You are on page 1of 9

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: Vật lí
Họ và tên: ……………………………. Khối: 9
Mã số học sinh: ……………………… Năm học: 2022 – 2023
Lớp: ………………………………….. Đề 1
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây
dẫn kín?
A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
Câu 2: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
A. Nam châm và cuộn dây dẫn
B. Điện tích và cuộn dây dẫn
C. Nam châm và dây sắt
D. Nam châm điện và điện tích
Câu 3: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (tức là
xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.


B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.
C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.
D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện có chiều từ trái qua phải
B. dòng điện không đổi
C. dòng điện luân phiên đổi chiều
D. dòng điện có một chiều cố định
Câu 5: Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Điều khiển TV
C. Tủ lạnh
D. Ấm đun nước
Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta đang xem phim trên TV.
Câu 7: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 8: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. truyền thẳng ánh sáng B. tán xạ ánh sáng
C. phản xạ ánh sáng D. khúc xạ ánh sáng
Câu 9: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ cho ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam
châm
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện
cảm ứng?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của dây dẫn kín mạch
B. Tự luận:
Câu 11: Nêu một số tác dụng của dòng điện xoay chiều (lấy ví dụ mỗi loại).
Câu 12: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 5.000 vòng, cuộn thứ cấp có 10.000
vòng được đặt ở hai đầu đường dây tải điện để truyền đi một dòng điện. Biết hiệu
điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp là 220V.
a/ Máy biến thế trên là máy tăng hay hạ thế, vì sao?
b/ Tính hiệu điện thế đầu ra hai đầu cuộn thứ cấp.
B. Tự luận:
Câu 11: Nêu một số tác dụng của dòng điện xoay chiều (lấy ví dụ mỗi loại).
Câu 12: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 5.000 vòng, cuộn thứ cấp có 10.000
vòng được đặt ở hai đầu đường dây tải điện để truyền đi một dòng điện. Biết hiệu
điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp là 220V.
a/ Máy biến thế trên là máy tăng hay hạ thế, vì sao?
b/ Tính hiệu điện thế đầu ra hai đầu cuộn thứ cấp.
* *
*
Câu 11: Các tác dụng dòng điện xoay chiều:
- Tác dụng nhiệt: ấm điện, bình nóng lạnh, quạt sưởi,...
- Tác dụng quang: bóng đèn compact, đèn của bút thử điện,...
- Tác dụng từ: nam châm điện,...
Câu 12:
a/ Máy biến thế trên là máy tăng thế, vì số vòng ở cuộn sơ cấp ít hơn ở cuộn thứ
cấp.
b/ Gọi số vòng dây và hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp là: n1 ,U1
Gọi số vòng dây và hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp là: n2 ,U 2
U1 n1
Ta có công thức: = (thay số tính ra được U 2 = 440V )
U 2 n2
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Vật lí
Họ và tên: ……………………………. Khối: 9
Mã số học sinh: ……………………… Năm học: 2022 – 2023
Lớp: ………………………………….. Đề 2
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
A. Nam châm và cuộn dây dẫn
B. Điện tích và cuộn dây dẫn
C. Nam châm và dây sắt
D. Nam châm điện và điện tích
Câu 2: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi
C. Tác dụng từ giảm đi
D. Lực từ đổi chiều
Câu 3: Để truyền đi cùng một công suất điện , nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì
công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần.
D. Không tăng không giảm
Câu 4: Máy biến thế có thể dùng để:
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi
B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi
C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế

1
Câu 5: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (tức là xuất
hiện dòng điện cảm ứng)?

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.


B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.
C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.
D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.
Câu 6: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện có chiều từ trái qua phải
B. dòng điện không đổi
C. dòng điện luân phiên đổi chiều
D. dòng điện có một chiều cố định
Câu 7: Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Điều khiển TV
C. Tủ lạnh
D. Ấm đun nước
Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta đang xem phim trên TV.
Câu 9: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

2
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 10: Máy biến thế có thể dùng để:
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi
B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi
C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế
B. Tự luận:
Câu 11: Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Câu 12: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có
tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 6cm.
a/ Dựng ảnh A’B’ của AB. Hỏi A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
b/ Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao
của ảnh. Cho biết vật AB có chiều cao 4cm.
(Đáp án: d’ = 15cm ; A’B’ = 10cm)

3
B. Tự luận:
Câu 11: Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Câu 12: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có
tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 6cm.
a/ Dựng ảnh A’B’ của AB. Hỏi A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
b/ Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao
của ảnh. Cho biết vật AB có chiều cao 4cm.
(Đáp án: d’ = 15cm ; A’B’ = 10cm)
* *
*
Câu 11:
- Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: nam châm và cuộn dây
dẫn.
- Nguyên lý hoạt động: máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm
ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây
luân phiên tăng giảm thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân
phiên đổi chiều.
Câu 12:
a/

Ảnh không hứng được trên màn chắn → đây là ảnh ảo.
b/
➢ Theo dữ liệu đề bài, ta có: OF = OF ' = 10cm ; OA = 6cm ; AB = 4cm
OA AB
Xét: OAB ~ OA ' B '  = (1)
OA ' A ' B '
OF ' OI
Xét: OIF ' ~ A ' B ' F '  =
A' F ' A' B '
OF ' AB
 = (vì OABI là hình chữ nhật)
A' F ' A' B '
OF ' AB
 = (vì A ' F ' = OF '+ OA ' ) (2)
OF '+ OA ' A ' B '
OA OF '
Từ (1) và (2) ta có: =
OA ' OF '+ OA '
6 10
= =
OA ' 10 + OA '
(nhân chéo, tính được OA’ = d’ = 15cm).
➢ Sử dụng biểu thức (1) hoặc (2) ta tính được A’B’ = 10cm.

You might also like