You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7


I. Phạm vi kiến thức ôn tập: từ bài 15 đến hết bài 26.
STT Bài học Nội dung
1 Chủ đề: Ánh sáng Bài 15: Năng lượng ánh sáng
Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng
2 Chủ đề: Từ Bài 18: Nam châm
Bài 19: Từ trường
Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
3 Chủ đề: Trao đổi Bài 21: Khái quát và trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
chất và chuyển hóa Bài 22: Quang hợp ở thực vật
năng lượng ở sinh Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp
vật Bài 25: Hô hấp tế bào
Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
II. Cấu trúc đề thi:
- Thời gian làm bài: 60 - Gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận
phút.
+ Trắc nghiệm (7 điểm): 28 câu.
+ Tự luận (3 điểm)
III. Hệ thống bài ôn tập.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (73 câu)
* Nội dung 1: Ánh sáng
Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.     B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.    D. Vì vật được chiếu sáng.
Câu 2. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời.         B. Ngọn lửa đang cháy.   
C. Bóng đèn đang sáng.    D. Mặt Trăng.
Câu 3. Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.
B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
Câu 4. Chùm sáng ... gồm các tia sáng … trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây,
điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. phân kỳ; giao nhau.         B. hội tụ; loe rộng ra.
C. phân kỳ; loe rộng ra.         D. song song; giao nhau.
Câu 5. Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm         B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn         D. Màn chắn ở gần nguồn.
Câu 6. Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?

A. Hình a và b.         B. Hình a và c. C. Hình b và c.         D. Hình a, c và d.


Câu 7. Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:
A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
Câu 8. Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một
bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Để cho lớp học đẹp hơn.   
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để học sinh không bị chói mắt.
Câu 9. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào
(coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả
lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng         B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời         D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Câu 10. Thế nào là vùng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
Câu 11. Hiện tượng …… xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một
đường thẳng và khi đó ……… nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ
trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng         B. Nguyệt thực/ Trái Đất
C. Nhật thực/ Mặt Trăng         D. Nhật thực/ Trái Đất
Câu 12. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt trời D. Đèn ống đang sáng
Câu 13. Chọn câu đúng:
Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:
A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt
B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt
C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt
D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt
Câu 14. Chùm sáng song song gồm ... trên đường truyền của chúng
A. Các tia sáng giao nhau B. Các tia sáng không giao nhau
C. Các tia sáng chỉ cắt nhau một lần D. Các tia sáng loe rộng ra
Câu 15. Bóng nửa tối là:
A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới C. Vùng được chiếu sáng đầy đủ
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng
Câu 16. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất B. Mặt Trời nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng
C. Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng D. Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất
Câu 17. Chọn phương án trả lời sai.
Ở TPHCM có nhật thực một phần khi:
A. Ở đó chỉ thấy một phần Mặt Trời
B. Ở đó bị Mặt Trăng chắn một phần ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới
C. Ở đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng, người ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời
D. Ở đó chỉ thấy một phần Mặt Trăng
Câu 18. Chọn phương án đúng nhất.
Để Hà Nội có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực thì:
A. Hà Nội đang là ban đêm và Mặt Trăng đang trong vùng bóng tối của Trái Đất, khi đó Mặt Trăng
và cả Hà Nội đều không được chiếu sáng
B. Trái Đất che kín Mặt Trăng
C. Mặt Trăng nằm trong vùng bóng đen của Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Hà Nội đó đang là ban đêm và không nhìn thấy Mặt Trăng
* Nội dung 2: Từ
Câu 19: Nam châm là những vật có…
A. Từ tính. B. Điện tính. C. Từ trường. D. Lực hút Trái Đất.
Câu 20: Nam châm không hút vật nào sau đây?
A. Sắt. B. Nhôm. C. Thép. D. Niken.
Câu 21: Các vật dụng sau đây có sử dụng nam châm, ngoại trừ:
A. La bàn. B. Loa. C. Bóng đèn. D. Bộ phận giữ cửa.
Câu 22: Kí hiệu N ở 1 cực của nam châm là viết tắt chữ nào?
A. Nam. B. North. C. Nothing. D. Normal.
Câu 23: Khi được để tự do, nam châm sẽ nằm dọc theo hướng nào?
A. Hướng Nam Bắc. B. Hướng Đông Tây. C. Hướng Tây Nam. D. Hướng Tây Bắc.
Câu 24: Khi đưa cực S của 2 nam châm khác nhau lại gần nhau thì sẽ như thế nào?
A. Đẩy nhau. B. Hút nhau.
C. Không xảy ra hiện tượng gì. D. Có thể hút nhau hoặc đẩy nhau.
Câu 25: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt. B. Niken và hợp chất của niken.
C. Cô ban và hợp chất của cô ban. D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 26: Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên.
B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.
C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.
D. Câu C và B đúng.
Câu 27: Nam châm có thể hút vật liệu nào dưới đây?
A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Thủy tinh.
Câu 28: Khi đưa hai cực cùng tên của tên của nam châm lại gần nhau, chúng sẽ:
A. Đẩy nhau. B. Hút nhau.
C. Không xảy ra hiện tượng gì. D. Có thể hút nhau hoặc đẩy nhau.
Câu 29: Khi đưa hai cực khác tên của tên của nam châm lại gần nhau, chúng sẽ:
A. Đẩy nhau. B. Hút nhau.
C. Không xảy ra hiện tượng gì. D. Có thể hút nhau hoặc đẩy nhau.
Câu 30: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu.
B. Hai nửa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm:
A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
C. Hai nam châm luôn luôn hút nhau.
D. Hai nam châm luôn luôn đẩy nhau.
Câu 32: Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các
thông tin sau đây, thông tin nào đúng?
A. Cả hai thanh đều là nam châm.
B. Cả hai thanh đều không phải là nam châm.
C. Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại là thép.
D. Cả 3 thông tin A, B, C đều có thể xảy ra.
Câu 33: Nam châm vĩnh cửu có:
A. Một cực. B. Hai cực. C. Ba cực. D. Bốn cực.
Câu 34: Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Câu 35: Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?
A. La bàn. B. Loa điện. C. Rơ le điện từ. D. Đinamo xe đạp.
Câu 36: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
Câu 37: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh
nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Dùng kéo. B. Dùng kìm.
C. Dùng nam châm. D. Dùng một viên bi còn tốt.
Câu 38: Hãy cho biết chữ N trên thanh nam châm có nghĩa là gì?
A. Cực Bắc. B. Cực Nam. C. Cực Đông D. Cực Tây.
Câu 39: Khi làm rơi viên bi sắt nhỏ xuống hố nhỏ nhưng tay ta không với tới, cách nào sau đây lấy
viên bi sắt ra nhanh nhất?
A. Dùng nam châm hút lên. B. Dùng cây.
C. Dùng vật gắp D. Không có cách nào.
Câu 40: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái đất hút tất cả các vật về phía nó
B. Trái đất hút các vật bằng sắt về phía nó
C. Trái đất hút các thanh nam châm về phía nó
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái đất.
Câu 41: Bao quanh một nam châm là gì?
A. Từ phổ. B. Từ trường. C. Từ tính. D. Thị trường.
Câu 42: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
A. Ở vùng xích đạo B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
C. Chỉ ở vùng Nam Cực D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực
Câu 43: Xung quanh vật nào dưới đây có từ trường (mà không phải từ trường Trái Đất)?
A. Bóng đèn đang sáng B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ
C. Thanh sắt đặt trên bàn D. Ti vi đang tắt
Câu 44: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ
A. chịu tác dụng của lực từ. B. chịu tác dụng của lực đàn hồi.
C. có dòng điện chạy qua. D. phát sáng.
Câu 45: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?
A. Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
B. Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
C. Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm.
D. Đặt thanh nam châm gần bức trường và rọi đèn vào thanh nam châm.
Câu 46: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?
A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tuỳ ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
Câu 47: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam
châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?
A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
C. A và B đều là cực Bắc.
D. A và B đều là cực Nam.

Câu 48: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ trường
của nam châm thẳng. Vị trí nào dưới đây vẽ đúng hướng của
kim nam châm?
A. vị trí 1
B. vị trí 2
C. vị trí 3
D. vị trí 4

* Nội dung 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Câu 49: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:
A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật.
Câu 50. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có
quá trình nào?
A. Quá trình chuyển hóa năng lượng và sinh sản.B. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng.
C. Quá trình cảm ứng và chuyển hóa năng lượng. D. Quá trình sinh sản và trao đổi chất.
Câu 51. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Chất dinh dưỡng. D. Vitamin.
Câu 52. Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng
năng lượng nào sau đây?
A. Cơ năng. B. Quang năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng.
Câu 53. Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?
A. Cơ năng. B. Động năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng.
Câu 54. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các cây thủy sinh
A. Quá trình hô hấp của cây thủy sinh tạo ra CO2 cung cấp cho cá.
B. Quá trình quang hợp của cây thủy sinh tạo ra O2 cung cấp cho quá trình hô hấp của cá.
C. Cây thủy sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
D. Cây thủy sinh là thức ăn chủ yếu cho cá.
Câu 55. Sản phẩm của quang hợp là
A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục.
C. oxygen, glucose. D. glucose, nước.
Câu 56. Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
A. Phiến lá có dạng bản mỏng. B. Lá có màu xanh.
C. Lá có cuống lá. D. Lá có tính đối xứng.
Câu 57. Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là:
A. rễ cây. B. thân cây. C. lá cây. D. hoa.
Câu 58. Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa
mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng
quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?
A. Lá cây. B. Thân cây.
C. Rễ cây. D. Gai của cây.
Câu 59. Bào quan trong tế bào thực hiện quá trình quang hợp là:
A. Nhân tế bào. B. Lục lạp. C. Khí khổng. D. Tế bào chất.
Câu 60. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là:
A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng, nhiệt độ.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 61. Mỗi loài cây lại có nhu cầu khác nhau về ánh sáng. Nhóm cây nào sau đây là cây ưa bóng?
A. Phi lao, thông, ngô. B. Hoa giấy, dừa, lá lốt.
C. Bưởi, trầu không, dừa. D. Vạn niên thanh, lá lốt, trầu không.
Câu 62. Nước có ảnh hưởng tới quá trình quang hợp vì:
A. Vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc thoát hơi nước.
B. Vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng.
C. Vừa là yếu tố tham gia vào việc thoát hơi nước, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí
khổng.
D. Vừa là yếu tố tham gia vào việc thoát hơi nước, vừa là yếu tố làm mát môi trường xung quanh cây.
Câu 63. Khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưu bóng, thông tin nào sau đây là đúng?
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.
Câu 64. Nồng độ khí carbon dioxide ngoài môi trường tăng quá cao trong khoảng nào có thể làm cây
chết vì ngộ độc?
A. Khoảng 0,1%. B. Khoảng 0,2%. C. Khoảng 0,3%. D. Khoảng 0,4%.
Câu 65. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp. Nhiệt độ
thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là:
A. 15oC đến 25 oC. B. 20 oC đến 30 oC. C. 25 oC đến 35 oC. D. 30 oC đến 40 oC.
Câu 66. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào là đúng?
A. Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở để CO2 khếch tán vào trong lá.
C. Không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái Đất.
D. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng thấp.
Câu 67. Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan
nào?
A. Không bào. B. Nhân tế bào. C. Lục lạp. D. Ti thể.
Câu 68. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?
A. Quang hợp tạo ra chất hữu cơ và CO2 - là nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
B. Hô hấp tạo ra CO2 và O2 - là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
C. Quang hợp hấp thụ nhiệt cung cấp cho quá trình hô hấp.
D. Quang hợp tạo ra chất hữu cơ và O2 - là nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
Câu 69. Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là:
A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước.
Câu 70. Cho bảng thông tin sau:
A B
1. Hô hấp tế bào a) được tích lũy dưới dạng hợp chất hóa học (ATP)
b) dễ sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể sinh
2. Phần lớn năng lượng hô hấp tế bào
vật
3. Năng lượng tích lũy dưới dạng hợp
c) dưới dạng nhiệt
chất hóa học (ATP) trong tế bào
4. Một phần năng lượng được giải phóng d) gồm một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng
trong hô hấp tế bào lượng
Thông tin ở cột A với cột B phù hợp là:
A. 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c. B. 1 - a; 2 - d; 3 - c; 4 - b.
C. 1 - b; 2 - c; 3 - a; 4 - d. D. 1 - d; 2 - c; 3 - d; 4 - a.
Câu 71. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi sáng. B. Ban đêm. C. Ban ngày. D. Cả ngày và đêm.
Câu 72. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tùy theo nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.
(2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.
(3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và
nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
(4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
(5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73. Nhóm nông sản nào sau đây phù hợp với cách bảo quản phơi hoặc sấy khô?
A. rau muống, cà chua, hành tây, bắp ngô tươi. B. hạt lúa, hạt ngô, hạt đỗ, hạt lạc.
C. nấm đùi gà, nấm kim châm. D. khoai tây, dưa hấu.

PHẦN 2: TỰ LUẬN 8 (9 CÂU)


Câu 1: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy bóng của một cái cọc và bóng
của một cột điện có độ dài lần lượt là 0,8m và 5m. Em hãy dùng hình vẽ để xác định độ cao của cột
điện. Biết cọc thẳng đứng có độ cao là 1m.
Câu 2: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên mặt đất cao 0,5m. Khi chùm tia sáng Mặt Trời là chùm sáng
song song chiếu xuống mặt đất, hợp với mặt đất một góc 450 thì bóng cái cọc trên mặt đất dài bao
nhiêu?
Câu 3: Một tia sáng chiếu nghiêng góc 350 so với mặt bàn nằm ngang. Cần đặt một gương phẳng như
thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang?
Câu 4: An đang đứng cách gương 1,6m để soi gương. Do không nhìn rõ, An tiến lại gần gương một
khoảng 0,5m. Tính khoảng cách từ An tới ảnh của An lúc đó?
Câu 5: Cho điểm sáng A ở trước một gương phẳng và cách gương 7,5cm. Vận dụng định luật phản xạ
ánh sáng, hãy vẽ tiếp đường đi của một tia sáng xuất phát từ A tới mặt gương và hợp với mặt gương
góc 300. Tính góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?
Câu 6. Quang hợp là quá trình sử dụng ......(1)...... và khí ......(2)...... để tổng hợp ......(3)...... và giải
phóng ......(4)...... nhờ năng lượng ......(5)...... đã được ......(6)..... hấp thu. Đây là quá trình trao đổi chất
và chuyển hóa năng lượng ở ......(7)......, trong đó quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất luôn đi
kèm với quá trình chuyển hóa ......(8)...... từ dạng ......(9)...... biến đổi thành dạng ......(10)...... tích lũy
trong các phân tử ......(11)......
Câu 7 Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất
hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp
sưởi ấm bằng than hoặc củi.
Câu 8. Hoàn thiện bảng so sánh giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào theo mẫu sau:
Tiêu chí Quang hợp Hô hấp

Bào quan thực hiện

Phương trình tổng quát

Vai trò

Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu


Câu 9. Quang hợp mang lại nhiều lợi ích cho môi trường tự nhiên và đời sống của con người. Em hãy
nêu các biện pháp bảo vệ cây xanh trong trường học của em.

IV. Thời gian hoàn thành đề cương ôn tập: …./03/2023

Chúc các con ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi!

Nơi nhận: Tổ trưởng chuyên môn

- Ban giám hiệu và tổ Đào tạo (Đã duyệt)

- Giáo viên nhóm Khoa học tự nhiên 7

- HS khối 7 Trần Thị Mai Hiên

You might also like