You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ 9

NĂM HỌC 2021 - 2022

I. Lí thuyết: Ôn các bài: 42 - 50 trong sách giáo khoa Vật lí 9.


II. Bài tập
Dạng 1: Thấu kính hội tụ.
Dạng 2: Thấu kính phân kì.
Dạng 3 : Mắt, mắt cận, mắt lão.
III. Một số bài tập tham khảo
1. Trong một chuyến đi dã ngoại, để nhóm lửa bằng ánh sáng của Mặt Trời một bạn học sinh đã dùng
A. một thấu kính phân kì có tiêu cự nhỏ. B. một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.
C. một gương phẳng. D. một gương cầu lồi.
2. Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
C. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
3. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là
A. 12,5 cm. B. 25 cm. C. 37,5 cm. D. 50 cm.
4. Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là
A. tia tới song song trục chính thấu kính.
B. tia tới qua quang tâm của thấu kính.
C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.
5. Vật AB đặt trước một thấu kính cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính.
Điều kiện thêm nào sau đây cho phép khẳng định thấu kính đó là thấu kính phân kì?
A. Ảnh là ảnh ảo. B. Ảnh lớn hơn vật.
C. Ảnh nhỏ hơn vật. D. Ảnh bằng vật.
6. Tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục
chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 15cm. B. 20cm. C. 25cm. D. 30cm.
7. Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. cùng chiều với vật. B. ngược chiều với vật.
C. lớn hơn vật. D. nhỏ hơn vật.
8. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f.
Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
A. càng lớn và càng gần thấu kính. B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
C. càng lớn và càng xa thấu kính. D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.
9. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 15cm. Đặt thấu kính cách tờ báo 5cm. Mắt đặt sau thấu kính sẽ
thấy các dòng chữ
A. cùng chiều, lớn hơn vật. B. ngược chiều, nhỏ hơn vật.
1
C. cùng chiều, nhỏ hơn vật. D. ngược chiều, lớn hơn vật.
10. Tia sáng tới song song trục chính của một thấu kính phân kì, cho tia ló kéo dài cắt trục chính tại
một điểm cách quang tâm O của thấu kính một khoảng 6cm. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 18cm. B. 12cm. C. 6cm. D. 3cm.
11. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính, đó là
A. ảnh thật, luôn lớn hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều với vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau.
12. Ảnh của một vật sáng đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn
vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A. 24cm. B. 20cm. C. 18cm. D. 8cm.
13. Đặt một vật sáng trước thấu kính hội tụ, có tiêu cự 10cm. Có thể thu được ảnh ảo, lớn hơn vật tạo
bởi thấu kính này khi vật cách thấu kính
A. 48cm. B. 24cm. C. 8cm. D. 20cm.
14. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Đặt một ngọn đèn ở cách thấu kính 24cm thì có thể hứng
được ảnh ngọn đèn
A. ngược chiều trên một màn đặt sau thấu kính.
B. cùng chiều trên một màn đặt sau thấu kính.
C. cùng chiều và sáng hơn vật trên một màn đặt sau thấu kính.
D. cùng chiều và tối hơn vật trên một màn đặt sau thấu kính.
15. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. Đặt thấu kính cách tờ báo 2,5cm. Mắt đặt sau thấu kính sẽ
thấy các dòng chữ
A. cùng chiều, lớn hơn vật. B. cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. ngược chiều, lớn hơn vật.
16. Đặt một kính đeo mắt cách trang giấy khoảng 2cm. Nếu quan sát thấy dòng chữ nhỏ đi và chiều
không đổi thì ta kết luận :
A. Kính là một thấu kính phân kì. B. Kính là một thấu kính hội tụ.
C. Kính dùng để chống nắng. D. Kính dùng để bảo vệ mắt.
17. Nếu đưa một vật ra thật xa thấu kính phân kì thì :
A. ảnh của vật di chuyển đến vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
B. ảnh của vật di chuyển gần thấu kính hơn.
C. ảnh của vật có vị trí không thay đổi.
D. ảnh của vật di chuyển ra xa vô cùng.
18. Tia sáng tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm nằm cùng phía với tia tới của thấu kính.
B. song song trục chính thấu kính.
C. đi qua quang tâm của thấu kính.
D. đi qua tiêu điểm nằm khác phía với tia tới của thấu kính.
19. Tia sáng tới song song với trục chính của một thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm nằm khác phía với tia tới của thấu kính.
B. song song trục chính thấu kính.
C. đi qua quang tâm của thấu kính.

2
D. đi qua tiêu điểm nằm cùng phía với tia tới của thấu kính.
20. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ của một thấu kính hội tụ là 25cm. Thấu kính hội tụ này có
tiêu cự bằng
A. 12,5 cm. B. 25 cm. C. 37,5 cm. D. 50 cm.
21. Mỗi thấu kính phân kì có mấy quang tâm ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
22. Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, cách thấu kính một khoảng 20cm.
Ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng
A. 40cm. B. 20cm. C. 10cm. D. 15cm.
23. Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Đặt vật sáng AB cách thấu kính một khoảng 20cm, cho ảnh
A’B’. Khoảng cách giữa vật AB và ảnh A’B’ là
A. 40cm. B. 20cm. C. 10cm. D. 15cm.
24. Thấu kính hội tụ là thấu kính
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló phân kì.
C. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
25. Câu nào sau đây phát biểu không đúng về thấu kính phân kì ?
A. Thấu kính phân kì chỉ được làm bằng thủy tinh.
B. Thấu kính phân kì có hai tiêu điểm ở hai bên nằm đối xứng với quang tâm.
C. Trừ tia qua quang tâm, các tia sáng còn lại qua thấu kính phân kì luôn bị bẻ về phía trục chính.
D. Thấu kính phân kì bằng thủy tinh luôn có ít nhất một mặt lõm.
26. Chất nào sau đây có thể sử dụng làm thấu kính ?
A. Thủy tinh. B. Gỗ. C. Gốm. D. Cao su.
27. Thấu kính hội tụ có hai tiêu điểm
A. nằm trên trục chính và nằm đối xứng nhau qua quang tâm.
B. không nằm trên trục chính.
C. không đối xứng nhau qua quang tâm.
D. nằm về cùng một phía đối với thấu kính.
28. Câu nào sau đây phát biểu không đúng về thấu kính hội tụ ?
A. Thấu kính hội tụ chỉ được làm bằng thủy tinh.
B. Thấu kính hội tụ có hai tiêu điểm nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm.
C. Trừ tia qua quang tâm, các tia sáng còn lại qua thấu kính hội tụ luôn bị bẻ về phía trục chính.
D. Thấu kính hội tụ luôn có ít nhất một mặt lồi.
29. Hình nào sau đây biểu diễn kí hiệu thấu kính
phân kì trên hình vẽ?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
Hình a Hình b Hình c
D. Hình a, Hình c.

3
30. Hình nào sau đây biểu diễn kí hiệu thấu kính
hội tụ trên hình vẽ?
A. Hình b.
B. Hình a
C. Hình c.
Hình a Hình b Hình c
D. Hình a, Hình c.

31. Cắt một miếng thủy tinh bằng các đường cắt
như hình vẽ. Ta có thể thu được
A. 2 thấu kính phân kì và 1 thấu kính hội tụ.
B. 1 thấu kính phân kì.
C. 1 thấu kính phân kì và 1 thấu kính hội tụ.
D. 2 thấu kính hội tụ và 1 thấu kính phân kì.

32. Mỗi thấu kính hội tụ có mấy tiêu điểm ?


A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
33. Mỗi thấu kính phân kì có mấy tiêu điểm ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
34. Trong hình vẽ, AB là vật thật đặt trước thấu
kính phân kì, A’B’ là ảnh của vật AB. Hình nào
sau đây vẽ đúng mối tương quan giữa vị trí của
vật và ảnh ?
A. Hình b.
B. Hình c, Hình d.
C. Hình a, Hình c.
D. Hình d, Hình b.

35. Trong hình vẽ, mỗi hộp kín bên trong chứa
một dụng cụ quang học. Hãy cho biết hộp nào
chứa thấu kính phân kì ?
A. 2, 3. B. 3.
C. 2. D. 1, 2.

36. Quan sát và dự đoán: Ảnh của vật AB tạo bởi


thấu kính hội tụ ở hình bên có đặc điểm
A. ảnh thật, luôn lớn hơn vật.
B. ảnh thật, ngược chiều với vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau.

4
37. Vật sáng AB đặt cách thấu kính hội tụ 5cm, cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. Hỏi tiêu cự f
của thấu kính hội tụ có thể là giá trị nào sau đây ?
A. f > 5cm. B. f < 5cm. C. f = 5cm. D. 2,5 cm < f < 5cm
38. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh ảo A’B’ lớn hơn vật. Kết quả nào sau đây là
đúng nhất khi nói về vị trí của vật AB ?
A. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA < f.
B. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > 2f.
C. AB nằm cách thấu kính một đoạn f < OA < 2f.
D. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > f.
39. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh thật A’B’ lớn hơn vật. Kết quả nào sau đây
là đúng nhất khi nói về vị trí của vật AB ?
A. AB nằm cách thấu kính một đoạn f < OA < 2f.
B. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > 2f.
C. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA < 2f.
D. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > f.
40. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh A’B’ nhỏ hơn vật. Kết quả nào sau đây là
đúng nhất khi nói về vị trí của vật AB ?
A. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > 2f.
B. AB nằm cách thấu kính một đoạn f < OA < 2f.
C. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA < 2f.
D. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > f.

--- Chúc các em ôn tập tốt ! ---

You might also like