You are on page 1of 2

Vật lý 11A Gv.

Nguyễn Phú Châu


MAÉT – KÍNH LUÙP - 1
Câu 1: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 2: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường …
A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.
C. càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ.
D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.
Câu 3: Khi một chùm tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường thì:
A. cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
B. cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
C. cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu.
D. cả B và C đều đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Khi quan sát các vật dịch chuyển
A. ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
B. ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
C. lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
D. lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.
Câu 5: Trong quá trình mắt điều tiết để nhìn một vật đang tiến ra xa mắt
A. Tiêu cự của thủy tinh thể tăng.
B. Độ tụ của thủy tinh thể tăng.
C. Khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc tăng.
D. Tiêu cự của thủy tinh thể giảm.
Câu 6: Mắt một người có quang tâm cách võng mạc 1,62cm. Độ tụ của thủy tinh thể thay đổi từ 62,5đp
đến 200/3đp. Người này quan sát vật AB = 2cm. Góc trông vật lớn nhất để người đó vẫn có thể nhìn
được vật là
A. 0,880. B. 1,880. C. 6,640. D. 5,640.
Câu 7: Một người cận thị nhìn rõ các vật cách mắt từ 20cm đến 100cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt từ
trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa là
A. 6đp. B. 1đp. C. 4đp. D. 5đp.
Câu 8: Sửa tật cận hị là làm cho mắt
A. thấy được những vật ở xa.
B. nhìn rõ những vật ở xa khi điều tiết tối đa.
C. nhìn rõ những vật ở cách mắt một khoảng không xa.
D. nhìn rõ những vật ở xa mà không cần điều tiết.
Câu 9: Một người cận thị có điểm cực viễn và cực cận cách mắt lần lượt là 50cm và 10cm. Người này phải
đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu để có thể nhìn được những vật ở xa không cần điều tiết? Kính đeo
sát mắt.
A. -1đp. B. 1đp. C. 2đp. D. -2 đp.
Câu 10: Mắt của một người có tật phải đeo kính có độ tụ D = -2dp mới nhìn rõ được vật ở xa mà không
cần điều tiết. Nếu bỏ kính ra người này chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt tối đa là bao nhiêu? coi
kính đặt sát mắt.
A. 25cm. B. 100cm. C. 200cm. D. 50cm.
Câu 11: Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 25cm. Người này đọc một thông báo cách mắt
65cm mà không điều tiết đã dùng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = -30cm. Khỏang caùch l từ mắt
đến kính khi đó là
A. 1cm. B. 2cm. C. 4cm D. 5cm.

Lưu hành nội bộ 2022


Vật lý 11A Gv. Nguyễn Phú Châu
Câu 12: Một người cận thị phải đeo kính số 4 mới nhìn thấy rõ các vật ở xa vô cùng. Khi đeo kính trên
người đó chỉ đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất là 25cm. Kính đeo sát mắt. Giới hạn nhìn rõ
của mắt người đó khi không đeo kính là
A. > 12cm. B. 12,5cm  25cm. C. 25cm  35cm. D. 35cm.
Câu 13: Gọi min là năng suất phân li của mắt. Nhận xét nào sau đây về kính lúp là đúng? Kính lúp là dụng
cụ quang tạo ra
A. ảnh thật, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong   min.
B. ảnh thật, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong   min.
C. ảnh ảo, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong   min.
D. ảnh ảo, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong   min.
Câu 14: Mắt của một người có điểm cực cận cách mắt 60cm, người này dùng một kính lúp tiêu cự f =
10cm để quan sát một vật nhỏ, kính lúp cách mắt 10cm. Khoảng cách giữa vật và mắt là
A. 25/3cm. B . 35/3cm. C . 45/3cm. D. 55/3cm.
Câu 15: Một người có mắt tốt với khoảng nhìn rõ ngắn nhất 20cm quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp
có độ tụ 10đp với mắt đặt sát sau kính. Vật cần quan sát phải đặt cách kính khoảng d thỏa mãn
A. d  10cm. B. 20/3cm  d  10cm.
C. d  6,25cm. D. 20/7cm  d  10cm.
Câu 16: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm. Người này
quan sát vật nhỏ qua một kính lúp tiêu cự 5 cm, mắt cách kính 10cm. Năng suất phân ly của mắt
người này là 1 '(1' = 3.10-4 rad). Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người này phân
biệt được khi quan sát qua kính là
A. 2.10-3 cm. B. 5/3.10-3 cm. C. 7/3.10-3 cm. D. 2/3.10-3 cm.
Câu 17: Môt kính lúp trên vành kính ghi X5. Một người có mắt tốt với khoảng nhìn rõ ngắn nhất 25cm
dùng kính trên để quan sát một vật nhỏ kích thước 0,2mm, mắt đặt sát sau kính. Góc trông ảnh cực
đại có thể là
A. 0,5.10-3 rad. B. 4,8.10-3 rad. C. 6,8.10-3 rad. D. 4.10-3 rad.
Câu 18: Mắt một người quan sát có giới hạn nhìn rõ từ 6,5cm đến 65cm. Người này dùng một kính lúp có
tiêu cự 4 cm để quan sát các vật nhỏ, mắt cách kính 5cm. Độ bội giác của kính khi người này quan
sát mà không cần điều tiết là
A. 1,625. B. 1,37. C. 2,5. D. 1,6.
Câu 19: Mắt một người có giới nhìn rõ từ 10cm đến 50cm. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ
20dp, mắt cách kính 5cm. Để được độ bội giác của ảnh bằng 2 thì phải đặt vật AB cách kính lúp là
A. 2,5cm  d  5cm. B. 2,5cm  d  4,5cm.
C. d = 5cm. D. 3,5cm  d  5cm.
Câu 20: Một người mắt không có tật quan sát một vật qua kính lúp có tiêu cự 5cm trong trạng thái ngắm
chừng ở cực cận. Biết rằng mắt người đó có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 25cm và kính đặt sát mắt.
Độ bội giác của kính lúp và độ phóng đại ảnh qua kính lúp lần lượt là
A. 5 và 6. B. 6 và 5. C. 5 và 5. D. 6 và 6.
Câu 21: Một người khi nhìn vật ở xa thì không phải đeo kính, nhưng khi đeo kính số 1 thì đọc được trang
sách đặt cách mắt gần nhất 25cm. Người ấy dùng kính lúp trên vành có ghi kí hiệu X8 để quan sát
một vật nhỏ. Mắt đặt cách kính 30cm. Phạm vi biến thiên của độ bội giác của ảnh khi đó là
A. 12,3 < G < 36,1. . B. 10,67 < G < 12,3.
C. 2,07  G  10,67. D. 1,613  G  3,125.
Câu 21: Chọn câu sai.
A. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận lớn hơn hay nhỏ hơn độ bội giác khi ngắm
chừng ở cực viễn còn phụ thuộc vào vị trí của mắt.
B. Đối với kính hiển vi, vật kính là một hệ thấu kính phức tạp có tác dụng như thấu kính đơn có tiêu
cự rất ngắn, thị kính là một hệ thấu kính phức tạp có tác dụng như là thấu kính đơn có tiêu cự ngắn.
C. Độ bội giác của một dụng cụ quang học là tỉ số giữa góc trông ảnh của một vật qua dụng cụ
quang học và góc trông vật trực tiếp lớn nhất có thể đạt được.
D. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở cực viễn và cực cận lần lượt là GC, GV, G.
Điều kiện sau đây được thỏa GC < G< GV.
Lưu hành nội bộ 2022

You might also like