You are on page 1of 14

Đề 1

Câu 1: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là E và e. Theo lí thuyết, quần thể có
cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ?
A. 50% EE: 50%Ee. B. 100% Ee. C. 100%EE. D. 50% Ee: 50% ee.
Câu 2: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1
chiếc được gọi là
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể ba. D. thể đa bội.
Câu 3: Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là
A. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
B. crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
C. phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
D. sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa mã hóa
prôtêin nào sau đây?
A. Prôtêin Lac Z.
B. Prôtêin Lac A.
C. Prôtêin Lac Y.
D. Prôtêin ức chế.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
C. Mã di truyền có tính thoái hoá.
D. Mã di truyền có tính phổ biến.
Câu 6: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở vi sinh vật nhân thực,
mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Vùng xếp cuộn. B. Sợi cơ bản. C. Sợi nhiễm sắc. D. Crômatit.
Câu 7: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho
biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có
kiểu gen phân li theo tỉ lệ
A. 1 AA : 1 Aa : 1 aa. B. 1 Aa : 1 aa. C. 1 AA : 1 aa. D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.
Câu 8: Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho
biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
gồm toàn cây hoa đỏ?
A. AA x aa. B. aa x aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.
Câu 9: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
A. Aa × aa. B. AA × Aa. C. AA × aa. D. Aa × Aa.
Câu 10: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
A. Aa × aa. B. AA × Aa. C. AA × aa. D. Aa × Aa.
Câu 11: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1:1:1:1.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3:1.
C. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1:2:1.
Câu 12: Cho biết các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBbDd là
A. 16. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 13: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb ×
AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ
A. 6,25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 25%.
Câu 14: Cho biết các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AABb là
A. AA, Bb.
B. AB, Ab.
C. AA, BB, bb.
D. A, B.
Câu 15: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một
số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Câu 16: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở một tính trạng. B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.
Câu 17: Tính trạng màu da người là trường hợp di truyền theo cơ chế
A. tác động bổ sung. B. tác động cộng gộp.
C. tác động át chế. D. tác động đa hiệu.
Câu 18: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của lúa tẻ là
A. 6. B. 12. C. 24. D. 36.
Câu 19: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do
A. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau.
B. trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
C. trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng.
D. trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.
Câu 20: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AB//ab giảm
phân cho loại giao tử Ab có tỉ lệ là
A. 24%. B. 48%. C. 12%. D. 76%.
Câu 21: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen Ab//aB đã xảy ra hoán vị gen
với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là
A. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5%.
B. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%.
C. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.
D. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%.
Câu 22: Trong quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Ab/aB đã xảy ra hoán vị gen với tần số
10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị là
A. Ab = aB = 45%. B. AB = ab = 45%. C. Ab = aB = 5%. D. AB = ab = 5%.
Câu 23: Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 22% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST

A. 44cM . B. 22cM. C. 30cM. D. 11cM.
Câu 24: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren (Correns) phát hiện ra sự di truyền
ngoài nhân?
A. Lai thuận nghịch. B. Lai tế bào. C. Lai cận huyết. D. Lai phân tích.
Câu 25: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở
động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 26: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt
phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh. B. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm.
C. 100% cây lá đốm. D. 100% cây lá xanh.
Câu 27: Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể giới tính
XY ở người được ký hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong hình 3.
Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng tương đồng giữa nhiễm sắc thể
X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây?
A. I và IV; II và V. B. II và IV; III và V.
C. I và V; II và VI. D. I và IV; III và VI.
Câu 28: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái
mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXA × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 29: Loài sinh vật nào sau đây, con đực chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X (XO) và con cái có
hai nhiễm sắc thể giới tính X (XX)?
A. Ruồi giấm. B. Chim bồ câu. C. Châu chấu đồng. D. Thỏ.
Câu 30: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen
tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường,
sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ
A. ông ngoại. B. mẹ. C. bố. D. bà nội.
Câu 31: Trong trường hợp các gen nằm trên các cặp NST khác nhau, cơ thể có kiểu gen aaBbCcDd
khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là
A. 4. B. 8. C. 2. D. 16.
Câu 32: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit đặc
biệt, các trình tự này có vai trò
A. giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân.
B. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử ADN.
C. mã hoá cho các loại prôtêin quan trọng trong tế bào.
D. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 33: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do
đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 34: Loại giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào dưới đây?
A. AABBDD. B. AABbdd. C. aaBbDd. D. AabbDd.
Câu 35: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được
gọi là
A. biến dị tổ hợp. B. thể đột biến.
C. mức phản ứng của kiểu gen. D. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).
Câu 36: Ở đậu hà lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Qui ước : alen A  hạt vàng;alen
a  hạt xanh. Giao phấn hạt vàng thuần chủng x hạt vàng dị hợp. F1 có kiểu hình
A. 50% vàng : 50% xanh B. 75% vàng : 25% xanh.
C. 100% vàng. D. 100% xanh.
Câu 37: Trình tự các bước trong phép lai của Menđen như sau
1.Lai các dòng thuần , rồi phân tích kết quả lai ở F1,F2,F3.
2.Sử dụng toán sác xuất để phân tích kết quả lai.
3.Tạo các dòng thuần chủng.
4.Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
Chọn các bước thí nghiệm cho hợp lý
A. 3,4,2,1. B. 1,3,2,4. C. 3,2,1,4. D. 3,1,2,4.
Câu 38: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menđen là
A. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
B. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp. C .
các giao tử là thuần khiết.
D. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định.
Câu 39: Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có
kết quả
A. phân tính, các cá thể con mang kiểu hình trội và lặn với tỉ lệ bằng nhau.
B. đồng tính các cá thể con mang kiểu hình trội.
C. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.
D. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian.
Câu 40: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen
A. AaBbDd. B. aabbDd. C. AaBbdd. D. Aabbdd.

Đề 2
Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch,
có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 2: Bộ ba nào sau đây không mã hoá axit amin?
A. UAG. B. AUA. C. AXX. D. AUX.
Câu 3: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menđen là
A. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
B. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp.
C. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định.
D. các giao tử là thuần khiết.
Câu 4: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E.
Coli?
A. Vùng vận hành O, là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Vùng khởi động P, là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A, quy định các enzim phân giải đường lactôzơ.
D. Gen điều hoà R quy định tổng hợp protein ức chế.
Câu 5: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 11nm. B. 300nm. C. 30nm. D. 2nm.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội 3n?
A. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
B. Số lượng ADN tăng gấp bội.
C. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn.
D. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường, quả có hạt.
Câu 7: Ở người, đột biến mất một phần vai ngắn nhiễm sắc thể số 5 gây nên hội chứng
A. Đao. B. tiếng mèo kêu. C. AIDS. D. Tơcnơ.
Câu 8: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
Câu 9: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen
A. AaBbDd. B. aabbDd. C. AaBbdd. D. Aabbdd.
Câu 10: Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là
A. bí ngô. B. ruồi giấm. C. đậu Hà Lan. D. cà chua.
Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết
quá trình giảm phân diễn ra bình thường, theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ
A. 3 cây quả vàng : 1 cây quả đỏ. B. 9 cây quả đỏ : 7 cây quả vàng.
C. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 12: Trình tự các bước trong phép lai của Menđen như sau
1.Lai các dòng thuần, rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.
2.Sử dụng toán sác xuất để phân tích kết quả lai.
3.Tạo các dòng thuần chủng.
4.Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
Chọn các bước thí nghiệm cho hợp lý
A. 3,1,2,4. B. 3,2,1,4. C. 3,4,2,1. D. 1,3,2,4.
Câu 13: Loại giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào dưới đây?
A. AABBDD. B. AABbdd. C. aaBbDd. D. AabbDd.
Câu 14: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, số
loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBb là
A. 2. B. 8. C. 16. D. 4.
Câu 15: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ
thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen aabb ở đời con là
A. 3/16. B. 9/16. C. 2/16. D. 1/16.
Câu 16: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho
biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có
kiểu gen phân li theo tỉ lệ
A. 1 AA : 1 Aa : 1 aa. B. 1 Aa : 1 aa. C. 1 AA : 1 aa. D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.
Câu 17: Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho
biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
gồm toàn cây hoa đỏ?
A. AA x aa. B. aa x aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.
Câu 18: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực
mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXA × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 19: Trong trường hợp các gen nằm trên các cặp NST khác nhau, cơ thể có kiểu gen
aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là
A. 4. B. 8. C. 2. D. 16.
Câu 20: Ở đậu hà lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Qui ước : alen A  hạt vàng; alen
a  hạt xanh. Giao phấn hạt vàng thuần chủng x hạt vàng dị hợp. F1 có kiểu hình
A. 50% vàng : 50% xanh B. 75% vàng : 25% xanh.
C. 100% vàng. D. 100% xanh
Câu 21: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AABb. B. AaBb. C. AAbb. D. aaBB.
Câu 22: Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con
A. kiểu hình. B. tính trạng. C. alen. D. kiểu gen.
Câu 23: Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích
A. kết quả của hiện tượng đột biến gen.
B. sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định một tính trạng.
C. một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
D. hiện tượng biến dị tổ hợp.
Câu 24: Giữa gen và tính trạng có quan hệ
A. Một gen có thể đồng thời quy định nhiều tính trạng.
B. Nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối một tính trạng.
C. Một gen quy định một tính trạng.
D. Một gen quy định một tính trạng hay một gen có thể đổng thời quy định nhiều tính trạng hay
nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối một tính trạng.
Câu 25: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
C. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
D. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 26: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
B. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
Câu 27: Trong quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Ab/aB đã xảy ra hoán vị gen với tần số
10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị là
A. Ab = aB = 45%. B. AB = ab = 45%. C. Ab = aB = 5%. D. AB = ab = 5%.
Câu 28: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Phân li độc lập. B. Liên kết gen. C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen.
Câu 29: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác chọn giống?
A. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.
B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
Câu 30: Cho các tật và hội chứng di truyền sau đây ở người
(1) Tật dính ngón tay 2 và 3. (3) Hội chứng Đao.
(2) Hội chứng Claiphentơ. (4) Hội chứng Etuôt.
Các tật và hội chứng di truyền do đột biến xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính là
A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (3).
Câu 31: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen Ab//aB đã xảy ra hoán vị gen
với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là
A. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5%.
B. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%.
C. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.
D. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%.
Câu 32: Ở một loài động vật, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông
trắng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới
tính Y. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 50% con
lông trắng : 50% con lông vằn?
A. XaY × XAXA. B. XAY × XaXa. C. XAY × XAXa. D. XaY × XaXa
Câu 33: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái
mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?
A. Gà, bồ câu, bướm. B. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.
C. Trâu, bò, hươu. D. Hổ, báo, mèo rừng.
Câu 34: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis
jalapa) và thu được kết quả như sau
`
Phép lai thuận Phép lai nghịch
P: ♀ Cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh P: ♀ Cây lá xanh × ♂ Cây lá đốm
F1: 100% số cây lá đốm F1: 100% số cây lá xanh
Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí
thuyết, thu được F2 gồm
A. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh.
B. 50% số cây lá đốm : 50% số cây lá xanh.
C. 100% số cây lá xanh.
D. 100% số cây lá đốm.
Câu 35: Ở chim, bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng
A. dị giao tử. B. XO. C. đồng giao tử. D. XXY.
Câu 36: Cơ sở di truyền học của hiện tượng di truyền liên kết giới tính là
A. sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn đến sự phân li tổ hợp của các gen quy định tính
trạng thường nằm trên NST giới tính.
B. sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường.
C. các gen quy định tính trạng thường nằm trên NSTgiới tính.
D. sự phân li, tổ hợp của NST giới tính đến sự phân li tổ hợp của các gen quy định tính trạng giới
tính.
Câu 37: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen gen di truyền trên NST giới tính Y là
A. chỉ biểu hiện ở con đực. B. được di truyền ở giới dị giao tử.
C. không phân biệt được gen trội hay lặn. D. luôn di truyền theo dòng bố.
Câu 38: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được
gọi là
A. biến dị tổ hợp. B. thể đột biến.
C. mức phản ứng của kiểu gen. D. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).
Câu 39: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thường biến?
A. Có hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
B. Có tính đồng loạt đối với các cá thể có cùng kiểu gen, sống trong môi trường giống nhau.
C. Có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
D. Có ý nghĩa thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống.
Câu 40: Màu lông đen ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Chế độ ánh sáng của môi trường. B. Độ ẩm.
C. Nhiệt độ. D. Chế độ dinh dưỡng.

Đề 3
Câu 1: Foocmin Metionin là
A. enzim gắn các nucleotit tự do vào mạch khuôn của ADN trong quá trình nhân đôi.
B. axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit ở sinh vật nhân thực.
C. enzim bẻ gãy các liên kết hidro làm 2 mạch đơn ADN tách ra trong quá trình nhân đôi.
D. axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit ở sinh vật nhân sơ.
Câu 2: Dạng biến đổi nào sau đây không phải là đột biến gen?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit . B. Thêm 1 cặp nuclêôtit.
C. Mất đoạn. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 3: Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra
A. tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen. B. tính ổn định của quần thể.
C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể. D. vốn gen của quần thể.
Câu 4: Đột biến mất đoạn trên nhiễm sắc thể 5 gây những hậu quả nào?
A. Gây bệnh thiếu máu do hồng cầu liềm. B. Gây bệnh ung thư máu.
C. Gây hội chứng Đao. D. Gây hội chứng "tiếng mèo kêu".
Câu 5: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E.
Coli?
A. Vùng vận hành O, là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Vùng khởi động P, là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A, quy định các enzim phân giải đường lactôzơ.
D. Gen điều hoà R quy định tổng hợp protein ức chế.
Câu 6: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính

A. 30nm. B. 11nm. C. 2nm. D. 300nm.
Câu 7: Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có
kết quả
A. phân tính, các cá thể con mang kiểu hình trội và lặn với tỉ lệ bằng nhau.
B. đồng tính các cá thể con mang kiểu hình trội.
C. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.
D. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian.
Câu 8: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen
A. AaBbDd. B. aabbDd. C. AaBbdd. D. Aabbdd.
Câu 9: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. một cặp nhân tố di truyền quy định . B. hai cặp nhân tố di truyền quy định .
C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. một nhân tố di truyền quy định.
Câu 10: Ở đậu hà lan, alen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh.
Giao phấn hạt vàng thuần chủng x hạt vàng dị hợp. F1 có kiểu hình
A. 100% xanh. B. 50% vàng : 50% xanh.
C. 100% vàng. D. 75% vàng : 25% xanh.
Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép
lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. AA × aa. D. Aa × aa.
Câu 12: Trường hợp trội hoàn toàn, phép lai Aa x Aa cho tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình là
A. 1 : 2 : 1 và 3 : 1. B. 3 : 1 và 1: 2 : 1. C. 3 : 1 và 3 : 1. D. 1: 2 : 1 và 1: 2 : 1.
Câu 13: Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho
biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
gồm toàn cây hoa đỏ?
A. aa x aa. B. AA x aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.
Câu 14: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời
con nhiều loại tổ hợp gen nhất là
A. AaBb × AABb. B. Aabb × AaBB.
C. aaBb × Aabb. D. AaBb × aabb.
Câu 15: Trình tự các bước trong phép lai của Menđen như sau
1.Lai các dòng thuần , rồi phân tích kết quả lai ở F1,F2,F3.
2.Sử dụng toán sác xuất để phân tích kết quả lai.
3.Tạo các dòng thuần chủng.
4.Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
Chọn các bước thí nghiệm cho hợp lý
A. 3,4,2,1. B. 1,3,2,4. C. 3,2,1,4. D. 3,1,2,4.
Câu 16: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là
A. tính trạng trội phải trội hòa toàn.
B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
C. bố mẹ phải thuần chủng về tính trang đem lai.
D. số lượng cá thể phải đủ lớn.
Câu 17: Loại giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào dưới đây?
A. AABbdd. B. AABBDD. C. AabbDd. D. aaBbDd.
Câu 18: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động
riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có
tối đa
A. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình. B. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. D. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1?
A. Aabb × aaBb. B. AaBB × aaBb. C. AaBb × aaBb. D.AaBb × AaBb.
Câu 20: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. hoán vị gen.
B. liên kết gen hoàn toàn.
C. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
D. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
Câu 21: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là
A. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
B. sự nhân đôi, phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST.
C. sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST tương đồng.
D. các gen nằm trên các NST.
Câu 22: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ
trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính
A. các gen tương tác với nhau. B. chịu ảnh hưởng của môi trường.
C. dễ tạo ra các biến dị di truyền. D. tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.
Câu 23: Ở Ngô, 3 cặp gen không alen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng
quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm.
Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao nhất là
A. AabbDd. B. AaBBDD. C. AABBDD. D. aaBbdd.
Câu 24: Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen điều khiển hoạt động của các gen khác.
B. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
C. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo sản phẩm với hiệu quả cao.
Câu 25: Ở người bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 46. Số nhóm gen liên kết của người là
A. 46. B. 69. C. 92. D. 23.
Câu 26: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì?
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân li độc lập
và tổ hợp tự do của các cặp alen.
B. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng ở kì sau giảm phân 1.
C. Các gen nằm trên cùng một NST, phân li và tổ hợp cùng với nhau dẫn đến sự di truyền
đồng thời của từng nhóm tính trạng.
D. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân 1.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
B. Được ứng dụng để lập bản đồ gen.
C. Tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng nằm cách xa nhau.
D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
Câu 28: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số

30%. Theo lí thuyết, loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen
chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 15%. C. 30%. D. 20%.
Câu 29: Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra

từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aa ?


A. 4. B. 8. C. 6. D. 2.
Câu 30: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông xuất hiện chủ yếu ở nam giới vì
A. bệnh gây ra do đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể X.
B. bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y.
C. bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể nhiễm sắc thể Y.
D. gen trên X không có alen tương ứng với các gen trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 31: Loài sinh vật nào sau đây, con đực chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X (XO) và con cái
có hai nhiễm sắc thể giới tính X (XX)?
A. Thỏ. B. Chim bồ câu. C. Châu chấu đồng. D. Ruồi giấm.
Câu 32: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên
(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bà nội. B. bố. C. ông nội. D. mẹ.
Câu 33: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do 1 gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của
nst giới tính X quy định, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn ruồi mắt
đỏ?
A. XAXa x XAY. B. XAXA x XaY. C. XAXa x XaY. D. XaXa x XAY.
Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy
hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được
F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm
A. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng. B. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng.
C. 100% cây hoa trắng. D. 100% cây hoa đỏ.
Câu 35: Đối tượng được Coren (Correns) sử dụng để nghiên cứu di truyền và phát hiện ra hiện
tượng di truyền ngoài nhân là
A. đậu Hà Lan. B. cây hoa phấn. C. khoai tây. D. ruồi giấm.
Câu 36: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
Câu 37: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái
mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo B. Trâu, bò, hươu
C. Hổ, báo, mèo rừng D. Gà, chim, bồ câu, bướm
Câu 38: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
A. Bệnh máu khó đông ở người.
B. Bệnh mù màu ở người.
C. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.
D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
Câu 39: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
B. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
C. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hoá.
Câu 40: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Điều kiện môi trường.
B. Thời kỳ phát triển.
C. Kiểu gen của cơ thể.
D. Thời kỳ sinh trưởng

Đề 4
Câu 1: Nguyên tắc bán bảo tồn là
A. trong mỗi phân tử ADN con thì hai mạch là của ADN mẹ.
B. kết quả có 1 ADN giống ADN mẹ, 1 ADN mới được tổng hợp từ nguyên liệu nội bào.
C. trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
D. trong mỗi phân tử ADN con thì hai mạch là mới được tổng hợp.
Câu 2: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ
A. gen → tính trạng → ARN → prôtêin. B. gen → ARN → prôtêin → tính trạng.
C. gen → ARN → tính trạng → prôtêin. D. gen → prôtêin → ARN → tính trạng.
Câu 3: Cấu trúc di truyền hay vốn gen của một quần thể đặc trưng bởi
A. tỉ lệ đực cái và tỉ lệ nhóm tuổi. B. mật độ cá thể và kiểu phân bố.
C. tần số các alen mà người ta quan tâm. D. tần số kiểu gen, tần số alen.
Câu 4: Thể đột biến là
A. cá thể mang đột biến gen biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian.
B. cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình.
C. cá thể mang đột biến gen biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn.
D. cá thể mang đột biến gen biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội.
Câu 5: Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST từ mức đơn giản đến phức tạp là
A. phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi cơ bản  Crômatit Sợi nhiễm sắc  NST.
B. phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi nhiễm sắc  Crômatit NST.
C. phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi cơ bản Sợi nhiễm sắc  Crômatit.
D. phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi nhiễm sắc  Sợi cơ bản  CrômatitNST.
Câu 6: NST bình thường chứa các gen sau: ABC*DEFGH (*là tâm động). NST đột biến dạng mất đoạn là:
A. ABCEFG*DH. B. ABC*DEF.
C. ABC*DGFEH. D.ABCABC*DEFGH.
Câu 7: Dạng đột biến nào ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe,
chống chịu tốt?
A. Đột biến đa bội. B. Đột biến gen.
C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến lệch bội.
Câu 8: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen
A. AaBbDd. B. aabbDd. C. AaBbdd. D. Aabbdd.
Câu 9: Phương pháp nghiên cứu Menđen là
A. lai thuận nghịch. B. lai phân tích.
C. tạp giao hay tự thụ phấn D. phân tích di truyền giống lai.
Câu 10: Để cho các alen của 1 gen phân li đồng đều về các giao tử , 50% giao tử chứa alen này, 50% giao
tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng.
B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
C. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
D. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào
sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa × aa. B. AA × aa. C. AA × Aa. D. Aa × Aa.
Câu 12: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết
quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1
cây hoa trắng là
A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 13: Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả
A. phân tính, các cá thể con mang kiểu hình trội và lặn với tỉ lệ bằng nhau.
B. đồng tính các cá thể con mang kiểu hình trội.
C. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.
D. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian.
Câu 14: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa
có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBb là
A. 4. B. 8. C. 6. D. 2.
Câu 15: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho
đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 6,25%. C. 50%. D. 12,5%.
Câu 16: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có
A. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. D. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
Câu 17: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai hai cây quả đỏ
(P) với nhau, thu được F1 gồm 899 cây quả đỏ và 300 cây quả vàng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, trong tổng số cây F1, số cây khi tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây quả đỏ chiếm tỉ lệ
A. 1/4. B. 1/2. C. 2/3. D. 3/4.
Câu 18: Trong quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Ab/aB đã xảy ra hoán vị gen với tần số 10%.
Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị là
A. Ab = aB = 45%. B. AB = ab = 45%. C. Ab = aB = 5%. D. AB = ab = 5%.
Câu 19: Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?
A. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.
B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.
C. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây
có cả quả đỏ và quả vàng.
D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.
Câu 20: Tỉ lệ các loại giao tử ABD tạo ra từ kiểu gen AaBbDd là
A. 100%. B. 12.5%. C. 50%. D. 25%.
Câu 21: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Các gen nằm trên cùng một NST, phân li và tổ hợp cùng với nhau dẫn đến sự di truyền đồng thời
của từng nhóm tính trạng.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân li độc lập và tổ
hợp tự do của các cặp alen.
C. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân 1.
D. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì sau giảm phân 1.
Câu 22: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối.
B. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.
C. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
D. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.
Câu 23: Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1
gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi
A. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng.
B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
C. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
Câu 24: Ở một loài thực vật, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) phân li độc lập cùng quy
định theo kiểu tương tác cộng gộp. Cứ mỗi alen trội (bất kể A, B hay D) có trong kiểu gen đều làm cho
cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất (aabbdd) có chiều cao 90 cm. Chiều cao của cây có kiểu gen AaBbDd là
A. 100 cm. B. 110 cm. C. 105 cm. D. 95 cm.
Câu 25: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
Câu 26: Ở đậu hà lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Qui ước : alen A  hạt vàng;alen a 
hạt xanh. Giao phấn hạt vàng thuần chủng x hạt vàng dị hợp. F1 có kiểu hình
A. 50% vàng : 50% xanh B. 75% vàng : 25% xanh.
C. 100% vàng. D. 100% xanh.
Câu 27: Ở ruồi giấm A quy định thân xám, a quy định thân đen, B quy định cánh dài, b quy định cánh cụt.
Ab
Lai phân tích ruồi giấm cái thân xám, cánh dài ( ), có tần số hoán vị gen là 20% thì ở đời con thu được tỉ
aB
lệ kiểu hình
A. 40% thân xám, cánh dài : 40% thân đen, cánh cụt : 10% thân xám, cánh cụt: 10% thân đen, cánh
dài.
B. 50% thân xám, cánh cụt: 50% thân đen, cánh dài.
C. 30% thân xám, cánh cụt : 30% thân đen, cánh dài : 20% thân xám, cánh dài: 20% thân đen, cánh
cụt.
D. 40% thân xám, cánh cụt : 40% thân đen, cánh dài : 10% thân xám, cánh dài: 10% thân đen, cánh
cụt.
Câu 28: Trong liên kết gen hoàn toàn thì số nhóm gen liên kết là
A. nhiều hơn số NST lưỡng bội của loài. B. bằng số NST đơn bội của loài.
C. ít hơn số NST đơn bội của loài. D. bằng số NST lưỡng bội của loài.
Câu 29: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám ; gen b: thân đen ; gen V: cánh dài, gen v: cánh cụt. Lai
BV
phân tích ruồi giấm đực thân xám, cánh dài ( ) thì ở đời con thu được tỉ lệ kiểu hình:
bv
A. 50% thân xám, cánh cụt: 50% thân đen, cánh dài.
B. 75% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh cụt.
C. 50% thân xám, cánh dài : 50% thân đen, cánh cụt.
D. 75% thân xám, cánh cụt : 25% thân đen, cánh dài.
Câu 30: Ở người, hiện tượng máu khó đông do alen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X quy định, alen trội A quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng đều có máu đông bình
thường sinh được hai người con: người con thứ nhất là con gái và có máu đông bình thường, người con thứ
hai bị bệnh máu khó đông. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của hai người con lần lượt là
A. XaXa và XAY B. XAXA và XaY hoặc XAXa và XaY.
C. XAXA và XaY hoặc XAXa và XaXa. D. XAXA và XaXa hoặc XAXa và XaXa.
Câu 31: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau: Phép
lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Phép lai
nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Lấy hạt phấn
của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có
A. 100% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ.
C. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
Câu 32: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương
đồng khác nhau thì chúng
A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.
Câu 33: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 34: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính
X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai.
B. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
C. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.
D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen.
Câu 35: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.
C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.
D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X.
Câu 36: Ở người bệnh do gen nằm trên NST Y là
A. dính ngón tay 2,3. B. bệnh mù màu. C. máu khó đông. D. bệnh loạn sắc.
Câu 37: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực
mắt trắng?
A. XaXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.
Câu 38: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
B. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
C. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hoá.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể.
B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
C. Bố mẹ truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn.
D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước những biến đổi của môi trường
Câu 40: Cho các ví dụ sau
(1) Hình dạng lá rau mác trong các môi trường khác nhau.
(2) Bọ que có hình dạng cơ thể giống chiếc que khô.
(3) Bướm Kalima khi đậu có hình dáng và màu giống chiếc lá khô.
(4) Cáo, thỏ tuyết thay đổi màu lông theo mùa.
Hãy chọn ra các ví dụ nào là thường biến ?
A. Ví dụ 1và 2. B. Ví dụ 2 và 3. C. Ví dụ 3 và 4. D. Ví dụ 4và 1.

You might also like