You are on page 1of 22

SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN NĂM HỌC 2022-2023


(Đề gồm có 04 trang) Môn: Sinh học
Thời gian: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Mã đề 112
Câu 1: Khi nói về thực vật C4, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Không xảy ra hô hấp sáng. B. Lá mọng nước.
C. Năng suất sinh học thấp. D. Điểm bão hòa ánh sáng thấp.
Câu 2: Loại axit nuclêic nào mang bộ ba đối mã (anticodon)?
A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ADN có trong ti thể. D. ARN riboxom.
Câu 3: Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung?
A. A – X = G – T. B. A + G = T + X. C. A + T = G + X. D. G – A = T – X.
Câu 4: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân cho nhiều loại giao tử nhất?
A. AaBbdd. B. AabbDd. C. AaBbDd. D. aabbdd.
Câu 5: Ở quần thể tự thụ phấn, yếu tố nào sau đây không thay đổi qua các thế hệ?
A. Tần số các alen. B. Tần số kiểu hình. C. Tần số kiểu gen. D. Cấu trúc di truyền.
Câu 6: Tiến hành nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd để tạo dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể
thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần?
A. 2. B. 16. C. 4. D. 8.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là:
A. Phêninalanin. B. foocmin mêtiônin. C. Glutamin. D. Mêtionin.
Câu 8: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể thừa 2 chiếc NST được gọi là
A. thể tứ bội. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể ba.
Câu 9: Cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen?
A. aaBBdd. B. AaBBdd. C. aaBBDd. D. AaBbdd.
Câu 10: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là:
A. điểm khởi đầu nhân đôi. B. tâm động.
C. hai đầu mút NST. D. eo thứ cấp 8.
Câu 11: Bản chất quy luật phân li của Menđen là:
A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
Câu 12: Ở cừu, kiểu gen AA quy định có sừng, kiểu gen aa quy định không sừng; kiểu gen Aa quy định có
sừng ở đực và không sừng ở cái. Phép lai nào sau đây sẽ cho đời con có 100% có sừng?
A. AA × aa. B. Aa × Aa. C. AA × Aa. D. AA × AA.
Câu 13: Biết tần số trao đổi chéo giữa gen A và a là 24% thì giao tử AB sinh ra từ cơ thể Ab/Ab chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
A. 48%. B. 38%. C. 12%. D. 24%.
Câu 14: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật?
A. ATP. B. CO2. C. H2O. D. O2.
Câu 15: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp nào?
A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 16: Đơn vị cấu trúc của NST gồm một đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử
protein histon gọi là
A. polynuclêôtit. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. Nuclêôtit.
Câu 17: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Trâu. B. Cừu. C. Ngựa. D. Bò.
Câu 18: Đậu hà lan có 7 nhóm gen liên kết. Số NST trong mỗi tế bào lá ở thể một nhiễm của loài này là
A. 7. B. 6. C. 14. D. 13
Câu 19: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
B. Nhân bản cừu Đôly.
C. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- carôten trong hạt.
D. Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Câu 20: Quần thể tự thụ phấn ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tổng tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp tồn tại trong quần thể là
A. 25% B. 87,5%. C. 50% D. 12,5%.
Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định.
Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa thì kết quả phân
tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 22: Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội
và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào con sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế
bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:
A. 4 tế bào. B. 8 tế bào. C. 3 tế bào. D. 1 tế bào.
Câu 23: Một quần thể ở thế hệ F2 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc,
cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
C. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.
Câu 24: Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thể truyền thường sử dụng trong công nghệ gen là plasmit, virut hoặc nhiễm sắc thể nhân tạo.
B. Công nghệ gen là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
C. Để dễ dàng phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, người ta thường chọn thể truyền có gen đánh
dấu.
D. Cừu Đôly là sinh vật biến đổi gen được tạo thành nhờ kĩ thuật chuyển gen ở động vật.
Câu 25: Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quang hợp là quá trình phân giải chất chất hữu cơ thành chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng.
B. Quá trình quang hợp xảy ra ở tất cả các tế bào của cây xanh.
C. Quá trình quang hợp ở cây xanh luôn có pha sáng và pha tối.
D. Pha tối của quang hợp không phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
Câu 26: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu
hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội
cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về
kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb × Aabb.
A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng. B. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng. C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng. D. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.
Câu 27: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi
A. tần số alen A = a. B. d = h = r. C. d.r = h. D. d.r = (h/2)2.
Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Trong tế bào sinh vật nhân thực có cả ADN dạng mạch thẳng và mạch vòng.
B. Trong thế giới sống, thông tin di truyền chỉ được truyền từ ADN → ARN → Pr.
C. Plasmit là 1 đơn vị tái bản độc lập với ADN trong miền nhân.
D. rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 29: Con đường đi của máu xuất phát từ tim trong hệ tuần hoàn ở cá, theo trình tự nào?
A. Động mạch mang → xoang tĩnh mạch → động mạch chủ lưng → tim.
B. Động mạch mang → tĩnh mạch mang → tim.
C. Động mạch mang → động mạch chủ lưng → xoang cơ thể → tim.
D. Động mạch mang → động mạch chủ lưng → xoang tĩnh mạch lưng → tim.4
Câu 30: Một loài thực vật, biết mỗi gen A, B trội hoàn toàn so với alen a, b. Theo lí thuyết, phép lai nào sau
đây cho đời con có kiểu hình phân li là 1:1:1:1?
A. B. C. D.

Câu 31: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù
màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ
chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột
biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. XBXb × XBY. B. XBXb × XbY. C. XBXB × XbY. D. XbXb × XBY.
Câu 32: Gen B ở sinh vật nhân sơ dài 510 nm và có số nuclêôtit loại A nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại G.
Gen B bị đột biến điểm thành alen b có 3502 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là
A. A = T = 999; G = X = 500. B. A = T = 1001; G = X = 500.
C. A = T = 1001; G = X = 499. D. A = T = 1000; G = X = 499.
Câu 33: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của protein.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường lactozo, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 34: Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b);
2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn
toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Thế

hệ P cho giao phối ruồi ♀ với ruồi ♂ được F1 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen,

dài, trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng
là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Hãy xác định tần số hoán vị?
A. 40%. B. 20% . C. 30% . D. 10% .
Câu 35: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do
một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) có kiểu gen giống nhau giao phấn với nhau, thu
được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 9% số cây hoa đỏ, quả bầu dục thuần chủng. Biết không xảy ra đột
biến những xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. F1 có 10 loại kiểu gen.
II. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P chiếm tỉ lệ 18%.
IV. Nếu cho một cây P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có số cây hoa đỏ, quả tròn chiếm 30%.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 36: Cho phép lai ♂AaBbDD × ♀AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 6% số tế
bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 4% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly
trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường; Các giao tử thụ
tinh với xác suất như nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có tối đa 84 loại kiểu gen.
II. Ở F1 có tối đa 66 loại kiểu gen đột biến.
III. Ở F1, loại kiểu gen AAaBbDd chiếm tỉ lệ 0,36%.
IV. Ở F1, loại kiểu gen AABBDD chiếm tỉ lệ 2,82%.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 37: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu
trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định
enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có
màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy
ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai
đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 38: Phép lai P: ♀ , thu được F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể cái có

kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm 33%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn và không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử
cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 36 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM.
III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 39: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính
trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu
được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75%
cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy
ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng
nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của cây P có thể là .

II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%.
III. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định,
alen trội là trội hoàn toàn.

I. Có thể xác định chính xác kiểu gen của tất cả những người trong phả hệ.
II. Cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh người con thứ hai là con gái không bị bệnh với xác suất 12,5%.
III. Người số 14 có kiểu gen aa.
IV. Người số 7 và 8 có kiểu gen không giống nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
----HẾT----
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A 2.B 3.B 4.C 5.A 6.D 7.D 8.C 9.A 10.B
11.D 12.D 13.C 14.D 15.A 16.B 17.C 18.D 19.C 20.B
21.D 22.D 23.A 24.D 25.C 26.B 27.D 28.B 29.D 30.C
31.B 32.B 33.D 34.A 35.C 36.C 37.B 38.C 39.B 40.A
Câu 1 (TH):
Phương pháp:
Đặc điểm của thực vật C4:
+ Không có hô hấp sáng.
+ Năng suất sinh học cao
+ Thực vật C4: Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…
Cách giải:
- A đúng vì hô hấp sáng chỉ xảy ra ở các đại diện của nhóm thực vật C3.
- B sai vì lá mọng nước chỉ có ở các đại diện của nhóm thực vật CAM.
- C, D sai vì thực vật C4 có cường độ quang hợp cao, điểm bão hòa ánh sáng cao, mặt khác lại không có hô
hấp sáng nên năng suất sinh học của nhóm thực vật này cao hơn hẳn so với thực vật C3 và thực vật CAM.
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Phân loại: Có 3 loại ARN
+ mARN – ARN thông tin, làm khuôn cho quá trình dịch mã.
+ tARN – ARN vận chuyển: mang bộ ba đối mã vận chuyển axit amin tới riboxom để tổng hợp chuỗi
polipeptit.
+ rARN – ARN riboxom: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp
protein.
Cách giải:
ARN vận chuyển mang bộ ba đối mã.
Chọn B.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Theo nguyên tắc bổ sung:
A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2
Cách giải:
Theo nguyên tắc bổ sung:
A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2
Trên 2 mạch của gen:
A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2
G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2
→ A=T; G=X hay A + G = T + X.
Chọn B.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Cơ thể 1 loài có bộ NST 2n, trên mỗi cặp xét 1 gen có m alen:
Một cơ thể có n cặp gen dị hợp giảm phân tạo 2n loại giao tử.
Cách giải:
Cơ thể có càng nhiều cặp gen dị hợp giảm phân càng cho nhiều loại giao tử.
Xét các cơ thể:
A: AaBbdd → dị hợp 2 cặp gen → tạo 4 loại giao tử.
B: AabbDd → dị hợp 2 cặp gen → tạo 4 loại giao tử.
C: AaBbDd → dị hợp 3 cặp gen → tạo 8 loại giao tử.
D: aabbdd→ dị hợp 0 cặp gen → tạo 1 loại giao tử.
Chọn C.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
Vốn gen của quần thể: Tập hợp các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Vốn gen đặc trưng bởi
tần số alen, thành phần kiểu gen.
Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen không thay đổi.
Cách giải:
Ở quần thể tự thụ phấn, tần số các alen không thay đổi qua các thế hệ.
Chọn A.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Một cơ thể có n cặp gen dị hợp giảm phân tạo 2n loại giao tử.
Số dòng thuần tối đa được tạo ra bằng số giao tử.
Cách giải:
Cơ thể AaBbDd dị hợp 3 cặp gen sẽ tạo tối đa 23 = 8 loại hạt phấn, khi nuôi cấy sẽ tạo 8 loại dòng thuần.
Chọn D.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Các bộ ba đặc biệt:
Bộ ba không có tính thoái hóa: 2 UGG quy định Trp; AUG (mã mở đầu) quy định Met ở sinh vật nhân thực
(fMet ở sinh vật nhân sơ)
Bộ ba không mã hóa axit amin: 3 mã kết thúc: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.
Cách giải:
Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là: Mêtionin.
Chọn D.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Lệch bội: Thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NTS.
2n – 1: Thể một
2n + 1: Thể ba
2n – 1 – 1: Thể một kép
2n +1+1: Thể ba kép
2n + 2: Thể bốn
2n – 2: Thể không.
Cách giải:
Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể thừa 2 chiếc NST được gọi là thể bốn.
Chọn C.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
Cơ thể đồng hợp tử về các cặp gen có các alen giống nhau của tất cả các cặp gen.
Cách giải:
Cơ thể aaBBdd đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
Chọn A.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
Cấu trúc của nhiễm sắc thể:
+ Đầu mút: giúp bảo vệ NST, ngăn cản các NST dính vào nhau.
+ Tâm động: là vị trí gắn NST với thoi phân bào.
+ Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN: là trình tự đặc hiệu với hệ enzym khởi đầu nhân đôi ADN.
Cách giải:
Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là: Tâm động.
Chọn B.10
Câu 11 (TH):
Phương pháp:
Bản chất của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân và
tổ hợp tự do trong thụ tinh.
Cách giải:
Bản chất của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân và
tổ hợp tự do trong thụ tinh.
Chọn D.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
Tìm kiểu gen của cừu cái có sừng.
Xét các cặp P để tạo được 100% con cái có sừng.
Cách giải:
Vì cừu cái có sừng phải có kiểu gen AA. Do đó, chỉ khi P thuần chủng thì mới cho đời con có 100% có sừng.
Chọn D.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:

Một cơ thể có kiểu gen giảm phân:

+ Không có HVG tạo 2 loại giao tử liên kết: Ab, aB.


+ Có HVG với tần số f tạo 4 loại giao tử:

GT liên kết: GT hoán vị:

Cách giải:

Cơ thể giảm phân có hoán vị gen với f = 24% → tạo giao tử

Chọn C.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Phương trình tổng quát của hô hấp:
C6H2O6 + 6O2 → 6 CO2 + 6H2O+ATP + nhiệt.
Cách giải:
Khí O2 không phải sản phẩm của quá trình hô hấp.
Chọn D.11
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
Hình thức hô hấp ở động vật.
+ Qua bề mặt cơ thể: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, lưỡng cư.
+ Bằng ống khí: Côn trùng.
Ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với tế bào để đưa khí đến tế bào
+ Bằng mang: Trai, ốc, tôm, cua, cá.
+ Bằng phổi: Lưỡng cư, Bò sát, chim, thú.
Cách giải:
Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước hô hấp bằng mang.
Chọn A.
Câu 16 (NB):
Phương pháp:
Cấu trúc siêu hiển vi của NST.
- NST gồm: ADN và prôtêin (loại histôn), xoắn theo các mức khác nhau.
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1 (3/4) vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8
phân tử histôn) tạo nên nuclêôxôm. Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin
histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc
30nm.
Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành crômatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
Cách giải:
Đơn vị cấu trúc của NST gồm một đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử protein
histon gọi là nuclêôxôm.
Chọn B.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
Trâu, bò cừu, dê là các động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
Cách giải:
Ngựa là động vật có dạ dày đơn.
Chọn C.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau→ tạo thành một nhóm gen liên kết.
Cơ thể 2n có n nhóm gen liên kết.
Thể một nhiễm: 2n – 1.
Cách giải:
Đậu hà lan có 7 nhóm gen liên kết → n = 7. Số NST trong mỗi tế bào lá ở thể một nhiễm của loài này là 2n-
1=13 NST.
Chọn D.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
Một số ứng dụng của công nghệ gen:
+ Tạo cừu sản xuất sữa có protein của người
+ Chuột nhắt mang gen chuột cống, cây bông mang hoạt gen gen chống sâu bệnh, giống lúa gạo vàng,..cà
chua chín muộn
+ Vi khuẩn sản xuất hooc môn của người,...
Cách giải:
A: Gây đột biến.
B: Công nghệ tế bào.
C: Công nghệ gen.
D: Công nghệ tế bào.
Chọn C.
Câu 20 (TH):
Phương pháp:

P: 100%Aa sau n thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen:

Tính tỉ lệ Aa sau n thế hệ → tỉ lệ đồng hợp = 1 – tỉ lệ Aa.


Cách giải:

P: 100%Aa sau 3 thế hệ tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen: .

Chọn B.
Câu 21 (TH):
Phương pháp:
Bước 1: Viết tỉ lệ giao tử của 2 cơ thể.
Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n.

Bước 2: Nhân tích tỉ lệ các giao tử mang alen lặn để được tỉ lệ kiểu hình lặn.
Bước 3: Tìm tỉ lệ phân li kiểu hình.
Cách giải:

Cơ thể

Cơ thể

Tỉ lệ kiểu hình lặn là:

→ Tỉ lệ kiểu hình chung là: 11 cao: 1 thấp.


Chọn D.
Câu 22 (TH):
Phương pháp:
Trong quá trình nhân đôi ADN, nếu có 1 phân tử 5-BU liên kết với A của mạch gốc thì trải qua lần nhân đôi

sẽ tạo ra số gen đột biến:

Cách giải:
Số lần nhân đôi ADN là 3 (bằng với số lần nguyên phân).

→ Số tế bào con mang đột biến = số phân tử ADN mang đột biến tế bào.

Chọn D.4
Câu 23 (TH):
Phương pháp:
P: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen

Cách giải:
Chọn A.
Câu 24 (TH):
Phương pháp:
Khái niệm: Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm
gen mới.
- Plasmit là một phân tử ADN dạng vòng, có trong tế bào chất của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi độc lập
với ADN của NST.
Sinh vật biến đổi gen: là sinh vật mà hệ gen của nó đa bị con người làm biến đổi.
Các cách tạo sinh vật biến đổi gen:
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó
+ Biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen
+ Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen.
Cách giải:
Phát biểu sai về công nghệ gen là D, cừu Đôly được tạo ra nhờ nhân bản vô tính (công nghệ tế bào).
Chọn D.
Câu 25 (TH):
Phương pháp:
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ
khí CO2 và H2O.
Sắc tố quang hợp:
Sắc tố chính: Diệp lục, diệp lục a ở trung tâm phản ứng tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng.
Sắc tố phụ: Caroteinoit, xantophyl, phicobilin...
2 pha của quá trình quang hợp
Pha sáng: giống nhau ở các nhóm TV,
Pha tối: Khác nhau ở các nhóm thực vật.
Cách giải:
A sai. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí
CO2 và H2O.
B sai, quang hợp diễn ra ở các tế bào có lục lạp.
C đúng.
D sai, hoạt tính của các enzyme trong pha tối phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Chọn C.
Câu 26 (TH)
Phương pháp:
Bước 1: Quy ước gen
Bước 2: Viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ kiểu hình.
Cách giải:
A-B-: đỏ; A-bb/aaB-: hồng; aabb: trắng.
P: AaBb × Aabb → (3A-:1aa)(1Bb:1bb)
→ 3A-Bb:3A-bb:1 Aabb:1aabb
KH: 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng.
Chọn B.
Câu 27 (TH):
Phương pháp:
Áp dụng công thức định luật Hacdi – Vanbec: Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc:
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 (p,q lần lượt là tần số alen của quần thể)
Cách giải:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 (p,q lần lượt là tần số alen của quần thể)
Nếu đặt p2 = d; 2pq = h; q2 = r → dAA + hAa + raa = 1

Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức: .

Chọn D.
Câu 28 (TH):
Phương pháp:
Ở tế bào nhân thực: ADN mạch thẳng có trong nhân, ADN mạch vòng có trong ti thể, lạp thể.
Ở một số vi khuẩn có plasmid có khả năng nhân đôi độc lập với ADN trong nhân.
Phân loại: Có 3 loại ARN
+ mARN – ARN thông tin, làm khuôn cho quá trình dịch mã.
+ tARN – ARN vận chuyển: mang bộ ba đối mã vận chuyển axit amin tới riboxom để tổng hợp chuỗi
polipeptit.
+ rARN – ARN riboxom: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp
protein.
Cách giải:
A đúng, ADN mạch thẳng có trong nhân, ADN mạch vòng có trong ti thể, lạp thể.
B sai. Ở một số loài virus có vật chất di truyền là ARN thì vật chất di truyền được phiên mã ngược từ ARN
→ ADN → ARN → protein.
C đúng.
D đúng. rARN – ARN riboxom: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm.
Chọn B.
Câu 29 (NB):
Phương pháp:

Cách giải:
Con đường đi của máu xuất phát từ tim trong hệ tuần hoàn ở cá: Động mạch mang → động mạch chủ lưng
→ xoang tĩnh mạch lưng → tim.
Chọn D.
Câu 30 (NB):
Phương pháp:
Để đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 thì P phải dị hợp 1 cặp gen × dị hợp 1 cặp gen.
Cách giải:
Để đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 thì P phải dị hợp 1 cặp gen × dị hợp 1 cặp gen.
Chọn C.17
Câu 31 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào kiểu hình của người con gái, người con trai → Kiểu gen của P.
Gen nằm trên NST giới tính X di truyền chéo, nằm trên Y di truyền thẳng.
Cách giải:
Người con gái bị mù màu nên có kiểu gen XbXb →P đều phải mang Xb.
Người con trai bình thường nên người mẹ phải mang XB.
→ P: XBXb × XbY.
Chọn B.
Câu 32 (VD):
Phương pháp:
Bước 1: Tính số nucleotit của gen

Công thức liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit

Bước 2: Tính số nucleotit từng loại của gen B dựa vào tỉ lệ A/G → Số liên kết hidro của gen B.
Số liên kết hidro : H=2A +3G.
Bước 3: Xác định dạng đột biến
So sánh HB và Hb → Dạng đột biến → Số nucleotit từng loại của gen b.
Cách giải:

Số nucleotit của gen B là: nucleotit.

Gen B:

Số liên kết hidro của gen B là: H=2A+3G =3500; 3502 là số liên kết hidro của gen b → xảy ra đột biến thêm
1 cặp A – T.
Gen b có: A = T = 1001; G = X = 500
Chọn B.
Câu 33 (VD):
Phương pháp:
Các gen cấu trúc Z,Y,A không được phiên mã khi Operon Lac không hoạt động.
Operon không hoạt động Operon hoạt động
Môi trường không có Lactose Môi trường có Lactose
Vùng O liên kết với protein ức chế Vùng vận hành (O) được tự do
Hoặc có đột biến làm mất vùng khởi động (P) Vùng khởi động (P) hoạt động bình thường.
Cách giải:
Khi môi trường có đường lactôzơ, các chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã là: VI.
Các chủng còn lại vẫn phiên mã bình thường.
Phải đột biến vào vùng vận hành (promotor P + operator O) mới có khả năng làm cho đoạn gen cấu trúc phía
sau không được phiên mã.
Chọn D.
Câu 34 (VD):
Phương pháp:
Tính tần số HVG ở giới cái, dựa vào tỉ lệ cá thể cái đen, cụt, trắng.
Cách giải:

Cá thể ruồi cái đen, cụt, trắng

Mà ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở cá thể cái → aBcơ thể cái=0,3 →f =40%.
Chọn A.
Câu 35 (VD):
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền chi phối tính trạng → quy ước gen.
Bước 2: Tính tần số HVG
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 → Kiểu gen P.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb.
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen.
Cách giải:
P đỏ, tròn → F1 có hoa đỏ, bầu dục → 2 tính trạng này là trội hoàn toàn so với trắng, bầu dục.
A- Đỏ; a- trắng; B- tròn; b- bầu dục

Tỷ lệ hoa đỏ, bầu dục thuần chủng là giao tử liên kết → kiểu

gen của P:

I đúng, HVG ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen.


II đúng, f = 40%.

III đúng, ở F1 số cá thể có kiểu gen giống P:

IV sai, nếu P lai phân tích:

Chọn C.
Câu 36 (VD):
Phương pháp:
Cách giải:9
Xét cặp Aa:
+ giao tử đực: 0,03Aa:0,03O; 0,47A:0,47a
+ giao tử cái: 0,5A:0,5a
Số loại kiểu gen bình thường: 3; kiểu gen đột biến 4
Xét cặp Bb: Bb × Bb → 1BB:2Bb:1bb → 3 kiểu gen bình thường.
Số loại kiểu gen bình thường: 2; kiểu gen đột biến 2
Xét cặp Dd:
+ Giao tử đực: D
+ Giao tử cái: 0,02Dd:0,02O:0,48D:0,48d
→ F1: Có 4 loại kiểu gen (2 KG đột biến, 2 KG bình thường). Do 1 số tế bào ♀ cặp Dd không phân li trong
giảm phân I.
I đúng.
Số loại kiểu gen tối đa = 7 × 3 × 4 = 84 loại kiểu gen.
II đúng.
Số kiểu gen bình thường = 3 × 3 × 2 = 18 kiểu gen.
→ Số loại kiểu gen đột biến = 84 - 18 = 66 loại kiểu gen.
III đúng.
Phép lai P: ♂Aa × ♀Aa → F1: AAa = 0,03 × 0,5 = 0,015.
Phép lai P: ♂Bb × ♀Bb → F1: Bb = 0,5.
Phép lai P: ♂DD × ♀Dd (4% số tế bào ♀ cặp Dd không phân li trong giảm phân I)
→ F1: Dd = 0,48d × 1D = 0,48.
→ Loại kiểu gen AAaBbDd = 0,015 × 0,5 × 0,48 = 0,0036 = 0,36%.
IV đúng.
Phép lai P: ♂Aa × ♀Aa → F1: AA = 0,47A × 0,5A = 0,235.
Phép lai P: ♂Bb × ♀Bb → F1: BB = 0,25.
Phép lai P: ♂DD × ♀Dd (4% số tế bào ♀ cặp Dd không phân li trong giảm phân I)
→ F1: DD = 0,48D × 1D = 0,48.
→ Loại kiểu gen AABBDD = 0,235 × 0,25 × 0,48 = 0,0282 = 2,82%.
Chọn C.
Câu 37 (VD):
Phương pháp:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền và quy ước gen.
Bước 2: Xét các phát biểu.
Cách giải:
Quy ước gen A-bb: hoa đỏ; aaB-: hoa xanh; A-B-: hoa vàng; aabb: hoa trắng.
I đúng, AaBb × AaBb → 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb hay: 9 hoa vàng:3 hoa đỏ:3 hoa xanh: 1 hoa trắng.
AaBb × aabb → 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb hay: 1 hoa vàng:1 hoa đỏ:1 hoa xanh: 1 hoa trắng.
II đúng, Aabb × aaBb → 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
III đúng, AAbb × Aabb →A-bb
IV đúng, AaBb × aabb → hoa vàng: 1/4AaBb
Chọn B.
Câu 38 (VDC):
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền chi phối tính trạng → quy ước gen.
Bước 2: Tính tần số HVG
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 → Kiểu gen P.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb.
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen.
Cách giải:
Theo bài ra, ta có:

P:

F1: A-B-XDX- = 33%


Có XDXd × XDY → F1: 1/4XDXD : 1/4 XDXd : 1/4 XDY : 1/4 XdY
→ XDX- = 0,5 → A-B- = 33% : 0,5 = 66%
→ aabb = 66% - 50% = 16%
Hoán vị gen 2 bên với tần số như nhau
→ mỗi bên cho giao tử ab = 0,4 > 0,25 là giao tử liên kết→ tần số hoán vị gen là f = 20%.
I sai. F1 có tối đa: 10 × 4 = 40 loại kiểu gen.
II sai. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20 cM (f= 20%)
III đúng. Có P cho giao tử : AB = ab = 0,4 và Ab = aB = 0,1.

F1 có tỉ lệ 2 kiểu gen .
→ F1 có tỉ lệ các thể cái mang 3 cặp gen dị hợp là: 0,34 × 0,25XDXd = 0,085 = 8,5%.
IV đúng. F1 có : A-B- = 66% , aabb = 16%, A-bb = aaB- = 9% và D- = 75% , dd = 25%
F1 có tỉ lệ cá thể trội về 2 tính trạng là: 0,66 × 0,25XdY + 0,09 × 0,75XD- × 2 = 0,3 = 30%
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Chọn C.1
Câu 39 (VDC):
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền, quy ước gen.
Bước 2: Từ tỉ lệ A-B-D- → B-D- → tần số HVG.
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2.
Bước 3: Tìm kiểu gen của P và xét các phát biểu.
Cách giải:
Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ/ hoa trắng = 9/7 → 2 cặp gen tương tác bổ sung
Quy ước gen:
A-B-: Hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng
D- cánh kép; d- cánh đơn
Nếu các cặp gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (9:7)(3:1)≠ đề cho → 1 trong 2 gen quy định màu sắc
nằm trên cùng 1 cặp NST với gen quy định cấu trúc cánh.
Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
I sai.
Tỷ lệ hoa đỏ, cánh kép: A-B-D-=0,495 →B-D-=0,495:0,75 =0,66 →bbdd=0,16; B-dd=bbD-= 0,09 → F1:

II sai, tỷ lệ cây hoa đỏ cánh kép dị hợp về 1 trong 3 cặp gen là:

III đúng, số kiểu gen của kiểu hình hoa trắng cánh kép là: (A-bbD-; aaB-D-;aabbD-) = 4+5+2 =11; vì cặp
gen Dd và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nên aaB-D- có 5 kiểu gen.
IV sai, tỷ lệ cây hoa trắng cánh đơn thuần chủng:

Chọn B.
Câu 40 (VDC):
Phương pháp:
Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen lặn hay gen trội, trên NST thường hay NST giới tính.
Bước 2: Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
- (12) và (13) bệnh nhưng có con (14) không bệnh →Bệnh do gen trội qui định.
- Bố bị bệnh sinh ra 100% con gái bị bệnh, mẹ không bị bệnh sinh ra 100% con trai không bị bệnh → Gen
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X → Qui định gen: XA: bệnh, Xa: không bệnh.
Kiểu gen: XAXa: 7,8,10,12
Kiểu gen: XAXa: 1,3
Kiểu gen: XAY: 2, 4, 13
Kiểu gen: XaY: 5, 6, 9, 11, 14.
Xét các phát biểu
I đúng, có thể xác định kiểu gen của tất cả những người trong phả hệ.
II sai, (12) XAXa × (13) XAY → Con gái luôn có kiểu gen XAX- → Luôn bị bệnh.
III sai, người số 14 có kiểu gen XaY
IV sai, người 7, 8 đều có kiểu gen XAXa.
Chọn A.

You might also like