You are on page 1of 38

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10

Nhóm Ngữ văn Tuần 01

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỌC HIỂU

A. Phần lý thuyết: Ôn lại một số kiến thức cơ bản


I. Khái niệm và dạng bài đọc hiểu.
Trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào 10, anh/chị đã biết đến dạng đề đọc
hiểu trong bài tập nào? Từ đó, anh/chị có thể nêu cách hiểu về dạng bài này?
II. Các kiến thức, kĩ năng cơ bản của phần đọc hiểu
Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, phần đọc hiểu là phần
đầu tiên của đề - 4 câu hỏi, ứng với 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao)- 3 điểm/10 điểm.
1. Mức độ nhận biết
*Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản và dấu hiệu đặc
trưng để nhận biết?
*Nêu các phép liên kết được sử dụng trong văn bản?
*Xác định câu chủ đề của đoạn/văn bản?
*Xác định thể thơ được sử dụng trong VB (đối với VB thơ)?
2. Mức độ thông hiểu
*Cách nêu nội dung chính của văn bản?
*Cách tìm câu trả lời cho các ý hỏi: Theo tác giả/văn bản…….?
3. Mức độ vận dụng
*Cách để lí giải, nêu cách hiểu cho các hình ảnh, câu từ, quan điểm, ý kiến
tiêu biểu được nêu ra trong văn bản?
*Cách tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản?
4. Mức độ vận dụng cao
*Cách để nêu suy nghĩ/tình cảm của bản thân hoặc nêu thông điệp ý nghĩa
nhất rút ra từ văn bản?
*Cách nêu quan điểm của bản thân đối với ý kiến được nêu ra trong văn bản?
B. Phần luyện tập
I. Bài tập cơ bản
1. Phân tích và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các
ngữ liệu sau:
a, Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây
là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực… 
(Hoa học trò– Xuân Diệu)
b, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Đêm Côn Sơn– Trần Đăng Khoa)
c, Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1
2. Trong đoạn văn bản sau, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Nêu vai trò của những phương thức biểu đạt đã được sử dụng?
Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông
đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái
quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng
phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm
chết! 
(Chí Phèo– Nam Cao)
3. Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Thân em như quả xoài trên cây;
Gió đông,
Gió tây,
Gió nam,
Gió bắc,
Gió sánh lúc la lúc lắc trên cành.
a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao?
b, Trong bài ca dao trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu
tác dụng của những biện pháp tu từ đó?
c, Từ “lúc la lúc lắc” thuộc loại từ gì? Từ này có tác dụng như thế nào khi
được sử dụng trong bài ca dao?
d, Anh, chị hãy chép thêm 3 bài ca dao khác có mở đầu bằng cụm từ “Thân
em như”. Nội dung phổ quát của những bài ca dao đó là gì?
I. Bài tập nâng cao
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác
Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay
răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến
đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa
bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ở một căn nhà cuối phố, cái nhà
cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong
một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nam đã
gãy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng ngủ trên đó, trông
như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo
như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm
ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa
con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải
trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày
có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả nhưng chắc chắn buổi tối được
mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những
ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh
đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da,
bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói.

2
Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thắng Hy mà con chị nó bế, chúng nó
khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm
tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để
mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
a, Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng
của việc kết hợp đó là gì?
b, Tìm và phân tích tác dụng của ít nhất 1 biện pháp tu từ được tác giả sử
dụng trong văn bản trên.
c, Trong văn bản trên, những phép liên kết nào đã được sử dụng?
d, Qua văn bản, tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào? Từ đó, anh, chị
hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ, tình cảm của
mình trước hoàn cảnh nghèo khó của một số gia đình trong xã hội ngày nay.
Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ.

3
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 02

ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU, LÀM VĂN


Phần Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
2.10.1971
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng
trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với
mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời
lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo…
Không biết bao giờ mình sẽ trở lại  những ngày như thế. Hay chẳng còn bao
giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã
sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được
nhiều ngày  có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát
lại lòng mình.Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ
9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.
…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho
bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc
trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của
máu… Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
trên.
Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của
những hình ảnh đó? 
Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống
được gì đâu?”?  
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? 
2. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8:
Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá.
Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn
mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp,
hai điều này thường không đi cùng nhau.
Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy
chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu
4
tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng
cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy,
nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo
vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý,
nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác
điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai.
Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với
họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó
nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa
phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con
người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một
người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những
người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng
bực bội và bị lảng tránh.
(Richard Carlson - Tất cả đều là chuyện nhỏ,
NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35)
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 6. Chỉ ra tác hại của việc tỏ ra mình là người luôn đúng.
Câu 7. Theo anh (chị) việc bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng người khác
đã sai là đúng hay sai?
Câu 8. Từ văn trên, theo anh (chị), chúng ta cần làm gì để được người khác lắng
nghe và công nhận?
Phần Làm văn
I. Tái hiện kiến thức cơ bản
1.Thế nào là văn nghị luận? Mục đích của văn nghị luận là gì? Có những
dạng bài nghị luận cơ bản nào?
2. Trình bày đặc điểm chính và những bước cơ bản để triển khai một đoạn
văn nghị luận xã hội?
3. Trình bày đặc điểm chính và những bước cơ bản để triển khai một bài
văn nghị luận văn học?
II. Luyện đề
Câu 1. Từ nội dung phần đọc hiểu 2, anh (chị) có đồng tình với quan điểm của
tác giả: việc khẳng định mình luôn đúng và mình muốn được hạnh phúc
thường không đi cùng nhau không? Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để
trình bày ý kiến của bản thân.
Câu 2. Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

5
Đồng chí!”

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 03

BỔ TRỢ VỀ SỬ THI “ĐĂM SĂN”

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU


Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa
giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng,
đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh
phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta
sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan
tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời
này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số
người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có
thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi
là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì
ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà
không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên
mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản
thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái
tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất
thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho
đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt
nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

6
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận
được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích
của chính bản thân mình’’? 
Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: “Chính lúc
ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.
Câu 5: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về
câu nói của M. Faraday: “ "Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại".
PHẦN II: TÁI HIỆN KIẾN THỨC
1. Sử thi dân gian là những tác phẩm như thế nào? Có mấy loại? Sử thi
“Đăm Săn” (sử thi Tây Nguyên) thuộc loại sử thi nào?
2. Hình ảnh người anh hùng cộng đồng Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến
thắng Mtao Mxây” (Sử thi Đăm Săn) hiện lên qua những sự kiện, chi tiết
tiêu biểu nào? Từ những sự kiện, chi tiết đó, em có cảm nhận gì về người
anh hùng cộng đồng Đăm Săn?
3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã cho thấy những giá trị nghệ thuật
đáng kể nào của sử thi dân gian Việt Nam?
4. Trong đoạn trích Mtao Mxây có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời,
được ông bày cho cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh, chị, vai trò của
thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng
của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
PHẦN III: ĐỀ CƠ BẢN
1. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh hai người tù trưởng là Đăm Săn và
Mtao Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, từ đó thấy được
quan niệm của bộ tộc về người anh hùng cộng đồng.
2. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong lễ
ăn mừng chiến thắng cùng bộ tộc, trích “Chiến thắng Mxây Mtao” (Sử
thi Đăm Săn); từ đó, nhận xét về vẻ đẹp của ngôn ngữ sử thi trong việc
khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng cộng đồng.
PHẦN IV: ĐỀ NÂNG CAO
Từ hình ảnh người anh hùng cộng đồng Đăm Săn, anh (chị) hãy nêu suy
nghĩ của bản thân về hình tượng những người anh hùng tổ quốc và trách
nhiệm của giới trẻ trong việc kế tục sự nhiệp của cha anh đi trước.

7
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 04 - 05
BỔ TRỢ VỀ TRUYỀN THUYẾT “ TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY”
Phần Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa
cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò
cũng không nhanh – Ốc sên mẹ nói.
- Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không
đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
- Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng
không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
- Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.
Ốc sên con bật khóc, nói: Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ
chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
- Vì vậy mà chúng ta có cái bình! – Ốc sên mẹ an ủi con – Chúng ta không
dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ.
(Tạp chí Văn nghệ - 2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Theo Ốc sên mẹ, tại sao loài ốc sên từ khi sinh ra lại đeo thêm cái bình?
Câu 3. Anh, chị hãy cho biết tên và tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được
sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 4: Trong cuộc sống, không ít người đã có suy nghĩ như ốc sên con:Chúng
ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che
chở chúng ta. Cho biết ý kiến của anh, chị về suy nghĩ trên?

8
Câu 5. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh, chị về thông
điệp được tác giả gửi gắm trong đoạn văn trên.
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 10:
[…] 6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo.
Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là
của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó.
7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi.
Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng
ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách
là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách.
8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót.
Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính
chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng… Mẩu giấy nhỏ
nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện
đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất
truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn
người đọc sách đều kém hơn trước.
9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích.
Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những
điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần
phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.
             (9 thói quen sai lầm của người Việt khi đọc sách, dẫn theo
Internet)
Câu 6. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? 
Câu 7. Nêu cách hiểu các từ: chúng ta sẽ đạo; đính chính
Câu 8.  Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại cho
rằng: nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách? 
Câu 9. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của
anh/chị. 
Câu 10: Qua ý kiến của tác giả: “Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự
kiên nhẫn.”,anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về
những đức tính có thể được luyện rèn, vun đắp trong quá trình đọc sách.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản

9
1. Thế nào là thể loại truyền thuyết ? Hãy kể tên một số truyền thuyết mà anh,
chị đã học.
2. Hãy chỉ ra cốt lõi lịch sử và những chi tiết kì ảo trong “Truyện An Dương
Vương, Mị Châu - Trọng Thủy”. Nêu ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó.
3. Có hai cách đánh giá sau:
- Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là
giả dối.
- Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh “ngọc trai
–giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến riêng của mình.
4. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình
nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử
lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta?
II. ĐỀ CƠ BẢN
1. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật An Dương Vương trong truyền
thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”; từ đó, nhận
xét về thái độ và quan điểm về nhân vật lịch sử mà nhân dân ta đã gửi gắm.
2. “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
(Tố Hữu)
Qua “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” cùng những
câu thơ của tác giả Tố Hữu , anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật
Mị Châu.
III. ĐỀ NÂNG CAO
1. Bài học về tinh thần cảnh giác trước mọi kẻ thù xâm lược chính là bài học
lớn được rút ra từ truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu -
Trọng Thủy”. Qua truyền thuyết đã học, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình
về nhận định trên.
2. “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là sự kết hợp thành
công giữa cốt lõi lịch sử và các yếu tố kì ảo. Anh, chị hãy nêu cảm nhận về các
yếu tố kì ảo trong truyện. Từ đó, liên hệ với các yếu tố kì ảo trong “Chuyện

10
người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn 9, HK I,
NXB Giáo dục) để thấy được tác dụng của các yếu tố này đối với tác phẩm văn
học.

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 06
ÔN THI GIỮA HỌC KÌ I
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU:
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính:
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều ”
Câu 1. Đoạn thơ của Nguyễn Bính được làm theo thể thơ gì?
Câu2. Trong hai câu thơ sau tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp
nghệ thuật nào? Tác dụng của cách nói này?
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê ”
Câu3. Người yêu của cô gái trong đoạn thơ trên đã đề cập đến một thời điểm
diễn ra trong quá khứ đó là” Hôm qua”, vậy hai từ đó gợi lên tâm trạng như thế
nào trong lòng chàng trai?
Câu4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Hương đồng gió nội bay đi ít
nhiều”?
Câu 5. Ngày nay, đất nước đang hội nhập. Từ đoạn thơ trên, theo anh/chị,
chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với những giá trị ‘hương đồng
gió nội’? Anh, chị hãy viết đoạn văn 200 chữ để nêu suy nghĩ của mình.

PHẦN II: LÀM VĂN


I. Tái hiện kiến thức cơ bản:
1. Văn học dân gian là gì? Đặc điểm và giá trị của VHDG thế nào? Hãy kể tên
một số thể loại tiêu biểu của VHDG?
2. Chép các đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
- Ở bầu thì dáng ắt nên tròn
(Nguyễn Trãi)
- Bảy nổi ba chìm với nước non
(Hồ Xuân Hương)
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
(Trần Tế Xương)

11
a, Trong bài thơ của mình, các nhà thơ đã vận dụng khéo léo một số câu thuộc
thể loại nào của văn học dân gian?
b, Các câu trên thể hiện nội dung gì?
c, Qua hiện tượng trên, anh/chị thấy vai trò của văn học dân gian thế nào đối
với nền văn học Việt Nam?
3. So sánh hai thể loại: truyền thuyết và truyện cổ tích ?
III. ĐỀ CƠ BẢN:
ĐỀ 1:
Có ý kiến cho rằng An Dương Vương (trong Truyện An Dương Vương và
MịChâu - Trọng Thủy) là một ông vua đáng ca ngợi, lại có ý kiến cho rằng ông
đáng bị phê phán. Ý kiến của anh/chị thế nào?
ĐỀ 2:
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh người tù trưởng là Đăm Săn trong
đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, từ đó thấy được quan niệm của bộ tộc về
người anh hùng cộng đồng.
IV. ĐỀ NÂNG CAO:
Các tác phẩm văn học dân gian luôn là lời truyền dạy quý báu từ ông cha.
Anh, chị hãy nêu suy nghĩ về những bài học rút ra được từ đoạn trích Chiến
thắng Mtao Mxay (Sử thi Đăm Săn), truyền thuyết Truyện An Dương Vương và
MịChâu - Trọng Thủy và truyện cổ tích Tấm Cám.

12
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 07
BỔ TRỢ VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM”
I. Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Cái nóng nực giữa trưa ngày hè khiến đoàn lữ hành vô cùng mệt mỏi. Họ
trông thấy một cây thuộc giống lá rộng cực lớn, liền chạy tới gốc cây, nằm dưới
bóng mát nghỉ ngơi. Họ nhìn lên cây, bàn tán với nhau, đều nói cây không thể
kết trái, chẳng ích lợi cho con người. Cây phẫn giận, nói:
- Này lũ người vong ân bội nghĩa kia! Các anh hiện đang hưởng sự đối xử tốt
đẹp của ta dành cho các anh, còn muốn chê ta không hữu dụng, các anh có
lương tâm không?
(Truyện ngụ ngôn, NXB Trẻ 1984, tr.256)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt mà văn bản đã sử dụng?
Câu 2. Văn bản trên nói đến vấn đề gì?
Câu 3. Văn bản đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện
pháp tu từ này là gì?
Câu 4: Anh, chị có thái độ và hành động như thế nào trước những người “đang
hưởng sự đối xử tốt đẹp của ta dành cho các anh, còn muốn chê ta không hữu
dụng”?
Câu 5. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về thông
điệp mà tác giả đã gửi gắm qua văn bản trên.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản
5. Thế nào là truyện cổ tích? Truyện cổ tích có mấy loại? Đặc điểm của truyện
cổ tích thần kì?
6. Kể tên những truyện cổ tích mà em đã học hoặc đã biết và phân loại.
7. Chọn một truyện cổ tích mà anh (chị) ấn tượng và kể lại cho cả lớp nghe.

13
8. Trong truyện cổ tích thường có các nhân vật Tiên, Phật, Bụt. Theo anh, chị,
các nhân vật này có vai trò như thế nào trong truyện ?
III. Đề cơ bản
3. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm
Cám”.
4. Có ý kiến cho rằng: Nhân vật Tấm (trong truyện cổ tích Tấm Cám) vốn là
một người thụ động, yếu đuối đã trở nên mạnh mẽ, chủ động đấu tranh để
giành lại sự sống và hạnh phúc cho chính mình.”
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
IV. Đề nâng cao
1. Cảm nhận đối sánh hai nhân vật Tấm và Cám trong truyện cổ tích “Tấm
Cám”.
2. Anh, chị hãy cảm nhận về chặng đường tiến tới hạnh phúc xứng đáng của
nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Từ đó, liên hệ với nhân vật
cô bé Lọ Lem truyện cố tích cùng tên (Truyện cổ tích nước ngoài) để thấy
được những thông điệp quý báu về con đường tiến tới hạnh phúc mà nhân
dân ta xưa đã gửi gắm.

14
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 08
BỔ TRỢ VỀ SỬ THI “Ô-ĐI-XÊ”
(UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ)
Phần Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Chiến thắng
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín
vận động viên bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước
vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m.
Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu
bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia
nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả,
không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu
bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch
đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô
vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền
tai nhau câu chuyện cảm động này.
(Theo Mỗi ngày một câu chuyện - 2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?
Câu 2. Cô gái đã có những cử chỉ gì đặc biệt? theo anh, chị, tại sao cô gái lại
làm như vậy?
Câu 3: Hành động “cả chín người cũng khoác tay nhau sánh bước về đích” thể
hiện điều gì?
Câu 4. Chi tiết “Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay
hoan hô vang dội nhiều phút liền” cho thấy thái độ của mọi người khi chứng
kiến sự việc ra sao?
Câu 5. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh, chị về thông
điệp “Chiến thắng” được tác giả gửi gắm trong đoạn văn trên.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản
15
1. Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp đã
được khắc họa qua những sự kiện, chi tiết nào? Anh, chị có cảm nhận như
thế nào về từng nhân vật?
2. Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” là gì?
3. Hãy so sánh hình tượng hai người anh hùng sử thi là Đăm Săn (Sử thi Đăm
Săn) và Uy-lít-xơ (Sử thi Ô-đi-xê).
IV. ĐỀ CƠ BẢN
1. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lít-xơ
trở về”.
2. Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, Uy-lít-xơ đã hiện lên với vẻ đẹp tâm
hồn và trí tuệ. Qua đoạn trích, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
V. ĐỀ NÂNG CAO
“Sau bao khó khăn, Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp vẫn giữ trọn hạnh phúc gia
đình, những giọt nước mắt của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp trong cảnh đoàn viên
chính có lẽ là hình ảnh cảm động nhất trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” (trích
“Ô-đi-xê). Từ ý kiến trên, em có suy nghĩ gì về giá trị bền vững của tình cảm
gia đình.

16
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 09
BỔ TRỢ THỂ LOẠI TRUYỆN CƯỜI
I. Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và
vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là
người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có
nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà
vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết,
phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4.Anh, chị hiểu như thế nào về ý kiến: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai
hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
Câu 5. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh (chị) về thông
điệp mà tác giả đã gửi gắm qua đoạn văn trên.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản
1. Thế nào là truyện cười ? Truyện cười có mấy loại? Mụcđích chính của từng
loại truyện cười là gì?
2. Kể tên những truyện cười mà em đã học hoặcđã biết và phân loại.
3. Chọn một truyện cười mà anh (chị) ấn tượng và kể lại cho cả lớp nghe.
4. Hãy chỉ ra thủ pháp gây cười trong hai truyện cườiđã học: “Tam đại con
gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Ngoài những thủ pháp gây cười trên,
anh (chị) còn biết những thủ pháp gây cười nào khác thường được sử dụng
trong truyện cười? Cho ví dụ ?

17
III. Luyện đề
1. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật “thầy đồ” trong truyện cười“Tam đại
con gà”. Từ đó, nêu những suy về hiện trạng giấu dốt trong một bộ phận học
sinh ngày nay.
2. Có ý kiến cho rằng: Trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”, kẻ
đáng trách chính là tên lí trưởng xử kiện vì tiền nhưng hai người nông dân Cải
và Ngô cũng chính là người tiếp tay cho những tên tham quan ấy.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định trên.
IV. Bài tập nâng cao
Anh (chị) hãy lựa chọn một truyện cười ngoài chương trình đã học, phân
tích nghệ thuật gây cười và qua đó, làm sáng tỏ ý nghĩa của truyện.

18
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 10
BỔ TRỢ VỀ CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
PHẦN I: ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
Câu 1. Anh, chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Nội dung của văn bản trên là gì?
Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác
dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Trước tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao trên, anh chị có
tình cảm, suy nghĩ như thế nào?
Câu 5: Từ văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để nêu ý
kiến của bản thân về thân phận và những khát khao của người phụ nữ trong xã
hội xưa.
Đọc đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 6 đến câu 10:
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

Nghìn năm trên dải đất này


Cũ sao được cánh cò bay la đà
19
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

Cò bay bằng cánh trắng tinh


Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi
Mây trôi bằng gió của trời
Là ta, ta hát những lời của ta!
(Khúc dân ca – Nguyễn Duy)
Câu 6: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Càu 7: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật qua hai câu thơ sau và phân tích hiệu quả
nghệ thuật :
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!
Câu 8: Hình ảnh con cò bay lả bay la gợi cho anh/chị nghĩ đến những câu ca
dao nào? Từ những câu ca dao đó, những thân phận, con người nào được gợi
lên?
Câu 9: Cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả được gửi gắm trong
những câu ca trên?
Câu 10: Từ phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ về giá trị của những khúc hát dân ca trong xã hội hiện nay.
PHẦN II: LÀM VĂN
I. Tái hiện kiến thức cơ bản:
Câu hỏi 1. Anh/chị hiểu như thế nào là ca dao? Ca dao được phân loại ra sao?
Câu hỏi 2. Ca dao thường vận dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
Câu hỏi 3. Tìm trong những bài ca dao hình ảnh đôi mắt, con thuyền và câyđa,
bến nước và cho nhận xét về những hình ảnh đó?
III. ĐỀ CƠ BẢN:
Đề số 1: Cảm nhận của anh/chị về bài ca dao sau; từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm
hồn của nhân vật trữ tình:
Khăn thương nhớ ai
................

20
Lo vì một nỗi không yên một bề
(Ngữ văn 10 – Tập một, NXB Giáo dục 2007, trang 83)
Đề số 2: Phân tích đối sánh hai bài ca dao sau:
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thi đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
III. ĐỀ NÂNG CAO:
Cảm nhận của anh chị về bài ca dao:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Từ đó, liên hệ với bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương
để thấy được những giá trị văn học dân gian đã được các tác giả văn học viết kế
thừa và phát triển như thế nào?

21
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 11
BỔ TRỢ VỀ KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
I. Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
KHI CÔ ĐƠN TRỞ THÀNH MỘT VẤN NẠN QUỐC GIA:NƯỚC ANH LẦN
ĐẦU TIÊN CÓ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔ ĐƠN
Khoa học đã chứng minh, sự cô đơn có thể giết chết một con người. Nhằm giải
quyết các vấn đề liên quan tới tình trạng sống cô độc của hơn 1/10 cư dân,
nước Anh đã bổ nhiệm một Bộ trưởng chuyên trách.
…Các số liệu thống kê của chính phủ Anh cho thấy, phần lớn những người trên
75 tuổi ở Anh hiện sống một mình, và khoảng 200.000 người trong số họ không
hề trò chuyện với bạn bè hay người thân nào trong hơn một tháng.
Theo tổ chức Campaign to End Loneliness (Chiến dịch chấm dứt cô đơn), hầu
hết các bác sĩ tại Anh nhận thấy rằng, mỗi ngày có khoảng 1-5 người bệnh tới
khám bệnh chủ yếu chỉ vì họ cô đơn và muốn trò chuyện với ai đó.
Thực tế, tình trạng cô đơn diễn ra ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Hiện nay,
nhiều quốc gia trên khắp thế giới đang phải đối mặt với “bệnh dịch cô đơn”.
Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người lựa chọn sống một mình,
trì hoãn hoặc không kết hôn và thu mình lại trong chiếc điện thoại thông minh.
Không chỉ ở Anh, tỷ lệ những người sống cô đơn ở Mỹ và nhiều đất nước khác
đang tăng lên với tốc độ “tên lửa”.
…Ở Nhật Bản, trái với hình ảnh của thế hệ trẻ đầy sức sống và vui tươi, người
ta có thể bắt gặp hình ảnh những người trẻ ngủ gục ở bất cứ nơi đâu từ văn
phòng làm việc tới những nơi công cộng như nhà ga tàu điện ngầm. Áp lực của
cuộc sống hiện đại khiến người ta trở nên lạc lõng, cô đơn và không thể tìm
được sự kết nối, chia sẻ với người khác.
(Hoài Thu,Theo Nhịp sống kinh tế, Nguồn:

22
http://nuocanh.info/2018/09/10/khi-co-don-tro-thanh- mot-van-nan-quoc-gia -
nuoc-anh-lan-dau-tien-co-bo-truong-bo-co-don/)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2: Nêu những biểu hiện của sự cô đơn được chỉ ra trong đoạn trích.
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: “Áp lực của cuộc sống hiện đại khiến người ta
trở nên lạc lõng, cô đơn và không thể tìm được sự kết nối, chia sẻ với người
khác”?
Câu 4: Chi tiết nào trong đoạn trích trên gây ấn tượng nhất với anh/chị? Vì sao?
Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ của anh/chị về “bệnh
dịch cô đơn” đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản
1.Anh (chị) hãy lập sơ đồ về văn học trung đại Việt Nam.
2.Nêu một số tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình THCS để
làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X
đến hết thế kỉ XIX.
3.Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào
về nghệ thuật? Từ những đặc điểm này, theo anh (chị), khi đọc hiểu văn học
trung đại cần lưu ý điều gì?
III.Đề cơ bản
1.“Nam quốc sơn hà” cùng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (trích “Đại
cáo bình Ngô”) được coi như những bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
nước Việt, tràn đầy tinh thần yêu nước.Anh (chị) hãy trình bày ý kiến về
nhận định trên.
2. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về sự kế thừa chủ nghĩa nhân đạo của bài
thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) khi đặt trong mối quan hệ với
chùm ca dao than thân “Thân em như…” ?
IV.Đề nâng cao
Một trong những đặc diểm về thi pháp của văn học từ thế kỉ X đến hết thế
kỉXIX là sự tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nước ngoài. Em hãy chứng
minh tính đúng đắn của nhận định trên qua việc phân tích bài thơ sau:
Qua Đèo Ngang
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Có cây chen đá lá chen hoa.

23
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)

24
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 12
BỔ TRỢ VỀ TÁC PHẨM “TỎ LÒNG” (THUẬT HOÀI)
I. Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Có không ít người còn nhớ nội dung truyện ngắn “Phấn thông vàng” của
Xuân Diệu. Câu chuyện kể rằng có một chàng họa sĩ rất buồn rầu vì thất bại
trong tình yêu đang đi lang thang trong rừng thông. Lòng chàng bi ai. Cuộc
sống như đang trôi đi những ngày vô vị. Bỗng chàng thấy phấn thông vàng bay
khắp nơi. Chàng liên tưởng đến chuyện trong vườn ngô vàng bỗng nhiên có
những bắp ngô trắng xen vào, và giải thích đó là do vườn ngô trắng ở phương
xa nào đó hào phóng gửi tặng những bụi phấn hoa đến vườn ngô vàng này.
Những bụi phấn thông vàng cũng vậy, hào phóng cho đi rất nhiều cái tinh túy
của mình dẫu biết rằng chỉ có rất ít được tạo quả, thành cây. Hiểu được điều
đó, lòng chàng họa sĩ bỗng vui trở lại. Chàng nghĩ rằng chàng sống là để cống
hiến, để cho đi những cái hay cái đẹp của mình – cho dù không phải ai cũng
sẵn sàng đáp lại.
(Theo Lý tưởng sống, mangthuvien.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3. Theo văn bản, hình ảnh phấn thông vàng đẹp ở điều gì?
Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu văn sau: “Chàng nghĩ rằng chàng
sống là để cống hiến, để cho đi những cái hay cái đẹp của mình – cho dù không
phải ai cũng sẵn sàng đáp lại.”
Câu 5. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh (chị) về thông
điệp mà tác giả đã gửi gắm qua đoạn văn trên.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản
1.Học sinh đọc diễn cảm bài thơ, học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch
thơ)
2.Anh (chị) hãy nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ
lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão.

25
3. Anh (chị) hãy sưu tầm một số tác phẩm (câu thơ, câu văn) thể hiện chí làm
trai của các nhà Nho thời phong kiến.
III.ĐỀ CƠ BẢN
1. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng trang nam nhi thời Trần trong bài
“Tỏ lòng” (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão; từ đó, nhận xét về vẻ đẹp lí tưởng
của người anh hùng vệ quốc thời Trần.
2. Cảm nhận về tác phẩm Tỏ lòng (Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão.
Từ đó, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay.
IV.ĐỀ NÂNG CAO
Cảm nhận của anh, chị về bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ
Lão. Từ đó, liên hệ với tác phẩm “Phò giá về kinh” (Tụng giá hoàn kinh sư) của
Trần Quang Khải (SGK Ngữ Văn 7 – NXB Giáo dục) để thấy được hào khí
Đông A và tinh thần của những con người thại đại đó.

26
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 13
BỔ TRỢ VỀ TÁC PHẨM CẢNH NGÀY HÈ
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì
được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ
hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ
sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy
nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất
gì thì sẽ không được gì"?
Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.
Câu 5: Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan
niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: "Nếu bạn muốn sống một đời
mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo
tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời".
II. Tái hiện kiến thức cơ bản:
Câu hỏi 1. Bài Cảnh ngày hè nằm trong phần nào, tập thơ nào của Nguyễn
Trãi?
Câu hỏi 2. Bài thơ “Cảnh ngày hè” thuộc thể thơ nào?
Câu hỏi 3. Theo anh/chị, bài thơ được viết vào giai đoạn nào của cuộc đời
Nguyến Trãi?
Câu hỏi 4. Trong bài có những câu thơ lục ngôn (6 chữ). Theo anh/chị, những
câu đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?
III. Đề cơ bản
Đề số 1: Cảm nhận của anh/chị vềvẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể
hiện qua bài thơ Cảnh ngày hè.
Đề số 2: Cảm nhận của anh chị về bức tranhthiên nhiên, cuộc sống qua bài
Cảnh ngàyhè của Nguyễn Trãi? Từ đó, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về tình yêu
thiên nhiên, đất nước của mỗi người công dân.
IV. Đề nâng cao

27
Cảm nhận của anh chị về những nỗi niềm thầm kín của Nguyễn Trãi
trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. Từ đó, liên hệ với tác phẩm “Tỏ lòng” (Thuật
hoài) của Phạm Ngũ Lão để thấy tấc lòng với nước non của các tác giả.

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 14
BỔ TRỢ VỀ TÁC PHẨM NHÀN
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5:
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho
chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm
năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
      Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả,
chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan
chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải
quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và
thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm
cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được
những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi
đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh
phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này,
trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người
lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một
tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết
mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.
Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc
đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc.
Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.” 
(Để chạm vào hạnh phúc- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Online, 3/2/2012)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản . 
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ được để trong ngoặc kép, hãy nêu công
dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy
giải thích nghĩa hàm ý của 2 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn” 
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh
phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình
yêu cực lớn”. Vì sao?
Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về con đường
dẫn tới hạnh phúc mà tác giả đã đưa ra: “khi biết chọn cho mình một lẽ sống

28
phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một
hạnh phúc trọn vẹn”.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản:
1. Học thuộc lòng bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
2. Nêu những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nhàn”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
3. Hãy tìm những câu thơ, câu văn thể hiện sự lựa chọn “lánh đục về trong”
trong lẽ xuất – xử của các nhà Nho thời phong kiến.
III. Đề cơ bản
1. Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua
bài thơ Nhàn.
2. ''Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người''.
Hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
IV. Đề nâng cao
Cảm nhận của anh/chị về chữ “nhàn” trong hai tác phẩm: Cảnh ngày hè
của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

29
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 15
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5:
TÙNG      
          I
          Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
          Một mình lạt thuở ba đông.
          Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
          Tài đống lương cao ắt cả dùng.
          II
          Đống lương tài có mấy bằng mày
          Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay
          Cội rễ bền, đời chẳng động.
          Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.
          III
          Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày,
          Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay
          Hổ phách, phục linh nhìn mới biết
          Dành, còn để trợ dân này.
(Quốc âm thi tập – NXB Văn Sử Địa, Hà Nội 1956 – tr. 163)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.
Câu 2. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Phần sáng tạo của Nguyên Trãi ở đây là
gì?
Câu 3. Hãy kể ra những công dụng, phẩm chất của cây tùng?
Câu 4. Theo anh/chị, bài trên có phải chỉ để nói cây tùng không? Vì sao?
Câu 5. Từ những công dụng, phẩm chất của cây tùng, anh/chị hãy viết một đoạn
văn khoảng 200 chữ để trình bày cảm nghĩ về phẩm chất và lối sống mà giới trẻ
nên có.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 6 đến Câu 10:
“…Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm Việt
Nam, từ các chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví
dụ: xin chào, cảm ơn… Ông viết: “Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi
đến Việt Nam đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể
hiện tình cảm của họ với Việt Nam. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu
“Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay mới đây
Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm cũng đã dùng câu: “Rằng trăm năm
30
cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi”. Thật tự hào biết bao khi tiếng
Việt được các chính khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì thế, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi
mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với
các cường quốc trên thế giới.”(…)
(Trích Tiếng Việt cần có luật – Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016)
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn trích?
Câu 7. Việc “các chính khách nước ngoài đến những người bình dân đều học
một vài từ tiếng Việt”, “một số chính khách đã dùng thơ để thể hiện tình cảm
của họ với Việt Nam” nói lên điều gì?
Câu 8. Tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào đối với tiếng Việt qua đoạn
trích trên?
Câu 9. Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề khác?
Câu 10. Anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về ý nghĩa
câu văn cuối đoạn trích.
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 11 đến câu 15:
Hơi ấm ổ rơm
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
“Nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ”
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm


Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

Hạt gạo nuôi hết thẩy chúng ta no


Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái dịu ngọt lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục, một đêm lỡ đường.
(Nguyễn Duy – Cáttrắng – NXB Quân đội nhân dân, 1972)
Câu 11: Bài thơ thể hiện tình cảm phổ biến của con người Việt Nam trong
kháng chiến, đó là tình cảm gì?
Câu12: Vì sao trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao
thức?
Câu13: Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ cuối của văn bản và nêu
hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

31
Câu14: Qua sự suy tư đó, anh/chị cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ
đồng chiêm trong bài thơ?
Câu 15. Từ sự thao thức của nhân vật trữ tình, anh chị có suy nghĩ gì về cách
ứng xử khi được nhận một ân tình (trình bày suy nghĩ trong đoạn văn khoảng
200 chữ)
II. Tái hiện kiến thức cơ bản:
Câu hỏi 1. Văn học trung đại Việt Nam có mấy bộ phận và phát triển theo
những giai đoạn nào?
Câu hỏi 2. Văn học trung đại Việt Nam có những nội dung nào? (nêu dẫn
chứng)
Câu hỏi 3. Trình bày những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của các
bài Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Nhàn ?
Câu hỏi 4. Trong những bài thơ đã học: Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Nhàn, bài nào
thể hiện tính quy phạm, bài nào thể hiện phá vỡ quy phạm? Vì sao?
III. Đề cơ bản
Ôn lại những dạng đề cơ bản đã thực hiện trong các tuần bổ trợ trước,
trọng tâm hướng vào bốn bài thơ trung đại Việt Nam: Tỏ lòng (Phạm Ngũ
Lão), Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Dạng đề cảm nhận về tác phẩm/ hình tượng/ vấn đề văn học:
Đề số 1: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua
bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
Đề số 2: Cảm nhận của anh/chị về tâm hồn của đại tác giả Nguyễn Trãi qua
bài thơ “Cảnh ngày hè”.
Đề số 3: Cảm nhận của anh/chị về nhân cách của tác giả Nguyễn Bỉnh
Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.
 Lưu ý thêm yêu cầu liên hệ với bài học thực tiễn cuộc sống.
VD: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài
“Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão; từ đó nêu suy nghĩ về lí tưởng sống của giới
trẻ ngày nay.
1. Dạng đề nêu suy nghĩ về ý kiến liên quan đến tác giả, tác phẩm văn học:
Đề số 1: Có ý kiến cho rằng:“Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được
hùng tâm tráng chí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời.” Anh/chị
suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Đề số 2: “Cảnh ngày hè- Bức tranh tràn đầy tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống, yêu đời, yêu dân, yêu nước”.Anh/chị suy nghĩ như thế nào về
nhận định trên.
Đề số 3: Anh, chị suy nghĩ như thế nào về nhận định sau:“Bài “Nhàn” là
một bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của văn học trung đại Việt Nam;
quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn , lối sống trong sạch của Nguyễn
Bỉnh Khiêm mãi sáng ngời trong nền văn học dân tộc”.
IV. ĐỀ NÂNG CAO
32
1. Đề số 1:
Cảm nhận đối sánh 2 hai bài thơCảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Nhàn
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
2. Đề số 2:
Bàn về quan niệm  văn học “Thi  ngôn chí”, Phùng Khắc Khoan nhận
xét:”Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì
tất là nhả ra khí phách hào hùng…” (Dẫn theo Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi
pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1999, tr.129).
Anh /chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Qua phân tích bài thơ Tỏ lòng của
Phạm Ngũ Lão và Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để làm rõ vẻ đẹp của thơ nói
chí như Phùng Khắc Khoan nhận xét.

33
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM PHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10
Nhóm Ngữ văn Tuần 16
BỔ TRỢ VỀ ĐỌC TIỂU THANH KÝ
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5:
Thờigian
Đem cho. Đem cho
Không giữ lại chút gì
Đòi lại. Đòi lại
Không hề thương tiếc

Bày ra. Rồi xóa đi


Ham chơi. Và bỏ cuộc
Thời gian
Ông là ai?

Thương lượng với thời gian


Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài giũa
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc.
(Thương lượng với thời gian, Hữu
Thỉnh,
NXB Văn học, 2015)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên?
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là gì? Qua đó nhà
thơ muốn thể hiện những quy luật gì của thời gian?Chép một câu thơ mà
anh/chị biết về quy luật này của thời gian. 
Câu 3. Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
Nhà thơ tỉnh thức và bật khóc về điều gì trong câu chuyện của đời người?
Câu 4. Theo anh/chị điều gì sẽ còn mãi với thời gian. Từ đó, anh chị rút ra được bài học gì
cho bản thân?
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của
thời gian.
II. Tái hiện kiến thức cơ bản:
Câu hỏi 1. Nêu vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về nhân vật Tiểu Thanh?
Câu hỏi 2. Một bài thơ Đường luật thể thất ngôn bát cú thường có mấy đoạn?
Bài thơ Đọc “Tiểu Thanh kí” có nên chia đoạn như thế không? Vì sao?
Câu hỏi 3. Vì sao kết thúc bài thơ Nguyễn Du lại viết:
Bất tri tam bách dư niên hậu
34
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Câu hỏi 4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói suy ngẫm của mình về những
con người tài hoa bạc mệnh?
III. ĐỀ CƠ BẢN
Đề số 1:
Cảm nhận của anh/chị về lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ Độc
"Tiểu Thanh kí”.
Đề số 2:
Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
(Trích Truyện Kiều)
Anh/chị hãy nêu suy nghĩ về nét tương đồng giữa đoạn thơ trên và bài Đọc
Tiểu Thanh ký của thi hào Nguyễn Du?

IV.ĐỀ NÂNG CAO


Cảm nhận của anh, chị về tiếng khóc của Nguyễn Du trong tác phẩm
“Đọc Tiểu Thanh kí”. Từ đó, liên hệ với bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương để thấy được sự đồng cảm của các tác giả đối với thân phận của
người phụ nữ.

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂMPHIẾU BỔ TRỢ NGỮ VĂN LỚP 10

35
Nhóm Ngữ văn Tuần 17 – 18
LUYỆN ĐỀ
I. Đọc-hiểu văn bản
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một
cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch
bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết
của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu
hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích
cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả
viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của
Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi
vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng
chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh
hoặc thi vị.
Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi
cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai.
Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”
(Trích Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê,
NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số”
thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh
trời biển ở Ha-oai”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm
riêng của mình.
Câu 5. Từ văn bản trên và hiểu biết của bản thân, anh/chị hãy viết đoạn văn 200
chữ nêu rõ suy nghĩ của mình về việc tự học.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 6 đến 10:
Một niềm vui, một nỗi buồn
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Bạn có thể chết vì nó.

Một điều hiểu, một điều nghĩ


Nếu phải giữ mình suốt đời
Có thể làm bạn điên.

36
Cái gánh nặn
Nhìn – nghĩ – yêu thương

Mối hi vọng
Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn khác.
(Một niềm vui, một nỗi buồn, Tuyển tập thơ Nguyễn Đình Thi,
NXB Văn học, 1994, tr.175)
Câu 6. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 7. Chỉ ra sự tương đồng về cấu trúc và nội dung của hai khổ thơ đầu? Ý
nghĩa của sự tương đồng?
Câu 8. Khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4 được xem như những “kết luận” của bài
thơ? Vậy anh/chị rút ra được Những “kết luận” nào?
Câu 9. Anh, chị cảm nhận như thế nào về hình thức giản dị và trong sáng của
bài thơ?
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh, chị về
thông điệp được đưa ra trong bài thơ: ‘Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn khác’.
II. Làm văn
1. Đề 1
Tác giả Lã Nhâm Thìn có viết: Bài “Thuật hoài” là một minh chứng tiêu
biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật: “Quý hồ tinh bất quý
hồ đa.” (quý tinh túy, không cốt nhiều).
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về ý kiến trên.
2. Đề 2.
Bức tranh thiên nhiên, đất nước bốn mùa là một đề tài quen thuộc trong thi
ca trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, “Cảnh ngày hè” được xem là một sáng tạo
độc đáo của Nguyễn Trãi. Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy liên hệ tác
phẩm “Cảnh ngày hè” với một số tác phẩm (đoạn trích) trung đại khác để làm
sáng tỏ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi.
3. Đề 3
Từ triết lý sống "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tác phẩm “Nhàn” ,
anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm, thái độ sống nhàn của giới trẻ hiện nay?
4. Đề 4

37
Năm 1965, năm kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, trong một dịp đi
công tác, ghé qua quê ông, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn
Du, trong bài có đoạn:
… Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăn năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha….
(Ra trận - NXB Văn học, Hà Nội 1972, tr 62)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về tâm tư, tình cảm của tác giả qua đoạn thơ trên.

38

You might also like