You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KÌ II VẬT LÍ 9

Câu 1: Kính nào sau đây có thể làm kính cận thị:

A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm. B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm.

C. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm. D. Kính phân kì có tiêu cự 50cm.

Câu 2: Khi nói về đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ, câu không đúng là
A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
C. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
D. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Câu 3: Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là
A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.
C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.
Câu 8: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là:

A . Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B . Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C . Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D . Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của máy phát điện
xoay chiều?

A. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

C. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng hoá học của dòng điện.

D. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng cơ học của dòng điện.

Câu 10: Có một bóng đèn mắc vào hiệu điện thế 24V không đổi, đèn sáng bình thường.
Thay bằng nguồn điện xoay chiều cũng có hiệu điện thế 24V, độ sáng đèn sẽ:

A. Sáng mờ hơn B. Vẫn sáng bình thường. C. Sáng nhiều hơn bình thường

D. Không sáng vì đèn này không thể mắc vào nguồn điện xoay chiều.

Câu 11: Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính thì
người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?
A. 50cm B. 100cm C. 5cm D. 40cm
Câu 12: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B'
của AB có tính chất gì?

A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật. D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật.

Câu 13: Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính, khi đọc sách thì phải đeo
kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?
A. Không mắc tật gì. B. Mắc tật cận thị.
C. Mắc tật lão thị. D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Câu 14: Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu tăng hiệu điện thế nơi truyền đi 4 lần
thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ

A. tăng 4 lần B. Giảm 8 lần

C. Giảm 16 lần D. Không tăng, không giảm

Câu 15: Máy biến thế gồm các bộ phận chính đó là:
A. Nam châm và hai cuộn dây. B. Lõi sắt và hai cuộn dây.
C. Lõi sắt và nam châm. D. Nam châm và cuộn dây.
Câu 16: Khi nói về kính lúp, câu phát biểu sai là
A. Số bội giác G của kính lúp không phải là tỉ số giữa độ cao của ảnh và độ cao của vật.
B. Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng lớn.
C. Khi quan sát qua kính lúp, ảnh càng nằm gần mắt (nằm trong khoảng từ điểm CC đến
điểm CV của mắt) thì ta quan sát được ảnh càng tốt.
D. Khi quan sát bằng kính lúp, nếu ảnh ở điểm CV thì quan sát sẽ đỡ mỏi mắt vì mắt không
phải điều tiết.
Câu 17: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?

A. Thủy tinh trong B. Nhựa trong C. Nhôm D. Nước

Câu 18: Sự điều tiết của mắt có tác dụng


A. làm tăng độ lớn của vật. B. làm ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
C. làm tăng khoảng cách đến vật. D. làm giảm khoảng cách đến vật.
Câu 20: Người ta sử dụng kính lúp để
A. phóng to hình ảnh của vật nhỏ cần quan sát.
B. làm thay đổi khoảng cách từ mắt tới hình ảnh mà mắt quan sát.
C. làm tăng kích thước của vật.
D. làm tăng khoảng nhìn rõ của mắt.
Câu 21: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn
rõ.

B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ
được.

C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.

D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Câu 22: Dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh
cao 10mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu cm? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu cm?
A. 9cm, 90cm B. 10cm, 100cm C. 9cm, 100cm D. 10cm, 90cm
Câu 23: Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh đều có chung đặc điểm là
A. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật.
C. tạo ra ảnh ảo, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật.
B. tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
D. tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật, ngược chiều với vật.
Câu 24: Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là
A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ.
B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.
C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi.
D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải của mắt lão?
A. Mắt lão có thể nhìn rõ các vật ở xa.
B. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường.
C. Mắt lão có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.
D. Mắt lão có điểm cực viễn gần hơn so với mắt bình thường.
Câu 26: Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt.
Thấu kính nào sau đây có thể làm kính cận?

A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm. B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm.

C. Kính hội tụ có tiêu cự 40cm. D. Kính phân kì có tiêu cự 40cm.

Câu 27: Mỗi máy ảnh dùng phim đều có các bộ phận chính là
A. vật kính, buồng tối
B. vật kính, chỗ đặt phim
C. Đèn flash, buồng tối, chỗ đặt phim
D. vật kính, buồng tối, chỗ đặt phim
Câu 28: Khi nói về máy ảnh, câu phát biểu không đúng là
A. Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ
B. Ảnh trên phim bao giờ cũng là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
C. Trong máy ảnh, vật kính cũng có thể là thấu kính phân kì
D. Trong máy ảnh, khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được.
Câu 30. Đặt kim nam châm gần dây dẫn thẳng có dòng điện xoay chiều chạy qua thì:
A. Kim nam châm bị dây dẫn hút.
B. Kim nam châm bị dây dẫn đẩy.
C. Kim nam châm vẫn đứng yên.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 31: Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh, với góc tới bằng 600 thì:
A. góc khúc xạ bằng 600 B. góc khúc xạ nhỏ hơn 600
C. góc khúc xạ lớn hơn 600 D. Cả ba câu A,B,C đều sai.
Câu 35: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng
cách:

A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

B. thay đổi đường kính của con ngươi.

C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.

Câu 36: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:

A. gương cầu lồi B. gương cầu lõm

C. thấu kính hội tụ D. thấu kính phân kì

Câu 37: Tác dụng của kính cận là để

A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Câu 38: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người
đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?

A. 25cm B. 15cm C. 75cm D. 50cm

Câu 39: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F

A. trùng với điểm cực cận của mắt.

B. trùng với điểm cực viễn của mắt.


C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.

D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Câu 40: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta
cần phải:

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự. B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính. D. đặt vật bất cứ vị trí nào.

You might also like