You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021-2022

MÃ ĐỀ: 789 Môn: VẬT LÝ 11


Họ và tên: ...................................................................................STT:..................... Lớp: .......................

Câu 1. Chọn câu sai:


A. Dòng điện Foucault là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khối kim loại đặt trong từ trường biến thiên.
B. Do tác dụng của dòng Foucault mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của
những lực hãm điện từ.
C. Dòng điện Foucault xuất hiện khi ta đặt khối kim loại vào từ trường mạnh.
D. Dòng điện Foucault gây ra tác dụng nhiệt trong khối vật dẫn đặt trong từ trường biến thiên.
Câu 2. Hiện tượng tự cảm xảy ra khi:
A. Cho dòng điện xoay chiều qua ống dây. B. Cho dòng điện không đổi qua ống dây.
C. Cho dòng điện xoay chiều qua tụ điện. D. Cho dòng điện không đổi qua tụ điện.
Câu 3. Khi nhìn một chiếc đũa nhúng một phần trong nước ta thấy chiếc đũa như bị gãy ở mặt nước là do:
A. Hiện tượng phản xạ. B. Hiện tượng khúc xạ.
C. Hiện tượng phản xạ toàn phần. D. Hiện tượng tán sắc.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không có trong định luật khúc xạ ánh sáng?
A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp so với tia tới.
B. Với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sini và sinr luôn không đổi.
C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
D. n1.sini = n2.sinr, với n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường tới, n2 chiết suất tuyệt đối môi trường khúc xạ.
Câu 5. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường vật chất trong suốt là n. Chọn kết luận đúng:
A. n > 1. B. n > 0. C. n  1 . C. 0  n  1 .
Câu 6. Chọn phát biểu đúng. Ánh sáng từ chân không truyền vào một môi trường trong suốt có chiết suất n thì:
A. Tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn tia tới. B. Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới.
C. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. D. Không xảy ra hiện tượng khúc xạ .
Câu 7. Sợi quang học đóng vai trò như một ống dẫn sáng được chế tạo dựa trên:
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng phản xạ toàn phần.
C. Hiện tượng phản xạ toàn phần. D. Sự truyền thẳng ánh sáng.
Câu 8. Bộ phận nảo sau đây không phải cấu tại của mắt?
A. Màng lưới. B. Thủy tinh thể. C. Thủy dịch. D. Tiểu cầu.
Câu 9. Định luật Lenz là hệ quả của định luật bảo toàn:
A. năng lượng. B. động lượng. C. động năng. D.điện tích.
Câu 10. Suất điện động cảm ứng có giá trị lớn khi:
A. Từ thông có giá trị lớn. B. Từ thông tăng nhiều.
C. Từ thông giảm nhiều. D. Từ thông biến thiên nhanh.
Câu 11. Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ 2 có số vòng dây gấp đôi và diện tích mỗi vòng bằng một nửa
so với ống dây thứ nhất. Nếu 2 ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ 2 là:
L
A. L. B. 2L. C. . D. 4L.
2
Câu 12. Lăng kính có tiết diện thẳng là nửa tam giác đều. Góc chiết quang của lăng kính không thể nhận giá trị
nào sau đây?
A. 30°. B. 60°. C. 90°. D. 45°
Câu 13. Một vật thật đặt trước thấu kính cho ảnh cùng chiều vật, nhỏ hơn vật. Đây là:
1
A. Ảnh ảo, thấu kính phân kỳ. B. Ảnh ảo, thấu kính hội tụ.
C. Ảnh thật, thấu kính phân kỳ. D. Ảnh thật, thấu kính hội tụ.
Câu 14. Chọn kết luận sai. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ.
A. Nếu d > 2f thì ảnh thu được là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
B. Nếu d = 2f thì ảnh thu được ngược chiều vật và cao bằng vật.
C. Nếu d < f thì ảnh thu được là ảnh thật, lớn hơn vật.
D. Nếu 2f > d > f thì ảnh thu được là ngược chiều vật và lớn hơn vật.
Câu 15. Thấu kính đã cho dưới đây là thấu kính loại nào?
A. Thấu kính hội tụ. B. Thấu kính phân kỳ. F
O
C. Có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kỳ. D. Chưa thể kết luận được.
Câu 16. Khoảng nhìn rõ nào sau đây ứng với mắt bị tật cận thị?
A. 25 cm → ∞. B. 10 cm → 50 cm. C. 120 cm → 200 cm. D. 50 cm → ∞.
Câu 17. Chiếu một chùm tia sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kỳ coi như xuất phát từ một
điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 cm. Thấu kính đó là thấu kính:
A. hội tụ có tiêu cự f = 25 cm. B. hội tụ có tiêu cự f = –25 cm.
C. phân kỳ có tiêu cự f = 25 cm. D. phân kỳ có tiêu cự f = –25 cm.
Câu 18. Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B = 40 mT. Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc
30°. Khung dây giới hạn bởi diện tích 10 cm². Từ thông qua diện tích S có giá trị bằng:
A. 20 μWb. B. –20 μWb. C. 2 3 μWb. D. ±20 μWb.
Câu 19. Một khung dây được đặt cố định trong từ trường đều mà cảm ứng từ có độ lớn ban đầu xác định. Trong
thời gian 0,2 s từ trường giảm đều về 0 thì trong thời gian đó khung dây xuất hiện suất điện động với độ lớn 100
mV. Nếu từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,5 s thì suất điện động trong thời gian đó bằng:
A. 40 mV. B. 250 mV. C. 2,5 V. D. 20 mV.
Câu 20. Từ thông qua một khung dây dẫn (điện trở 1 Ω) tăng đều từ 0,01 Wb đến 0,04 Wb trong thời gian 0,6 s.
Nhiệt lượng tỏa ra ở khung dây trong khoảng thời gian này bằng:
A. 1,5 mJ. B. 15 mJ. C. 2,5 mJ. D. 25 mJ.
Câu 21. Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình 1. Biết lăng kính có góc chiết A
quang 45°, chiết suất n = 2 . Góc khúc xạ của tia sáng ra khỏi lăng kính là:
45
A. 30°. B. 0°. C. 60°. D. 90°. S I
Câu 22. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính
một khoảng 40 cm cho một ảnh trước thấu kính 20 cm. Đây là: n 2
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm. B C
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. D. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.
Câu 23. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính trước một thấu kính một khoảng 40 cm, ảnh của vật
hứng được trên một chắn và cao bằng 3 vật. Thấu kính này là
A. thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm. B. thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm.
C. thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm. D. thấu kính phân kì tiêu cự 30 cm.
Câu 24. Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 14 cm, điểm cực viễn cách mắt 100 cm. Mắt này có tật gì?
Tìm độ tụ của kính phải đeo.
A. Cận thị, D = 1 điốp. B. Cận thị, D = –1 điốp. C. Viễn thị, D = 1 điốp. D. Viễn thị, D = –1 điốp.
Câu 25. Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Kính đeo sát mắt. Tính độ tụ của kính
phải đeo để có thể nhìn vật gần nhất cách mắt 25 cm.
A. D = 1,5 diop D = –1,5 điốp C. D = 2,5 điốp D. D = –2,5 điốp

You might also like