You are on page 1of 4

SỞ GD - ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: SINH HỌC 12


NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 04 trang)
Mã đề: 151

Họ và tên:..................................................................... Lớp: .............................

Câu 1: Dạng đột biến mà một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra, quay 180 0 và gắn lại vào vị trí cũ được
gọi là đột biến
A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 2: Một gen D có chiều dài 2856 ăngstrong, trên gen này các nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20%
tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A – T bằng một cặp nuclêôtit
G – X tạo thành gen d. Số nuclêôtit từng loại của gen d là bao nhiêu?
A. A = T = 335; G = X = 505. B. A = T = 337; G = X = 503.
C. A = T = 336; G = X = 505. D. A = T = 336; G = X = 504.
Câu 3: Xét tính trạng hình dạng quả ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng
quả tròn với quả tròn (P) thu được đời con F1 toàn cây quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn, đời con F2 thu
được 9 quả dẹt; 6 quả tròn; 1 quả dài. Biết rằng, gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể
thường, không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Theo lý
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng hình dạng quả được quy định bởi hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác
nhau.
II. Các cây F1 mang hai cặp gen dị hợp.
III. Các cây quả tròn F2 được quy định bởi tối đa 5 kiểu gen.
IV. Chọn ngẫu nhiên một cây quả dẹt F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/9.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 4: Bộ ba nào sau đây trên mARN có vai trò quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. UAG. B. AUG. C. UAA. D. UGA.
Câu 5: Khi quan sát cấu trúc của một nhiễm sắc thể (NST) ở ba cá thể cùng loài có trình tự các đoạn
như sau:
NST (1): ABCDEFGH NST (2): ADCBEFGH
NST (3): ABCDFEGH NST (4): ABEFDCGH
Biết rằng, ở mỗi cấu trúc nói trên, nếu có xảy ra đột biến thì chỉ xảy ra một dạng đột biến đảo đoạn.
Sơ đồ nào sau đây biểu thị mối quan hệ giữa các dạng cấu trúc này?
A. (2) → (1) → (3) → (4). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (4) → (3). D. (1) → (2) → (4) → (3).
Câu 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp,
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Lai phân tích cây thân cao,
hoa đỏ thu được Fa: 40% cây thân cao, hoa đỏ; 40% cây thân thấp, hoa trắng; 10% cây thân cao, hoa
trắng; 10% cây thân thấp, hoa đỏ. Tần số hoán vị gen bằng
A. 40%. B. 20%. C. 5%. D. 10%.

Trang 1/4 - Mã đề thi 151


Câu 7: Ở một loài thực vật, hai cặp gen Bb và Dd liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể và xảy ra hoán

vị gen với tần số 20%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, cây mang kiểu gen thuộc

loài này giảm phân cho ra các loại giao tử nào sau đây?
A. BD = bd = 40%; Bd = bD = 10%. B. BD = Bd = 40%; bd = bD = 10%.
C. BD = Bd = bD = bd = 25%. D. BD = bd = 10%; Bd = bD = 40%.
Câu 8: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Trong tế bào sinh dưỡng của
một cá thể thuộc loài này có 17 nhiễm sắc thể, cá thể này thuộc thể đột biến nào sau đây?
A. Thể ba nhiễm. B. Thể một nhiễm.
C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, khi môi trường không có lactôzơ thì
A. gen điều hòa vẫn tổng hợp prôtêin ức chế.
B. gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế.
C. prôtêin ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian.
D. các gen Z, Y, A tiến hành phiên mã.
Câu 10: Tần số hoán vị gen của hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng màu sắc thân và hình dạng
cánh ở ruồi giấm cái trong thí nghiệm của Moocgan là bao nhiêu?
A. 17%. B. 8,5%. C. 41,5%. D. 33%.
Câu 11: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 12. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế
bào sinh dưỡng của thể tứ bội thuộc loài này là bao nhiêu?
A. 14. B. 13. C. 48. D. 24.
Câu 12: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit
nhưng làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A - T bằng cặp G - X.
B. Thêm một cặp nuclêôtit A - T.
C. Thay cặp nuclêôtit A - T bằng cặp T - A.
D. Mất một cặp nuclêôtit G - X.
Câu 13: Hiện tượng di truyền mà một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi

A. hoán vị gen. B. tương tác gen không alen.
C. tác động đa hiệu của gen. D. liên kết gen.
Câu 14: Trong thí nghiệm của Menđen, khi cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần
chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Biết rằng, tính trạng này được quy định bởi cặp gen A,a.
Theo lý thuyết, cho cây hoa đỏ F1 lai phân tích thì tỷ lệ phân li kiểu gen ở đời con là
A. 25% AA : 50% Aa : 25%aa. B. 50% AA : 50% aa.
C. 50% Aa : 50% aa. D. 50% AA : 50% Aa.
Câu 15: Đối tượng nghiên cứu của Menđen là
A. ruồi giấm. B. đậu Hà Lan. C. đậu thơm. D. hoa phấn.
Câu 16: Ở một loài thực vật, trên một cặp nhiễm sắc thể thường mang cặp gen A,a. Một cơ thể
lưỡng bội thuộc loài này mang kiểu gen Aa bị đột biến trong quá trình nguyên phân tạo ra thể tứ bội.
Kiểu gen của thể tứ bội này là:
A. AAaa. B. AAAa. C. Aaaa. D. AAAA.
Câu 17: Đời con F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen có các kiểu hình với tỷ lệ:

Trang 2/4 - Mã đề thi 151


A. 1 : 2 : 1 B. 3 : 3 : 1 : 1 C. 9 : 3 : 3 : 1 D. 1 : 1 : 1 : 1
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi
ADN?
A. Trong hai phân tử ADN được tạo ra từ một phân tử ADN ban đầu, mỗi ADN gồm có một mạch
cũ và một mạch mới được tổng hợp.
B. Trong hai phân tử ADN được tạo ra từ một phân tử ADN ban đầu, có một phân tử ADN mang
hai mạch cũ và một phân tử ADN mang hai mạch mới được tổng hợp.
C. Quá trình nhân đôi ADN chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN và mạch này được gọi là
mạch gốc.
D. Các nuclêôtit trên mạch khuôn kết cặp với các nuclêôtit môi trường: A kết cặp với T, G kết cặp
với X và ngược lại.
Câu 19: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Bb và Dd nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen BbDd thuộc
loài này giảm phân cho ra các loại giao tử là:
A. BD = bd = 50%. B. BD = Bd = bD = bd = 25%.
C. Bd = bD = 50%. D. BD = bd = 37,5%; Bd = bD = 12,5%.
Câu 20: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, cấu trúc nào
sau đây có đường kính 11 nm?
A. Sợi nhiễm sắc. B. Crômatit.
C. Sợi cơ bản. D. Ống siêu xoắn.
Câu 21: Dạng đột biến nào sau đây thuộc đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lệch bội. D. Lặp đoạn.
Câu 22: Một đoạn nuclêôtit của gen M có trình tự như sau:
Mạch 1: 5’…AGGXGAGGTXTGGAX…3’
Mạch 2: 3’…TXXGXTXXAGAXXTG…5’
Một đột biến điểm xảy ra ở đoạn nuclêôtit nói trên và tạo ra đoạn nuclêôtit mới có trình tự như sau:
Mạch 1: 5’…AGGXGGGGTXTGGAX…3’
Mạch 2: 3’…TXXGXXXXAGAXXTG…5’
Đột biến đã xảy ra thuộc dạng đột biến nào sau đây?
A. Thay cặp G – X bằng cặp X – G. B. Thay cặp G – X bằng cặp A – T.
C. Thay cặp A – T bằng cặp T – A. D. Thay cặp A – T bằng cặp G – X.
Câu 23: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, hai cặp gen Aa và Bb liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể
thường. Kiểu gen nào sau đây viết không đúng về hai cặp gen trên?

A. B. C. D.

Câu 24: Cho biết alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Phép lai
nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 50% quả tròn : 50% quả dài?
A. AA x AA. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa.
Câu 25: Trong phép lai giữa hai dòng thuần chủng đều có hoa màu trắng với nhau, thu được F 1 toàn
cây hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình: 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Tính trạng
màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. trội lặn hoàn toàn. B. tương tác gen bổ sung.
C. tác động đa hiệu của gen. D. tương tác gen cộng gộp.

Trang 3/4 - Mã đề thi 151


Câu 26: Cơ thể lưỡng bội có kiểu gen nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?
A. AABB B. Aabb C. aabb D. aaBB
Câu 27: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?
A. Prôtêaza. B. ADN pôlimeraza. C. ADN ligaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 28: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng, alen B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định lá chẻ. Hai cặp gen này nằm
trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Đem một cây mang hai cặp gen dị hợp lai với cây M chưa biết
kiểu gen, F1 thu được 4 kiểu hình với tỷ lệ xấp xỉ: 37,5% cây hoa tím, lá nguyên; 37,5% cây hoa tím,
lá chẻ; 12,5% cây hoa trắng, lá nguyên; 12,5% cây hoa trắng, lá chẻ. Biết rằng không xảy ra đột biến,
sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Kiểu gen của cây M là:
A. aabb. B. AaBb. C. aaBb. D. Aabb.
Câu 29: Phân tử nào sau đây tham gia cấu tạo nên ribôxôm?
A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 30: Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa và Bb liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể
quy định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai giữa những cá thể mang kiểu
gen nào sau đây cho đời con có tỷ lệ kiểu hình 3 : 1?

A. x B. x C. x D. x

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 151

You might also like