You are on page 1of 5

Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.

Làm sáng tỏ nhận định này qua một tác phẩm.

Lêonit Lêonop từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và
khám phá về nội dung”. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm
con người. Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ,
nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại
này. Còn quan niệm về thơ của nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả
hồn lẫn xác, hay cả bài”.

“Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuybrlay). Thơ ca là một thể
loại văn học thuộc phương thức trữ tình dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, tâm hồn
của con người với ngôn từ cô đọng, hàm súc, giàu nhạc tính. “Thơ hay là hay cả
hồn lẫn xác”. “Hồn” ở đây được hiểu là phần nội dung, là ý nghĩa, là tình cảm, là
tấm lòng, là hiện thực và là điều mà tác giả gửi gắm vào bài thơ. Còn “Xác” tức là
nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ,
hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của
bài thơ. Như vậy, ta thấy quan niệm của Xuân Diệu là bài thơ hay là phải có sự kết
hợp, sáng tạo độc đáo về nội dung lẫn hình thức. Có như vậy tác phẩm mới có khả
năng lay động, đánh thức những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đọc và khơi
gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người. Quan niệm về thơ của Xuân
Diệu thật đúng đắn, trọn vẹn, hài hòa và đầy đủ. Ông phải có một tình yêu, một
người am hiểu và từng trãi mới có được một cái nhìn sâu sắc về thơ như vậy.

Nói về một tác phẩm “hay cả hồn lẫn xác” thì không thể không nhắc đến bài thơ
“Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư. Bài thơ vừa là một bức tranh mùa thu đầy thi vị,
vừa là bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình tha thiết, xúc động lòng người.

“Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?”

Câu thơ như vừa như lời tự hỏi, vừa như lời trách móc đầy tình cảm của nhân vật
trữ tình đối với người mình yêu. Ở đây, mùa thu đến nhưng đôi lứa lại không ở bên
nhau, mỗi người ở một nơi. Và chính khoảng cách địa lí đó đã vô tình tạo ra
khoảng cách trong tâm hồn, vì xa cách mà chàng trai băn khoăn trăn trở trách móc
“Em không nghe mùa thu”. Có lẽ trong cảm nhận của chàng trai giờ đây tràn ngập
cảm xúc, tư vị của tình yêu dành cho cô gái. Nhưng vẫn băn khoăn rồi đi đến
khẳng định, cô gái không “nghe” được, cũng tức là không cách nào cảm nhận được
tấm chân tình của mình.

Mùa thu thường gợi cho người ta cảm nhận về nỗi buồn, những nỗi buồn man mác
bởi chính sự nhạt nhòa, phôi pha của cảnh vật. Và trong không gian ấy thì đối với
những đôi lứa yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau lại càng thêm khắc khoải.
“Dưới trăng mờ thổn thức”, vì em không nghe thấy mùa thu nên em cũng không
thể cảm nhận được ánh trăng mờ, điều đặc biệt là ánh trăng vô tri vô giác ấy được
nhà thơ Lưu Trọng Lư khoác lên nó màu sắc của các giác quan, nên dưới ánh trăng
mùa thu, hay nói đúng hơn là dưới sự cảm nhận của nhân vật trữ tình thì ánh trăng
cũng đượm buồn “thổn thức”, đó là màu sắc ánh trăng hay cũng chính là màu sắc
tâm trạng của nhân vật trữ tình ấy.

“Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã nói đến cái rạo rực, tha thiết trong tâm hồn nhân vật trữ
tình. Nhưng cái đặc biệt là cái rạo rực ấy hoàn toàn đơn phương. Bởi cô gái không
cảm nhận được, không nghe thấy “Em không nghe rạo rực”. Nhà thơ đã sử dụng
lặp cú pháp “Em không biết” như diễn tả cái dạt dào trong cảm xúc. Và sự rạo rực
này được nhà thơ gợi tả sinh động thông qua gợi nhắc đến cặp hình tượng người
chinh phu và chinh phụ.

Thông qua cặp hình tượng này, người đọc dường như liên tưởng đến hoàn cảnh
cách biệt của đôi phu phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm” của nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm. Người chinh phu ở nơi chiến trường xa xôi, người chinh phụ thì mong
ngóng, trông chờ tin tức của người chồng. Cái rạo rực ở đây chính là nỗi nhớ đến
cháy bỏng cùng với nỗi thấp thỏm, khắc khoải không yên. Vì nơi người chồng ra đi
là nơi chiến trận, hiểm nguy luôn rình rập. Vì vậy tình yêu thương cùng tâm trạng
lo lắng, mong chờ, tạo ra cảm giác rạo rực khôn nguôn. Ở đây nhà thơ Lưu Trọng
Lư mượn cặp hình tượng này để nhấn mạnh nỗi nhớ của mình dành cho cô gái. Đó
là tình cảm rạo rực, khắc khoải khôn nguôi.
“Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc”

Điệp khúc “em không nghe”, được lặp lại đến lần thứ ba. Ngay từ những câu thơ
đầu, nhân vật trữ tình đã mặc định là cô gái không nghe thấy mọi sự đổi thay của
trời đất, hay đúng hơn là những tâm sự triền miên, khắc khoải trong tâm trạng của
mình. Và không nghe không phải cô gái vô tình, không muốn nghe mà do hoàn
cảnh cách li, nên cô gái không thể lắng nghe mà cũng không thể cảm nhận đến tận
cùng cái dạt dào ấy. “Em không nghe rừng thu”, không gian được gợi mở ở đây
chính là không gian rừng thu, nơi chứa đựng, sinh sôi của vạn vật. Đó cũng chính
là hình ảnh ẩn dụ của thế giới tâm hồn của chàng trai.

Và trong rừng thu ấy, tiếng lá rơi rụng mang đến những âm thanh xào xạc. Nó gợi
ra những nét tương đồng trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và trong thế giới
tâm hồn đầy phong phú, nhạy cảm ấy, tiếng lòng của chàng trai càng trở nên rõ nét
hơn bao giờ hết. Bởi không chỉ có yêu thương, không chỉ có cái rạo rực, da diết mà
còn có chút giận hờn, trách móc…những điểm đặc biệt chỉ có thể có khi tình yêu
đích thực nảy nở, bám rễ trong tâm hồn.

Từ đầu đến cuối đều là những độc thoại của nhân vật trữ tình với chính mình,
những câu nói hàm chứa sự giận hờn, trách móc ấy cũng chỉ đặt ra rồi tồn tại khắc
khoải, trăn trở trong chính tâm hồn đầy nhạy cảm ấy. Cô gái không hề xuất hiện,
cũng không thể xuất hiện, do đó đọc những dòng tâm sự của chàng trai dành cho
cô gái, độc giả không khỏi bồi hồi, xúc động. Tình yêu đó thật mãnh liệt, thật đẹp
đẽ, trong sáng biết bao. Đẹp bởi nó đủ mạnh để chàng trai kiên định, đấu tranh để
bảo vệ tình yêu ấy. Đẹp bởi dù có những tổn thương không mong muốn thì chàng
trai vẫn theo đuổi đến cùng tình yêu của đời mình. Và lời khẳng định ấy cũng thể
hiện qua hai câu cuối của bài thơ:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”


Ở hai câu thơ cuối này, người đọc bỗng thấy ngạc nhiên bởi sự xuất hiện của hình
ảnh con nai vàng, bởi từ đầu chỉ có những sự vật gợi ra cái trống vắng của cảnh vật
thì ở đây hình ảnh con nai xuất hiện bỗng làm cho bức tranh thơ trở nên sinh động,
màu sắc hơn. Cũng làm cho bức tranh tâm hồn những điểm sáng của hi vọng, bởi
sự trong sáng, ngây thơ, ngơ ngác của con nai cũng chính là cái tươi mới, trong
sáng của tình yêu chân chính. Vì vậy mà dù có bao trở ngại, có những cách ngăn
thì tình yêu vẫn đủ lớn để vượt lên trên tất cả “Đạp trên lá vàng khô”.

Lưu Trọng Lư đã khắc họa thành công bức tranh về con người lại phản ánh, biểu
hiện cái quy luật của tâm hồn, quy luật tình cảm, quy luật tình người. Quy luật đó
thể hiện tính chủ thể, là quy luật nội tâm, nó khác với quy luật của thiên nhiên, đất
trời. Cái tạo nên sự thống nhất, tính chỉnh thể hay sự đồng điệu của hai bức tranh
trong bài thơ chính là ở hai hình ảnh tương đồng: người thiếu phụ cô đơn và con
nai lạc lõng một mình giữa rừng chiều đang trút lá. GS. Đỗ Đức Hiểu trong bài viết
về Tiếng thu: “Thơ Lưu Trọng Lư hầu như chỉ là những bản nhạc thuần tuý, những
bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh cũng mở ảo (…) rung động và bí ẩn như
một huyền thoại” (T.137, 183 – Thi pháp hiện đại – NXB Hội nhà văn, 2000).

Không chỉ thành công về mặt nội dung, bài thơ “Tiếng thu” còn thành công

điệp ngữ" Em không nghe" và câu hỏi tu từ " Dưới trăng mờ thổn thức?". Điệp ngữ
" Em không nghe" đã tô đậm thêm hình ảnh nhân vật trữ tình trước cảnh sắc thay
đổi của mùa sang thu, đồng thời tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ. Câu hỏi tu từ cũng
đã tạo nên sắc thái biểu cảm cho bài thơ.

Điệp ngữ " Em không nghe" và câu hỏi tu từ " Dưới trăng mờ thổn thức?". Điệp
ngữ " Em không nghe" đã tô đậm thêm hình ảnh nhân vật trữ tình trước cảnh sắc
thay đổi của mùa sang thu, đồng thời tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ. Câu hỏi tu từ
cũng đã tạo nên sắc thái biểu cảm cho bài thơ.

- Nhân hoá: Lá thu kêu xào xạc- vẻ đẹp sinh động của sự vật

- Thể thơ ngũ ngôn

You might also like