You are on page 1of 28

1.

Trường từ vựng
*.Khái niệm: là tập hợp những từ có ít nhất một nét
chung về nghĩa.
Vd: Hoạt động của tay:nắm ,xé ,đấm ,tát,đập,….
* Đặt tên cho các trường từ vựng:
- sách, vở, bút, giấy, mực, thước, com-pa, êke,..
- hiền, lành, hiền lanh, độ lượng, tốt, tốt bụng, ác, ác
độc, hẹp hòi, ích kỉ, xấu, xấu bụng,..
2. Từ tượng thanh – Tượng hình.
* Từ tượng thanh.
- Là từ mô phỏng âm thanh của người và tự nhiện.
VD: ầm, ào ào, the thé...
* Từ tượng hình.
- Là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái SV, con người.
VD: lom khom: gợi dáng đi chậm, cúi đầu ( gù lưng)
sừng sững: gợi hình ảnh sự vật rất to lớn ở trạng thái đứng im.
3. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
* Từ ngữ địa phương.
- Là từ ngữ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
VD: mô, tê, rang rứa….
- Nghệ Tĩnh: bọ- cha; hòm – quan tài; mô - đâu…
- Nam Bộ : ghe- thuyền; chén - - bát; heo – lợn…
* Biệt ngữ xã hội.
- Là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD:
- Tầng lớp thượng lưu, thị dân Tư sản thời Pháp thuộc: gọi cha mẹ là cậu, mợ
- Thời phongkiến : vua => trẫm; phụ nữ => thiếp…
- HS, SV : xơi gậy, lệch tủ, trúng tủ…
4. Trợ từ.
* Khái niêm: Trợ từ là những từ thường được đi kèm với các
từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ
của sự vật hoặc hiện tượng trong quá trình nói hoặc viết.
* Ví dụ như một số trợ từ thường gặp: những, có, đích, chính,
ngay,….
+ Chính Huy là người đạt giải Nhất thi Học sinh giỏi Quốc gia
môn Văn.
+ Chính bà nội là người đã tặng tôi quyển sách này.
5 . Thán từ.
* Khái niệm : Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc gọi đáp.
* Vị trí của thán từ.
- Thán từ tách ra thành câu đặc biệt.
VD:
- ái tôi đau quá !
- Trời ơi ! tôi biết làm sao bây giờ.
- Thán từ là một bộ phận trong câu có thể đứng ở đầu câu ( giữa )
VD: Này, cậu đi đâu đấy ?
* Các loại thán từ.
a, Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
VD: Ôi, ái, trời ơi, chao ôi…
b, Thán từ gọi đáp
VD: hỡi ơi, hỡi, vâng, dạ…
* Bài tập áp dụng:
Đặt câu có các thán từ sau: à, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta.
6. Thán từ:
* Khái niệm: Thán từ là những từ ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói
hoặc để gọi đáp
1. .
Ví dụ: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Thán từ trong ví dụ trên là “than ôi”, được đặt ngay đầu câu và tách ra một câu cảm
thán để bộc lộ cảm xúc than ôi về thời xưa nay đã không còn huy hoàng.
Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.
a) Đột nhiên lão bảo tôi:
- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.
b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì
giết thịt…
Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.
c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].
6. Tình thái từ.
* Khái niệm.
Tình thái từ là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói “nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán”.
- Biểu lộ sắc thái tình cảm của người nói.
VD: U bán con thật ư ?
* Chức tình thái từ.
a, Chức năng cấu tạo câu mục đích nói.
- Chức năng cấu tạo câu nghi vấn: hả, hử, à, ừ, chăng.
- Chức năng cấu tạo câu cầu khiến : đi, nào, thôi, nhé, nghe.
- Chức năng cấu tạo câu cảm thán: thay, sao, thật.
b, Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: à, a, nhé, cơ mà.
- Sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giáo tiếp cụ thể mới đạt hiệu quả cao.
* Sử dụng tình thái từ.
- Khi thể hiện sự lễ phép, kính trọng, thường dùng từ “ạ” .
- Khi bày tỏ ý 1 ý khác, người ta thường dùng từ “ kia”.
- Khi bày tỏ sự miễn cưỡng thường dùng từ “ vậy”.
- Khi bày tỏ sự phân tâm, giải thích thường dùng từ “ mà”.
 7. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự
vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô,
tính chất của sự việc. Mục đích chính của nói quá là tạo ấn tượng,
tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt
   Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:
   - Kêu như trời đánh
   - Dữ như cọp.
   - Khỏe như voi.
   - Ăn như lợn.
   - Nhanh như chớp.
8. Nói giảm nói tránh:
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch
sự.
- Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại
dùng cách diễn đạt đó?
+ "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác", " đi", "chẳng còn" :
đều mang ý nghĩa chỉ cái chết, mất.
+ Người viết, người nói muốn giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề, ghê sợ của cái chết, sự
mất mát.
- Tác giả trong đoạn văn sử dụng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác bởi từ bầu sữa là cách
nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.
- Trong hai cách nói thì câu "Con dạo này không được chăm chỉ lắm" là cách nói nhẹ
nhàng, tế nhị đối với người nghe.
9. Câu ghép
- Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi
VD: Tôi đi học còn mẹ đi làm.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: nguyên nhân, điều kiện (giả thiết),
tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích…
10. Các dấu câu
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dâu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung
thêm).
- Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
+ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với
dấu gạch ngang).
- Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn.
 
ĐỀ 2: "Cuộc sống chủng ta sẽ khỏi cảm biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình
yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng
nói đổng vong kết nối biết bao trải tìm con người. Chính những tình cảm này đã mang điểm cho
cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của minh để
mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ men"

Câu 1: Nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2:  Em có đồng ý với câu nói trong đoạn trích “Tinh yêu thương là tiếng nói đông vọng, kết
nối biết bao trải tìm con người." không? Vì sao?

Câu 3:  Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên ? Xác định mối quan hệ giữa các về trong câu
ghép đó

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia với những
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt
xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn
hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật
khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như
chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải
bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng
đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ
sơ sinh.

Câu 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào?

Câu 2. Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 3. Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên.
Câu 5. Theo em, nguyên nhân cơ bản nào làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại đối với môi trường?
ĐỀ 14: “Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc ,thấm vào cỏ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế
bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản,ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này
có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng
hoạt động, bụi và vi khuẩn ko đc đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản”

(Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Trình bày xuất xứ văn bản
Câu 2. Tim trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích.
Câu 3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu đó:
“Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi.”
Câu 4. Qua đoạn trích tác giả muốn nói điều gì?
Câu 5; Trình bày nội dung văn bản em vừa tìm được.
Câu 6: Cho câu chủ đề sau: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Từ câu chủ đề trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5-
7 câu, trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ và 1 trợ từ.
ĐỀ 15:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu
say mềm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công
trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nhận xét về nhan đề của văn bản.

Câu 2: Công dụng của dấu hai chấm trong câu: Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền
đầu độc những người ở gần anh.

Câu 3: Viết lại một câu ghép có trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của câu đó.

Câu 4: Nêu nội dung đoạn văn trên?

Câu 5: Một số bạn mới ít tuổi đã bắt chước hút thuốc. Khi được nhắc nhở các bạn ấy nói: “Thuốc lá có thể có hại,
nhưng cũng có thể có một lợi nào đó. Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó

You might also like