You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 9

Họ và tên: ..................................... Lớp:........


I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng
A. ánh sáng đổi màu khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác .
B. ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
C. ánh sáng tăng độ sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
D. ánh sáng giảm độ sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
Câu 2: Một tia sáng truyền từ không khí vào nước với góc tới 0o. Giá trị nào sau đây phù hợp
với góc khúc xạ?
A. 45o B. 60o C. 32o D. 0o
Câu 3: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là P N
A. tia IP.
I
B. tia IR.
C. tia IN. R
N’
D. tia IN’.
Câu 4: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 5: Vật liệu nào sau đây không được dùng làm thấu kính?
A. Thuỷ tinh trong. B. Nhựa trong. C. Nhôm. D. Nước.
Câu 6: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 7: Hình nào sau đây biểu diễn kí hiệu của thấu kính hội tụ?

A. H.a. B. H.b. C. H.c. D. H.d.


Câu 8: Câu nào phát biểu không đúng về thấu kính hội tụ?
A. Thấu kính hội tụ luôn được làm bằng thuỷ tinh.
B. Thấu kính hội tụ có hai tiêu điểm ở hai bên nằm đối xứng với quang tâm.
C. Chùm sáng song song chiếu đến thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ.
D. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa
Câu 9: Thấu kính phân kỳ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia ló phản xạ. B. chùm tia ló phân kì.
C. chùm tia ló hội tụ. D. chùm tia ló song song.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là không phù hợp với thấu kính phân kỳ?
A. Có phần rìa mỏng hơn ở giữa.
B. Làm bằng vật liệu trong suốt.
C. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lõm.
D. Có thể hai mặt của thấu kính đều có dạng hai mặt cầu lõm.
Câu 11: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là
A. 12,5 cm. B. 25cm. C. 37,5 cm. D. 50cm.
Câu 12: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cách thấu kính một khoảng
OA cho ảnh A’B’ ngược chiều, cao bằng vật khi
A. OA = f B. OA = 2f. C. OA > f. D. OA < f.
Câu 13: Đặt một vật ở rất xa thấu kính hội tụ, ảnh thật của vật cách thấu kính một khoảng
A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự.
C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự.
Câu 14: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự
f= 16 cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A. 8cm. B. 16cm. C. 32 cm. D. 48 cm.
Câu 15: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là
A. ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Bài 1: Vật sáng AB có dạng mũi tên cao 1cm, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội
tụ có tiêu cự 2cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính, cách thấu kính 3cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính theo đúng kích thước?
b. Nêu các tính chất của ảnh A’B’?
c. Ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng bằng 6cm. Tính chiều cao của ảnh A’B’?
Bài 2: Vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2cm, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội
tụ có tiêu cự 3 cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính, cách thấu kính 6 cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính theo đúng kích thước?
b. Nêu các tính chất của ảnh A’B’?
c. Ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng bằng 6cm. Tính chiều cao của ảnh A’B’?

You might also like