You are on page 1of 3

Họ và tên học sinh: Lớp:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3


I. ĐỌC HIỂU
Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
[...] Trong giọng nói bỡn cợt của Võ Tòng có pha đượm một nỗi buồn chua chát,
khiến tôi vừa ngồi nghe vừa nhìn bếp lửa cháy riu riu mà không khỏi bùi ngùi.
- Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! - Chú Võ Tòng đổi giọng,
vui vẻ bảo tôi.
Khi tôi cầm lọ muối lên thì thấy chú đã ngồi xổm xuống cạnh bếp, tay mở nắp vung
trên nồi ra. Trong nồi một thứ thuốc gì đang sôi cuồn cuộn, đen nhánh và dẻo quánh
như nhựa tráng đường, tỏa lên một làn khói mỏng xanh xanh, mùi hăng hắc. Võ Tòng
không quay lại, chỉ với tay nhón lấy mấy hạt muối trong lọ tôi cầm đến. Chú bỏ một
hạt muối vào món thuốc đen nhánh đang sôi, hạt muối nổ tách một tiếng bắn ngay ra
khỏi nồi.
- Được rồi đấy? - Chú Võ Tòng nói xong, bỏ nốt những hạt muối còn lại vào nồi, rồi
xoa tay đứng dậy.
Tiếng nổ lách tách bắn xa giòn tan chung quanh nồi thuốc. Bây giờ chú mới đến bên
vách rút ra một bó tên tre đã vót sẵn, cầm từng chiếc tên nhúng đầu nhọn vào nồi
thuốc vừa xoay lăn, cho thuốc quấn nhiều lớp vào đầu mũi tên. Xong một chiếc, chú
xếp ra trên cái nong. Và chú tiếp tục cầm một chiếc tên khác, đưa lên nheo mắt ngắm,
nắn nắn lại cho thật ngay trước khi nhúng vào nồi thuốc để làm lại như lần trước. Tôi
đứng xem người thợ săn áo thuốc, tẩm thuốc độc vào đầu tên một cách say sưa, đến
nỗi không dám thở mạnh [...]
(Trích Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng
trước câu trả lời đúng

Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?


A. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ hai. D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận

Câu 3. Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lí?
(1) Võ Tòng đứng xem người thợ săn áo thuốc, tẩm thuốc độc vào đầu tên…
(2) Võ Tòng đến bên vách rút ra một bó tên tre đã vót sẵn để tẩm thuốc.
(3) Võ Tòng nhờ nhân vật “tôi” lấy lọ muối trên vách để bỏ vào nồi thuốc độc tẩm
tên.
(4) Võ Tòng bỏ muối vào món thuốc đen nhánh đang sôi, hạt muối nổ tách một tiếng
bắn ngay ra khỏi nồi.
A. (3) - (4) - (2) - (1) C. (4) - (2) - (1) - (3)
B. (4) - (3) - (1) - (2) D. (3) - (2) - (4) - (1)

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Tiếng nổ lách tách bắn
xa giòn tan chung quanh nồi thuốc.”?
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh

Câu 5. Dòng nào dưới đây không bao gồm toàn các từ láy?
Họ và tên học sinh: Lớp:

A. chua chát, riu riu, bùi ngùi, cuồn cuộn


B. riu riu, bùi ngùi, cuồn cuộn, xanh xanh
C. xanh xanh, riu riu, bùi ngùi, hăng hắc
D. riu riu, bùi ngùi, cuồn cuộn, lách tách

Câu 6. Qua đoạn trích trên, em thấy nhân vật Võ Tòng hiện lên với những đặc điểm
nào?
A. Cẩn thận, tỉ mỉ, nham hiểm
B. Cẩn thận, tỉ mỉ, hiểu rõ về quá trình áo thuốc độc vào tên
C. Cẩn thận, tỉ mỉ, độc ác
D. Cẩn thận, tỉ mỉ, biết sáng chế ra loại thuốc độc để tẩm vào tên

Câu 7. Xác định thành phần chủ ngữ trong câu sau: “Chú em cầm hộ lọ muối chỗ
vách kia đưa giùm qua chút!”?
A. Chú em cầm hộ
B. Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia
C. Chú em

Câu 8. Nghĩa của từ “bùi ngùi” trong câu văn: Trong giọng nói bỡn cợt của Võ Tòng
có pha đượm một nỗi buồn chua chát, khiến tôi vừa ngồi nghe vừa nhìn bếp lửa cháy
riu riu mà không khỏi bùi ngùi.” là gì?
A. Buồn vì mệt mỏi và nhớ thương
B. Buồn vì đau khổ và luyến tiếc
C. Buồn vì cảm động, xen lẫn luyến tiếc
D. Buồn vì thương cảm, xen lẫn luyến tiếc

Câu 9. Hãy tóm tắt trích đoạn trên trong 3 - 4 câu văn.
- Hình thức: đoạn văn, dung lượng từ 3-4 câu văn.
- Nội dung: HS tóm tắt được các sự kiện sau:
+ Võ Tòng nhờ nhân vật “tôi” lấy hộ lọ muối để bỏ muối vào nồi thuốc độc tẩm tên.
+ Võ Tòng lấy bó tên tre đã vót sẵn ở trên vách, cầm từng chiếc tên nhúng đầu vào
nồi thuốc độc để thuốc quấn vào đầu nhiều lớp.
+ Nhân vật “tôi” ngắm nhìn người thợ săn áo thuốc, tẩm thuốc độc vào đầu tên một
cách say sưa.

Câu 10. Qua trích đoạn trên, em có nhận xét gì về nhân vật “tôi”?
- Nhân vật “tôi” có khả năng quan sát rất tinh tế, tỉ mỉ.
- Nhân vật “tôi” tò mò, ham hiểu biết.

II. LÀM VĂN


Em có suy nghĩ gì về hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Anh đội viên thức dậy Lặng yên bên bếp lửa Anh đội viên nhìn Bác
Thấy trời khuya lắm rồi Vẻ mặt Bác trầm ngâm Càng nhìn lại càng thương
Mà sao Bác vẫn ngồi Ngoài trời mưa lâm thâm Người Cha mái tóc bạc
Đêm nay Bác không ngủ. Mái lều tranh xơ xác. Đốt lửa cho anh nằm.
Trích “Đêm nay Bác không
ngủ” - Minh Huệ.
Họ và tên học sinh: Lớp:

GỢI Ý

a) Về hình thức:
- HS viết đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác.
b) Về nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau tuy nhiên cần đảm bảo các yêu
cầu cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ và 3 khổ cuối. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về 3 khổ
thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung, nghệ thuật của hai khổ thơ:
+ Về nội dung:
- Cảm nhận về hình ảnh Bác bên bếp lửa: Khi anh đội viên thức dậy là khi đêm đã về
khuya, mọi người và các chiến sĩ đều đã chìm trong giấc ngủ sau một ngày công tác và
hoạt động cách mạng mệt mỏi. Vậy mà anh vẫn thấy Bác ngồi suy tư bên bếp lửa.
- Cảm nhận về vẻ trầm ngâm, suy tư của Bác
+ Hình ảnh của Bác với vẻ mặt trầm ngâm, trầm lặng bên bếp lửa, sự trầm ngâm của
Bác chứa đựng bao nỗi niềm suy tư, trăn trở.
+ Khung cảnh bên ngoài cũng đồng điệu với tâm trạng của Bác “trời mưa lâm thâm”,
“lều tranh xơ xác”, những giọt mưa cứ lặng lẽ rơi trên mái lều tranh nơi Bác và các
cháu đang nằm.
+ Về nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (người Cha mái tóc bạc), hệ thống từ
láy (trầm ngâm, lầm thâm, xơ xác); sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc, bình dị, đẹp và
trong sáng,…
- Khái quát được cảm xúc về 3 khổ thơ.

Bài làm
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

You might also like