You are on page 1of 9

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ KHỐI 9


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của thấu kính hội tụ/ thấu kính phân kỳ và ảnh của một vật tạo bởi thấu
kính hội tụ/ thấu kính phân kỳ.
- Nắm được cấu tạo của mắt, biểu hiện và cách khắc phục tật mắt cận/ mắt lão, trình bày về
kính lúp.
- Nắm được các cách phân tích một chùm ánh sáng trắng, sự trộn các ánh sáng màu.
- Nêu được các dạng năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng và định luật bảo toàn năng
lượng.
2. Kĩ năng:
- Biết cách dựng ảnh của một vật qua TKHT, TKPK, kính lúp và xác định các yếu tố liên
quan.
- Vận dụng các kiến thức về mắt cận, mắt lão để giải các bài tập liên quan.
- Vận dụng kiến thức về ánh sáng trắng, ánh sáng màu giải thích một số hiện tượng trong thực
tế.
- Vận dụng kiến thức về năng lượng để giải các bài tập liên quan.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP
A. LÝ THUYẾT
1. Trình bày về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ:
- Đặc điểm của thấu kính hội tụ/ thấu kính phân kỳ.
- Đường truyền các tia sáng đặc biệt.
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ/ thấu kính phân kỳ
Đặc điểm Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì

Hình dạng – Phần rìa mỏng hơn phần giữa Phần rìa dày hơn phần giữa.
Kí hiệu

Chiếu 1 Tạo ra chùm tia ló hội tụ Tạo ra chùm tia ló phân kỳ


chùm tia tới
song song
Đường - Tia tới đi qua quang tâm thì tia - Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló
truyền các ló truyền thẳng. truyền thẳng.
tia sáng đặc - Tia tới song song với trục - Tia tới song song với trục chính
Doan Thi Diem Secondary School Page 1 of 9
Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

biệt chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia
ló song song trục chính.
Đặc điểm + d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, Ảnh ảo (không hứng được trên
ảnh nhỏ hơn vật. màn – nét đứt, nằm cùng phía với
+ f < d < 2f: ảnh thật, ngược vật so với TK), cùng chiều, nhỏ
chiều, lớn hơn vật. hơn vật.
+ d < f: ảnh ảo, cùng chiều, lớn
hơn vật.
Lưu ý:
h: chiều cao vật, h’: chiều cao
ảnh
d: k/ cách từ vật => thấu kính
d’: k/ cách từ ảnh => thấu kính
f: tiêu cự của thấu kính
CT: d/d’ = h/h’
d > f: 1/f = 1/d + 1/d’ CT: d/d’ = h/h’
d < f: 1/f = 1/d - 1/d’ 1/f = 1/d’ - 1/d
2. Nêu cấu tạo của mắt, những biểu hiện và cách khắc phục của tật mắt cận, mắt lão.
a) Cấu tạo mắt:
- Thể thủy tinh: là 1 thấu kính hội tụ có thể thay đổi tiêu cự (tiêu cự càng dài khi quan
sát các vật càng xa).
- Màng lưới (võng mạc): ảnh của vật mà tâ nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét - ảnh thật, ngược
chiều, nhỏ hơn vật.
b) Mắt cận:
- Biểu hiện:
+ Chỉ nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa.
+ Điểm cực viễn CV gần mắt hơn so với mắt bình thường.
- Cách khắc phục: Đeo kính phân kì thích hợp có tiêu điểm trùng điểm cực viễn của
mắt.
c) Mắt lão:
- Biểu hiện:
+ Chỉ nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.
+ Điểm cực cận CC xa mắt hơn so với mắt bình thường.
- Cách khắc phục: Đeo kính hội tụ thích hợp có tiêu điểm trùng điểm cực cận của mắt.
Chú ý:
- Khoảng cách từ CC đến CV: giới hạn nhìn rõ của mắt.
- Khoảng cực cận của mắt cận < mắt thường < mắt lão.
- Khoảng nhìn rõ của mắt cận < khoảng nhìn rõ mắt lão.
3. Trình bày cấu tạo, công dụng và cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
- Cấu tạo:
+ Là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
+ Mỗi kính lúp có số bội giác ghi trên vành kính 2x, 3x, 5x,..cho biết khi dùng kính ta có
thể thấy ảnh lớn gấp bảo nhiêu lần khi không dùng kính.
G = 25/f
G: số bội giác
f: tiêu cự (cm)
+ Tiêu cực càng ngắn thì số bội giác càng lớn.

Doan Thi Diem Secondary School Page 2 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

- Công dụng: là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ


- Cách quan sát: đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được ảnh ảo, cùng
chiều, lớn hơn vật.
4. Nêu các cách phân tích một chùm ánh sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau.
- Cho chùm sáng trắng đi qua lăng kính -> tạo thành nhiều dải màu nằm sát cạnh nhau
từ đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
- Cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của 1 đĩa CD -> ánh sáng trắng chứa nhiều
ánh sáng màu khác nhau.
Chú ý: hiện tượng cầu vồng, ánh sáng màu trên váng dầu, bong bóng xà phòng cũng là
hiện tượng phân tích sánh sáng trắng.
5. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau? Nêu kết quả khi trộn 2 ánh sáng màu với nhau.
- Có thể trộn 2 hay nhiều ánh sáng màu với nhau bằng cách:
+ Chiếu đồng thời các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh màu trắng -> màu
trộn hiện trên màn ảnh màu trắng.
+ Chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (cường độ rất yếu) -> màu trộn
hiện trên màng lưới của mắt.
- Khi trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác.
VD: đỏ + vàng => cam
đỏ + lục => vàng
đỏ + lam => tím/ hồng đậm
- Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
- Khi trộn 3 ánh sáng màu với nhau có thể tạo ra ánh sáng trắng:
+ Trộn đỏ, lục, lam thích hợp
+ Trộn đỏ cánh sen, vàng, lam thích hợp
+ Trộn các màu từ đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím một cách thích hợp.
6. Kể tên các dạng năng lượng và lấy 3 ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang
dạng khác. Nêu định luật bảo toàn năng lượng.
- Các dạng năng lượng:
+ Cơ năng (động năng + thế năng) - có khả năng thực hiện công cơ học
+ Điện năng – có dòng điện chạy qua
+ Hóa năng – chất/ biến đổi chất
+ Quang năng - phát sáng
+ Nhiệt năng – làm nóng các vật khác.
- Ví dụ:
+ Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng
+ Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành cơ năng
+ Bóng đèn: điện năng chuyển hóa quang năng + nhiệt năng.
- Định luật bảo toàn năng lượng:
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang
dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. BÀI TẬP THAM KHẢO

DẠNG 1 : BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH HỘI TỤ - PHÂN KÌ


Câu 1: Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để có kết luận đúng.
A B
1. Tia sáng truyền tới quang tâm của TKHT a. là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
hoặc TKPK
2. Tia tới song song với trục chính của b. cho tia ló song song trục chính.

Doan Thi Diem Secondary School Page 3 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

TKPK
3. Tia tới đi qua tiêu điểm của TKHT c. đều truyền thẳng
4. Ảnh của 1 vật qua TKPK d. là hai lần tiêu cự của thấu kính.
5. Ảnh của 1 vật qua TKHT khi d < f e. là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
6. Chiếu chùm tia tới song song với trục f. thì tia ló là chùm phân kỳ.
chính của một TKHT
7. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của g. cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm
TKHT
8. Dùng một TKPK hứng ánh sáng Mặt h. thì tia ló là chùm hội tụ.
Trời theo phương song song với trục chính
của thấu kính
1-c 2-g 3-b 4- a
5-e 6-h 7-d 8-f
Câu 2: Những thấu kính nào trong hình vẽ là các thấu kính hội tụ

1 2 3 4
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4.
Câu 3: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló:
A. Truyền thẳng theo phương của tia tới. B. Đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.
C. Song song với trục chính. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 4: Vật thật nằm trước thấu kính và cách thấu kính một khoảng d với f < d < 2f thì cho:
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.
Câu 5: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA = f/2
cho ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm
A. Là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật. B. Là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.
C. Là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật D. Là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần
vật.
Câu 6: Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. Có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
C. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
D. Có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
Câu 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, cách thấu kính phân kì 7cm. Thấu kính có
tiêu cự f = 3cm. Ảnh A’B’ có đặc điểm nào dưới đây:
A. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.

Doan Thi Diem Secondary School Page 4 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

Câu 8 : Một vật sáng AB cao 3cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu
cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn 36cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Nêu tính chất của ảnh.
b) Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh.
h = 3cm
f = 12cm
d = 36cm
a) d > 2f => ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
b) ADCT: 1/f = 1/d + 1/d’ => 1/12 = 1/36 + 1/ d’ => d’ = 18cm
d/d’ = h/ h’ => 36/18 = 3/h’ => h’ = 1,5cm.
Câu 9: Một vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho
ta một ảnh cao 3cm và cùng chiều với vật. Biết điểm A nằm trên trục chính và khoảng cách từ
vật đến ảnh là 16cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
b) Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính, vật tới thấu kính và tiêu cự của thấu kính.
h = 1cm
h’ = 3cm
d’ – d = 16cm
a) Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
b) h/h’ = d/d’ = 1/3 => d’ = 3d
mà d’ – d = 16 => 2d = 16 => d = 8cm, d’ = 24cm
1/f = 1/d – 1/d’ = 1/8 – 1/24 => f = 12cm.
Câu 10: Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12
cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 9 cm. Biết AB = 1 cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
b) Tính khoảng cách từ ảnh tới vật và chiều cao của ảnh.
f = 12cm
d = 9cm
h = 1cm
a) Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
b) 1/f = 1/d’ – 1/d => 1/12 = 1/d’ – 1/9 => d’ = 36/7cm
=> Khoảng cách từ ảnh tới vật: d – d’ = 9 – 36/7 = 317/36cm
h/h’ = d/d’ => 1/h’ = 9/(36/7) => h’ = 4/7cm.

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC TẬT CỦA MẮT


Câu 11: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là:
A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

Doan Thi Diem Secondary School Page 5 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

C. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, lớn hơn vật.
Câu 12: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng:
A. từ điểm cực cận đến mắt. B. từ điểm cực viễn đến vô cực.
C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. từ điểm cực viễn đến mắt.
Câu 13: Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở :
A. điểm cực cận. B. điểm cực viễn.
C. khoảng cực cận. D. khoảng cực viễn.
Câu 14: Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới
mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
A. 0,5 cm. B. 1 cm. C. 1,5cm. D. 2 cm.
Câu 15 : Biểu hiện của mắt cận là:
A. Chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. Chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. Không nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. Không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Câu 16: Mắt của bạn Đông có khoảng cực viễn là 40cm. Loại kính thích hợp để bạn ấy đeo
là:
A. Hội tụ, có tiêu cự 40cm. B. Phân kỳ, có tiêu cự 40cm.
C. Hội tụ, có tiêu cự lớn hơn 40cm. D. Phân kỳ, có tiêu cự lớn hơn 40cm.
Câu 17 : Khoảng nhìn rõ của mắt cận (khoảng cách từ Cc đến Cv ) là:
A. Bằng khoảng nhìn rõ của mắt lão. B. Lớn hơn khoảng nhìn rõ của mắt lão.
C. Nhỏ hơn khoảng nhìn rõ của mắt lão. D. Bằng khoảng nhìn rõ của mắt bình thường.
Câu 18 : Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như:
A. Kính phân kì. B. Kính hội tụ.
C. Kính mát. D. Kính râm.
Câu 19: Một người đứng ngắm một cái cây cao 10m. Hỏi người ấy phải đứng cách cây bao
nhiêu mét để ảnh của cái cây trên màng lưới có chiều cao 8mm? Biết khoảng cách từ thể thủy
tinh đến màng lưới là 2cm.
Hướng dẫn: Dùng kiến thức về mắt, TKHT để trả lời
h = 10m
d’ = 2cm = 0,02m
h’ = 8mm = 0,008m
d =?
ADCT: h/h’ = d/d’=> 10/0,008 = d/0,02 => d = 25m
Câu 20: Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 50cm.
a) Mắt người ấy có tật gì?
b) Người ấy phải đeo kính loại gì? Khi đeo kính phù hợp người ấy sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách
mắt bao nhiêu? Tiêu cự của kính đeo là bao nhiêu?
Hướng dẫn: Dùng kiến thức về mắt cận, mắt lão để trả lời
a) Người đó mắc tật mắt cận do không nhìn rõ các vật ngoài 50cm.
b) Người ấy phải đeo kính phân kì có tiêu điểm F trùng điểm CV => f = 50cm

DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ KÍNH LÚP

Doan Thi Diem Secondary School Page 6 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

Câu 21: Có thể dùng kính lúp để quan sát:


A. Trận bóng đá trên sân vận động. B. Một con vi trùng.
C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. Kích thước của nguyên tử.
Câu 22: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để:
A. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
B. ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật.
C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
D. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 23: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 24: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn
nhất?
A. Kính lúp có số bội giác G = 5. B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5.
C. Kính lúp có số bội giác G = 6. D. Kính lúp có số bội giác G = 4.
Câu 25: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì
A. Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau.
B. Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”.
C. Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”.
D. Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Câu 26: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:
A. f = 5m. B. f = 5cm. C. f = 5mm. D. f = 5dm.

DẠNG 4: BÀI TẬP VỀ ÁNH SÁNG


Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm sáng
trắng vào nó?
A. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.
B. Lăng kính có tác dụng tách các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng.
C. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.
D. Lăng kính đã đổi màu của ánh sáng trắng.
Câu 28: Khi phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính ta nhận được dải màu gồm 7 màu chính
gồm
A. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục, lam, tím.
B. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục, nâu, tím.
C. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, nâu, tím.
D. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
Câu 29: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng trắng?
A. Màu của lớp dầu mỏng trên mặt nước.
B. Màu trên màng bong bóng xà phòng.
C. Hiện tượng cầu vồng.
D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 30: Người ta nói thí nghiệm quan sát ánh sáng phản xạ trên đĩa CD cũng là thí nghiệm
phân tích ánh sáng trắng vì sau khi phản xạ, chùm sáng trắng đã bị:
A. Tách thành nhiều dải ánh sáng có màu khác nhau. B. Mất đi.

Doan Thi Diem Secondary School Page 7 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

C. Thay bằng chùm sáng xanh và tím. D. Thay bằng chùm sáng đỏ và
vàng.
Câu 31: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?
A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chổ trên tấm màn màu trắng. Ta thu
được ánh sáng có màu khác.
B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu
được ánh sáng màu trắng.
C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu
trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng.
Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
Câu 32: Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng
trắng?
A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.
B. Trộn ánh sáng đỏ cánh sen, vàng, lam với độ sáng thích hợp.
C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.
D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.
Câu 33: Khi nhìn thấy vật màu đen thì
A. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng. B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh.
C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ. D. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

DẠNG 5: BÀI TẬP VỀ NĂNG LƯỢNG – SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG


Câu 34: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống
Câu 35: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng
khi chúng được biến đổi thành
A. Cơ năng B. Nhiệt năng
C. Năng lượng hạt nhân D. A hoặc B
Câu 36: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. làm cho vật nóng lên B. truyền được âm
C. phản chiếu được ánh sáng D. làm cho vật chuyển động
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.
A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc
truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng
khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Câu 38: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
A. Điện năng B. Hóa năng

Doan Thi Diem Secondary School Page 8 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2020 - 2021

C. Quang năng D. Cơ năng


Câu 39: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?
A. Cơ năng B. Điện năng
C. Hóa năng D. Quang năng
Câu 40: Chọn phát biểu đúng
A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban
đầu cung cấp cho máy.
D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

-----HẾT-----

CHÚC CÁC CON ÔN THI TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO !!!!

Doan Thi Diem Secondary School Page 9 of 9

You might also like