You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9 – HKII

Năm học 2022-2023


A. CÂU HỎI ÔN TẬP.
1. Dòng điện xoay chiều là gì? Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
2. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều, mỗi tác dụng cho 1 VD?
3. Trình bày nguyên nhân gây hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện? Viết công thức tính
công suất hao phí, từ đó nêu cách giảm công suất hao phí hiệu quả nhất?
4. Nêu nguyên tắc hoạt động và công dụng của máy biến thế? Cách lắp đặt máy biến thế trên đường
dây tải điện?
5. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? cho ví dụ về hiện tượng này.
6. So sánh góc khúc xạ và góc tới khi truyền ánh sáng từ không khí vào môi trường trong suốt khác và
ngược lại.
7. Nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ? Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ có đặc
điểm gì? Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
8. Nêu đặc điểm của thấu kính phân kỳ? Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ có
đặc điểm gì? Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ?
9. Mắt có cấu tạo như thế nào? Nêu khái niệm điểm cực cận và cực viễn của mắt.
10. Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục?
11. Kính lúp là gì? Công thức giữa độ bội giác và tiêu cự? Một kính lúp có độ bội giác là 5x điều này
có nghĩa gì?
12. Các cách để phân tích ánh sáng trắng? Nêu các cách trộn các ánh sáng màu và kết quả của mỗi cách
trộn các ánh sáng màu?
13. Năng lượng là gì? Hãy nêu nội dung của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
B. Bài tập trắc nghiệm :
Câu 1. Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều. B. Luân phiên đổi chiều quay.
C. Luôn đứng yên. D. Chuyển động đi lại như con thoi.
Câu 2. Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn, thì
A. Hiệu suất truyền tải là 100%. B. không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
C. toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ.
D. có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
Câu 3.Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, với cùng một hiệu điện thế, nếu
dùng dây dẫn có đường kính tiết diện dây dẫn lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện
sẽ: A. Tăng lên hai lần. B. Giảm đi hai lần. C. Giảm đi bốn lần. D. Tăng lên bốn lần.
Câu 4. Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:
A. Tăng hiệu điện thế đặt vào đầu đường dây dẫn. B. Giảm tiết diện dây dẫn.
C. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ. D. Tăng tiết diện dây dẫn.
Câu 5. Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:
A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.
C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.
D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.
Câu 6. Máy biến thế có cuộn dây:
A. đưa điện vào là cuộn sơ cấp. B. đưa điện vào là cuộn thứ cấp.
C. đưa điện ra là cuộn sơ cấp. D. lấy điện ra là cuộn sơ cấp.
Câu 7. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia tới và mặt phân cách. D. tia tới và điểm tới
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt. B. Khi ta xem chiếu bóng
C. Khi ta soi gương D. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh
Câu 9. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. phần rìa dày hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ.
Câu 10. Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Câu 11. Đặt một ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính, ta nhận thấy một ảnh lớn
hơn chính ngón tay. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ
B. ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ
C. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính phân kì
D. Ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính phân kì
Câu 12. Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
A. Thể thủy tinh và thấu kính. B. Thể thủy tinh và màng lưới
C. Màng lưới và võng mạc. D. Con ngươi và thấu kính
Câu 13. Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F
A. trùng với điểm cực cận của mắt. C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
B. trùng với điểm cực viễn của mắt. D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.
Câu 14. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì
và phải mang kính loại gì để khắc phục tật của mắt?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ. B. Mắt lão, đeo kính phân kì.
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ. D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Câu 15. Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như
A. kính phân kì. B. kính hội tụ. C. kính mát. D. kính râm.
Câu 16. Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 17. Trên hai kính lúp lần lượt có ghi 2x và 3x thì:
A. Cả hai kính lúp có ghi 2x và 3x có tiêu cự bằng nhau.
B. Kính lúp có ghi 3x có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi 2x.
C. Kính lúp có ghi 2x có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi 3x.
Câu 18. Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?
A. Một ngôi sao. B. Một con vi trùng. C. Một con kiến. D. Một bức tranh phong cảnh.
Câu 19. Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho
chùm sáng trắng:
A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ
B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì
C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính
D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD
Câu 20. Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu.
A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bia màu vàng
B. Chiều một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng
D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng
Câu 21. Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng
được biến đổi thành:
A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Năng lượng hạt nhân. D. A hoặc B.
Câu 22. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại,điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Khi thì tăng, khi thì giảm. B. Luôn được bảo toàn. C. Luôn tăng thêm. D. Luôn bị hao hụt.
C. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Bài 1. Một MBT được đặt ở một đầu đường dây truyền tải điện để truyền đi một công suất điện là
1200kW. Biết cuộn sơ cấp của máy có 400 vòng, cuộn thứ cấp có 12000 vòng. HĐT thu được ở hai
đầu cuộn thứ cấp là 120kV.
a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp?
b. Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 200. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây?
Bài 2. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 250 vòng.
a/ Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220 V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có
hiệu điện thế là bao nhiêu ?
b/ Có thể dùng máy biến thế trên để làm máy tăng thế được không? Bằng cách nào?
Bài 3: Một vật sáng AB = 5 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính
hộitụ, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm.Thấu kính có tiêu cự 10cm.
a/ Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính(không cần đúng tỷ lệ )
b/ Đó là ảnh thật hay ảnh ảo, vì sao ?
c/ Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm ?Tính chiều cao ảnh?
Bài 4:Một vật sáng AB = 3 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính
phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm.Thấu kính có tiêu cự 15cm.
a/ Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính. ( không cần đúng tỷ lệ )
b/ Đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
c/ Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? Tính chiều cao ảnh?
Bài 5: Một người khi mang kính có thể nhìn rõ vật xa nhất cách mắt mình 120cm và nhìn rõ vật gần
nhất cách mắt 20cm.
a. Mắt người ấy bị tật gì ? Có cần phải mang kính gì không? Nếu có thì kính có tiêu cự bao nhiêu là
thích hợp?
b. Điểm cực cận và điểm cực viễn cách mắt bao xa?
----------Hết-----------

You might also like