You are on page 1of 4

Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM (30 câu – 8 điểm)


Câu 1: HĐT giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì CĐDĐ chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm
B. không thay đổi
C. giảm bấy nhiêu lần
D. tăng bấy nhiêu lần
Câu 2: Nếu giảm HĐT giữa hai đầu một dây dẫn đi 4 lần thì CĐDĐ chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế
nào?
A. Giảm 4 lần
B. Tăng 4 lần
C. Không thay đổi
D. Giảm 2 lần
Câu 3: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:
U
A. I =
R
B. U =I . R
U
C. R=
I
#D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4: Một dây dẫn mắc vào mạch điện có HĐT của nguồn là 30V thì CĐDĐ qua mạch là 600mA. Điện trở
dây dẫn đó là:
A. 50Ω
B. 0,5Ω
C. 18000Ω
D. 18Ω
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Điện trở càng nhỏ thì khả năng dẫn điện càng tốt
B. CĐDĐ qua dây dẫn càng nhỏ thì HĐT giữa hai đầu dây dẫn càng nhỏ.
C. HĐT giữa hai đầu càng lớn thì CĐDĐ qua dây dẫn càng lớn
D. Trị số điện trở có thể đo thông qua vôn kế và ampe kế
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo điện trở:
A. V.A
B. V/A
C. Ω
D. kΩ
Câu 7: Một điện trở có giá trị 600Ω được mắc vào mạch điện có HĐT giữa hai đầu đoạn mạch là U thì CĐDĐ
qua nó là 0,02A. Giá trị của U là:
A. 12V
B. 0,12V
B. 300V
C. 3V
Câu 8: Dụng cụ đo Ampe kế được sử dụng để đo CĐDĐ chạy qua mạch hoặc qua thiết bị điện trong mạch.
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ampe kế luôn được mắc song song với nguồn.
B. Ampe kế luôn được mắc nối tiếp với nguồn.
C. Ampe kế đo thiết bị nào thì mắc nối tiếp với thiết bị đó.
D. Ampe kế đo thiết bị nào thì mắc song song với thiết bị đó.
Câu 9: Có các dây dẫn có cùng chiều dài l và cùng giá trị điện trở R. Nếu nối liên tiếp 2 dây dẫn trên với nhau
thì dây mới có điện trở R’ là:
A. R’ = 2R
R
B. R’=
2
C. R’ = R + 4
D. R’ = R – 4
Câu 10: Chiều dòng điện trong mạch được quy ước là:
A. Chiều từ cực âm của nguồn qua dây dẫn và các thiết bị điện đến cực dương của nguồn.
B. Chiều từ cực dương của nguồn qua dây dẫn và các thiết bị điện đến cực âm của nguồn.
C. Dòng điện bị cực dương của nguồn hút và bị cực âm của nguồn đẩy.
D. Chiều dòng điện trong mạch luôn ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 11: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, CĐDĐ chạy qua đoạn mạch:
A. bằng CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở thành phần.
B. bằng tổng CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở thành phần.
C. bằng hiệu các CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở thành phần.
D. luôn nhỏ hơn CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở thành phần.
Câu 12: Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 mắc nối tiếp với điện trở R 2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U 1, U2 lần
lượt là HĐT của toàn mạch, HĐT qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2
B. U = U1 + U2
C. U ≠ U1 = U2
D. U = U1 ≠ U2
Câu 13: Một mạch điện gồm 3 điện trở R 1 = 4Ω , R2 = 1Ω , R3 = 5Ω mắc nối tiếp. CĐDĐ chạy trong mạch là
1,1A. HĐT hai đầu mạch là:
A. 10V
B. 11V
C. 12V
D. 13V
Câu 14: Hai điện trở R1 = 12Ω , R2 = 18Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là :
A. Rtđ = 12Ω
B. Rtđ = 18Ω
C. Rtđ = 7,2Ω
D. Rtđ = 30Ω
Câu 15: Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau vào mạch điện thì HĐT giữa 2 đầu R 1 là 20V, HĐT giữa 2 đầu
R2 là 30V. Giá trị R2 khi biết R1 = 15Ω là:
A. 22,5Ω
B. 20Ω
C. 10Ω
D. 30Ω
Câu 16: Đặt một HĐT UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. HĐT giữa hai đầu
mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?
A. Rtđ = R1 + R2
B. IAB = I1 + I2
I 1 R2
C. =
I 2 R1
D. UAB = U1 = U2
Câu 17: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R 2 = 6Ω , dòng điện mạch chính có
cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R1 có cường độ I1 = 0,4A. Tính R1.
A. 10 Ω
B. 12 Ω
C. 15 Ω
D. 13 Ω
Câu 18: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 6Ω, R2 = 3Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có HĐT 9V.
Điện trở tương đương và CĐDĐ qua mạch chính là:
A. R = 9 Ω , I = 4,5A
B. R = 9 Ω , I = 1A
C. R = 9 Ω , I = 2A
D. R = 9 Ω , I = 3A
Câu 19: Cho hai điện trở, R1 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R 2 = 10Ω chịu được dòng
điện có cường độ tối đa 1A. HĐT tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp là:
A. 40V
B. 10V
C. 30V
D. 25V
Câu 20: Chọn câu đúng :
r
A. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp: R = n
B. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song: R = n.r
C. Điện trở tương đương của mạch mắc song song lớn hơn điện trở mỗi thành phần
D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp CĐDĐ qua các điện trở là bằng nhau
Câu 21: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Vật liệu làm dây dẫn
B. Khối lượng của dây dẫn
C. Chiều dài của dây dẫn
D. Tiết diện của dây dẫn
Câu 22: Hai dây dẫn làm bằng đồng, cùng tiết diện. Dây thứ nhất có điện trở bằng 0,3Ω và có chiều dài bằng
1,5m. Biết dây thứ hai dài 4,5m tính điện trở của dây thứ hai.
A. 0,3Ω
B. 0,6Ω
C. 0,9Ω
D. 1,2Ω
Câu 23: Ba dây dẫn làm từ đồng (Cu), nhôm (Al), sắt (Fe) có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Câu trả lời nào
dưới đây là đúng khi sắp xếp khả năng dẫn điện giảm dần của các dây dẫn? Biết ρCu = 1,7.10-8Ω.m; ρAl =
2,8.10-8Ω.m; ρFe = 12,0.10-8Ω.m
A. Fe, Al, Cu
B. Cu, Al, Fe
C. Al, Fe, Cu
D. Fe, Cu, Al
Câu 24: Một dây dẫn bằng nikelin dài 15m, tiết diện 0,3mm 2 được mắc vào hai điểm có HĐT U. Biết điện trở
suất ρNikelin = 0,4.10-6Ω.m. Điện trở của dây dẫn có giá trị là:
A. 55Ω
B. 110 Ω
C. 20 Ω
D. 50 Ω
Câu 25: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l 1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 =
4l2 và S2 = 2S1. Kết luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?
A. R1 = 8R2
B. 2R1 = R2
C. R1 = 2R2
D. 8R1 = R2
Câu 26: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây có l1 = 2m, điện trở R1 và dây kia có l2 = 6m, điện
trở R2. Tính tỉ số R1/R2:
A. 6
B. 2
C. 3
D. 1/3
Câu 27: Biến trở là:
A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.
B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch.
C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh CĐDĐ trong mạch.
D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh CĐDĐ trong mạch.
Câu 28: Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
Câu 29: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, CĐDĐ, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có HĐT U là:
A. 𝒫 = U.I
B. 𝒫 = U2.I
C. 𝒫 = U2/I
D. 𝒫 = U/I
Câu 30: Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số Watt (W). Số Watt này có ý nghĩa gì?
A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những HĐT nhỏ hơn 220V.
B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng HĐT 220V.
C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng HĐT 220V.
D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng HĐT 220V.
II. TỰ LUẬN (2 điểm)
Cho 3 điện trở R1 = 3Ω, R2 = R3 = 6Ω. Mắc 3 điện trở vào mạch có U = 15V sao cho (R1ntR2)//R3.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện (bao gồm nguồn điện, khoá K)
b. Tính Rtđ và CĐDĐ toàn mạch.
c. Tính công suất của cả mạch.
d. Tính điện năng tiêu thụ trong thời gian 30 phút.

You might also like