You are on page 1of 11

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020 − 2021

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn kiểm tra: VẬT LÝ 7


Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 1

Họ tên học sinh: ………………………………………. Lớp: …………. Điểm


Lưu ý : Học sinh được phép sử dụng máy tính cầm tay.
Số lượng câu hỏi : 60 câu Kết quả :........./60

TRẮC NGHIỆM
( Học sinh khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng )

Bài 1 : Ta có thể nhìn thấy một vật khi nào?


A. Khi vật đó ở trước mắt. B. Khi vật đó phát ra ánh sáng.
C. Khi có ánh sáng truyền từ vật tới mắt. D. Khi có đầy đủ 3 yếu tố trên.
Bài 2 : Tìm câu đúng:
A. Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng
B. Nguồn sáng là các vật được kích thích phát ra ánh sáng
C. Nguồn sáng là các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
D. Nguồn sáng là các vật màu đen
Bài 3 : Trong số các vật sau đây mà em nhìn thấy trong lớp học, vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Sách, vở trên bàn. B. Cửa sổ đang mở.
C. Khẩu hiệu treo trên tường. D. Tất cả các vật trên.
Bài 4 : Câu nào sau đây sai khi nói về vật đen?
A. Vật đen tự nó phát ra ánh sáng. B. Vật đen có thể hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.
C. Vật đen là vật có màu đen. D. Tất cả đáp án trên.
Bài 5 : Một học sinh đang đọc sách. Hình nào sau đây mô tả đúng đường đi của tia sáng?

A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình A và B


Bài 6 : Chọn đáp án đúng nhất: Đặc điểm của nguồn sáng:
1
A. Truyền ánh sáng đến mắt ta. B. Tự nó phát ra ánh sáng.
C. Chiếu sáng vật xung quanh. D. Phản chiếu ánh sáng.
Bài 7 : Bóng tối là:
A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng
C. Vùng vừa có ánh sáng chiếu tới vừa là bóng đen
D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng
Bài 8 : Thế nào là vùng nửa tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nhuồn sáng chiếu tới.
B. Là vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
C. Là vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu.
D. Là vùng nằm phía trước vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
Bài 9 : Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất B. Mặt Trời nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng
C. Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng D. Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất
Bài 10 : Chọn câu đúng:
A. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng
B. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời
C. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng
D. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời
Bài 11 : Góc phản xạ là góc hợp bởi:
A. Tia phản xạ và mặt gương B. Tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Tia tới và pháp tuyến D. Tia tới và mặt gương
Bài 12 : Một tia sáng chiếu đến gương, thu được tia phản xạ như hình vẽ:

So sánh góc 1 và 2
A. Góc 1 lớn hơn góc 2 B. Góc 1 bằng góc 2
C. Góc 1 nhỏ hơn góc 2 D. Góc 1 khác góc 2
Bài 13 : Một tia sáng truyền đến mặt gương và có tia phản xạ như hình vẽ.
2
Chọn câu miêu tả đúng các góc a,b c ở hình trên :
A. b=45 º B. c=45 º C. a+b=45 º D. A và B đúng
Bài 14 : Một người nhìn xuống mặt hồ và thấy đỉnh ngọn cây. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường
đi của tia sáng đến mắt ta?

A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D


Bài 15 : Một tia sáng SI truyền theo phương hợp mới mặt phẳng nằm ngang một góc 50 º. Hỏi phải đặt
gương phẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu để tia phản xạ có phương nằm ngang.
A. 25 º B. 40 º C. 65 º D. 150 º
Bài 16 : Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM như hình:

Khi cho gương quay một góc α = 20º quanh O thì ảnh của S di chuyển, Đoạn đường OS’ quay được
một góc bằng bao nhiêu?
A. 20º B. 40º C. 30º D. 60º
Bài 17 : Một buổi ban trưa thức giấc, Nam nhìn chiếc đồng hồ (không số) qua chiếc gương gắn ở trên
cửa. Nam thấy đồng hồ chỉ 10h. Hỏi chính xác lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ?

3
A. 2h B. 14h C. 8h D. 10h
Bài 18 : Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
Bài 19 : Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S' của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S′ ở trước mắt ta
B. Khi S′ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S′ không có vật chắn sáng
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S
Bài 20 : So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách từ ảnh của điểm
đó đến gương?
A. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương
B. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương
C. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách từ ảnh của
điểm đó đến gương
Bài 21 : Chọn phương án sai. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng các
cách sau đây?
A. Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó B. Dùng màn chắn để hứng
C. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo D. Dùng máy quay phim
Bài 22 : Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ vào:

A. Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.
+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.
+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ.
B. Ảnh ảo S' nằm phía sau gương.

4
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với gương.
+ Trên đường thẳng đó lấy một điểm S'.
+ Nối S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ
C. Định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vẽ các pháp tuyến tại I và K.
+ Vẽ các tia phản xạ tại I và K có góc phản xạ bằng góc tới.
D. Cả 3 phương án đúng.
Bài 23 : Trên hình vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S’ là:

A. Vị trí 1 B. Vị trí 2 C. Vị trí 3 D. Vị trí 4


Bài 24 : Trên hình vẽ, S là điểm sáng, S’ là ảnh. Vẽ hai tia tới từ S đến hai mép gương phẳng là I và K,
vẽ tiếp hai tia phản xạ tại đó là IR và KJ. Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải nằm
trong vùng nào trước gương? (Vùng quan sát ảnh S’).

A. Trong vùng giới hạn YIR


B. B. Trong góc RIS
C. Chỉ cần ở phía trước gương
D. Trong góc giới hạn bởi hai tia bản xạ IR và KJ nhưng ở phía trước gương (JKIR)
Bài 25 : Trên hình vẽ, S là điểm sáng, S’ là ảnh. Vẽ hai tia tới từ S đến hai mép gương phẳng, vẽ tiếp
hai tia phản xạ tại đó. Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải đặt ở những điểm nào?
(Vùng quan sát ảnh S’)

5
A. S, P, R B. S, R C. S’, P D. S’, R, P
Bài 26 : Để xác định độ lớn của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí
nghiệm theo thứ tự:
Quang đặt một viên phấn trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát.
Dũng lấy viên phân thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi
các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính ảnh (cũng là một gương
phẳng). Dưới đây là kết luận của 4 bạn trong nhóm, kết luận nào là sai.
A. Kích thước của ảnh nhỏ hơn kích thước của vật.
B. Ảnh không hứng được nhưng có kích thước bằng vật.
C. Kích thước của ảnh bằng kích thước của vật (là viên phấn thứ nhất).
D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.
Bài 27 : Một gương phẳng đặt nghiêng một góc ((45^0) ) so với phương nằm ngang, chiếu một chùm
tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Gương tạo chùm tia phản xạ:

Chọn câu trả lời đúng nhất:


A. Là chùm sáng phân kì B. Là chùm sáng hội tụ
C. Gồm các tia sáng không cắt nhau D. Song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.
Bài 28 : Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng ; A'B' là ảnh của nó do gương phẳng tạo ra. Hỏi
hình nào sai?

6
A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d
Bài 29 :Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:
A. Nhìn thẳng vào vật B. Nhìn vào gương
C. Ở phía trước gương D. Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt
Bài 30 : Đặt một vật trước một gương cầu lồi. Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Ảnh của vật trong gương có thể hứng được trên màn
B. Ảnh của vật trong gương không thể hứng được trên màn
C. Ảnh của vật có kích thước bằng vật
D. Có thể sờ được, nắm được ảnh của vật trong gương
Bài 31 : Vật được gọi là gương cầu lồi là:
A. Vật có dạng mặt cầu lồi.
B. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng.
C. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 32 : Chọn câu đúng:
A. Gương cầu lồi là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi
B. Gương cầu lồi là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
C. Gương cầu lồi là mặt cầu lồi trong suốt
D. Gương cầu lồi là mặt cầu lồi hấp thụ ánh sáng tốt
Bài 33 : Chiếu chùm ánh sáng phân kì vào gương A và nhận được các tia phản xạ như hình sau:

Gương A là:
A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. A hoặc B

7
Bài 34 : Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh:
A. Thật
B. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương
C. Hứng được trên màn chắn
D. Ảo, lớn hơn vật
Bài 35 : Khi khám răng, nha sĩ sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn?
A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm D. A và B
Bài 36 : Vật nào sau đây được xem gần đúng là một phần gương cầu lõm?
A. Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc B. Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng
C. Mặt trong thành nồi được đánh nhẵn bóng D. Đáy của chậu nhựa
Bài 37 : Tần số là:
A. Khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động
B. Số dao động trong một giây
C. Số dao động trong một phút
D. Khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động
Bài 38 : Đơn vị của tần số là:
A. Ki-lô-mét (km) B. Giờ (h)
C. Héc (Hz) D. Mét trên giây( (m/s)
Bài 39 : Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?
A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động
B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động
C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động
Bài 40 : Tai con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
A. 2Hz-2000Hz B. 20Hz-20000Hz
C. 20Hz-2000Hz D. 2Hz-20000Hz
Bài 41: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Thời gian dao động B. Tần số dao động
C. Biên độ dao động D. Tốc độ dao động
Bài 42: Trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn khi ở ngoài trời là do:
8
A. Ở ngoài trời chỉ nghe được âm phát ra trực tiếp, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra trực
tiếp và âm phản xạ đến tai cùng một lúc.
B. Trong phòng kín tai chỉ nghe được âm phát ra nên nghe rõ và to hơn.
C. Trong phòng kín âm không lan truyền đi mất.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 43: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Vật dao động nhanh, tần số lớn, âm phát ra cao.
B. Vật dao động chậm, tần số âm nhỏ, âm phát ra càng bổng.
C. Vật dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.
D. Vật dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ
Bài 44: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm người ta thường làm tường sần
sùi và treo rèm nhung để:
A. giảm tiếng vang B. tăng tiếng vang
C. âm bổng hơn D. âm trầm hơn
Bài 45: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70
Hz. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.
B. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz có âm nhỏ hơn.
C. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz có âm to hơn.
D. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz bổng hơn.
Bài 46: Cho tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Tốc độ truyền âm
trong chất rắn ở cùng điều kiện nhiệt độ không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 1000 m/s B. 6100 m/s C. 6420 m/s D. 5280 m/s
Bài 47: Trường hợp nào ta không nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến sau âm trực tiếp là:
A. 1/15 giây B. Nhỏ hơn 1/15 giây
C. Lớn hơn 1/15 giây D. 1/14 giây
Bài 48: Trường hợp nào dưới đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò giết lợn.
B. Loa phóng thanh xã hướng thẳng vào đầu nhà.
C. Tiếng sét đánh.
D. Tiếng hát Karaoke kéo dài suốt ngày.

9
Bài 49: Trong thời gian chiến tranh, khi một quả bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận như sau.
Chọn phương án sai:
A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
B. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.
C. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
D. khi một quả bom nổ trên mặt đất người ta cùng lúc nghe được tiếng nổ.
Bài 50: Khi cả nhà đang xem ti vi ở nhà bỗng nghe thấy tiếng chó sủa dữ dội làm ảnh hưởng đến việc
xem phim của gia đình. Sau khi xem điều gì xảy ra thì bé Mai khẳng định là có ai đó đã mở khóa cổng
của nhà và bé đã ra khóa cổng lại. Theo em tiếng chó sủa khi nãy có phải là ô nhiễm tiếng ồn không.
Hãy chọn kết luận đúng.
A. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì tiếng ồn của chó sủa có độ to không quá lớn.
B. Cả 3 phương án đúng.
C. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì đây là tiếng ồn có ảnh hưởng tốt.
D. Đúng là ô nhiễm tiếng ồn.
Bài 51: Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì khoảng
cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:
A. Lớn hơn 11 m B. 12 m
C. Nhỏ hơn 11 m D. Lớn hơn 15 m
Bài 52: Hãy xác định câu nào sau đây là đúng?
A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất.
B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất.
C. Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiến ồn.
Bài 53: Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây:
A. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh.
C. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.
D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Bài 54: Khi âm truyền đến tai người, bộ phận dao động giúp ta cảm nhận được âm thanh là:
A. Vành tai B. Ống tai C. Màng nhĩ D. Vòi nhĩ
Bài 55: Âm phát ra càng to khi:
A. Nguồn âm có kích thước càng lớn. B. Nguồn âm dao động càng mạnh.

10
C. Nguồn âm dao động càng nhanh. D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Bài 56: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt cách đó 1056 m, một người khác áp tai vào đường
sắt thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 3s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là v1 = 330 m/s thì
tốc độ truyền âm v2 trong đường sắt là bao nhiêu?
A. 6100 m/s B. 621 m/s C. 5280 m/s D. 1700 m/s
Bài 57: Chiếu một tia tới có hướng SI có hướng nằm ngang lên một gương phẳng treo thẳng đứng như
hình vẽ. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào quanh điểm treo để tia phản xạ có hướng
thẳng đứng xuống dưới?

A. Gương quay sang trái và nghiêng một góc 450 đối với tia tới SI.
B. Gương quay sang phải 450 đối với tia tới SI.
C. Gương nghiêng sang trái 300.
D. Gương phải nằm ngang.
Bài 58: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 80cm. Ảnh S’
của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:
A. 40cm B. 160cm C. 20cm D. 10 cm
Bài 59: Một người cao 1,6m ban đầu đứng ngay dưới bóng đèn nhỏ S được treo ở độ cao 3,2m. Khi
người đó đi được 1m thì bóng đỉnh đầu in trên mặt đất di chuyển được một đoạn là:
A. 1m B. 2m C. 4m D. 0,5m
Bài 60: Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ô tô, xe máy vì:
A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
B. Gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe.
C. Vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi
D. Gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương.
--- HẾT---
Đề thi tổng cộng có : 11 trang

- Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm !

11

You might also like