You are on page 1of 5

ÔN TẬP VỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN

I. Trò chơi ô chữ:


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1 - Cùng một bài ca dao, ở mỗi địa phương khác nhau có một vài sự thay đổi về từ
ngữ. Đó là hiện tượng gì?
2 - Loài vật tượng trưng cho cuộc đời mờ mịt phiêu bạt của người nông dân?
3 - Loài vật thường được ẩn dụ cho cuộc đời người lao động.
4 - Dựa vào cách gieo vần trong ca dao, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu
ca dao sau :
Thân em như quả ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ, càng ....... trong lòng.
5 - Thân cò được đặt trong sự đối lập với hình ảnh này để cực tả nỗi cô đơn vất vả của
cò trong một bài ca dao than thân đã học?
6 - Thông qua những bài ca dao châm biếm, nhân dân lao động đã bày tỏ thái độ này
với cái xấu, cái lạc hậu...
7 - Một trong những tác dụng đồng thời cũng là chức năng chung của bộ phận ca dao
châm biếm.
8 - Bài ca dao "Con cò chết rũ trên cây" gần giống thể loại truyện cổ dân gian này?
9 - Cụm từ được lặp đi, lặp lại ở nhiều bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ?
10 – Điền vào chỗ trống: “Đi chợ thì …ăn quà”
11 - Loại quả tượng trưng cho cuộc đời nghèo, số phận nhỏ bé, bấp bênh của người
phụ nữ trong một bài ca dao than thân?
12 – Điền vào chỗ trống: “…thân phận con tằm – Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả
tơ”.
13 - Nhân vật nói nước đôi để lừa bịp trong một bài ca dao châm biếm?
14 - Một bài ca dao châm biếm đã định nghĩa về nhân vật này một cách cay độc?
(Theo Đinh Gia Khánh)
I. Ô chữ: - Ô hàng dọc:
Một tên gọi khác của ca dao châm biếm: Ca dao trào phúng
Hàng ngang :
1. Dị bản 2. Con hạc 3. Con cò 4.Cay
5. nước non 6. Phê Phán 7. mua vui 8. Ngụ ngôn
9. Thân em 10. Hay 11. Trái bần 12. Thương thay
13. Thầy bói 14. Cậu cai.
2. Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
5. Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
11. Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
13. Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà…

II. Luyện tập:


Câu1:
a. Nội dung chính trong ca dao là gì?
b. Hãy nêu những đặc điểm chung về nghệ thuật của các bài ca dao đã học?
Trả lời
a. Ca dao là tiếng hát tâm tình của người dân quê Việt Nam. Có hai nội dung
chính:
- Ca da than thân, yêu thương tình nghĩa
- Ca dao hài hước, châm biếm (ca dao trào phúng)
b . Đặc điểm chung về nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, hoặc lục bát biến thể.
- Một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc: so sánh, ẩn dụ, điệp, nhân hoá,
nói quá.
- Có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng
hình ảnh.
- Ngôn ngữ nhìn chung mộc mạc, giản dị, hồn nhiên, gợi cảm.
Câu 2:
a - Qua những bài ca dao than thân trong SGK Ngữ văn 10, em nhận thấy biện
pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất?
b- Phân tích một bài ca dao than thân mà em yêu thích có sử dụng biện pháp nghệ
thuật này?
Trả lời:
a. – BPNT so sánh. Trong các bài ca dao than thân bắt đầu bằng “Thân em như”,
nỗi khổ về thân phận được phụ thuộc được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật so
sánh quen thuộc của ca dao.
b. Phân tích bài 2 (sgk):
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
- Nếu như ở bài 1, tác giả dân gian nhấn mạnh đến vẻ đẹp của tuổi xuân phơi
phới, thì ở bài 2 là sự nhấn mạnh, khẳng định giá trị thực của cô gái, nhấn mạnh
vẻ đẹp nội dung, phẩm chất bên trong dẫu bên ngoài không được hấp dẫn thông
qua biện pháp so sánh.
- Người con gái tự so mình với củ ấu gai vẻ ngoài đen đúa, xấu xí, gai góc nhưng
ẩn chứa sau vẻ ngoài xấu xí ấy là ruột ấu trắng thơm, ngọt bùi. Cô gái cũng vậy,
có thể bên ngoài cô gai góc, đen đủi, không được bắt mắt các chàng trai nhưng
cô có vẻ đẹp, có giá trị thực bên trong. Ca dao lựa chọn hình ảnh so sánh rất
chính xác, vừa cụ thể vừa biểu cảm, chắc chắn đây phải là người phụ nữ lao
động, gắn bó với đồng ruộng mới có cách so sánh giản dị, tự nhiên như vậy.
- Hai dòng thơ cuối là lời mời mọc nhắn gửi:
“Ai ơi … ngọt bùi”
Cô gái phải bộc bạch, khẳng định, mời gọi như vậy vì giá trị thực của cô không được
ai biết đến. Ta thấy trong sự khẳng định, gọi mời có cả sự ngậm ngùi xót xa cho thân
phận không may của cô gái nghèo khao khát hạnh phúc lứa đôi. Bài ca dao có ý nghĩa
nhân văn và ý nghĩa ngầm phê phán những ai không coi trọng giá trị đích thực của con
người.
Câu 3:
a. Trong ca dao yêu thương tình nghĩa có mô típ “Trèo lên”, em hãy kể một số
bài ca dao bắt đầu bằng “Trèo lên…”?
b. Phân tích một bài ca dao mà em thích?
Trả lời:
a. – Trèo lên cây bưởi hái hoa
- Trèo lên cây gạo cao cao
Bước xuống vườn đào thấy áo người phơi 
Thấy áo sao chẳng thấy người 
Như đứng nhà dột như ngồi chuồng chim 
Thấy chuồng sao chẳng thấy chim 
Để tôi chỉ quyết đi tìm một đôi 
Tưởng rằng chim lẻ bắt chơi 
Không ngờ chim đã đủ đôi cả rồi. 
- Trèo lên cây khế chua le
Vợ thì muốn lấy chỉ e mất tiền
b. Phân tích bài 3 (SGK)
- Hai câu đầu
+ Bắt đầu bằng mô típ “Trèo lên…” để gây cảm xúc, dẫn dắt tâm trạng.
+Biện pháp nghệ thuật:
Nhân hóa: trò chuyện với cây khế như một đối tượng trữ tình nhưng cũng chính
là trò chuyện với lòng mình.
ẩn dụ: Lòng khế chua cũng là lòng người chua xót
Câu hỏi tu từ “Ai làm chua xót” cùng đại từ phiến chỉ “ai” giống như câu hỏi
hờn giận duyên phận. “Ai” có thể là hoàn cảnh khách quan, là xã hội, cũng có
thể là người trong cuộc tự chia xa.
+ Giong điệu da diết, xót xa. Lựa chọn khế để hỏi vị chua là một câu hỏi tài tình
bởi lòng khế chẳng bao giờ hết chua cũng như... (Theo kinh nghiệm dân gian,
hái quả lúc nửa ngày, tức lúc giữa trưa thì quả sẽ có vị đậm hơn.)
- Hai câu tiếp:
+ Biện pháp ẩn dụ: Các cặp hình ảnh đối sánh mặt trăng – mặt trời, sao Hôm –
sao Mai là những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ vừa vĩnh cửu, sánh đôi đồng
thời cũng xa cách vô vọng như em với anh luôn tương xứng, đẹp đôi vừa lứa,
luôn son sắt dẫu phải xa cách.
+ từ láy “chằng chằng” thể hiện sự xa cách không rời.
- Hai câu cuối:
+ Hai câu kết là lúc nỗi lòng được bộc lộ trực tiếp hơn qua đại từ nhân xưng
“mình – ta” quen thuộc trong ca dao.
+ Hỏi mình có nhớ ta không sau đó khẳng định tình yêu son sắt của ta dẫu
duyên kiếp không còn: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Sao Vượt cũng
là sao Hôm hay sao Mai (Sao Kim), sao Vượt mọc vào giữa trưa. Sao Vượt
ngóng đợi trăng vào giữa trưa là sự chờ đợi, ngóng đợi cô đơn, vô vọng nhưng
vẫn đầy kiên đinh.
Bài thơ nói về nỗi xót đau lỡ dở duyên phận, về sự vô vọng của kẻ thất tình mà
sao vẫn ấm áp tình đời.
Câu 4.
a. Trong ca dao có mô típ “ ước gì…”, em hãy kể một số bài ca dao bắt đầu
bằng mô típ này? .
b. Phân tích một bài ca dao mà em thích?
Trả lời
a. Một số bài ca dao bắt đầu bằng “ước gì”:
- Ước gì em hóa ra dưa
Để cho anh tắm nước mưa chậu đồng
- Ước gì anh hóa ra chăn
Để cho em đắp, em lăn, em nằm.
b. Phân tích bài ca dao 5 (sgk)
- Bài ca dao bắt đầu bằng “ước gì”, khi yêu nhau, người ta có nhiều mơ ước cháy
bỏng , trong đó có ước muốn được gần nhau, vượt qua đôi bờ xa cách. Cái cầu
trở thành biểu tượng kết nối, là sứ giả nối liền tình yêu.
- Bài ca dao thể hiện ước mong độc đáo và táo bạo của cô gái trong tình yêu:
Muốn dòng sông co lại chỉ bằng một gang tay, để cô gái bắc cầu bằng giải yếm
của mình cho người yêu đi qua. Đây là dòng sông và cây cầu trong tưởng
tượng, mơ ước thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của cô gái đó là mong ước
được gần nhau, vượt qua đôi bờ xa cách.
- Mô típ cái cầu quen thuộc trong ca dao. Trong ca dao, ngoài những cây cầu
thực như cầu tre lắt lẻo, cầu ván đóng đinh còn một loạt những cây cầu ảo chỉ
tồn tại trong tưởng tượng như cầu cành hồng:
Đôi ta cách một con sông
Muốn sang em ngả cành hồng cho sang
Cầu mồng tơi:
Gần đây mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu
Nhưng cầu dải yếm mới thực là độc đáo nhất bởi yếm là bộ phận gần gũi với cô
gái, gợi lên vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ. Nói cầu dải yếm vừa tinh
nghịch, vừa hồn nhiên vừa táo bạo, vượt qua mọi ràng buộc của lễ giáo phong
kiến cổ hủ, hà khắc.

You might also like