You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 12, HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2017-2018

A. Kiến thức cần ôn tập

Cấu trúc đề thi học kỳ 1, ngữ văn 12 thường gồm hai phần: Đọc hiểu (3
điểm) và làm văn (nghị luận văn học ) (7 điểm), nên HS tập trung vào ôn tập –
luyện tập một số kiến thức sau:

1.Ôn tập – Luyện tập đọc hiểu

a.Hệ thống kiến thức ôn tập:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành
chính công cụ.

-Phong cách ngôn ngữ: PCNN Sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN báo chí,
PCNN chính luận, PCNN khoa học.

-Các thao tác lập luận: So sánh, bác bỏ, bình luận, phân tích, chứng minh, giải
thích.

-Thể loại văn bản, đặc biệt là văn bản thơ: Thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn, thơ tự
do, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, ….

- Xác định nội dung văn bản

-Các biện pháp tu từ (về từ, câu)trong văn bản: Chỉ ra và nêu tác dụng.

- Nghĩa của từ, nghĩa và ngữ pháp của câu.

- Cách viết đoạn văn đánh giá, bàn bạc, bày tỏ ý kiến bản thân về 1 vấn đề đưa
ra từ 1 văn bản.

b.Luyện tập

1.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới
bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh
thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn về
một ai đó, khiến ta hiểu được suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ,
và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn
của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm
khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta
cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.
Thấu cảm xảy ra trong từng khoành khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi
chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái
nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc
đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp; một cậu bé Bồ Đào Nha
tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội
Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn
rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ
mừng chiến thắng.
(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017,
tr.275)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.?
Câu 2(0.5 điểm): Theo tác giả, thấu cảm là gì?
Câu 3 (1 điểm): Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, co gái có bạn bị ốm, cậu
bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 4(1 điểm): Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự
thấu cảm? Vì sao?
2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi?

Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước


Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa

Đã qua, thuở âm u bónggiặc


Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây
Đã qua, nỗi đêm Nam ngày bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày! (...)
Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương...
(Trích Vui thế, hôm nay... - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1. Chỉ ra thể thơ của đoạn thơ trên?.


Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên
Câu 4. Phẩm chất nào của con người Việt nam trong đoạn thơ mà anh/ chị thấy
đẹp nhất? Vì sao ? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

3.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí.
Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê
bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không
biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt
mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và
rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.
[….]Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán
xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp
nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta
chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi
phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định
kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và
thử nghe theo chính mình?
(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Văn bản trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0.5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản? (1 điểm)
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ “định kiến” trong văn bản trên? (0.5 điểm)
Câu 4: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “đừng bao giờ
phán xét người khác một cách dễ dàng” ? (1 điểm)
4.Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu :

Một cô gái nhỏ đi bộ tới trường. Dù buổi sáng hôm đó thời tiết có vẻ rất xấu, trên
trời những đám mây đen đang kéo tới nhưng cô bé vẫn thực hiện chuyến hành
trình tới ngôi trường tiểu học của mình như thường lệ. Buổi chiều, quang cảnh còn
tồi tệ hơn hơn, gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Mẹ cô vì lo con gái mình
sẽ sợ hãi trên đường về nhà và hơn nữa cô sẽ nguy hiểm nếu gặp sét nên đã đi đón
con. Theo sau từng đợt sấm rền là những tia chớp như những nhát gươm sáng
loáng cắt ngang bầu trời. Lòng đầy lo lắng, bà lái xe theo dọc con đường tới
trường của con mình. Và kia! Cô gái nhỏ đang đi, nhưng cứ mỗi lần có chớp lóe
lên, cô bé lại dừng lại, nhìn lên trời và mỉm cười. Khi xe của người mẹ tiến đến
cạnh con gái, bà hỏi:
– Con làm gì thế? Tại sao con cứ dừng lại và mỉm cười như thế? Con gái?
Cô bé đáp lại:
– Con muốn làm cho mình xinh đẹp hơn vì Thượng đế cứ liên tục chụp ảnh cho
con.
(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra nội dung của câu chuyện?

Câu 3: CHỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Theo sau từng
đợt sấm rền là những tia chớp như những nhát gươm sáng loáng cắt ngang bầu
trời

Câu 4: Vì sao mỗi lần có chớp lóe lên, cô bé lại dừng lại, nhìn lên trời và mỉm
cười

2.Kiến thức làm văn

a.Nắm chắc cách nghị luận :

-1 bài thơ/ đoạn thơ.

-Một ý kiến bàn về văn học.

b. Hệ thống kiến thức các bài học đọc hiểu văn bản ngữ văn 12, kỳ 1 về: tác
giả, tác phẩm.

-Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)


- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.(Phạm Văn Đồng)

-Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS(Cô - Phi – An _Na)

-Tây tiến (Quang Dũng)

-Việt Bắc (Tố Hữu)

-Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

-Sóng (Xuân Quỳnh)

-Đàn ghi ta của lorca. (Thanh Thảo)

c. Một số đề thường gặp với các văn bản văn học ngữ văn 12, kỳ 1 (Tham khảo)
1. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà Hồ
Chí Minh viết :
“Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” .
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do .
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói :
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi” .
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” .
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh )
Anh (chị) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội
dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận

2.“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch
sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh/ chị hãy phân tích bản Tuyên
ngôn để làm sáng tỏ nhận định trên.

3.Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
                   Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
………………………………………..
                   Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
                                      (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục -
2009)
4.Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng :
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
..........
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
5.Cảm nhận của anh, chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau :
“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
6.Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.
7.Có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp độc đáo đồng thời cũng là đặc sắc bao trùm bài thơ
Tây Tiến của Quang Dũng là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên
8. Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Ta về , mình có nhớ ta
…………………
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
9. Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
                       (Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)
10. Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là bản anh hùng ca, bản
tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Ý kiến khác lại khẳng
định: “Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất”.
Bằng cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc (SGK - Ngữ Văn 12, Tập Một - NXB Giáo
dục), anh/ chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.
11. Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách
khám phá và thể hiện riêng. Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng)
Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan”.
(“Việt Bắc” – Tố Hữu).
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên ?
12. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích Đất Nước (trích
trong Mặt đường khát vọng) của Nguyễn khoa Điềm: 
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
[…]
Đất nước có từ ngày đó.
14. Bàn về chương “Đất nước” trích từ “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa
Điềm, có ý kiến cho rằng: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca
dao thần thoại là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương V
của bản trường ca này.
Từ cảm nhận của mình về đoạn trích “Đất nước”, anh/chị hãy bình luận về ý
kiến trên.
15. : Đánh giá về công lao của nhân dân đối với đất nước trong chương thơ Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng “Nhân dân không chỉ đã viết
lên lịch sử đất nước mà còn đã tạo nên những danh lam thắng cảnh cho đất nước”
Bằng hiểu biết của mình về chương thơ Đất nước, trích “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, hãy bày tỏ ý kiến của mình?
16. Phân tích tư tưởng ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN trong đoạn trích Đất
Nước (Nguyễn Khoa Điềm).    
17.  Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất Nước -
Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12, Tập một).
18.  Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng”- Xuân Quỳnh.
“Dữ dội…trong ngực trẻ”
19.    Cảm nhận của anh, chị về hình tượng “Sóng” trong bài thơ cùng tên của
Xuân Quỳnh.
20.     : Bàn về “Sóng” của XQ, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “XQ đã
thể hiện được một tình yêu vừa có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời,
vừa mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”
Từ cảm nhận về bài “Sóng” anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
21. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” (Thanh Thảo).
“ những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li –la li – la li – la
đi lang thang về miền đơn độc
với vần trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha


hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du…”
(SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
22. Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor - ca” (Thanh Thảo)

B.Đề tham khảo


Đề 1: Đề thi học kỳ 1 Bắc Ninh 2016-2017
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Nếu để ý theo dõi, ta sẽ thấy từ soái ca cũng chỉ xuất hiện trong giao tiếp giới
trẻ trong khoảng một vài năm trở lại đây. Đó là sự ảnh hưởng của việc đọc các tiểu
thuyết hay các phim ảnh “nhập ngoại”. Nếu gõ vào Từ điển trực tuyến Wikipedia,
ta sẽ thấy từ này được giải thích như sau: “Soái ca là một từ tiếng Việt mới bắt
nguồn từ các tiểu thuyết ngôn tình. Soái ca là để chỉ một anh chàng đẹp trai, hoặc
siêu đẹp trai, những người đàn ông mà bất cứ cô gái (hoặc anh chàng gay) nào
cũng mơ ước sở hữu, cưới về làm chồng. Giàu hoặc sẽ giàu, và nhất định phải đẹp
trai, lịch thiệp, luôn trầm tĩnh, có thể giải quyết mọi rắc rối bằng một cuộc điện
thoại, thậm chí là chỉ cần cú phất tay, nhấc chân cũng cực kỳ phong độ, sẵn sàng
bỏ tất cả để đi theo tình yêu và thường yêu một cô gái không có gì đặc biệt”.
Như vậy, soái ca là một nhân vật bước ra từ tiểu thuyết ngôn tình (xuất phát từ
Trung Quốc, Hàn Quốc... đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng). Lướt web, đọc tiểu
thuyết thuộc dòng văn chương này đang là một thú vui thời thượng của nhiều bạn
trẻ. Đọc sách, mê sách, khâm phục các nhân vật trong sách là chuyện bình thường.
Nhưng các bạn trẻ bây giờ thường đi quá đà trong việc “thần tượng hóa” những
nhân vật mà theo họ là mẫu hình lý tưởng. Soái ca đi từ tiểu thuyết vào đời thực.
Rất nhiều cô gái trẻ mong có được người tình “soái ca” cho xứng với sự kỳ vọng,
mong mỏi của họ. Thậm chí, họ sẵn sàng “soái ca hóa” những anh chàng rất đỗi
bình thường (hoặc tầm thường) thành “người tình trong mộng”, biến những anh
chàng đó thành “soái ca” của riêng mình. Không phải ngẫu nhiên mà các soái ca
ngôn tình dần trở thành mẫu người yêu trong mơ của nhiều thiếu nữ hiện nay. Quả
là một trào lưu, lối sống ảo tưởng, xa rời thực tế.
(Trích Tại sao gọi là “soái ca”…? TS Phạm Văn Tình, Tạp chí Văn học tuổi trẻ, số
9/2016, tr 27.28)
Câu 1: Xác định 02 thao tác lập lập sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Theo anh (chị), cách giải thích của từ điển trực tuyến Wikipedia là dựa trên
cơ sở nào?
Câu 3: Tác giả hướng tới chỉ đối tượng nào coi “soái ca” là hình mẫu trong mơ?
Anh/ chị hãy nêu ra một biểu hiện thực tế của trào lưu thần tượng “soái ca” của họ?
Câu 4: Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời đánh giá của tác giả trước hiện tượng: soái
ca đã đi từ tiểu thuyết vào đời thực dần trở thành người mẫu trong mơ của nhiều
thiếu nữ hiện nay. Qủa là một trào lưu của lối sống ảo, xa rời thực tế”?
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)về ý
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Các bạn trẻ bây giờ thường đi
quá đà trong việc “thần tượng hóa” những nhân vật mà theo họ là hình mẫu lí
tưởng”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu, anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
(Trích: Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1)
Đề 2

I.Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Ngày ấy tôi mới lên năm  Yêu ai cứ bảo là yêu 


Có lần tôi nói dối mẹ  Ghét ai cứ bảo là ghét 
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.  Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn  Cũng không nói yêu thành ghét. 
Ôm tôi hôn lên mái tóc  Dù ai cầm dao doạ giết 
- Con ơi  Cũng không nói ghét thành yêu. 
trước khi nhắm mắt  Từ đấy người lớn hỏi tôi: 
Cha con dặn con suốt đời  - Bé ơi, Bé yêu ai nhất? 
Phải làm một người chân thật.  Nhớ lời mẹ tôi trả lời: 
- Mẹ ơi, chân thật là gì?  - Bé yêu những người chân thật.
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt  (Trích Lời mẹ dặn- Phùng Quán)
Con ơi một người chân thật 
Thấy vui muốn cười cứ cười 
Thấy buồn muốn khóc là khóc. 
Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong đoạn văn bản?

Câu 2: Người mẹ dạy con là người chân thật phải như thế nào?

Câu 3: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau:

Yêu ai cứ bảo là yêu 


Ghét ai cứ bảo là ghét 
Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Cũng không nói yêu thành ghét. 
Dù ai cầm dao doạ giết 
Cũng không nói ghét thành yêu. 

Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với câu trả lời của nhân vật Tôi: Bé yêu những người chân
thật hay không? Vì sao?

II. Làm văn (7 điểm)


Sông Mã xa rồi tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng nui nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống


Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm mường hịc cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, trang 88, NXB giáo dục, 2008)

Bàn về đoạn thơ , có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên tây bắc hùng
vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ
lên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng
mạn và tài hoa.

Từ cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên, hãy bình luận hai ý kiến trên?

You might also like