You are on page 1of 7

Chủ đề: NÂNG NIU CẢM XÚC (Thơ)

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN – HOÀNG NHUẬN CẦM


1. Tìm hiểu tác giả Hoàng Nhuận Cầm
- Sinh năm 1952 ở Hà Nội, mất năm 2021
- Được mệnh danh là nhà thơ của HSSV vì có nhiều bài thơ viết về kỉ niệm tuổi
trẻ, tình yêu với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi như: Chiếc lá đầu tiên, Viên xúc xắc
mùa thu, …
- Ngoài làm thơ ông còn viết kịch bản phim, đóng phim
- Một số tập thơ nổi tiếng: Xúc xắc mùa thu (1992), Thơ với tuổi thơ (2004)
- Tên của ông có nghĩa là “Cây đàn vàng”, mong muống ông sẽ trở thành nhạc sĩ
giống cha mình là nhạc sĩ Hoàng Giác.
- Chiếc lá đầu tiên được sáng tác vào năm 1971 nhưng đến 10 năm sau mới
hoàn thiện.
2. Tìm hiểu tác phẩm:
Câu 1: Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng
thơ khác) trong bài thơ chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác
dụng gì?
- Từ “một người” ở dòng 8 có thể dùng để chỉ một học sinh hay chủ thể trữ tình
trong bài.
- Từ “tôi” dòng 16 và từ “anh” các dòng thơ khác chỉ chủ thể trữ tình
 Việc tác giả sử dụng từ ngữ nhân xưng khác nhau như vậy nhằm tránh việc lặp từ
trong các câu thơ đồng thơ diễn tả phù hợp với cách xưng hô từng đối tượng mà
tác giả muốn nhắn gửi trong bài thơ.
Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng
của chúng.
Khổ 3:
+ Điệp cấu trúc: “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”
 Nhấn mạnh, làm nổi bật cảm xúc đầy xúc động, nỗi niềm bồi hồi của chủ thể trữ
tình khi nhớ lại kỉ niệm xưa nơi mái trường cũ, của tuổi học trò đáng quý của
mình.
Khổ 4:
+ Điệp từ “Nỗi nhớ”, được lặp lại ba lần.
 Nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ của tác giả (chủ thể trữ tình). Đồng thời tạo
nhịp điệu hài hòa cho khổ thơ, tăng sức gợi cảm, giá trị biểu đạt cho từ ngữ thơ.
+ Câu hỏi tu từ: “Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi”
 Tác giả đặt ra để tự hỏi chính mình (không mong đợi một câu trả lời từ ai). Ở đây
thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giá với những người bạn cũ, cũng là lớp học trò
như mình.
Khổ 6:
+ Ẩn dụ: “Mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa phượng cháy” chỉ mùa hạ.
 Ám chỉ việc thời gian luôn không ngừng trôi, nhanh và liên tục không chờ đợi ai.
Câu 3: Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.
Việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5 đã giúp bạn đọc hình dung nên một khung cảnh
lớp học vui nhộn, hồn nhiên. Nơi lớp học ấy có “nàng Bạch Tuyết”, chính là hình ảnh
người cô giáo và “những chú lùn rất quấy” là những cô cậu học trò nhí nhảnh, đôi nét
nghịch ngợm, tinh nghịch, trong sáng hồn nhiên. Chính trong không gian lớp học
quen thuộc ấy, những tiếng cười “lao xao” khúc khích của cô và trò, xua tan đi bầu
không khí căng thẳng của các tiết học, khích lệ niềm vui.
Câu 4: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu,
bâng khuâng, nhớ, xúc động, yêu, xôn xao.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nỗi nhớ da diết, niềm mong nhớ khắc khoải của tác
giả về những kí ức của tuổi học trò tươi đẹp một thời đã qua, đã xa, không trở lại.
Hoàng Nhuận Cầm nhìn về quá khứ với cảm xúc, hình ảnh cũ ùa về sinh động và
đọng lại tiếc nuối như những nốt nhạc trầm, khiến người đọc cảm thông và cùng sống,
cùng hồi tưởng nỗi nhớ, kỉ niệm với tác giả. Và bởi vì là “đầu tiên” sẽ thường là
những kỉ niệm khó phai mờ.
Câu 5: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài
thơ?
 Hình ảnh mang tính tượng trưng. Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, bao gồm
mối tình đầu của lứa tuổi học trò ngây ngô mộng mơ, là tình yêu với ngôi trường,
tình bạn trong sáng, tình cảm yêu dấu với người thầy, người cô
Câu 6: Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc suy nghĩ gì về tuổi học trò? Tự
HS nêu lên cảm nghĩ/ suy nghĩ/ kỉ niệm.
* Phân tích 7 khổ thơ Chiếc lá đầu tiên
Khổ 1: Nỗi nhớ tình yêu đầu tiên
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
- 2 câu thơ đầu là cảm xúc nhân vật trữ tình về khoảng thời gian tươi đẹp với nhân vật
“em”
- Nhân hóa: “tiếng thở” với “rất khẽ” => gợi liên tưởng nên sự chuyển động vô cùng nhẹ
tênh của thời gian, dường như thời gian trôi qua rất nhanh.
- Kết hợp câu thơ thứ 3 càng đặc tả sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian. Tuổi thơ là
khoảng thời gian tươi đẹp nhất, một đi không trở lại => Bộc lộ sự hoài niệm, tiếc nuối
đến ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình.
- “Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.”: trong đôi mắt của nhân vật trữ tình thì hình
ảnh bông súng mang đến cảm giác say đắm, thích thú.
 Thời gian không quay về, là dòng thác bất tận đổ xuống đời. Tuổi thơ chất
chứa bao mộng mơ, dại khờ của ngày trẻ, một khi đã đi rồi thì nghiễm nhiên
không bao giờ trở lại được nữa. Khổ thơ bộc lộ sự hoài niệm, tiếc nuối của
nhân vật trữ tình. Và đó còn là nỗi nhớ đến mối tình đầu, lần đầu tiên biết
yêu của chủ thể trữ tình.
Khổ 2: Nỗi nhớ tình yêu đầu tiên
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
- Hình ảnh gắn liền tuổi học trò như “chùm phượng hồng”, “hoa súng tím”, “tiếng ve”,
“con ve”
- "Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay": hoa phượng nở báo hiệu một năm học chuẩn
bị kết thúc => Gợi ra cảm giác bồi hồi, nhớ thương một thời "yêu dấu" đã qua.
- "Tiếng ve": âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay mái trường, thầy cô.
Biện pháp nhân hóa "con ve tiên tri vô tâm báo trước" đã cho thấy sự bàng hoàng, tiếc
nuối đến ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình.
=> Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đang trôi về mùa hè năm ấy, về lần đầu mình biết
yêu.
- "Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu": Những rung động đầu đời của học trò.
 Có lẽ, tình yêu ở lứa tuổi học trò đều bắt nguồn từ tình bạn. Nhân vật trữ tình
bồi hồi nhớ về một thời đã qua, nhớ về cảm giác chùm phượng hồng phút ban
đầu. Chùm phượng nở rộ cũng là lúc một năm học chuẩn bị kết thúc. Phút
giây ấy còn được báo hiệu bởi tiếng "ve tiên tri". Tiếng ve là âm thanh đặc
trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay mái trường, thầy cô. Biện pháp nhân
hóa "con ve tiên tri vô tâm báo trước" đã cho thấy sự bàng hoàng, tiếc nuối
đến ngỡ ngàng. Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đang trở lại mùa hè năm
ấy, về lần đầu mình biết yêu.
Khổ 3: Nỗi nhớ bạn bè và thầy cô năm xưa
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – Rụng xuống trái bàng đêm.
- Điệp cấu trúc "Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu" => Nhấn mạnh vào cảm xúc
mãnh liệt, dâng trào của nhân vật trữ tình khi nhớ về trường cũ.
- "Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ": diễn tả tâm trạng luyến tiếc, nhớ thương của
nhân vật trữ tình.
- "Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm": Không gian tĩnh lặng bị xao động bởi
trái bàng rụng xuống. Ngoài ra, hình ảnh cây bàng đã để lại ấn tượng rất đặc biệt trong
lòng tác giả vì ngay từ khi bỡ ngỡ bước chân vào lớp 1, thì cây bàng đã như người lính
gác tuổi thơ với ông. Và ấn tượng ấy cứ đi theo ông đến 12 năm sau trái bàng mới rụng
xuống trang thơ của nhà thơ trong nỗi nhớ bâng khuâng.
Khổ 4: //
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường nhớ lớp, nhớ tên tôi.
- Điệp ngữ "nỗi nhớ" diễn tả ấn tượng sâu đậm về kỉ niệm tuổi học trò, đỉnh điểm của sự
xúc động và nỗi nhớ.
- Ở khổ thứ tư có sự thay đổi về cách xưng hô:
+ "Anh": gửi gắm tâm tư, tình cảm với "em".
+ "Tôi": chia sẻ cảm xúc với "bạn", với tất cả mọi người, trong đó có "em".
=> Đại từ nhân xưng "ta", "tôi", "anh" thực chất vẫn là một, đó là chủ thể trữ tình trong
các mối quan hệ khác nhau.
- Câu hỏi tu từ "Bạn có nhớ trường nhớ lớp, nhớ tên tôi": nhân vật trữ tình hỏi "bạn", hỏi
mọi người liệu có còn nhớ đến mái trường, nhớ đến mình hay không.
- Ta nhận thấy, ở khổ thơ này cũng có sự thay đổi về cách xưng hô. Khi thì chủ thể là
"anh" vì muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm với "em". Khi thì chủ thể là "tôi" muốn chia sẻ
cảm xúc với "bạn", với tất cả mọi người, trong đó có "em". Đại từ nhân xưng "ta", "tôi",
"anh" thực chất vẫn là một, đó là chủ thể trữ tình trong các mối quan hệ khác nhau
Khổ 5: //
“Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)
- Ở khổ thơ thứ 5, tác giả dẫn nguyên văn lời thoại nhằm thể hiện cảm xúc theo lối gián
tiếp.
=> Tác giả đan xen các mẩu đối thoại vào mạch trữ tình, kết hợp giữa biểu cảm gián tiếp
và trực tiếp khiến cho lời thơ trở nên linh hoạt, kỉ niệm càng được khắc họa rõ nét, đáng
nhớ hơn.
- Đến câu thơ cuối, nhân vật như không kìm nén được cảm xúc mà phải thốt lên: "Ôi
những trận cười trong sáng đó lao xao". Tác giả đan xen các mẩu đối thoại mang yếu tố
tự sự vào mạch trữ tình, kết hợp giữa biểu cảm gián tiếp và trực tiếp khiến cho lời thơ trở
nên linh hoạt và kỉ niệm cũng được khắc họa rõ nét, đáng nhớ hơn.
Khổ 6: //
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm
- Điệp cấu trúc "Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào", nhấn mạnh vào cảm
xúc da diết, trào dâng của nhân vật trữ tình, đồng thời tạo nhạc điệu xao xuyến cho bài
thơ.
- Câu thơ "Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy": sự vận động của thời gian từ cuối
đông đầu xuân sang đến hè => Diễn tả sự trôi chảy của thời gian.
- "Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm": niềm mong ước của chủ thể trữ tình khi chứng kiến
người thầy của mình đã già đi theo năm tháng.
Khổ 7: Cảm xúc của nhân vật trữ tình
Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi.
- "Thôi đã hết": không còn những tháng ngày học tập dưới mái trường mến yêu với
những trò đùa tinh nghịch "tóc trắng ngủ quên", "cầm dao khắc lăng nhăng trên bàn ghế
cũ".
Khổ 8: //
Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên.
- Hai câu thơ "Em đã yêu anh, anh đã xa rồi/ Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi": diễn tả
sự xa cách, chia lìa.
- "Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên": nhân vật trữ tình bày tỏ niềm
thương nhớ, nuối tiếc về những kỉ niệm lần đầu, về thuở ban đầu mới yêu.

 Đất nước chiến tranh, tác giả cũng như bao người trẻ thời đó xung phong
tình nguyện nhập ngũ. Vào bộ đội trải qua trăm trận đánh, trăm lần bom đạn
dập vùi, để đến một ngày đất nước không tiếng súng, tôi trở về trường xưa.

Cây bàng xưa vẫn đó, nhưng cái ngày xưa yêu dấu của tôi với phượng hồng,
với ve kêu vĩnh viễn không bao giờ trở lại và em… em cũng xa. Người ấy đã
đi lấy chồng. Khổ thơ cuối đã bật lên tất cả cảm xúc dồn nén của tôi: “Em đã
yêu anh, anh đã xa vời/ Cây bàng hò hẹn chìa tay vẫy mãi/ Anh nhớ quá! Mà
chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”.
3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
 Giá trị nội dung
- Gợi lên trong lòng mỗi người bao kỉ niệm của năm tháng học trò đầy vui tươi,
hồn nhiên. Để rồi khi nhà thơ đã bước vào mùa thu của cuộc đời nhưng trong tâm
trí vẫn khắc khoải màu thời gian của tuổi học trò sao quá đỗi tươi đẹp.
- Những trang kỉ niệm trong tác phẩm ùa về lấp lửng từng trang. Đó là tình yêu
đầu tiên ngây ngô tuổi áo trắng nhưng ngoài ra còn là tình cảm trong sáng với bạn
bè, với thầy trò, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, gắn bó thiết tha đầy ấm áp, ngọt
ngào.

 Giá trị nghệ thuật


- Từ ngữ bộc lộ cảm xúc (yêu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao) giàu sức gợi
hình, gợi cảm.
- Câu hỏi tu từ
- Điệp từ, điệp ngữ
- Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh

You might also like