You are on page 1of 5

Câu 1: Phát biểu định luật Ôm:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của
dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với
điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với
điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với
điện trở của dây.
Câu 2: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó có
giá trị
A. 36A B. 4A C. 2,5A D. 0,25A
Câu 3: Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng của dây dẫn B. Chiều dài dây dẫn
C. Tiết diện của dây dẫn D. Vật liệu làm dây dẫn
Câu 4: Tính điện trở của một đoạn dây constantan dài 40m, tiết diện 1mm2 với điện trở suất là 0,5.10-6Ωm ?
A. 10Ω B. 15Ω C. 20Ω D. 25Ω
Câu 5: Hai dây dẫn đồng chất được mắc song song, dây thứ nhất có chiều dài l1= 2m, tiết diện S1= 0,5mm². Dây
thứ hai có chiều dài l2= 1m, tiết diện S2= 1mm². Trong cùng 1 thời gian thì mối quan hệ của nhiệt lượng tỏa ra
trên mỗi dây dẫn được viết như sau:
A. 4Q1 = Q2 B. Q1 = 2Q2 C. Q1 = Q2 D. Q1 = 4Q2
Câu 6: Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế UAB. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu
mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?
A. UAB = U1 + U2 B. RAB = R1 + R2.
C. RAB = (R1.R2)/(R1 + R2) D. IAB = I1 = I2
Câu 7. Người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây để nhận biết được từ trường.
A. Dùng các giác quan. B. Dùng kim nam châm
C. Dùng các điện tích dương treo trên dây tơ. D. Dùng điện kế.
Câu 8: Cho hai điện trở R1 và R2, biết R1 = 45Ω và R2 = 15Ω . Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có
hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là:
A. 0,4A B. 4A C. 2A D. 2,5A
Câu 9: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện
không đổi thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần. B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 5 lần. D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 5 lần.
Câu 10: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi?
A. Nhiệt độ của biến trở B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.
C. Tiết diện dây dẫn của biến trở. D. Chiều dài dây dẫn của biến trở.
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng:
A. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt.
B. Điện trở của một dây đồng ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây đồng dài .
C. Hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn sẽ có điện trở lớn hơn.
D. Một dây nhôm có đường kính lớn sẽ có điện trở nhỏ hơn một sợi dây nhôm có đường kính nhỏ .
Câu 12: Số Vôn và số Oát ghi trên dụng cụ tiêu thụ điện năng cho biết điều gì?
A. Hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó hoạt động bình thường
B. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó
C. Hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động
D. Hiệu điện thế và công suất tối thiểu khi thiết bị hoạt động
Câu 13: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây
dẫn thay đổi như thế nào vào điện trở dây dẫn?
A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.
C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
Câu 14: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng? Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua.
B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy
qua.
C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ
nghịch với điện trở dây dẫn.
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy
qua.
Câu 15. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây có điện trở là 5Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở
R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là
A. 54m B. 30m C. 34m D. 70m
Câu 16: Công suất điện cho biết:
A. năng lượng của dòng điện. B. khả năng thực hiện công của dòng điện.
C. mức độ mạnh – yếu của dòng điện. D. lượng điện năng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Câu 17: Điện năng là:
A. năng lượng điện trở B. năng lượng điện thế
C. năng lượng dòng điện D. năng lượng hiệu điện thế
Câu 18:Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì đèn tiêu thụ công suất là bao nhiêu?
A. 18W B. 0,2W C. 6W D. 3W
Câu 19. Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện?
A. P = U2/I B. P = I.R2 C. P = U.I2 D. P = U.I
Câu 20. Vật nào dưới đây sẽ trở thành một nam châm vĩnh cửu?
A. Lõi sắt non sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
B. Đinh thép sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
C. Lõi sắt non sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
D. Đinh thép sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
Câu 21: Dòng điện có cường độ 0,2A chạy qua một điện trở 200Ω trong thời gian 720s thì nhiệt lượng toả ra ở
điện trở này có giá trị nào dưới đây?
A. 5760J B. 576000J C. 57,60kJ D. 57600kJ
Câu 22: Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 5
giờ mỗi ngày. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi như trên trong 1 tháng (30 ngày). Biết rằng giá tiền
điện là 700 đồng/kW.h.
A. 105 000 đồng B. 35 000 đồng C. 350 000 đồng D. 210 000 đồng
Câu 23: Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế U = 220V và cường độ dòng điện qua bếp là I =
4A. Dùng bếp trên để đun sôi 2,5 lít nước ở 250C thì mất 20 phút. Tính hiệu suất của bếp? Biết nhiệt dung riêng
của nước là 4200J/kg.K.
A. 74,75% B. 74,57% C. 75,47% D. 75,74%
Câu 24: Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 25: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện. B. các đường sức từ.
C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ.
Câu 26: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ:
A. nam châm thẳng. B. ống dây
C. dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua D. trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua
Câu 27: (Để nhận biết từ trường, người ta sử dụng dụng cụ:
A. Dùng vôn kế B. Dùng Ampe kế
C. Dùng kim nam châm D. Dùng áp kế
Câu 28: Chiều đường sức từ bên ngoài thanh nam châm trong trường hợp nào là đúng?

A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4


Câu 29: Quan sát chiều của đường sức từ của nam châm chữ U. Hãy xác định từ cực của nam châm và cho biết
tại vị trí nào của nam châm thì có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A. Từ trường đều tại hai cực
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B. Từ trường đều tại hai cực
C. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A. Từ trường đều ở giữa hai nhánh của nam châm
D. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B. Từ trường đều ở giữa hai nhánh của nam châm
Câu 30: Chiều các đường sức từ của một ống dây khi có dòng
điện chạy qua được biểu diễn như hình vẽ. Hãy xác định cực âm,
cực dương của nguồn điện tại vị trí A, B và xác định cực Bắc và
Nam của ống dây khi có dòng điện chạy qua tại đầu M, N ?
A. Đầu A là cực dương, đầu B là cực âm. Đầu M là cực Bắc, đầu B là cực Nam
B. Đầu A là cực dương, đầu B là cực âm. Đầu M là cực Nam, đầu B là cực Bắc
C. Đầu A là cực âm, đầu B là cực dương. Đầu M là cực Bắc, đầu B là cực Nam
D. Đầu A là cực âm, đầu B là cực dương. Đầu M là cực Nam, đầu B là cực Bắc
Câu 31: Trên một biến trở có ghi 10Ω - 0,5A có ý nghĩa gì?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 10Ω và chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 0,5A
B. Biến trở có điện trở lớn nhất là 10Ω và chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 0,5A
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 10Ω và chịu được cường độ dòng điện nhỏ nhất là 0,5A
D. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 10Ω và chịu được cường độ dòng điện nhỏ nhất là 0,5A
Câu 32: Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo
thanh nam châm như hình vẽ. Khi đóng công tắc K đóng thì ta
thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa. Xác định cực Bắc, Nam của
ống dây khi công tắc đóng tại đầu P, Q và xác định cực Bắc, Nam
của thanh nam châm?

A. Đầu P là cực Nam, đầu Q là cực Bắc. Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam
B. Đầu P là cực Bắc, đầu Q là cực Nam. Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam
C. Đầu P là cực Nam, đầu Q là cực Bắc. Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc
D. Đầu P là cực Bắc, đầu Q là cực Nam. Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc
Câu 33: Nếu giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 5 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó sẽ:
A. giảm 5 lần B. tăng 5 lần C. giảm 2,5 lần D. tăng 2,5 lần
Câu 34: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là:
A. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. Đường thẳng.
C. Đường tròn. D. Đường cong.
Câu 35: Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào mạch điện, biết R2 = 1/5 R1 thì dòng điện qua R1 là I1 = 0,2A.
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là bao nhiêu?
A. 1,2A B. 1A C. 0,24A D. 0,2 A

You might also like