You are on page 1of 2

HỌC PHẦN ÁNH SÁNG HĐ 8 Trang 1

HỌC PHẦN ÁNH SÁNG


HĐ 8. TN
1.   Phát biểu nào ĐÚNG khi nói về ảnh A’B’ của vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ?
    d < f: ảnh A’B’ là ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
    f < d < 2f : ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.
    d>2f : ảnh ảo, ngược chiều, bé hơn vật.
    d = f : ảnh ảo, cùng chiều, cao bằng phân nửa vật.
2.   Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
    Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.
    Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên.
    Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống.
    Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống.
3.   Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật ở
    ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
    trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.
    tại tiêu điểm vật của vật kính.
    cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
4.   Trong một số dụng cụ quang, khi cần làm cho chùm sáng lệch một góc vuông, người ta
thường dùng lăng kính phản xạ toàn phần thay cho gương phẳng vì
    tiết kiệm chi phí sản xuất vì không cần mạ bạc
    khó điều chỉnh gương nghiêng 45 độ , còn lăng kính thì không cần điều chỉnh
    lớp mạ mặt sau của gương tạo nhiều ảnh phụ do phản xạ nhiều lần
    lăng kính có hệ số phản xạ gần 100% cao hơn ở gương
5.   Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A, đặt trong môi trường
không khí. Tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló
    lệch một góc chiết quang A
    đi ra ở góc B
    lệch về đáy của lăng kính
    đi ra cùng phương
6.   Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là
    Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
    Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
    Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
    Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
7.   Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho
    Độ tụ của mắt luôn giảm xuống.
    Ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
    Độ tụ của mắt luôn tăng lên.
    Ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc

8.   Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về đặc điểm cấu tạo của mắt?
HỌC PHẦN ÁNH SÁNG HĐ 8 Trang 2
    Độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi.
    Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi.
    Độ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi.
    Độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến võng
mạc thì không.

Đáp án: D
Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh. Độ cong của
hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cơ vòng đỡ, khoảng cách từ quang tâm
đến võng mạc không thay đổi được.

9.   Thấu kính hội tụ là


    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt luôn là các mặt cầu.
    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lõm và một mặt phẳng.
    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm.
    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu, mặt cầu lồi có bán kính nhỏ
hơn mặt cầu lõm.

10.   Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
    Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu
kính.
    Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính.
    Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với
trục hoành.
    Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính
của thấu kính.

You might also like