You are on page 1of 11

Câu 1 Cho đoạn văn sau:

“ Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nưa thôi
mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn Nghĩ đến đó mình thoáng thấy
buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh
phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không
muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đới còn ở tuổi
hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ
hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

1. Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?


2. Trong hai câu văn Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái
sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20?
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
4. Viết đoạn văn (  từ 5 đến 7 dòng ) Trình bày suy nghĩ của Anh (chị) về nội
dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?

Trả lời

1. Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của
năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến
dâng tuổi xuân. 
2. Hai câu: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng
ngời trong đôi mắ và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi sử
dụng câu hỏi tu từ. Mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát
vọng , sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người. 
3. Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương pháp tự sự kết hợp với biểu cảm. 
4. Yêu cầu về nội dung:

Trình bày suy nghĩ của Anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?
Bài làm của học sinh phải ngắn gọn súc tích. Phải khẳng định được vẻ đẹp của mùa
xuân , ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động đúng đắn để sống có ích,
tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời.

Câu 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Trần Bình Trọng
Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước,             
Đem tấm thân bảy thước chống san hà.
Mãn lo đền nợ nước bỏ tình nhà,
Trong tâm khảm nặng tình yêu tổ quốc.
Nhưng than ôi, tài trai dù thao lược,
Hùm thiêng kia nan địch một bầy hồ.
Vì sa cơ nên bị bắt cầm tù,
Tan mộng đẹp anh hùng đành thất thế!
Tướng giặc thấy người tài nên rất nể,
Đem quan sang tước trọng dụ ngài hàng.
"Quân bây lầm, dù dâng cả ngai vàng
Khó lay chuyển lòng ta thờ cố quốc.
Đừng tưởng bả vinh hoa mà mua được
Lòng trung quân, ái quốc của ta đâu.
Bắt được ta thôi chớ nói gì lâu,
Cứ đem chém ta không hề than tiếc!
Hễ khi sống ta là dân đất Việt,
Chết ta đành làm quỷ nước Nam ta!"
Ôi, anh hùng tử, khí hùng nào tử,
Nêu gương trong sách sử để muôn đời! 
(Á Nam Trần Tuấn Khải)
a. Xác định thể thơ của bài thơ.
b. Bài thơ nói về nhân vật nào? Tìm những từ ngữ, hình ảnh… thể hiện khí
phách hiên ngang, tài năng phi thường và nhân cách cao đẹp của nhân vật nói trên.
c. Hãy chỉ ra các phép đối được sử dụng trong bài thơ (bao gồm cả đối lập và
đối xứng). Nêu tác dụng của một trong những phép đối đó.
d. Xác định chủ đề bài thơ.
e. Hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc mà bài thơ Trần Bình Trọng
mang lại cho em.

Trả lời

a. Thể thơ tự do.

b. Bài thơ nói về nhân vật Trần Bình Trọng. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí
phách hiên ngang của ông: anh hùng, chống sơn hà, đền nợ nước, tài trai, thao lược,
hùm thiêng, người tài, trung quân ái quốc, khí hùng nào tử, nêu giương…

c. Các phép đối trong bài thơ:

Nợ nước - Tình nhà

Hùm thiêng - Bầy hồ

Trung quân - Ái quốc

Sống – dân đất Việt - Chết – quỷ nước


Nam
Anh hùng tử - Khí hùng nào tử

Tác dụng: Học sinh có thể chọn một trong các phép đối trên, tác dụng chung của
phép đối là nhấn mạnh vấn đề.

d. Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tấm giương trung liệt bất khuất, đem thân đền nợ nước
của người anh hùng Trần Bình Trọng.

e. Viết đoạn văn ngắn

Yêu cầu: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo được các
yêu cầu:

Về hình thức: Biết cách dựng một đoạn văn nghị luận. (Chỉ trình bày trong vòng
một đoạn văn).
Về nội dung: Nói lên được sự trân trọng, lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với Trần
Bình Trọng, đồng thời thể hiện sự căm phẫn đối với quân giặc phương Bắc.

Câu 3

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu


Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày tuyên ngôn Độc lập.

Ta đi trên quảng trường


Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.

Ấm lòng ta biết mấy


Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...

(Nắng Ba Đình – Nguyễn Phan Hách)

1. Văn bản trên được trình bày theo các phương thức biểu đạt nào? 2. Hãy chỉ ra biện
pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Ta
đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
3. Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta? )
4. Trình bày cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại được nhắc đến trong đoạn thơ
trên bằng một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng.
Trả lời
1. Phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm

2. - Biện pháp tu từ: nhân hóa nắng reo


- Hiệu quả: thể hiện không khí vui tươi, phấn khởi và niềm hạnh phúc lớn lao của cả
dân tộc trong ngày vui trọng đại.
3. - Bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với ngày lễ tuyên bố nền độc lập, tự do của
dân tộc : tự hào, sung sướng, xúc động,…
4. - Sự kiện lịch sử được gợi ra là:  Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng
trường Ba Đình ngày 2.9.1945
Câu 4

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là
Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn
Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm
sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”

(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang


92)

1: (0,5 điểm) Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

3 : (1,0 điểm) Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng.

- Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.
4: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau
và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)


Trả lời
1. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

2. Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ
Nguyễn Du.

3. - Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp)

Có thể chọn một trong các phương án sau:

- Bỏ cụm từ: “đã làm cho”  Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách
hơn.
Hoặc bỏ cụm từ “Có được”  Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc
sách hơn.4. -Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên /
“Mối sầu”...tựa “miền biển xa”

-Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/
tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc
giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển
cả.

Câu 5

Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:


Đoạn 1:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
1: Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
2: Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa
hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn
cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
3: So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2
đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong
văn bản không? Vì sao?
4: Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng
thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.
5: Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về
một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết đoạn văn
nghị luận ngắn (tầm 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam
ngày nay đối với đất nước.

Trả lời

1: Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
 Đoạn 1: Viếng lăng Bác- Viễn Phương
 Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
2: Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa
hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn
cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
 Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào
những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một
cách khiêm nhường, tự nguyện…
 Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc
sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn
đúng:
3: So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2
đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong
văn bản không? Vì sao?
- Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.
- Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.
4: Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng
thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên:
(HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc
sau TP chính của câu)
VD:
- Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!
- Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!
- Ôi, thơ hay quá!
- vv---
5: Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về
một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị
luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam
ngày nay đối với đất nước.
HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:
- Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống
có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ
việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)
- Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc
đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung
tay xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm
đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ ( Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)
- Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước
mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…
- Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN
(trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…)
Câu 6
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao
giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất
ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những
giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. 

4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong
khoảng từ 3 - 4 câu. 

Trả lời

1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị
luận.

2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai
hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự
không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang
tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.

Câu 7

Em trở về đúng nghĩa trái tim em


Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

         (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)

1. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. 

2. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước. 

3. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình
cảm của nhân vật “em”? 

4. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả
lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

Trả lời

1. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : Biện pháp điệp từ "biết"
và ẩn dụ "mùa thu này sao bão mưa nhiều"

2. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu
và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình
với ước mơ của người mình yêu.

3. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”: khao
khát, xúc động, yêu.

4. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...

You might also like