You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

---------š–®—›----------
TRẮC NGHIỆM : ÔN TẬP KIẾN THỨC QUY LUÂT DI TRUYỀN
GV: NHÂM THI TƯ
Họ và Tên:……………………………………….; Lớp:………………
Chọn và tô kín (bằng viết chì) một ô tròn với phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu. Cách tô đúng:˜
Câu 1: Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời
con.
A. Nhiễm sắc thể. B. Tính trạng C. Alen. D. Nhân tế bào.
Câu 2: Màu lông ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ
nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một con trâu đực
đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Kiểu gen của 6 con trâu nói trên theo thứ tự là:
A. aa, Aa, aa, Aa, Aa, aa. B. aa, AA hoặc Aa, aa, Aa, Aa, aa.
C. aa, Aa, aa, Aa, AA, aa. D. aa, Aa, aa, Aa, AA hoặc Aa, aa.
Câu 3: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh,
công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Câu 4: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2
alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen
còn lại đều hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A. AaBBRr. B.AABbRr. C.AaBbRr. D.AaBbRR.
Câu 5: Xét các kết luận sau đây:
I.Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
II.Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
III.Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
IV.Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
V.Số nhóm gen liên kết bằng tần số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Ở một loài thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài là
A. 6 B. 12 C. 24 D. 2
Câu 7: Khi nói về hoán vị gen, điều nào sau đây không đúng?
A. Hoán vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nhau nguồn gốc trong cặp NST tương
đồng, diễn ra vào kì đầu của phân I.
B. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên phân.
C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách giữa các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
D. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
Câu 8: Cho biết hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST và cách nhau 40 cM. Một tế bào sinh tinh có kiểu
gen tiến hành giảm phân, theo lí thuyết sẽ tạo ra loại giao tử Ab với tỉ lệ
A. 25%. B. 50% hoặc 25% C. 30% D. 20%
Câu 9: Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tính ở cơ thể có kiểu gen hoán vị gen xảy ra giữa alen A
và. Cho biết không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân
của tế bào trên là
A. 4 loại với tỉ lệ 1: 1 :1 :1. B. 4 loại tỉ lệ phụ thuộc vào tần số HVG.
C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số HV. D. 2 loại với tỉ 1:1
Câu 10: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra HVG giữa alen D và d với tần số 18%.
Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra HVG giữa D và d
là:
A. 820 B.360 C.640 D.180
Câu 11: Xét tổ hợp gen , nếu tần số hoán vị gen là 20% thì tỉ lệ các loại giao tử hoản vị của tổ hợp gen
này là
A. ABD = ABd = abD = abd = 5% B. ABD = Abd = aBD = abd = 5%
C. ABD = Abd = aBD = abd = 10% D. ABD = ABd = abD = abd = 10%
Câu 12: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn kết luận đúng.
A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen.
B. Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.
C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
D. Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y.
Câu 13: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y không có alen tương ứng trên NST X.
B. Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.
C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
D. Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y.
Câu 14: Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỷ lệ kiểu hình ở giới đực khác nhau với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái?
A. XAXA × Xa Y. B. XAXa ×Xa Y. C. XaXa × Xa Y. D. XAXa × XA Y.
Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai nào sau đây, ở giới
đực và giới cái đều có tỉ lệ kiểu hình giống nhau?
A. AaXBXb × aaXB Y B.AaXbXb × AaXb Y C. AaXbXb × aaXB Y D. AaXBXb × AAXB Y
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Ở cơ thể sinh vật, chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính.
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
C. Khi trong tế bào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì cơ thể đó là cơ thể cái.
D. Ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội, gen ở trên vùng tương đồng của NST giới tính tồn tại thành từng
cặp alen.
Câu 17: Xét các ví dụ sau đây:
I.Người bị bệnh bạch tạng kết hôn với người bình thường thì sinh con có thể bị bệnh hoặc không.
II.Trẻ em bị bệnh Phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
III.Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận,…
IV.Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi,…
V.Các cây hoa cẩm tú cầu có vùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường đất.
VI.Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định có tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định
hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ.
Trong 6 ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
A. 3. B.2. C.4. D.5.
Câu 18: Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen
B. Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể nhẹ
C. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.
D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc môi trường.
Câu 19: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, a quy định không sừng, kiểu gen Aa biển hiện có
sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1. Nếu cho cac
cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng, theo lý thuyết thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là?
A. 100% có sừng. B. 25% có sừng: 75% không sừng.
C. 75% có sừng: 25% không sừng. D. 50% có sừng: 50% không sừng.
Câu 20: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một kiểu gen, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau
B. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể và môi trường sống.
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng.
D. Mức phản ứng quy định giới hạn về năng xuất của giống vật nuôi và cây trồng.
Câu 21: Xét các ví dụ sau đây:
1.Bệnh phêninkêtoniệu ở người do rối loạn, chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm
và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
2.Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở dạng trung gian khác
nhau tùy thuộc và độ pH của môi trường đất.
3.Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng, khi khu
rừng bị ô nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển ưu thế.
Những ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình của kiểu gen là
A. 1 ,3 . B. 1 , 2, 3. C. 2, 3. D. 1, 2
Câu 22: Ở quy luật di truyền nào sau đây, gen không di truyền theo quy luật phân li của Menđen?
A. Di truyền theo dòng mẹ. B. Di truyền liên kết giới tính.
C. Di truyền tương tác gen. D. Di truyền hoán vị gen.
Câu 23: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là
A. Không được phân phối đều cho các tế bào con.
B. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. Luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. Chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 24: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
I.Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
II.Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới hạn
III.Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
IV.Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng
A. 3 B. 4. C. 1 D. 2
Câu 25: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp
nhiễm sắc thể giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. B. Trâu, bò, hươu. C. Gà, chim bồ câu, bướm. D. Hổ, báo, mèo rừng.
Câu 26: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn
chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện
màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau cảu cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiên
hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại các
màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?
I.Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc
tố mêlanin không được biểu hiện, đo đó lông có màu trắng.
II.Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ
thể lông có màu đen.
III.Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
IV.Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng
này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2. B. 1. C.3 D.4
Câu 27: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
I.Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
II.Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.
III.Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
IV.Các cây hoa cẩm tủ cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi
trường đất.
A. 3 B.1 C.4 D. 2
Câu 28: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.
B. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn có các tính trạng chất lượng thường có mức phản
ứng hẹp.
C. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.
D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 29: Khi nó về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản
ứng của kiểu gen.
B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng
giống nhau.
C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sản hữu tính bằng cách gieo các
các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
Câu 30: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
B. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
C. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 31: Cho các bước sau:
I.Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
II.Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen
III.Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
IV.Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
A. (1)→(2)→(3). B. (3)→(1)→(2). C. (1)→(3)→(2). D. (2)→(1)→(3).
Câu 32: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào đây là đúng?
A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên
nhiễm sắc thể Y.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
Câu 33: Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp
các sắc tố này qua hai phản ứng.
Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.
Phản ứng 2: tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.
Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có
chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin thì tóc của B có màu
đen melanin còn của A thì không. Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST
khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Cá thể B có chứa cả enzim E1 và E2 nên có khả năng biến đổi tirozin thành melanin có màu đen.
B. Nếu A và B kết hôn sinh ra con không bị bạch tạng thì chứng tỏ người A có enzim E1
C. Cá thể B không có enzim E1 còn cá thể A không có enzim E2
D. Nếu 2 người đều bạch tạng và có kiểu gen giống nhau thì vẫn có thể sinh ra con không bị bạch tạng.
Câu 34: Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp NST
khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu
hình hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho 2 cây hoa trắng giao phấn với nhau thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì thu được
F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 trắng : 7 đỏ.
B. Cho cây hoa đỏ (P) dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 1 trong 2 cặp gen ở F1
chiếm 25%.
C. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P) thu được đời con có cả trắng và đỏ chứng tỏ cây hoa đỏ P có
ít nhất 1 cặp gen dị hợp.
D. Cho 2 cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 cây
hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 35: Ở ngô, có 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd) thuộc các NST khác nhau, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt.
Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu đỏ; kiểu gen có mặt A và B nhưng
vắng mặt gen D cho kiều hình vàng, các kiểu gen còn lại đều cho hạt màu trắng. Trong các dự đoán sau, có bao
nhiêu dự đoán đúng?
I.P: AaBbDd x AabbDd tạo ra F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở F1 là 0,625.
II.Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
III.P: AABBdd x AabbDD, tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ: 3 vàng: 4 trắng.
IV.P: AABBDD x aabbDD, tạo ra F1 , F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ: 7 trắng.
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 36: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật
lưỡng bội
Cột A Cột B
1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình
thường giảm phân hình thành giao tử.
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định
2. Các gen nằm trong tế bào chất và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen
liên kết.
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của c. thường không được phân chia đồng đều các tế
nhiễm sắc thể giới tính X bào con trong quá trình phân bào.
4. Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên một d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình
nhiễm sắc thể giảm phân.
5. Các cặp alen thuộc các lôcut khác nhau trên các e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử
cặp nhiễm sắc thể khác nhau nhiều hơn ở giới đồng giao tử.

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1 – d, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 - a B. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a, 5 – e
C. 1 – e, 2 – d, 3 – c, 4 – b, 5 - a D. 1 – d, 2 – b, 3 – a, 4 – c, 5 – e.
Câu 37: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một
trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
A. 8 B.6. C.4. D.16.
Câu 38: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào
A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit
C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
------------HẾT----------------

“Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất.”

You might also like