You are on page 1of 3

Chuyên đề 3.

Thấu kính
LÍ THUYẾT
1. Cách vẽ ảnh
Nếu điểm sáng nằm ngoài trục chính ta dùng hai trong ba tia đặc biệt:
+Tia đi qua quang tâm: Truyền thẳng
+Tia song song với trục chính: Cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh
+Tia đi qua( hoặc có đường kéo dài đi qua tiêu điểm vật): Cho tia ló song song với trục chính.

F F' F O F
O

2.Các công thức của thấu kính


a, Vị trí ảnh
Đặt d = OAd ' = OA ' f = OF '
Ta có: 1 + 1 = 1
d d' f
B I

F' A'
A O

B'

Quy ước dấu:


+f>0: Tk hội tụ (tiêu điểm ảnh ở sau thấu kính)
+f<0: Tk phân kì (tiêu điểm ảnh ở trước thấu kính)
+d>0: Vật thật ở trước thấu kính
+d<0: Vật ảo ở sau thấu kính
+d'>0: ảnh thật ở sau thấu kính
+d'<0: ảnh ảo ở trước thấu kính
b, Số phóng đại
k = A ' B ' = − d'
AB d
c, Các công thức hệ quả
d' = df d = d' f
d−f d'− f
f = dd' k = f = f − d'
d + d' f −d f
3.Khoảng cách ảnh vật
l=d+d'
4.Một số nhận xét chung (áp dụng cho vật thật)
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
Thấu kính hội tụ có thể cho ảnh thật (lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật) hoặc ảnh ảo (lớn hơn vật)
Ảnh thật luôn ngược chiều với vật, ảnh ảo luôn cùng chiều với vật
Vật càng gần tiêu điểm vật thì kích thước ảnh càng lớn.

BÀI TẬP
Dạng 1. Các bài tập vẽ hình
Chủ đề 1: Các bài toán vẽ hình
II. Bài tập trên lớp
Câu 1: Vật nhỏ AB đặt vuông góc trên trục chính của một thấu kính hội tụ. Vẽ ảnh A'B' của AB và
nêu nhận xét trong các trường hợp sau:
a, d>2f b, f<d<2f
c, d=f d, 0<d<f
Câu 2: Chứng minh bằng cách vẽ ảnh rằng thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn
vật.
Câu 3: Trong các hình vẽ sau, xy là trục chính của thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S.
Xác định loại thấu kính, tính chất của ảnh, vị trí quang tâm, tiêu điểm
S’
S
S
x y x y

S’

S
S’
x y

II. Bài tập vận dụng


Câu 4. Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Câu 5. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 6. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Câu 9. Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ:
A. Một chùm sáng song song với trục chính qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu
kính.
B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
D. Một tia sáng có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh cho chùm tia ló song song với trục chính..
Câu 10. Tìm phát biểu sai
A. Ảnh ảo tạo bởi vật thật qua thấu kính hội tụ luôn cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ
C. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.
D. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (thuộc OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
Câu 11. Vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật nhỏ hơn vật khi vật phải đặt trong khoảng nào
trước thấu kính? Tìm kết luận đúng.
A. f<d< B. f<d<2f C. 2f<d< D. 0<d<f
Câu 12. Nói về thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Vật thật ở trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng F’O.
B. Một tia sáng qua thấu kính phân kì cho tia ló lệch xa trục chính hơn tia tới.
C. Vật ở trước thấu kính phân kì một đoạn d=f cho ảnh ở vô cực
D. Ảnh luôn dịch chuyển cùng chiều với chiều dịch chuyển của vật.
Câu 13. Điều nào sau đây sai khi nói về thấu kính hội tụ:
A. Vật nằm trong khoảng d>2f cho ảnh thật nhỏ hơn vật.
B. Vật nằm trong khoảng 0 < d < f cho ảnh ảo lớn hơn vật.
C. Vật nằm trong khoảng 2f < d <  cho ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. Khi d=2f, ảnh và vật đối xứng với nhau qua trục chính.
Câu 14. Trong các hình vẽ dưới đây, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S, O là quang tâm của thấu kính
Ở trường hợp nào, thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?
S S’ O S’ O S S’ O S O S’ S
x y x y x y x y
H.1 H.2 H.3 H.4

A. H.1 B. H.2; H4 C. H.3 D. H.2; H3


Câu 15. Cho các hình vẽ 1,2,3,4 có S là điểm sáng và S' là ảnh của S cho bởi một thấu kính có trục
chính xy và quang tâm O, Hình vẽ nào ứng với thấu kính phân kỳ ?
S’ S O S O S’ S S’ O O S’ S
x y x y x y x y
H.1 H.2 H.3 H.4

A. H.1 B. H.2; H4 C. H.3; H4 D. H.4


Câu 16. Lúc dùng công thức số phóng đại với vật thật qua một thấu kính, ta tính được độ phóng đại
k<0, ảnh là
A. ảnh thật, ngược chiều vật. B. ảnh thât, cùng chiều vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều vật. D. ảnh ảo, ngược chiều vật.
Câu 17. Một tia sáng từ S trước thấu kính, qua thấu kính (L) cho tia ló như (L)
hình vẽ. Thấu kính đã cho là …
A. thấu kính phân kỳ, vật thật S cho ảnh thật
B. thấu kính hội tụ, vật thật S cho ảnh ảo x S O y
C. thấu kính hội tụ, vật thật S cho ảnh thật
D. thấu kính phân kỳ, vật thật S cho ảnh ảo
Câu 18. Một tia sáng từ S trước thấu kính, qua thấu kính (L) cho
tia ló như hình vẽ. Thấu kính đã cho là … (L)
A. thấu kính phân kỳ, vật thật S cho ảnh thật.
B. thấu kính hội tụ, vật thật S cho ảnh ảo.
C. thấu kính hội tụ, vật thật S cho ảnh thật. x S O y
D. thấu kính phân kỳ, vật thật S cho ảnh ảo.
Câu 19. Chọn phát biểu đúng.
Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm là …
A. thấu kính hội tụ.
B. thấu kính phân kì.
C. có thể là thấu kính hội tụ hoặc là thấu kính phân kì.
D. chỉ xác định được loại thấu kính nếu biết chiết suất.

You might also like