You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG BÀI NẮNG MỚI CỦA LƯU

TRỌNG LƯ
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, nhà phê bình xuất sắc của
văn học Việt Nam hiện đại, có những nhận xét sâu sắc về văn chương của chàng
Lư rằng: Từ những kỳ niệm tưới sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu
buồn thương, bao nhiêu chán nản, biết bao nhiêu đau khổ vì tình…Lư đều kể
cho ta nghe một cách rất cảm động”. Có lẽ vì thế mà trong những vần thơ của
Lưu Trọng Lư, người đọc cảm nhận được “tiếng lòng thổn thức cùng hoà theo
tiếng thổn thức của lòng ta”. Nắng mới trong tập thơ Tiếng thu là một bài thơ
như thế. Bài thơ là nỗi thương nhớ sâu sắc của tác giả dành cho mẹ với cấu tứ và
hình ảnh thơ gây được ấn tượng mạnh trong lòng độc giả.
Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng
tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. Sản phẩm của hoạt động cấu
tứ trong thơ là tứ thơ (thường được gọi đơn giản là tứ). Hiểu như thế thì cấu tứ
trong bài Nắng mới của chàng thi sĩ họ Lưu rất giản đơn. Bài thơ có cấu tứ rất
quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Đó là mô típ đi theo trình tự thời gian từ hiện
tại nhớ về quá khứ, từ hình ảnh hiện tại hiện hữu nhớ về hình ảnh tương đồng
trong quá khứ. Như tác phẩm Nhờ đồng của nhà thơ Tố Hữu cũng có mô típ cơ
bản như thế.
Nhan đề của bài thơ cùng với cách tổ chức sắp xếp ở các khổ thơ tạo nên
sự chặt chẽ trong tổng thể toàn bài. Mở đầu là một hình ảnh khơi gợi nguồn cảm
hứng cho tác giả để ông chấp bút đưa tâm tưởng của mình theo hình ảnh quen
thuộc, gần gũi trôi theo dòng ký ức hoại niệm xưa cũ. “Năng mới”, cách đặt
nhan đề rất lạ, mới và sáng tạo của nhà thơ đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho
người đọc. Về phương diện cấu trúc ngữ nghĩa, “nắng mới” khác với những sự
kết hợp thường thấy: nắng sớm, nắng mai, nắng chiều, nắng trưa, nắng hanh,
nắng ấm… Ta cũng có thể bắt gặp sự kết hợp độc đáo trong câu thơ của thi sĩ
Hàn Mặc Tử: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Nắng mới trong câu thơ của
Hàn Mặc Tử mang lại cảm giác vui tươi, đầy màu sắc. Còn nắng mới trong lời
thơ của chàng Lư mang lại cảm giác hoài niệm.
Vậy nắng mới nên hiểu như thế nào mới đúng? Nắng mới là một tín hiệu
thẩm mỹ độc đáo vừa ghi nhận một thời điểm của dòng chảy thời gian vừa khắc
hoạ không gian. Đó có thể là cái nắng khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa
hè hoặc cũng có thể hiểu là ánh nắng sau những chuỗi ngày ẩm ướt mưa gió,
lạnh ẩm. Dù hiểu theo nghĩa nào thì hình ảnh nắng mới đều tạo được ấn tượng
trong ký ức mỗi người và đặc biệt hơn cả là cho Lưu Trọng Lư. Vì nỗi niềm
khởi phát trong bài thơ của nhà thơ cũng bắt đầu từ hình ảnh này. Ta dường như
cảm thấy có một chút chênh chao, mông lung đến hư ảo giữa bờ thực và bờ ảo,
không tách rời hình ảnh người mẹ. Có thể nói mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về
tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong những ngày không đi suốt cuộc đời của
người con. HÌnh ảnh người mẹ còn đọng mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ
đã hết tạo nên một nỗi bùi ngùi, xúc động.
Nắng mới dẫn đến áo đỏ, áo đỏ dẫn đến nét cười đen nhánh mạch tâm
trạng ấy dễ gợi sự đồng điệu ở người đọc. Người đọc từ những cảnh ngộ riêng
cũng có được cái bâng khuân chập chờn cùng với tác gỉa.
Xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ, từ nắng mới được tác giả cố tình
đặt để ở hai thời điểm khác nhau, đối lập tương phản với nhau: khổ thứ nhất từ
năng mới là nắng của hiện tại, cái nắng buồn bã, não nùng khi nhà thơ con còn
mẹ; ở khổ là nắng của quá khứ, cái nắng vui tươi, ấm áp khi còn mẹ. Kết cấu có
chủ đích này làm cho người đọc lần theo cảm xúc của nhân vật trừ tình để rồi
đắm chìm trong tâm tưởng thực thực hư hư cùng nhà thơ.
Mở đầu bài thơ là những kí hiệu đánh thức trong tâm tưởng của nhà thơ:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không

Kí hiệu đầu tiên là một âm thanh quen thuộc trong ký ức tuổi thơ, tiếng gà
trưa xao xác. Trong “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), những câu thơ gắn liền với
tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Trong Nắng mới của LTL âm thanh của tiếng gà trưa cũng khơi gợi niềm
cảm xúc quá khứ ùa về. Xao xác là từ láy tượng thanh , chỉ những âm thanh tiếp
nối nhau làm cho không gian buổi trưa đang yên tĩnh, vắng vẻ trở nên xao động.
Cái xao động từ ngoại cảnh tác động đến tâm cảnh của nhân vật trữ tình tạo ra
những gợn sóng trong tâm hồn. Cái não nùng gợi cảm xúc buồn đau day dứt.
Âm thanh tiếng gà gáy trưa là tín hiệu thẩm mỹ nối nhịp cầu cho tâm tưởng hiện
tại trở về quá khứ, bờ bên này là không giao não nùng xao xác của hiện tại; bờ
bên kia là ký ức hoài niệm còn chập chờn là dấu gạch nối bước từ trạng thái bờ
bên này sang bờ bên kia như thực như mơ trong trạng thái của nhân vật trữ tình.
Tiếp nối mạch cảm xúc của bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện ra trong ký
ức của khổ 2 và 3 thật ấm áp, hiền từ.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ


Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế
giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải đưa vào những điểm tựa tạo hình
cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của
cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú. Để khắc hoạ hình ảnh của
người mẹ, tác giả đã lựa chọn ba hình ảnh có mối liên hệ mật thiết với nhau rất
gần gũi và cũng rất mộc mạc nhưng giàu tính gợi hình: nắng mới, áo đỏ, nét
cười đen nhánh.
Với biện pháp điệp ngữ liên tiếp, hình ảnh nắng mới xuất hiện lặp đi lặp
lại gợi ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Nếu như năng mới trong khổ 1
là hình ảnh khởi nguồn của cảm xúc thì nắng mới trong khổ 2,3 là không gian
hoài niệm gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ. Nó
là tín hiệu thẩm mỹ đánh thức ký ức về mẹ và tuổi thơ ấm áp, êm đềm khi còn
có mẹ của tác giả.
Đến với hình ảnh thứ hai, “màu áo đỏ”, đây là màu áo mà mẹ đưa trước
giậu phơi. Hình ảnh này có lẽ đã tạo một ấn tượng đậm sâu trong ký ức của nhân
vật trữ tình.
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Màu đỏ là gam màu nóng, dễ gây chú ý và khắc sâu trong tâm trí mỗi
người. Vì thế, màu đỏ trong hồi ức của tác giả như một nốt son rực rỡ in đậm
trong những ngày không không thể nào quên được. Sự kết hợp không thể nào
hài hoa hơn giữa hình ảnh, màu sắc, đường nét. Tác giả đã sử dụng biện pháp
nhân hoá để khắc hoạ màu đỏ trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng hơn,
ấm hơn. Có lẽ nhờ màu đỏ ấy đã trở thành điểm son trong ký ức tuổi thơ của tác
giả.
Màu đỏ ấm nóng của tà áo hoà với màu nắng rực rỡ dường như phản
chiếu khuôn mặt dịu dàng của mẹ Nét cười đen nhánh sau tay áo . Nét cười đen
nhánh sau tay áo tạo nên bức tranh đặc biệt trong miền ký ức của người con. Nét
cười ấy toả sáng trên gương mặt mẹ, hàm răng đen như hạt na, đều đặn sáng
bóng, một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. Điều đặc biệt trong câu thơ
chính là việc tác giả sử dụng từ nét cười mà không phải miệng cừoi hay nụ cười.
Hình ảnh thơ sắc nét và lấp lánh hơn. Nụ cười ấy lại thêm sáng thêm duyên khi
thấp thoáng sau tay áo. Thi sĩ họ Lưu đã sử dụng bút pháp thi trung hữu hoạ rất
điêu luyện để chạm khắc từ những ký ức tuổi thơ hạnh phúc khi còn có mẹ của
nhân vật trữ tình càng làm nổi bật cảm giác xao xác, não nùng rười rười của hiện
tại.
Trở về quá khứ, cái nắng mới ấy sao rạo rực, nao nức đến thế? Có lẽ nắng
mới của quá khứ gắn với cậu bé lên 10 khi còn có mẹ, được mẹ chăm chút
thương yêu nên mang màu sắc vui tươi hơn cái nắng của thực tại. Từ nắng mới
hắt bên song sang nhớ nắng mới ngaoif nội, nhớ mẹ phơi áo trước giậu cứ thế
nỗi nhớ của nhân vật trữ tình ngày một rõ hơn. Chỉ qua ba chi tiết hình ảnh của
người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu trẻ trung, tươi tắn. trong tâm
hồn nhà thơ. Đây là kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn cậu
bé lên 10.
Nhà phê bình văn học Bielinxki cho rằng: Trong tác phẩm nghệ thuật tư
tưởng và hình thức phải hoà hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể
xác. Nếu huỷ diệt hình thức thì có nghĩa huỷ diệt tư tưởng vfa ngược lại cũng
vậy”. Chính vì vậy mà qua ngòi bút của LTL, bài thơ năng mới là những dòng
hồi tưởng đẹp, xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu thương tha thiết và sự
biết ơn mẹ của tác giả. Làm nên thành công của bài thơ với thể thơ 7 chữ, chủ
yếu gieo vần chân, giọng điệu nhẹ nhàng, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh
gần gũi, nhiều từ láy , biện pháp tu từ giàu chất gợi hình…. đã thể hiện được
những hoài niệm, nhớ thương người mẹ trong ký ức tuổi thơ xúc động của nhân
vật trữ tình tôi- người con.
NM là một bài thơ rất thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng. LTL đã
thả hồn mình trở về những ký ức thửơ ấu thơ. Bài thơ với cấu tứ đơn giản với
không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng sinh động, có hồn. Chính vì thế
NM đã gợi niềm đồng vọng sâu xa của nhiều tâm hồn bạn đọc. Nó đã chạm tới
một trong những tình cảm thiêng liêng ấm cúng nhất trong mỗi con người.

You might also like