
Câu 35 (VDC):
Phương pháp:
Bước 1: Xét phân li kiểu hình của từng tính trạng ở F2 → tìm quy luật di truyền → quy ước gen.
Bước 2: Viết sơ đồ lai: F1 lai phân tích, biện luận tìm kiểu gen F1.
Bước 3: Viết sơ đồ lai F1 × F1.
Bước 4: Xét các phát biểu
Sử dụng công thức:
P dị hợp 2 cặp gen: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Xét riêng cặp NST có HVG ở 2 giới cho 10 loại kiểu gen.
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Xét tỉ lệ phân li từng kiểu hình riêng :
Vàng: xám = 3:1 → hai cặp gen cùng quy định tính trạng màu lông.
A-B - xám; aa-B, A-bb; aabb vàng → AaBb × aabb.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực với giới cái khác nhau nên có một cặp gen quy định nằm trên NST giới tính
X, giả sử cặp Bb liên kết với giới tính
Trơn : sọc = 1:1 → Dd × dd (2 giới phân li giống nhau → gen trên NST thường)
Nếu các gen PLĐL thì kiểu hình ở F 2 phân li (3:1)(1:1) ≠đề cho → 1 trong 2 cặp gen quy định màu sắc nằm
trên cùng 1 cặp NST mang cặp gen quy định tính trạng có sọc.
→ Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có phép lai sau: P:

Xét phép lai cặp gen: P: .

Gà trống lông xám, có sọc:

Suy ra, kiểu gen gà mái F1: , P thuần chủng

Ý 1, sai. Vì gà mái vẫn xảy ra hoán vị gen như gà trống.


Ý 2, đúng. Tỉ lệ gà trống dị hợp tất cả các cặp gen

Ý 3, sai. Tỉ lệ xám sọc ở F2

Ý 4, đúng. Gà mái lông vàng, có sọc.

Chọn B.
Câu 36 (VD):
Phương pháp:
- Tách từng trường hợp đột biến và tính số loại giao tử sau đó cộng lại.
Cách giải:
Cặp Aa rối loạn giảm phân 1 tạo 2 x 23=16 (loại giao tử đột biến).
Cặp Bb rối loạn giảm phân 1 tạo 2 x 23=16 ( loại giao tử đột biến).
Tương tự với cặp Dd bị rối loạn trong GP I sẽ tạo ra 16 x 4 = 64 ( loại giao tử đột biến).
Chọn D.
Câu 37 (VD):
Phương pháp:
- Tính tỉ lệ kiểu gen từng tính trạng.
- Tổ hợp các tính trạng với nhau.
Cách giải:
- Xét gen A, ta có: 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa.
- Xét gen B, ta có: 0,81BB: 0,18Bb: 0,01bb.
Ý A, đúng. Thân cao, hoa đỏ 0,96 x 0,99 = 0,9504
Ý B, đúng. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp = 0,68 x 0, 82 = 0,5576.
Ý C, đúng. Thân cao, hoa trắng 0,96 x 0,01=0,0096.
Ý D, sai. Đồng hợp 1 cặp 0,32x(1-0,18) + 0,18 x (1-0,32) =38,48%
Chọn B.
Câu 38 (VD):
Phương pháp:
- Từ số loại giao tử suy số loại kiểu gen (n là số giao tử tạo thành)

- Và số kiểu gen liên quan đến NST giới tính gồm: (m là số giao tử trừ 1)
- Thực hiện tính toán theo yêu cầu của bài toán.
Cách giải:
- Gen 1 và gen 2 có tối đa 20 loại giao tử. Số kiểu gen có thể có
- Gen 3 và 4 có 7 loại giao tử . Số kiểu gen tối đa ở giới đực khi đực là XY và cái là XX ( vì đây là lớp thú)
Khi đó, số kiểu gen quy định cá thể đực sẽ là 6. → Kết luận có: 210 x 6 = 1260
Chọn D.
Câu 39 (VD):
Phương pháp:
- Kiểm tra sự cân bằng của quần thể.
- Đánh giá các ý hỏi của bài toán.
Cách giải:
- Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền: 0,36 x 0,16 – 0,24 x 0,24 = 0.
Ý 1, đúng. Do quần thể cân bằng di truyền nên tần số kiểu gen ở thế hệ sau vẫn giống thế hệ trước.
Tỉ lệ cá thể mang a = 0,48+0,16 = 0,64.
Ý 2, sai.Có thể chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen.
Ý 3, Sai. Nếu các cây hoa trắng không giao phấn thì ta có

Ý 4, sai. Tỉ lệ các cá thể trội đang tăng, CLTN chống lại alen lặn.
Chọn A.21
Câu 40 (VD):
Phương pháp:
- Xét riêng từng tính trạng
- Suy ra kiểu gen của P.
- Tính toán theo yêu cầu của bài toán.
Cách giải:
- Xét tính trạng nhóm máu.
II 5 Máu O, II 6 Máu AB suy ra số II 7 là IAIO

II 9 máu O, I 3 và I 4 máu B suy ra số II 8 là

Xác xuất sinh con có nhóm máu dị hợp của cặp vợ chồng 7 và 8 là

- Xét tính trạng bệnh.


Bệnh không nằm trên X, không nằm trên Y.

Số II 6 bị bệnh aa, suy ra số 7 là

Số 3 bị bệnh, suy ra số 8 là Aa

Xác xuất sinh con không mang alen bệnh của cặp vợ chồng 7 và 8 là

Vậy, xác xuất sinh con dị hợp nhóm máu và không mang alen gây bệnh là

Chọn C.

You might also like