You are on page 1of 48

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỂ THI

MÔN: KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ ÔTÔ


Câu 1: Cho hình vẽ dưới, theo định luật Kirchhoff 1 ta có:

a. I1 = - I2 + I3 – I4

b. I1 = I2 + I3 – I4

c. I1 = -I2 - I3 – I4
d.I1 = I2 - I3 + I4

Câu 2: Trong mạch mắc 2 ắc quy song song thì:


a. Điện áp bằng nhau, cường độ dòng điện bằng tổng cường độ dòng điện của 2 ắc quy (a)
b. Điện áp bằng nhau, cường độ dòng điện bằng cường độ dòng điện của 2 ắc quy
c. Điện áp bằng tổng điện áp 2 ắc quy, cường độ dòng điện bằng nhau
d. Tất cả câu trên đều sai
Câu 3: Cho sơ đồ như hình dưới, giá trị I2 và Uab là:
a. I2 = 2; Uab = 12(a)
b. I2 = - 4 ; Uab = 12
c. I2 = 2; Uab = 19
d. I2 = 12; Uab = 24

Câu 4: Thiết bị hay linh kiện nhận điện năng để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được gọi là:
a. Tải(A) b. Nguồn c. Thiết bị chuyển đổi d. Dây dẫn
Câu 5: Tập hợp nhiều nhánh tạo thành hệ thống kín và chỉ đi qua mỗi nút duy nhất một lần được gọi là:
a. Nhánh b. Vòng(b) c. Nút d. Mắt lưới
Câu 6: Theo định luật Kirchhoff 1
a. Tổng đại số điện áp tại một nút bằng 0
b. Tổng đại số dòng điện tại một nút bằng 0 (b)
c. Tổng đại số điện trở tại một nút bằng 0
d. Tất cả câu trên đều sai
Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tích đi qua tiết
diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian được gọi là:
a. Dòng điện c. Điện áp
b. Cường độ dòng điện d. Hiệu điện thế
Câu 8: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích lũy năng lượng của dòng điện được gọi là:
a. Dòng điện c. Nguồn điện
b. Điện áp d. Hiệu điện thế

Câu 9: Công của dòng điện một chiều được tính theo công thức:
a. A = U.I.t(a) (A=W) c. A = R.I2.t
b. P = R.I.t d. P = R.I2.t
Câu 10: Công thức tính công suất và công của dòng điện là: P=A/t => P=UIt/t =UI
a. P = U.I , A = U.I.t (a) c. P = R.I , A = R.I2.t
b. P = U.I , A = R.I2.t d. P = R.U , A = R.I.t
Câu 11: Định luật Ohm được phát biểu như thế nào

a) Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với
điện trở giữa 2 đầu đoạn mạch đó (a)
b) Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện
trở giữa 2 đầu đoạn mạch đó
c) Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ thuận với điện
trở giữa 2 đầu đoạn mạch đó
d) Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ thuận với điện
trở giữa 2 đầu đoạn mạch đó
Câu 12: Các đặc tính kỹ thuật cơ bản của vật liệu dẫn điện là:
a) Điện trở suất.
b) Hệ số nhiệt và nhiệt độ nóng chảy.
c) Tỷ trọng.
d) Tất cả các phương án trên
Câu 13: Một số vật liệu cách điện thông thường :

a) Gốm, sứ, cao su, thủy tinh, nhôm.


b) Gốm, sứ, cao su, thủy tinh, nhôm, sắt.
c) Gốm, sứ, cao su, thủy tinh, nhôm, sắt, đồng.
d) Gốm, sứ, cao su, thủy tinh, nhựa thông, mica.(d)
Câu 14: Điện trở suất được tính theo công thức:

a) ρ = R.l.S.

b) ρ = R.l/Sài Gòn.

c) ρ = R.S/l
Câu 15: Điện trở suất của nhôm là:
a) 0,09
b) 0,0175
c) 0,028(c)
d) 0,21
Câu 16: Ba nguồn điện một chiều cùng có điện áp 12V và cường độ dòng điện 8A, khi ghép nối
tiếp sẽ cho ra nguồn điện tương đương có:
A. Điện áp 36V, cường độ dòng điện 24A.
B. Điện áp 12V, cường độ dòng điện 24A.
C. Điện áp 36V, cường độ dòng điện 8A.
D. A và C đều đúng.
Câu 17: Hai nguồn điện một chiều cùng có điện áp là 5V và cường độ dòng điện là 20A, khi
ghép song song sẽ cho ra nguồn điện tương đương:
A. Điện áp 5V,cường độ dòng điện 40A.
B. Điện áp 10V,cường độ dòng điện 40A.
C. Điện áp 10V,cường độ dòng điện 20A.
D. B và C đều đúng.
Câu 18: Bốn nguồn điện một chiều cùng có điện áp 12V và cường độ dòng điện 15Ah, khi ghép
làm hai nhánh song song nhau, mỗi nhánh có hai nguồn nối tiếp sẽ cho ra nguồn điện tương
đương có:
A. Điện áp 48V, cường độ dòng điện 15Ah.
B. Điện áp 24V, cường độ dòng điện 15Ah.
C. Điện áp 48V, cường độ dòng điện
30Ah.
D. Điện áp 24V, cường độ dòng điện 30Ah.
Câu 19: Một thiết bị điện có điện trở R=20Ω, nhận nguồn điện U = 48V trong thời gian t = 10
giây. Công của dòng điện đã sinh ra trên điện trở là : P=UIt
A. 960 Joule.
B. 2400 Joule.
C. 1152 Joule.
D. 4820 Joule.
Câu 20: Một thiết bị điện có điện trở R=15Ω , nhận dòng điện một chiều I = 4A đi qua trong
thời gian t = 25 giây. Công của dòng điện đã sinh ra trên điện trở là:tRI2
A. 600 Joule.
B. 1500 Joule.
C. 10000 Joule.
D. 6000 Joule.
Câu 21: Thiết bị điện có công suất P = 750W, điện áp 220V, mỗi ngày hoạt động 2 giờ. Dòng điện
tiêu thụ của thiết bị trên là: P=IU
A. 6,8 A.
B. 0,58 A.
C. 0, 29 A.
D. 3,4 A.
Câu 22: Có 3 bóng đèn mắc song song với ắc quy. Nếu có 1 bóng bị đứt, các bóng còn lại sẽ:
A. Tắt theo
B. Không bị ảnh hưởng
C. Sáng hơn
D. Mờ hơn
Câu 23: Số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện trong một giây được gọi là:
a. Tần số b. Chu kỳ c. Biên độ d. Vòng lặp

CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG


Câu 1: Khi tiến hành đo điện áp ắc quy 12V ta làm như sau:
a. Chỉnh thang đo sang thang đo điện áp xoay chiều, thang đo X 200V và tiến hành đo
b. Chỉnh thang đo sang thang đo điện áp 1 chiều, thang đo X 50V và tiến hành đo
c. Chỉnh thang đo Ohm, que đen đo vào cực âm, que đỏ vào cực dương
d. Cả a và b đều đúng
Câu 2: Để đo sự thông mạch trong dây dẫn hay 2 ta xoay nút điều chỉnh sang thang đo:
a. Thang đo điện áp c. Thang đo điện trở
b. Thang đo dòng điện d.tất cả đều đúng

Câu 3: Khi đo Diode chỉnh lưu ta thấy rằng khi đo thuận chiều và ngược chiều quan sát kim đều lên
điều này chứng tỏ:
a. Diode tốt c. Diode bị khô
b. Diode bị thủng d. Tất cả câu trên đều sai
Câu 4: Ta có thể kết luận transistor NPN còn tốt bằng kết quả đo như sau:
a. Đo thuận chiều BE và BC => kim không lên, đo ngược chiều BE và BC => kim lên và
đo giữa C và E kim lên
b. Đo thuận chiều BE và BC => kim lên, Đo ngược chiều BE và BC => kim lên và đo giữa C
và E kim không lên
c. Đo thuận chiều BE và BC => kim lên, Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên và đo
giữa C và E kim lên
d. Đo thuận chiều BE và BC => kim lên, đo ngược chiều BE và BC => kim không lên và
đo giữa C và E kim không lên
Câu 5: Khi dùng VOM đo 2 đầu điện trở, nếu điện trở bị đứt thì:
a) Kim đồng hồ nhảy về 0

b) Kim đồng hồ đứng im


c) Kim đồng hồ lên lưng chừng rồi về 0
d) Không câu nào đúng
Câu 6: Dùng máy đo VOM để đo điện áp hoặc dòng điện; Khi không ước lượng được giá trị cần
đo thì đặt đồng hồ ở thang đo:
a) Lớn nhất.
c) Trung bình .
b) Bé nhất .
d) 1000V – AC

Câu 7: Khi không sử dụng, núm xoay của VOM phải đặt ở vị trí:
a) RX1.
b) Bất kỳ .
c) Off hoặc 1000 V-AC (nếu có)(c)
d) RX10
Câu 8: Đồng hồ vạn năng (VOM) dùng để đo:
a) Điện trở; Điện áp DC, AC; Dòng điện DC, AC
b) Điện trở; Điện áp AC và dòng điện DC
c) Điện trở; Điện áp DC, AC và dòng điện AC.
d) Điện trở; Điện áp DC, AC và dòng điện DC.(d)

Câu 9: Khi sử dụng đồng hồ chỉ thị kim dùng thang đo RX1 đo tụ điện 104M, giá trị đọc được là
0Ω nguyên nhân do:
a. Tụ chạm c. Tụ khô
b. Tụ rỉ d. Tụ tốt

Câu 10: Khi sử dụng đồng hồ chỉ thị kim dùng thang đo RX1 đo tụ điện, ta kẹp 2 que đo của đồng
hồ vào 2 chân tụ điện. Sau đó đảo ngược que đo quan sát đồng hồ ta thấy kim đo về vị trí lưng
chừng, ta kết luận.
a. Tụ chạm c. Tụ khô
b. Tụ rỉ d. Tụ tốt

Câu 11: Khi sử dụng đồng hồ chỉ thị kim dùng thang đo RX1 đo tụ điện, ta kẹp 2 que đo của đồng
hồ vào 2 chân tụ điện. Sau đó đảo ngược que đo quan sát đồng hồ ta thấy kim đo về vị trí ban đầu,
ta kết luận.
a. Tụ chạm c. Tụ Không
b. Tụ rỉ d. Tụ tốt

Câu 12: Sử dụng đồng hồ kim đo transistor NPN nếu que đen đo ở B, đỏ ở cực E. Kết quả đo là:

a. RBE = 5 -50Ω c. RBE = Vài trăm Ohm


b. RBE = ∞Ω d. RBE = 1KΩ

Câu 13: Khi sử dụng đồng hồ VOM thang đo Rx1 khi đặt que đen ở một chân transistor NPN đo
với 2 chân còn lại, kết quả bằng 5 - 8Ω
a. Que đen ở E
b. Que đen ở B
c. Que đen ở C
d. Tất cả đều sai

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ MẠCH ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN TRỞ
Câu 1: Theo hình vẽ dưới tín hiệu điện áp được đưa vào bộ vi xử lí thay đổi theo:

a. Tính chất hạn dòng c. Tính chất cầu phân áp


b. Tính chất khuyếch đại d. Tất cả câu trên đều đúng

Câu 2: Nhiệt điện trở âm là loại điện trở có:


a. Nhiệt độ tăng giá trị điện trở tăng c. Nhiệt độ tăng giá trị
điện trở giảm
b. Nhiệt độ tăng giá trị điện trở cố định d. Tất cả câu trên đều sai
Câu 3: Để sử dụng khoảng điện trở từ 0Ω đến giá trị tối đa được ghi trên biến trở ta sử dụng cặp
chân
a. 1 – 2 c. 2 – 3
b. 1 – 3 d. cả a và c đều đúng

Câu 4: Theo tính chất cầu phân áp như hình vẽ dưới, điện áp U1 phụ thuộc vào
giá trị
a. Giá trị R1
b. Giá trị R2
c. Giá trị R1 và R2
d. Giá trị điện áp U

Câu 5: Giá trị điện trở theo vạch màu là:

a. 4,7KΩ±5% và 4,7KΩ±10% c. 4,7KΩ±5% và 470Ω±10%


b. 470Ω±5% và 4,7KΩ±10% d. 47KΩ±5% và 4,7KΩ±10%

Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ có giá trị bóng đèn là 6V/1,5w, điện áp nguồn là 9V khi đó giá
trị điện trở và công suất điện trở được chọn là:
a. 10Ω/1W c. 13.5Ω/2W
d. 470Ω/0.25W

Câu 7: Theo hình vẽ dưới cảm biến vị trí cánh bướm ga là một ứng dụng của:
a. Quang trở
b. Nhiệt điện trở
c. Điện trở thuần
d. Biến trở

Câu 8: Theo hình vẽ giá trị của điện trở dán là

a. 464kΩ, 471Ω, 472Ω c. 4.64kΩ, 470Ω, 4.7kΩ


b. 4.64kΩ, 471Ω, 472Ω d. 464kΩ, 47Ω, 472Ω
Câu 9: Điện trở có các vòng màu sau ĐỎ ĐỎ CAM có giá trị là
a) 2,2k

b)22K
c) 220Ω
d) Tất cả đều sai
Câu 10: Điện trở có các vòng màu NÂU ĐEN ĐỎ có giá trị là:
a) 100Ω
b) 1k
c) 10k
d) 100k
Câu 11: Điện trở có các vòng màu VÀNG TÍM ĐỎ có giá trị là:
a) 4,7k
b) 47k
c) 3,7k
d) 37k

Câu 12: Linh kiện nào sau đây không thuộc loại điện trở
a) Biến trở tùy áp
b) Biến trở
c) Quang điện trở
d) Biến áp
Câu 13: Điện trở có công dụng gì trong một đoạn mạch
a) Cản trở điện áp

b) Cản trở dòng điện


c) Cản trở công suất
d) Không câu nào đúng

Câu 14: Đơn vị đo điện trở là


a) A (Ampe)
b) V (Volt)
c) Ω (Ohm)
d) F (Fara)
Câu 15: 1KΩ (Kilo Ohm) bằng bao nhiêu Ω(Ohm)
a) 10
b) 100
c) 1000
d) 10000
Câu 16: Điện trở là loại linh kiện:
a) Không có cực tính
b) Có cực tính
c) Có loại có cực tính có loại không có cực tính
d) Không câu nào đúng
Câu 17: Biến trở là loại linh kiện có thể thay đổi được:
a) Điện áp

b) Dòng điện
c) Điện trở
d) Điện dung

Câu 18: Cho điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp nhau. Rtđ được tính theo công thức:
a) 1/Rtđ = R1 + R2 + R3. c) Rtđ = R1 + R2 + R3.
b) 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3. d) Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3.

Câu 19: Cho R1= R2= 1KΩ; mắc R1 // R2. Tính Rtđ?

a) Rtđ = 0,5 Ω.
b) Rtđ = 1 KΩ.
c)Rtđ = 500 KΩ

d) Rtđ = 500 Ω.

Câu 20: Cho R1= 500Ω, R2= 500Ω, R3= 1KΩ; mắc (R1 nt R2) // R3. Tính Rtđ?
a) Rtđ = 500 KΩ.
b) Rtđ = 50 KΩ.
c) Rtđ = 500 Ω.
d) Rtđ = 1 K
Câu 21: Các chất dẫn điện tốt nhất là:
A. Đồng - Chì - Vàng - Thau
B. Bạc - Đồng - Vàng - Nhôm
C. Nhôm - Đồng - Chì - Kẽm
D. Bạc - Chì - Vàng - Kẽm
Câu 22: Điện trở suất 𝜌 của vật liệu có đơn vị tính là:
A. Ω/m và Ω/mm2
B. m/Ω và mm2/Ω
C. Ωmm2/m và Ωm
D. mm2/Ω m và Ωm2
Câu 23: Một dây dẫn có 𝜌 = 0.02 Ωmm2/m, dài 1500 mm với tiết diện S = 4 mm2. Điện trở của
dây dẫn này là: 𝜌=R*S/ l
A. R = 7,5 Ω
B. R = 750 Ω
C. R = 75 Ω
D. R = 7,5 kΩ

Câu 24: Điện trở trị số 100Ω ± 5% sẽ có các vòng màu:


A. Nâu - Đen - Đen - Vàng kim
B. Nâu - Đỏ - Vàng kim
C. Nâu - Đen - Nâu - Vàng kim
D. Nâu - Đen - Đen - Bạc
Câu 25: Điện trở trị số 270 kΩ ± 10% sẽ có các vòng màu:
A. Đỏ - Xanh - Cam - Bạc
B. Đỏ - Tím - Cam - Bạc
C. Đỏ - Xám - Vàng - Bạc
D. Đỏ - Tím - Vàng - Bạc
Câu 26: Một điện trở R = 150Ω có dòng điện qua là I = 0,2 A phải được chọn công suất tỏa
nhiệt là: P=Q/t=R*I^2
A. P = 1,2 W
B. P = 6 W
C. P = 12 W
D. 96 W
Câu 27: Một điện trở R = 120Ω nối vào nguồn điện áp U = 14 V phải được chọn công suất
tỏa nhiệt là:
Đáp án là 16,3W

Câu 28: Một điện trở R = 330Ω , khi có dòng điện đi qua là I = 60 mA, muốn làm
việc lâu dài không bị hư thì phải chọn điện trở có công suất là :
A. 2 W
B. 6 W
C.1W
D. 4 W
Câu 29: Các chất cách điện tốt nhất là:
A. Cao su - Than - Gỗ - Kẽm
B. Giấy - Than - Silic - Gỗ
C. Thủy tinh - Sành - Cao su - Giấy
D. Sành - Gỗ - Chì – Silic
Câu 30: Điện trở của dây dẫn điện được tính theo công thức:

l
A. R=p
s
s
B. R=p
l
p
C. R=l
s
l
D. R= s
p

Câu 31: Điện trở trị số 0,75 Ω ± 5% sẽ có các vòng màu:


A. Tím - Lam - Đỏ - Vàng kim
B. Tím - Lục - Bạc - Vàng kim
C. Xám - Lục - Bạc - Vàng kim
D. Xám - Lục - Vàng kim - Bạc
Câu 32: Điện trở trị số 5,6 Ω ± 5% sẽ có các vòng màu:
A. Lục - Lam - Vàng kim - Vàng kim
B. Lam - Tím - Bạc - Vàng kim
C. Lục - Lam - Vàng - Bạc
D. Lam - Tím - Bạc - Vàng kim
Câu 33: Điện trở có bốn vòng màu: Lam - Xám - Vàng kim - Vàng kim có trị số
A. R = 68Ω ± 5
B. R = 0,68Ω ± 5%
C. R = 680Ω ± 5%
D. R = 6,8Ω ± 5%
Câu 34: Mắc song song 1 điện trở cầu dưới của một cầu phân áp sẽ làm:

A. Tăng điện áp của cầu


B. Tăng điện áp rơi trên cầu dưới
C. Giảm điện áp rơi trên cầu trên
D. Giảm điện áp rơi trên cầu dưới
Câu 35: Phụ tải điện mắc càng xa accu thì:
A. Dây dẫn đến nó càng lớn
B. Dây dẫn đến nó phải cách điện tốt
C. Dây dẫn đến nó phải làm bằng nhôm
D. Dây dẫn đến nó càng nhỏ.
Câu 36: Cho mạch điện như hình bên, diode zener có VZ=12v, khi ngõ vào có điện áp là Vin=24v
thì điện áp ngõ ra là:
a. Vout=0v
b. Vout=6v
c. Vout=12v
d. Vout=24v

Câu 37: Cho mạch điện như hình bên, diode zener có VZ=12v, khi ngõ vào có điện áp là Vin=24v
thì điện áp ngõ ra là:
a. Vout=0v
b. Vout=6v
c. Vout=12v
d. Vout=24v

Câu 38: Vật liệu nào sau đây được chọn làm biến trở trên ô tô
a. Đồng
c. Nhôm
b. Bạc
d. Than

Câu 39: Kim chỉ báo đo mức nhiên liệu trên ô tô là một ứng dụng của:
a. Điện trở b. Biến trở
c. Quang trở d. Nhiệt điện trở

Câu 40: Cho đoạn mạch như hình vẽ, giá trị điện áp U1 sẽ được tính:
a. 𝑈1 = 𝐼. 𝑅1

U 1=
1+
U
R2
b. R1

U
c. .
=
U
1 R 1+R 2

d. Cả A và B đều đúng

Câu 41: Cho đoạn mạch như hình vẽ, giá trị điện áp U2 sẽ được tính:
a. 𝑈2 = 𝐼. 𝑅1
U
R1
1+
b. 𝑈2 = R2
U
R2
1+
c. 𝑈2 = R1
d. Cả A và B đều đúng

Câu 42: Cho đoạn mạch như hình vẽ, khi giá trị điện áp U = 9V, R1 = 3Ω, R2 = 6Ω thì điện áp U1,
U2 có giá trị lần lượt là:
a. U1 = 3V, U2 = 6V
b. U1 = 9V, U2 = 3V
c. U1 = 6V, U2 = 9V
d. U1 = 18V, U2 = 9V

Câu 43: Cho đoạn mạch như hình vẽ, điện áp rơi trên điện trở
R2 có giá trị là:
a. 3V
b. 4.5V
c. 6V
d. 9V
Câu 44: Trong đoạn mạch cầu phân áp, khi giá trị điện trở R càng lớn thì sụt áp đặt trên điện trở này
là:
a. Nhỏ b. Lớn
c. Bằng điện áp cung cấp d. Tất cả đều sai

Câu 45: Cảm biến nhiệt độ động cơ sử dụng nhiệt điện trở loại:
a. Nhiệt điện trở âm (NTC)
b. Nhiệt điện dương (PTC)
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều sai
Câu 46: Cảm biến đo khối lượng khí nạp kiểu cánh trượt là một ứng dụng
a. Biến trở
b. Nhiệt trở
c. Quang trở
d. Tất cả đều sai

Câu 47: Cảm biến đo lưu lượng khí nạp kiểu dây nhiệt dựa trên nguyên lý nào:
a. Cầu phân áp
b. Cầu wheatstone
c. Hiệu ứng Hall
d. Tất cả đều sai
Câu 48: Cho mạch điện cảm biến nhiệt độ nước mát như hình vẽ dưới, hãy tính giá trị điện áp ngõ
ra của chân THW, khi giá trị Rt = 5kΩ, R1 = 1kΩ.
a. 0.8V
b. 4.1V
c. 5V
d. 6V

Câu 49: Theo tính chất cầu wheatstone khi:


a. R1.R2 = R3.R4 → UA
= UB b. R1.R3 = R2.R4
→ UA = UB
c. R1.R3 = R2.R4 → UA > UB
d. R1.R2 = R3.R4 → UA < UB
Câu 50: Theo hình vẽ dưới cảm biến lưu lượng khí nạp làm việc theo nguyên lý nào
a. Cầu phân áp
b. Cầu wheatstone
c. Hiệu ứng Hall
d. Tất cả đều sai

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ MẠCH ỨNG DỤNG CỦA TỤ ĐIỆN
Câu 1: Một tụ điện có điện dung là 100.000P có mã số ghi trên thân là:
a. “1” b. “10” c.100n d. “104”
Câu 2: Tụ điện có chức năng
a. Nạp, cản trở dòng điện xoay chiều c. Nạp và xả điện áp
b. Xả, cản dòng điện một chiều d. Phóng điện

Câu 3: Một tụ điện có mã số ghi trên thân là 102, trị số của tụ là:
a. 100µF b. 1000pF c. 100n d. 1000F
Câu 4: Tụ điện được chia thành bao nhiêu loại
a. 2 b. 3 c. 4 d.5
Câu 5: Một tụ điện gồm có mấy bản cực
a) 1
b) 2
c) 3
d) 4
Câu 6: 1uF (micro Fara) bằng bao nhiêu F(Fara)
a) 103
b) 106
c) 10-3
d) 10-6
Câu 7: Tụ điện có chức năng
a) Tụ điện chỉ có khả năng tích trữ điện tích
b) Tụ điện chỉ có khả năng phóng điện tích
c) Tụ điện vừa có khả năng tích trữ điện tích và phóng tích điện tích
d) Tất cả đều đúng
Câu 8: Tụ điện là loại linh kiện:
a) Không có cực tính
b) Có cực tính
c) Có loại có cực tính có loại không có cực tính
d) Tất cả câu trên đều đúng
Câu 9: Một tụ điện còn tốt thì khi dùng VOM để đo sẽ như thế nào
a) Lên kim lưng chừng rồi về
b) Lên kim lưng chừng và giữ luôn
c) Không lên kim
d) Kim về giá trị 0
Câu 10: Một tụ điện bị đứt thì khi dùng VOM để đo sẽ như thế nào
a) Lên kim lưng chừng rồi về
b) Lên kim lưng chừng và giữ luôn
c) Không lên kim
d) Kim về giá trị 0
Câu 11: Một tụ điện bị dò thì khi dùng VOM để đo sẽ như thế nào
a) Lên kim lưng chừng rồi về
b) Lên kim lưng chừng và giữ luôn
c) Không lên kim
d) Kim về giá trị 0
Câu 12: Tụ biến dung là loại linh kiện có thể thay đổi được:
a) Điện áp
b) Dòng điện
c) Điện trở
d) Điện dung
Câu 13: Từ công thức ZC=1/(2.π.f.C), ta thấy dung kháng của tụ phụ thuộc vào:
a) Sự thay đổi biên độ điện áp u đặt vào 2 bảng tụ .
b) Sự thay đổi cường độ dòng diện i.
c) Sự thay đổi tần số của điện áp đặt vào tụ.
d) Tất cả đều sai.
Câu 14: Cho C = 1 μF, tính ZC khi tần số của điện áp đặt vào tụ là 1Hz
a) ZC = 15,923 Ω.
b) ZC = 15,923 KΩ.
c) ZC = 159,23 Ω.
d) ZC = 159,23 KΩ.
Câu 15: Cho C1 // C2 // C3. Ctđ được tính theo công thức:
a) 1/Ctđ = C1 + C2 + C3.
b) 1/Ctđ = 1/C1 + 1/C2 + 1/R3.
c) Ctđ = C1 + C2 + C3.
d) Ctđ = 1/C1 + 1/C2 + 1/C3

Câu 16: Cho C1 , C2 , C3 mắc nối tiếp nhau. Ctđ được tính theo công thức:
a) 1/Ctđ = C1 + C2 + C3.
b) 1/Ctđ = 1/C1 + 1/C2 + 1/C3.
c) Ctđ = C1 + C2 + C3.
d) Ctđ = 1/C1 + 1/C2 + 1/C3

Câu 17: Cho tụ C1= C2= 10μF; mắc C1 song song C2. Tính Ctđ?
a) Ctđ = 10 μF.
b) Ctđ = 10 F.
d) Ctđ = 20 F.
c) Ctđ = 20 μF

Câu 18: Các chất điện môi thông dụng để chế tạo tụ điện:
A. Giấy - Bạc - Không khí - Dầu
B. Dầu - Giấy - Mica – Gốm
C. Mica - Không khí - Chì - Thủy tinh
D. Gốm - Giấy - Kẽm - Mica
Câu 19: Đơn vị tính của hằng số điện môi 𝜀 (epxilon) là:
A. Coulomb/Volt
B. Volt/m
C. Farad/Coulomb
D. Farad/m
Câu 20: Điện dung của tụ điện được tính theo công thức:
𝑆
A. C = 𝜀
𝑑
𝑑
B. C = 𝜀
𝑆
𝑆
C. C = d
𝜀
𝜀
D. C = 𝑠
𝑑
Câu 21: Điện dung của tụ điện được tính theo công thức:
𝑆
A. C = 𝜀 (đơn vị của C là Farad/ Ω)
𝑑
𝑆
B. C = 𝜀 (đơn vị của C là Farad)
𝑑
𝑆
C. C = 𝜀 (đơn vị của C là Microfarad)
𝑑
𝑆
D. C = 𝜀 (đơn vị của C là Ω / Fa
𝑑
Câu 22: Hai thông số kỹ thuật đặc trưng của tụ điện cần biết khi sử dụng là:
A. Điện dung C (Farad) và công suất tỏa nhiệt P (Watt)
B. Điện dung C (Farad) và điện áp làm việc V (Volt)
C. Điện dung C (Coulomb) và điện áp làm việc V (Volt)
D. Điện dung C (Coulomb) và công suất tỏa nhiệt P (Watt)
Câu 23: Hai thông số kỹ thuật đặc trưng của tụ điện cần biết khi sử dụng là:
A. Điện áp danh định U và dòng điện nạp cực đại IC
B. Điện dung C và dòng điện nạp cực đại IC
C. Điện dung C và điện áp làm việc V
D. Điện tích Q và điện áp danh định U
Câu 24: Trên tụ điện có ghi số: 103 J có nghĩa:
A. Điện dung C = 103 F ± 5%
B. Điện dung C = 103 pF ± 5%
C. Điện dung C = 100 nF ± 5%
D. Điện dung C = 10.000 pF ±
5%
Câu 25: Trên tụ điện có ghi số: 474K có nghĩa:
A. Điện dung C = 470 nF ± 10%
B. Điện dung C = 474 µF ± 10%
C. Điện dung C = 474 kF ± 10%
D. Điện dung C = 47 nF ± 10%
Câu 26: Hai tụ điện có C1 = C2 = 22µ F, điện áp làm việc giống nhau là 50 VDC. Nếu hai tụ
điện trên ghép nối tiếp sẽ cho ra tụ điện tương đương có:
A. C = 11µF , V = 50 VDC
B. C = 44µF , V = 50 VDC
C. C = 11µF , V = 100
VDC
D. C = 44µF , V = 100 VDC
Câu 27: Hai tụ điện có C1 = C2 = 6,8µF, điện áp làm việc giống nhau là 100 VDC. Nếu hai tụ điện
trên ghép nối tiếp sẽ cho ra tụ điện tương đương có:
A. C = 13,6µF ,V = 100 VDC
B. C = 3,4µF ,V = 100 VDC
C. C = 13,6µF ,V = 200 VDC
D. C = 3,4µF ,V = 200 VDC
Câu 28: Hai tụ điện có C1 = C2 = 33 µF, điện áp làm việc giống nhau là 25 VDC. Nếu hai tụ điện
trên ghép song song nhau sẽ cho ra tụ điện tương đương có:
A. C = 66 µF ,V = 25 VDC
B. C = 16,5 µF ,V = 25VDC
C. C = 66 µF ,V = 50 VDC
D. C = 16,5 µF ,V = 50 VDC
Câu 29: Hai tụ điện có C1 = C2 = 15µF, điện áp làm việc là 24 VDC. Nếu hai tụ điện trên ghép
song song nhau sẽ cho ra tụ điện tương đương có:
A. C = 7,5 µF ,V = 24 VDC
B. C = 30 µF ,V = 24 VDC
C. C = 7,5 µF ,V = 24 VDC
D. C = 30 µF ,V = 24 VDC

Câu 30: Dung kháng của tụ điện sẽ giảm khi:


A. Tần số dòng điện xoay chiều tăng
B. Tần số dòng điện xoay chiều giảm
C. Điện dung giảm
D. Cả câu a và b đúng

Câu 31: Cho mạch điện như hình vẽ, hãy tính giá trị của tụ điện.
a. C = 17uF
b. C = 50,3uF
c. C = 10uF
d. C = 18,3uF
CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ MẠCH ỨNG DỤNG CỦA CUỘN DÂY

Câu 1: Cho sơ đồ relay như hình dưới, để hoạt động relay ở trạng thái ngắt tín hiệu khi có dòng điện đi
qua cuộn dây ta sử dụng cặp tiếp điểm:
a. 1 – 2 c. 4 – 5
b. 3 – 4 d. 3 – 5

Câu 2: Khi cấp điện 220VAC vào cuộn sơ cấp của biến thế, số vòng dây quấn cuộn sơ cấp n1 =
22000 vòng, số vòng dây quấn thứ cấp n2 = 1000 vòng, điện áp thứ cấp là:
a. 0V b. 5V c. 10V d. 12V
Câu 3: Relay trong mạch điện ôtô có chức năng gì:
a. Bảo vệ công tắc c. Cả a và b đều đúng
b. Chức năng chuyển mạch d. Cả a và b đều sai
Câu 4: Khi chọn công tắc đấu nối trong mạch điện ô tô ta cần quan tâm đến thông số nào của công tắc:
a. Điện áp cực đại c. Cường độ dòng điện cực đại
b. Công suất cực đại d. Tất cả đều đúng
Câu 5: Bằng cách quan sát chân relay ta có thể xác định được cặp chân cuộn dây dựa vào:
a. Kích thước chân c. Vật liệu
b. Hình dạng d. Tất cả đều sai
Câu 6: Dựa vào ký hiệu của cuộn dây hãy cho biết tên gọi của cuộn dây

a. Cuộn dây lõi sắt từ c. Cuộn dây lõi không khí


b. Cuộn dây lõi ferrite d. Cuộn dây có lõi sắt chỉnh được
c.
Câu 7: Hãy chọn hình đúng nhất cho sơ đồ mạch điện điều khiển quạt làm mát két nước trên động cơ ôtô

Công tắc nhiệt


M
IGSW
độ nước M
M
Công tắc nhiệt
IGSW độ nước
IGSW Công tắc nhiệt
độ nước

Hình 1 Hình 2 Hình 3


a. Hình 1 c. Hình 3
b. Hình 2 d. Tất cả đều đúng
Câu 8: Trên Ôtô cặp tiếp điểm của các loại công tắc thường có có giá trị Imax vào khoảng:
a. 4A c. 6A
b. 5A d. 7A
Câu 9: Nếu xét trạng thái về điện người ta chia công tắc ra thành bao nhiêu loại:
a. 2 b. 4
b. 3 d. 5
Câu 10: Máy biến áp dùng để

a) Tăng điện áp
b) Hạ điện áp
c) Câu a và b sai
d) Câu a và b đúng
Câu 11: Khi điện áp ở cuộn thứ cấp nhỏ hơn điện áp của cuộn sơ cấp của một máy biến áp thì dòng
điện trong cuộn sơ cấp sẽ:
a) Nhỏ hơn
b) Lớn hơn
c) Bằng
d) Không câu nào đúng
Câu 12: Khi muốn máy biến áp là một máy hạ áp thì số vòng dây trong cuộn thứ cấp phải:

a) Lớn hơn cuộn sơ cấp

b) Nhỏ hơn cuộn sơ cấp


c) Bằng cuộn sơ cấp
d) Không câu nào đúng
Câu 13: Năng lượng tích lũy của cuộn dây được tính theo công thức:
a) WL = 1/(2.L.I2).
b) WL = (1/2).L.I2.
c) WL = L.I2.

d) WL = (L.I)2

Câu 14: Cuộn dây lõi sắt lá làm việc ở tần số:
a) Tần số rất cao và siêu cao.
b) Tần số cao hoặc trung tần.
c) Tần số thấp.
d) Tất cả đều sai

Câu 15: Cho L = 4 mH, tính cảm kháng của cuộn dây khi làm việc ở tần số 1KHz.
ZL= 25,13 Ω.
Câu 16: Cho L1 nối tiếp L2, Ltđ được tính theo công thức:
a) 1/Ltđ = L1 + L2.
b) 1/Ltđ=1/L1 + 1/L2.
c) Ltđ=1/L1 + 1/L2.
d) Ltđ=L1 + L2.
Câu 17: Cho L1 song song L2, Ltđ được tính theo công thức:
1/Ltđ=1/L1 + 1/L2.
Câu 18: Đơn vị của cường độ từ cảm là:
Weber/m

Câu 19: Đơn vị của cường độ từ thông Φ là:


Weber
Câu 20: Qui tắc vặn nút chai là qui tắc để xác định:
Chiều của từ trường do dòng điện tạo ra

Câu 21: Qui tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều của các đại lượng:
Dòng điện, từ trường và lực chuyển đông của dây dẫn

Câu 22: Điện áp sinh ra trên cuộn thứ cấp của bobine khi:
Transistor công suất ngắt

Câu 23: Khi dòng điện qua 1 cuộn dây (relay, bobine, kim phun, solenoid…) bị ngắt đột
ngột, trên cuộn dây sẽ có:
Xung điện áp cao

Câu 24: Hiện tượng xuất hiện điện áp cảm ứng của cuộn dây được đặt trong một từ trường
biến thiên được gọi là hiện tượng.
Hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 25: Cho tín hiệu có tần số f = 1kHz qua cuộn dây có hệ số tự cảm L = 1000mH. Cảm
kháng của cuộn dây là:
6280

Câu 26: Trong mạch điện xoay chiều, sức cản của tụ điện được tính theo công thức:
XC = 1/ 2 π. f .C

Câu 27: Trong mạch điện xoay chiều, cảm kháng của cuộn dây được tính theo công thức:

XL = 2.π.f.L
Câu 28: Khi cấp điện 220VAC vào cuộn sơ cấp của biến thế, số vòng dây quấn cuộn
sơ cấp n1 = 22000 vòng, số vòng dây quấn thứ cấp n2 = 500 vòng, điện áp thứ cấp
là:
5V

Câu 29: Cho cuộn dây L1=50mH mắc song với cuộn dây L2=50mH, hệ số tự cảm tính được
là;
25mH

Câu 30: Loại công tắc thay đổi trạng thái được sử dụng để điều khiển hệ thống nào trên ô tô:

Tất cả đều đúng

Câu 31: Để điều khiển các thiết bị trên ô tô qua công tắc người ta sẽ đấu dây theo kiểu:
a. Âm chờ
b. Dương chờ
c. Không âm chờ, dương chờ
d. Tất cả đều đúng
Câu 32: Công tắc điều khiển motor nâng hạ kính trên ô tô được đấu dây theo kiểu:
a. Âm chờ
b. Dương chờ
c. Không âm chờ, dương chờ
d. Tất cả đều đúng
CHƯƠNG 6: CHẤT BÁN DẪN VÀ DIODE
Câu 1: Chất bán dẫn là chất có điện trở:
a. Lớn hơn điện trở chất cách điện
b. Lớn hơn điện trở chất cách điện và nhỏ hơn điện trở chất dẫn
điện
c. Lớn hơn điện trở chất dẫn điện và nhỏ hơn điện trở chất cách điện
d. Lớn hơn điện trở chất cách điện và lớn hơn điện trở chất dẫn điện
Câu 2: Các nguyên tử tạo nên chất bán dẫn thuần Germani (Ge) có số điện tử ở tầng ngoài
cùng là:
a. 1 b. 2 c.3 d.4
Câu 3: Điện áp rơi trên hai đầu Diode phát quang (Led) khi sáng bình thường:
a. 0.5V – 0.8V b. 1.6V – 5V c. 0.8V – 2V d.1.5V – 10V
Câu 4: Didoe zener sẽ:
a. Cho dòng điện đi qua một chiều khi phân cực thuận
b. Khi phân cực nghịch diode zener dẫn dòng điện đi qua khi điện áp đặt vào lớn hơn điện áp
của zener
c. Khi phân cực nghịch diode zener dẫn dòng điện đi qua khi điện áp đặt vào lớn hơn hay bằng
điện áp của zener
d. Cả a và b đúng

Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ để có điện thế ra 6V, ta chọn hình:
a. Hình a đúng
b. Hình b đúng
c. Hình c đúng
d. Cả ba hình đều đúng

Câu 6: Diode chỉnh lưu có tính chất:


a. Chỉ cho dòng điện đi qua một chiều
b. Cho dòng điện đi qua một chiều và sẽ cho dòng điện đi theo chiều ngược khi điện áp lớn
hơn điện áp của diode
c. Bản chất của diode giống như đoạn dây dẫn
d. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 7: Diode zener được ứng dụng trong:
a. Bộ tiết chế trong máy phát điện trên ô tô
b. Bộ chỉnh lưu trong máy phát điện ô tô
c. Mạch ổn áp trongECU động cơ
d. Cả a và c đều đúng
Câu 8: Cách xác định cực anode và cathode chính xác nhất của Led ta dựa vào:
a. Bảng cực của Led c. Màu của Led
b. Kích thước chân Led d. Tất cả câu trên đều đúng

Câu 9: Cho mạch điện như hình bên, diode zener có VZ = 5v, khi ngõ vào có điện áp V = 12v, thì
điện áp ngõ ra là:
a. 5v c. 10v R
b. 12v d. 17v V
R1
Câu 10: Theo hình ký hiệu dưới hãy cho biết đâu là ký hiệu
của diode zener

Hình: 1 Hình: 2 Hình: 3


a. Hình 2 c. Hình 1
b. Hình 3 d. Tất cả đều sai
Câu 11: Cấu tạo bộ chỉnh lưu trong máy phát điện ô tô là :
a. Diode zener c. Transistor
b. Tụ điện d. Diode

Câu 12: Linh kiện điện tử làm từ chất bán dẫn bao gồm:
a. Điện trở, tụ điện, diode
b. Điện trở, diode, diode zener
c. Led, diode, transistor
d. Transistor, diode, điện trở
Câu 13: Trong chất bán dẫn loại P, hạt tải đa số là:
a. Neutrons b. Lỗ trống c. Electrons d. Ion
Câu 14: Diode là loại linh kiện cho phép dòng điện đi theo
a) Một chiều
b) Hai chiều
c) Cản trở dòng điện
d) Không câu nào đúng
Câu 15: Chiều của dòng điện đi trong Diode là đi từ
a) Anod sang Katod
b) Katod sang Anod
c) Đi được từ Anod sang Katod và ngược lại
d) Không câu nào đúng
Câu 16: Diode là loại linh kiện có mấy chân
a) 1 chân
b) 2 chân
c) 3 chân
d) 4 chân
Câu 17: Cấu tạo của Diode gồm mấy lớp tiếp giáp
a) 1 lớp
b) 2 lớp
c) 3 lớp
d) 4 lớp
Câu 18: Như thế nào thì được gọi là phân cực ngược cho Diode
a) Cực A nối với nguồn -, Cực K nối với nguồn +
b) Cực A nối với nguồn +, Cực K nối với nguồn –
c) Cả 2 câu trên đều sai
d) Cả 2 câu trên đều đúng
Câu 19: Chất bán dẫn loại N là chất chứa các hạt dẫn mang điện tích:
a) Điện tích dương (lỗ trống)
b) Điện tích âm (electron)
c) Cả dương và âm
d) Không phải hai loại trên

Câu 20: Chất bán dẫn loại P là chất chứa các hạt dẫn mang điện tích:
a) Điện tích dương (lỗ trống)
b) Điện tích âm (electron)
c) Cả dương và âm
d) Không phải hai loại trên
Câu 21: Trong một mạch điện, có một điện trở mắc nối tiếp với 1 đèn led. Điện trở đó làm nhiệm
vụ gì trong mạch này.
a) Hạn áp cho led
b) Hạn dòng cho led
c) Phân cực cho led
d) Không có tác dụng gì
Câu 22: Để xác định chân cho Diode thì người ta sử dụng VOM để đo. Gạt thang đo về 1X và
dùng 2 que đặt vào 2 đầu của Diode và đảo chiều 2 que đo. Nếu Diode còn tốt thì:
a) Cả 2 lần đo đều lên kim
b) Không lần nào lên kim
c) Một lần lên kim và một lần không lên
d) Không trường hợp nào đúng
Câu 23: Diode Zenner là loại linh kiện được dùng để
a) Cho dòng điện đi theo 1 chiều
b) Cho phép dòng điện đi theo 2 chiều
c) Cản không cho dòng điện đi qua
d) Dùng để ghim áp
Câu 24: Để chỉnh lưu toàn kỳ từ AC sang DC người ta dùng mấy Diode
a) 1
b) 2
c) 3
d) 4
Câu 25: Diode tiếp mặt có ... tiếp giáp P-N.

a) 1.
b) 2.
c) 3.
d) 4.
Câu 26: Đối với Diode tiếp mặt (loại Si), khi phân cực thuận thì UAK = :
a) 1V. c) 0,7V.
b) -0,7V. d) 1,4V.
Câu 27: Trong đặc tuyến Von-Ampe của Diode tiếp mặt, vùng bị đánh thủng là vùng có:
a) UAK > Uđánh thủng. c) UAK ≤ Uđánh thủng. *
b) UAK < 0. d) UAK > 0.
Câu 28: Diode tiếp mặt có ký hiệu:

a) ; b) ; c) ; d) .
Câu 29: Diode Zener có ký hiệu:

a) ; b) ; c) ; d) .
Câu 30: Chất bán dẫn thuần khi có năng lượng kích thích thì:
a) Số hạt điện tử tự do bằng số hạt lỗ trống tự do. **
b) Số hạt điện tử tự do nhiều hơn số hạt lỗ trống tự do.
c) Số hạt điện tử tự do ít hơn số hạt lỗ trống tự do.
d) Số điện tử tự do bằng số điện tử rự do.
Câu 31: Chất bán dẫn N được hình thành khi pha tạp chất của nguyên tố nhóm ... vào trong chất
bán dẫn thuần.
a) II.
c) IV.
b) III.
d) V.

Câu 32: Chất bán dẫn P được hình thành khi pha tạp chất của nguyên tố nhóm ... vào trong chất
bán dẫn thuần.
a) II. b) III. c) IV. d) V.
Câu 33: Hạt thiểu số trong chất bán dẫn P khi có năng lượng kích thích là:
a) Hạt điện tử mang điện tích âm.
b) Hạt điện tử mang điện tích dương.
c) Hạt lỗ trống mang điện tích âm.
d) Hạt lỗ trống mang điện tích dương.
Câu 34: Hạt thiểu số trong chất bán dẫn N khi có năng lượng kích thích là:
a) Hạt điện tử mang điện tích âm.
b) Hạt điện tử mang điện tích dương.
c) Hạt lỗ trống mang điện tích âm.
d) Hạt lỗ trống mang điện tích dương.
Câu 35: Mạch điện hình bên là mạch:
T1

- +

+ R

a) Chỉnh lưu nửa chu kỳ. c) Chỉnh lưu toàn sóng dạng cầu.
b) Chỉnh lưu nhân đôi điện áp. d) Tất cả đều sai
Câu 36: Diode là linh kiện gồm có mấy lớp bán dẫn:
a) 1 b) 2 c) 3 d) 4
Câu 37: Chất bán dẫn điện thông dụng là:
A. Silic - Germanium - Carbon
B. Metal - Silic - Phospho
C. Germanium - Tungstene - Arsenic
D. Silic - Bore – Germanium

Câu 38: Chất bán dẫn điện có trị số điện trở:


A. Rất lớn so với thủy tinh, sành
B. Rất lớn so với vàng, bạc
C. Rất lớn so với gỗ, cao su
D. Rất lớn so với giấy, không khí khô **************

Câu 39: Đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của chất bán dẫn là:
A. Nguyên tử gồm có nhân và nhiều tầng chứa điện tử
B. Nguyên tử có 4 điện tử trên tầng ngoài cùng
C. Nguyên tử gồm có nhân và 4 điện tử bao quanh
D. Nguyên tử gồm 4 điện tử trong nhâ

Câu 40: Để chế tạo linh kiện điện tử bán dẫn người ta dùng chất bán dẫn pha trộn với các chất khác
nhau như:
A. Arsenic, Sắt, Đồng, Bore
B. Phosphor, Indium, Nhôm, Ceramic
C. Arsenic, Phosphor, Gallium, Indium
D. Bore, Ceramic, Indium, Chì
Câu 41: Chất bán dẫn loại âm (chất N) được chế tạo bằng chất Silic hay Germanium pha thêm:
A. Chất Bore hay Indium
B. Chất Indium hay Phosphor
C. Chất Arsenic hay Bore
D. Chất Arsenic hay Phosphor
Câu 42: Chất bán dẫn loại âm (chất N) được chế tạo bằng chất Silic hay Germanium pha thêm:
A. Những chất nguyên tử có 5 điện tử tầng ngoài cùng
B. Những chất nguyên tử có 3 điện tử tầng ngoài cùng
C. Những chất nguyên tử có 4 điện tử tầng ngoài cùng
D. Những chất nguyên tử có 1 điện tử tầng ngoài cùng
Câu 43: Chất bán dẫn loại dương (chất P) được chế tạo bằng chất Silic hay Germanium pha thêm:
A. Chất Bore hay Phosphor
B. Chất Gallium hay Indium
C. Chất Indium hay Arsenic
D. Chất Arsenic hay Phosphor
Câu 44: Chất bán dẫn loại âm (chất P) được chế tạo bằng chất Silic hay Germanium pha thêm:
A. Những chất nguyên tử có 1 điện tử tầng ngoài cùng
B. Những chất nguyên tử có 3 điện tử tầng ngoài cùng
C. Những chất nguyên tử có 5 điện tử tầng ngoài cùng
D. Những chất nguyên tử có 4 điện tử tầng ngoài cùng
Câu 45: Diod bán dẫn có cấu tạo gồm:
A. Hai lớp bán dẫn chất P và chất N ghép tiếp giáp nhau
B. Lớp P có nhiều lỗ trống ghép với lớp N có nhiều điện tử dư
C. Hai câu trên đều sai
D. Hai câu trên đều đúng
Câu 46: Phân cực ngược diod là:
A. Nối nguồn một chiều cực âm vào chân P và cực dương vào chân N
B. Nối nguồn một chiều cực dương vào chân P và cực âm vào chân N
C. Hai câu trên đều sai
D. Hai câu trên đều đúng
Câu 47: Phân cực thuận diod là:
A. Nối nguồn một chiều cực dương vào chân N và cực âm vào chân P

B. Nối nguồn một chiều cực dương vào chân P và cực âm vào chân N
C. Hai câu trên đều sai
D. Hai câu trên đều đúng
Câu 48: Khi diod được phân cực thuận sẽ có:
A. Dòng điện thuận đi từ lớp N sang lớp P
B. Dòng điện ngược đi từ lớp N sang lớp P
C. Dòng điện thuận đi từ lớp P sang lớp N
D. Dòng điện ngược đi từ lớp P sang lớp N
Câu 49: Điện áp ngưỡng của diod là điện áp:
A. Phân cực ngược tối thiểu để diod dẫn điện
B. Phân cực cần thiết để đánh thủng diod
C. Phân cực cho hai chân P và N của diod
D. Phân cực thuận tối thiểu để diod dẫn điện
Câu 50: Điện áp ngưỡng của diod có trị số:
A. 0,6 V (diod Si) ; 0,2 V (diod Ge)
B. 0,2 V (diod Ge) ; 0,8 V (diod Si)
C. 0,6 V (diod Si) ; 0,4 V (diod Ge)
D. 0,4 V (diod Ge) ; 0,8 V (diod Si)
Câu 51: Khi dùng Ohm kế kiểm tra điện trở của diod sẽ có trị số điện trở thuận và ngược như sau:
A. R thuận = vài trăm kΩ, R ngược = vô cực Ω
B. R thuận = vài kΩ, R ngược = vô cực Ω
C. R thuận = vài chục kΩ, R ngược = vài trăm Ω
D. R thuận = vài chục kΩ, R ngược = vài trăm kΩ
Câu 52: Phân loại diod theo công dụng gồm có:
A. Diod nắn điện, Diod quang, Diod thủy tinh
B. Diod Silic, Diod Germanium, Diod nắn
điện C. Diod nắn điện, Diod Zener, Diod
quang
D. Diod Zener, Diod mũi nhọn, Diod quang
Câu 53: Led và Photo diod là hai diod có đặc tính:
A. Led là phần thu, photo diod là phần phát
B. Photo diod phát ra ánh sáng, Led dẫn điện ngược khi được chiếu sáng
C. Led phát ra tia hồng ngoại, photo diod phát ra ánh sáng thường ngược
D. Led phát ra ánh sáng, photo diod dẫn điện ngược khi được chiếu sáng
Câu 54: Diod Zener và Photo diod có đặc tính giống nhau:
A. Hoạt động khi được phân cực ngược
B. Có tính ổn áp và ổn dòng
C. Phân cực thuận dẫn điện mạnh, phân cự ngược dẫn điện
yếu D. Hoạt động khi được phân cực thuận

Câu 55: Các cảm biến đo nhiệt độ được làm bằng: A. Platin
B. Đồng
C. Silic
D. Chì

CHƯƠNG 7: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ MẠCH ỨNG DỤNG CỦA TRANSISTOR
Câu 1: Khi transistor NPN dẫn, dòng điện sẽ chạy:
a. Từ E sang C c. Từ C đến E
b. a, b sai d. cả a, b đều đúng
Câu 2: Transistor là linh kiện dùng để
a. Điều khiển dòng điện bằng nhiệt
b. Điều khiển dòng điện bằng dòng điện
c. Điều khiển dòng điện bằng từ trường
d. Điều khiển dòng điện bằng điện trường
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai về hoạt động của transistor:
a. Dòng IC phụ thuộc hoàn toàn vào dòng IB
b. Transistor PNP dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B
c. Transistor NPN dòng IC đi từ C sang E còn dòng IB đi từ B sang E
d. Chân E của transistor NPN là đầu vào, Chân E của transistor PNP là đầu ra
Câu 4: Transistor công suất lớn nếu đọc theo mặt có chữ thì thứ tự chân nếu đọc từ bên trái sang
phãi sẽ là:
a. BCE b. ECB c. CBE d. EBC
Câu 5: Chức năng chủ yếu của Transistor là
a. Khuếch đại c. Ổn áp
b. Chuyển mạch d. cả a và b đúng
Câu 6: Transistor có bao nhiêu trạng thái hoạt động:
a. 2 c. 4
b. 3 d. 5
Câu 7: Dựa vào hình vẽ dưới hãy cho biết đâu là ký hiệu của transistor NPN
Hình: 1 Hình:
2
a. Hình 1 c. Cả 2 đều đúng
b. Hình 2 d. Cả 2 đều sai
Câu 8: Các linh kiện thụ động gồm có
a) Điện trở, tụ điện, Transitor
b) Điện trở, tụ điện, Diode
c) Điện trở, tụ điện, cuộn dây
d) Điện trở, transitor, Diode
Câu 9: Cấu tạo của Transitor gồm mấy lớp tiếp giáp
a) 1 lớp
b) 2 lớp
c) 3 lớp
d) 4 lớp
Câu 10: Transitor được chia ra làm mấy loại
a) 1 loại
b) 2 loại
c) 3 loại
d) 4 loại
Câu 11: Transitor là loại linh kiện gồm mấy chân
a) 1 chân
b) 2 chân
c) 3 chân
d) 4 chân
Câu 12: Các chân của Transitor được kí hiệu như thế nào
a) A, B, C
b) A, C, D
c) B, C, E
d) B, C, F
Câu 13: Trong các chân của Transitor, chân nào làm nhiệm vụ kích dẫn cho Transitor
a) Chân B
b) Chân C
c) Chân D
d) Chân E
Câu 14: Điện áp rơi trên chân BE của Transitor là bao nhiêu Volt
a) Xấp xỉ 0.5V
b) Xấp xỉ 0.7V
c) Xấp xỉ 1.0V
d) Xấp xỉ 0.3V
Câu 15: Trong trường hợp phân cực cho Transitor nghịch thì các chân của Transitor được nối như
sau:
a) B kích, C nguồn, E nối mass
b) B kích, E nguồn, C nối mass
c) E kích, B nguồn, C nối mass
d) C kích, B nguồn, E nối mass
Câu 16: Trong trường hợp phân cực cho Transitor thuận thì các chân của Transitor được nối như
sau:
a) B kích, C nguồn, E nối mass
b) B kích, E nguồn, C nối mass
c) E kích, B nguồn, C nối mass
d) C kích, B nguồn, E nối mass
Câu 17: Dòng Ic qua Transitor được tính như thế nào
a) IC = IB
b) IC = IB/
c) IC= IB
d) Không câu nào đúng
Câu 18: Để phân cực cho một Transitor loại nghịch dẫn thì cần phải:
a) Có dòng IC và VCE phải phân cực thuận
b) Có dòng IB và VCE phải phân cực ngược
c) Có dòng IB và VCE phải phân cực thuận
d) Có dòng IB và VEC phải phân cực thuận

Câu 19: Để xác định chân của Transitor người ta dùng VOM để đo. Chuyển thang đo về 1X là
dùng 2 que lần lược đo hết 2 trong 3 chân của Transitor. Trong có một chân khi đặt que đen vào đó
và que đỏ vào 2 chân còn lại thì lên kim. Chân đó là chân:
a) B
b) C
c) E
d) K
Câu 20: Transistor lưỡng cực BJT loại thuận có cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn...............mắc liên tiếp
nhau.
a) P-P-N. c) P-N-P.
b) N-N-P. d) N-P-N.
Câu 21: Trong transistor lưỡng cực BJT, quan hệ giữa IC, IB, IE là:
a) IC = IB + IE. c) IC = IB - IE.
b) IB = IC + IE. d) IE = IB + IC.
Câu 22: Transistor lưỡng cực BJT là linh kiện điện tử có ... tiếp giáp P-N.
a) 1. c) 3.
b) 2 d) 4.

Câu 23: Transistor lưỡng cực BJT thì độ khuếch đại dòng điện được tính theo biểu thức nào:
2IC
IC c)  
a)   IB
I
IB
b)   B IC
IC d) 
 2I B

Câu 24: Transistor lưỡng nối có 3 chân với tên và ý nghĩa như sau:
A. Cực E: cực thu hạt tải
Cực B: cực nền để điều khiển
Cực C: cực phát ra hạt tải
B. Cực E: cực phát ra hạt tải
Cực B: cực nền
Cực C: cực thu hạt tải
C. Cực E: do chữ Emitter (phát)
Cực B: do chữ Base (nền)
Cực C: do chữ Control (điều khiển)
D. Cực E: do chữ Emitter (phát)
Cực B: do chữ Balance (cân bằng)
Cực C: do chữ Control (điều khiển)
Câu 25: Transistor NPN và PNP còn được gọi là:
A. Transistor trường ứng FET (Field Effect Transistor)
B. Transistor đơn nối UJT (Uni Junction Transistor)
C. Transistor lưỡng nối BJT (Bipolar Junction Transistor)
D. Transistor Silic (Si)
Câu 26: Trong Transistor lưỡng nối , hai cực C và E có cấu tạo:
A. Cùng chất bán dẫn (Si hay Ge) nhưng khác loại N và P
B. Cùng loại N hay P và cùng chất bán dẫn N hay P
C. Cùng loại N hay P nhưng khác chất bán dẫn (Si hay
Ge) D. Khác nhau về kích thước và tỉ lệ pha
Đáp án: D
Câu 27: Để Transistor lưỡng nối dẫn điện, các chân E-B-C phải được cấp điện như sau:
A. Transistor NPN: cực C dương, cực E âm, VBE > 0 V
B. Transistor PNP: cực C dương, cực E âm, VBE < 0 V
C. Transistor NPN: cực C âm, cực E dương, VBE > 0 V
D. Transistor PNP: cực C âm, cực E dương, VBE < 0 V
Đáp án: A
Câu 28: Để dẫn điện, các chân E-B-C của Transistor lưỡng nối phải được cấp điện như sau:
A. Transistor NPN: cực C âm, cực E dương, VBE < 0 V
B. Transistor PNP: cực C âm, cực E dương, VBE > 0 V
C. Transistor NPN: cực C dương, cực E âm, VBE < 0 V
D. Transistor PNP: cực C dương, cực E âm, VBE > 0 V
Câu 29: Điều kiện để Transistor lưỡng nối dẫn điện được là:
A. Phân cực ngược mối nối BE, phân cực thuận mối nối BC
B. Phân cực thuận mối nối BE, phân cực ngược mối nối BC
C. Phân cực thuận mối nối BE, phân cực thuận mối nối BC
D. Phân cực ngược mối nối BE, phân cực ngược mối nối BC
Câu 30: Một Transistor có độ khuếch đại β = 85, khi cấp dòng phân cực ở cực B là 10 mA thì:
A. IC = 0,85 A
B. IE = 0,86 A
C. Hai câu trên đều đúng
D. Hai câu trên đều sai
Câu 31: Trên ô tô các hệ thống điều khiển tự động sử dụng trạng thái hoạt động của Transistor ở
chế độ:
a. Không dẫn
b. Dẫn bảo hòa
c. Dẫn khuếch đại
d. Cả A và B đều đúng

CHƯƠNG 8: MẠCH TÍCH HỢP


Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng cho nguyên lý làm việc của bộ so sánh (OP-AMP)
a. Vin+ > Vin- → Vout = Vs+ c. Vin+ = Vin- → Vout
Vin+ < Vin- → Vout = Vs- = Vs+ Vin+ > Vin- →
b. Vin+ > Vin- → Vout = Vs- Vout = Vs-

Vin+ < Vin- → Vout = Vs+


d.

Vin+ < Vin- → Vout = Vs+ Vin+ > Vin- → Vout = Vs-

Câu 2: Cho cổng logic OR như hình dưới hãy chọn đáp án đúng cho đầu ra Y

a. 0,0,0,1 c. 0,1,1,1
b. 1,0,0,0 d. 0,1,1,0
Câu 3: Loại linh kiện IC 78XX là loại linh kiện
a) Ổn áp nguồn dương
b) Ổn áp nguồn âm
c) Cản trở dòng điện
d) Tạo xung
Câu 4: Loại linh kiện IC 79XX là loại linh kiện
a) Ổn áp nguồn dương
b) Ổn áp nguồn âm
c) Cản trở dòng điện
d) Tạo xung
Câu 5: IC 555 là loại linh kiện dùng để:
a) Ổn áp
b) Tạo xung Sin
c) Tạo xung vuông
d) Bảo vệ
Câu 6: Cho IC 7812 như hình bên, khi ngõ vào có điện áp Vin=24v, thì điện áp ngõ ra là:
a. Vout=0v
b. Vout=12v
c. Vout=78v
d. d. Vout=24v

Câu 7: Cho IC như hình bên, khi ngõ vào có điện áp Vin=12v, thì điện áp ngõ ra là:
a. Vout=0v
b. Vout=5v
c. Vout=24v
d. d. Vout=12v

Câu 8: Trên ô tô linh kiện điện tử OP-AMP thường sử dụng trong các mạch:
a. So sánh điện áp
b. Khuếch đại điện áp
c. Ổn định điện áp
d. Tất cả đều đúng
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với mạch tích hợp (IC)
a. Là tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và thực hiện một chức năng
xác định
b. Là tập hợp các mạch điện chứa các thụ động và thực hiện một chức năng xác định
c. Là tập hợp các mạch điện nối tiếp hay song song
d. Là tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện thụ động và thực
hiện một chức năng xác định
Câu 10: Bất kỳ tín hiệu nào diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian biến đổi đều được
gọi là tín hiệu:
a. Tín hiệu tương tự
b. Tín hiệu số
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều Sai
Câu 11: Biểu đồ hiển thị của một tín hiệu tương tự (analog) thường là dạng:
a. Hình sin
b. Hình cos
c. Hình dạng một đường cong nào đó
d. Tất cả đều đúng
Câu 12: Là một loại tín hiệu rời rạc theo thời gian, được biểu diễn dưới dạng các con số
được gọi là tín hiệu:
a. Tín hiệu Analog
b. Tín hiệu Digital
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều Sai
Câu 13: Theo hình vẽ dưới ngõ vào dùng so sánh điện áp là chân số:
a. Chân 1 – 8
b. Chân 2 - 7
c. Chân 2 - 3
d. Chân 7 - 4

Câu 14: Theo hình vẽ dưới ngõ ra để điều khiển là chân:


a. Chân 4
b. Chân 5
c. Chân 6
d. Chân 7

Câu 15: Theo hình vẽ dưới khi điện áp ngõ vào chân 3 lớn hơn chân 2 thì điện áp ngõ ra
chân 6 bằng điện áp:
a. Chân 4
b. Chân 5
c. Chân 6
d. Chân 7

Câu 16: Trong hệ thống tự đoán hư hỏng của đèn trên ô tô là một ứng dụng dựa theo
nguyên lý:
a. Nguyên lý so sánh điện áp
b. Nguyên lý cầu phân áp
c. Nguyên lý cầu wheatstone
d. Nguyên lý áp điện
45
46
47
48

You might also like