You are on page 1of 15

VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)

I. KHÁI QUÁT CHUNG


1. Tác giả
- Tên thật: Phan Thanh Viễn, sinh (1928 - 2005), quê ở An Giang.
- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong
những cây bút xuất hiện sớm nhất của nền văn nghệ giải phóng.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng, dù trong hoàn cảnh
chiến đấu ác liệt nhất.
- Tác phẩm chính: Mắt sáng học trò (1970), Nhớ lời di chúc (1972), Như mây mùa
xuân (1978).
- Giải thưởng Cửu Long Nam Bộ, Giải thưởng của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam,
giải thưởng của Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: in trong tập Như mây mùa xuân (1978)
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, sau khi đất nước vừa thống nhất, lăng Bác mới
được khánh thành; tác giả lần đầu được ra viếng lăng Bác.
b. Thể thơ: Thể thơ 8 chữ xen kẽ các dòng 7 tiếng và 9 tiếng.
c. Bố cục và mạch cảm xúc vận động theo một cuộc hành trình vào lăng viếng Bác.
- Cảm xúc trước cảnh bên ngoài lăng: (khổ 1)
- Cảm xúc khi hoà cùng dòng người vào lăng viếng Bác (khổ 2) .
- Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác (khổ 3)
- Cảm xúc khi rời lăng Bác (khổ 4)
d. Nội dung: Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động, niềm thành kính thiêng liêng, biết ơn của nhà
thơ cũng như của nhân dân đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. e. Nghệ thuật:
- Nhịp điệu thơ trầm lắng, trang trọng mà tha thiết,
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mà gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc. II. PHÂN
TÍCH
1. Cảm xúc của tác giả trước cảnh bên ngoài lăng Bác:
Mở đoạn Niềm xúc động, thành kính đã được thể hiện một cách chân thành và sâu
sắc trong khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:
Trích dẫn khổ thơ đầu
Thân đoạn
- Ý 1: Câu Câu thơ mở đầu vừa như một lời thông báo vừa thể hiện niềm xúc động của tác
thơ đầu tiên giả:
+ Cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, thể hiện tình cảm ấm
áp của người con ra thăm cha sau biết bao ngày mong ngóng.
+ Cách sử dụng động từ “thăm” thay cho động từ “viếng” giảm đi nỗi đau
thương mất mát, đồng thời cho thấy Bác Hồ như vẫn còn sống mãi trong tâm
trí của mọi người.
+ Hai chữ “miền Nam” gợi về mảnh đất thành đồng của Tổ quốc, gợi tình cảm
hai chiều thắm thiết giữa nhân dân miền Nam với Bác: Bác nhớ miền Nam nỗi
nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha
- Ý 2: Hình + Mang ý nghĩa thực : Niềm háo hức mong chờ được gặp Bác khiến nhà thơ
ảnh hàng tre đến lăng từ rất sớm. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. Hình ảnh hàng tre
trong câu thơ mang ý nghĩa tả thực, đó là hàng tre trải dài bên lăng Bác. Hàng
tre xanh tươi, mộc mạc, giản dị ấy để lại trong nhà thơ ấn tượng đặc biệt: Nó
khiến nhà thơ ngỡ ngàng vì lăng Bác sao mà giản dị và thân thương quá! +
Mang ý nghĩa ẩn dụ
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Câu đặc biệt: Ôi thể hiện niềm xúc động, tự hào trước hàng tre.
Phép đảo ngữ xanh xanh Việt Nam nhấn mạnh vào sắc xanh bền bỉ, đầy sức
sống của hàng tre. Tác giả còn sử dụng phép ẩn dụ, nhân hóa để gợi vẻ đẹp
mộc mạc của tre, cây tre ở đây tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt của
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Hàng tre đó đã trở thành biểu tượng
cho khí phách, phẩm chất của con người Việt Nam trong chiến đấu, gian khổ
“bão táp mưa sa” vẫn kiên trung, bất khuất “đứng thẳng hàng”.
Kết đoạn Như vậy, với ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh ẩn dụ giàu sức biểu cảm, nhà thơ
Nghệ thuật, Viễn Phương đã bộc lộ tình cảm chân thành của mình khi đến thăm lăng Bác.
nội dung
2. Cảm xúc của tác giả khi cùng đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác
Mở đoạn Khổ thơ thứ hai trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã thể hiện
niềm thành kính và biết ơn sâu sắc hướng tới Bác:
Trích dẫn khổ thơ thứ hai.
Thân đoạn
- Ý 1: Hình - Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng hình ảnh sóng đôi: “mặt trời đi
ảnh mặt trời qua trên lăng” là hình ảnh thực gợi một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh
hằng hàng ngày đi trên lăng. Hình ảnh “ một mặt trời trong lăng rất đỏ”
là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao to lớn của Bác đối
với đất nước. Hình ảnh thơ cũng thể hiện sự tôn kính và ngợi ca của nhà
thơ và toàn thể dân tộc đối với sự vĩ đại của Người.
- Ý 2: Hình - Hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc động viết: “Ngày
ảnh dòng ngày dòng người đi trong thương nhớ” : Tác giả đã tạo ra một không gian
người thật đặc biệt “đi trong thương nhớ”- không gian tâm tưởng, không gian
của hoài niệm, nhớ thương Bác khôn nguôi.
- Những người vào lăng viếng Bác đã kết thành tràng hoa dâng bảy mươi
chín mùa xuân:
+ Vừa là hình ảnh thực (gợi dòng người nối tiếp nhau đi thành vòng tròn
vào viếng lăng Bác)
+ Vừa là hình ảnh ẩn dụ: mỗi người là một bông hoa, dòng người kết
thành tràng hoa, tràng hoa của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn dâng lên
Bác. Và dưới ánh sáng của mặt trời Bác cuộc đời họ nở hoa, cuộc sống của họ
tốt đẹp hơn. Giờ đây những bông hoa tươi thắm đó đang thành kính dâng lên
Người những gì tốt đẹp nhất.
+ Động từ “dâng” thể hiện niềm thành kính, trang trọng và thiêng liêng
+ Hình ảnh hoán dụ: bảy chín mùa xuân chỉ 79 tuổi đời của Bác. Đồng
thời, đây còn là hình ảnh ẩn dụ: Bác đã sống một cuộc đời tươi đẹp như những
mùa xuân và đã làm nên những mùa xuân cho đất nước và con người.
- Điệp ngữ “ngày ngày” nhấn mạnh nhịp điệu tuần hoàn, vĩnh hằng của thời
gian và cũng nhấn mạnh sự trường tồn hình ảnh của Bác, công lao của Bác
trong tâm trí mọi người dân Việt Nam.
Kết đoạn Như vậy, với nhịp điệu thơ trầm lắng, ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh ẩn dụ
Nghệ thuật, giàu sức biểu cảm, nhà thơ Viễn Phương đã niềm biết ơn thành kính sâu nặng
nội dung dâng lên Bác.
3. Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác
Khái quát Niềm biết ơn thành kính giờ đây chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào (trích
thơ)
- Ý 1: Hình - Nhà thơ được nhìn thấy Bác. Câu thơ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
ảnh Bác Hồ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh , trang nghiêm và ánh sáng dịu
trong lăng dàng trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
- Phép tu từ nói giảm nói tránh giấc ngủ bình yên khiến ta hình dung
được sự ra đi của Bác thanh thản như đang chìm trong giấc ngủ dài.
- Từ ánh sáng của màu xanh mát dịu của ánh đèn nê-ông trong lăng, nhà
thơ đã liên tưởng tới vầng trăng .Trăng ở đây là ẩn dụ cho tâm hồn thanh
cao, đẹp đẽ, dạt dào tình thơ của Bác. Vầng trăng sáng hiền dịu luôn nâng
niu giấc ngủ cho Người vì sinh thời Bác rất yêu trăng và giờ đây Người
đang ngủ yên, thanh thản giữa một vầng trăng sáng dịu hiền- người bạn
tri kỉ của Người.
- Nhà thơ đã tạo ra một hệ thống những hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ để
viết về Bác: công lao của Người rực rỡ như mặt trời, nhưng tâm hồn
Người thì hiền dịu, thanh cao, tươi sáng tựa vầng trăng.
- Ý 2: Cảm Sự hoà trộn giữa tình cảm và lí trí đã tạo nên hình ảnh thơ diễn tả sự mất mát,
xúc của nhà nhớ thương độc đáo:
thơ + Hình ảnh ẩn dụ trời xanh khẳng định Bác hoá thân vào với thiên nhiên đất
nước, Người vĩnh hằng, bất tử như trời xanh.
+ Niềm tin về sự vĩnh hằng cũng không thể xoá nhoà được sự thật đau lòng về
sự ra đi của Bác, chúng ta đã mất Bác nên nỗi đau là không thể tránh khỏi. Kết
cấu đối lập: giữa lí trí và cảm xúc, cụm từ vẫn biết… mà sao… khiến lời thơ
nghẹn ngào như tiếng khóc. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà sao
nghe nhói thể hiện nỗi đau trực trào, quặn thắt, tê tái. Đó là nỗi đau của người
con khi về muộn bên di hài người cha. Đó là sự rung cảm chân thành mà xa
xót trước sự ra đi của Người.
4. Cảm xúc của nhà thơ lúc rời lăng Bác ra về
Khái quát Khổ thơ cuối đã diễn tả tâm trạng bịn rịn, lưu luyến của nhà thơ khi rời lăng
Bác ra về.
Phân tích - Câu thơ đầu tiên vang lên như lời giã biệt. Bây giờ phải về mà nhà thơ vẫn
Ý 1: Cảm viết “mai về”. Hai chữ “miền Nam” được lặp lại so với khổ thơ đầu, nói về
xúc khi ra khoảng các vời vợi của không gian, không biết bao giờ nhà thơ mới được gặp
về lại. Nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình qua cụm từ thương trào nước
mắt. Những nghẹn ngào giờ đây đã vỡ òa thành những giọt nước mắt. Động từ
trào thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt cảm xúc lưu luyến không muốn
rời xa. Tâm
trạng của nhà thơ cũng là tâm trạng của muôn triệu trái tim khi phải rời lăng
Bác ra về.
Ý 2: Ước - Ba câu cuối đã thể hiện ước nguyện tha thiết, cháy bỏng của Viễn
nguyện của Phương. + Nhà thơ bày tỏ mong muốn khiêm nhường, giản dị: muốn làm
nhà thơ con chim để hót âm thanh đẹp đẽ, trong lành, muốn làm đoá hoa toả
hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ, muốn làm cây tre trung hiếu
canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.
+ Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện chân thành, tha thiết của tác
giả.
+ Khát khao được ở gần bên Bác, niềm lưu luyến còn được thể hiện một cách
sâu sắc qua những từ ngữ chỉ không gian gần gũi: đâu đây, quanh, chốn này.
+ Hình ảnh cây tre khép bài thơ:
Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, khiến cho cảm xúc được trọn vẹn.
Cây tre là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của Bác và
tấm lòng trung hiếu, thủy chung nguyện đi theo con đường của Bác đã chọn lựa
cho dân tộc Việt Nam.
- Nếu như ở khổ thơ đầu chủ thể trữ tình xưng “con” thì đến khổ thơ
cuối, chủ thể trữ tình ẩn đi. Đó không chỉ là lời ước nguyện của tác giả
mà là của toàn thể nhân dân miền Nam với Bác.
SANG THU
Hữu Thỉnh

I. KHÁI QUÁT CHUNG


1. Tác giả - Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, tại
Vĩnh Phúc.
- Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ vào binh chủng Tăng - Thiết giáp, rồi trở thành cán bộ
văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã tham gia BCH Hội Nhà văn
và từ năm 2000 là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
- Thơ Hữu Thỉnh thiết tha, sâu lắng, giàu chất suy tưởng. Ông đặc biệt thành công với đề
tài viết về mùa thu.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ Sang thu được trích từ tập Từ chiến hào đến thành phố (xuất bản năm1991).
+ Bài thơ được sáng tác vào năm 1977, khi đất nước mới thống nhất được 2 năm; nhà
thơ đang tham gia trại viết văn quân đội tại một làng ngoại ô Hà Nội. b. Thể thơ: năm chữ.
c. Mạch cảm xúc: lắng dần vào suy tư, từ thiên nhiên sang thu, nhà thơ ngẫm ngợi về đời
người sang thu; từ ngoại cảnh mà hướng tới tâm cảnh. d. Bố cục: 3 phần tương ứng với ba khổ
thơ.
e. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung chính: Những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu qua
những cảm nhận tinh tế sâu sắc của tác giả.
- Đặc sắc nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh bình dị mà gợi cảm, mới mẻ; Các phép tu từ: nhân hoá,
ẩn dụ; hình ảnh đối lập. g. Nhan đề:
- Nhan đề ngắn gọn, giàu sức gợi. Nhà thơ sử dụng thủ pháp đảo ngữ, nhấn mạnh khoảnh khắc
giao mùa cũng như sự chuyển biến nhẹ nhàng của vạn vật sang thu.
- Nhan đề cũng thể hiện một tứ thơ hay. Bài thơ không chỉ là sự sang thu của thiên nhiên, mà
còn là sự sang thu của con người và đất nước. Chính những ý nghĩa sâu sắc đó góp phần làm
nên chất triết lí đậm đà cho tác phẩm.
- Nhan đề thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ.
II. PHÂN TÍCH
1. Khổ thơ đầu
Mở đoạn Những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu đã
được diễn tả trong những vần thơ đầy tinh tế của Hữu Thỉnh trong khổ đầu
bài thơ Sang thu:
Trích dẫn thơ
Thân đoạn
Ý 1: Tín hiệu
báo thu sang
- Tín - Tín hiệu gọi mùa thu về trong thơ Hữu Thỉnh là: hương ổi, gió se và
hiệu gì sương. - Chúng giản dị, gần gũi nhưng đều mơ hồ, hư ảo và được cảm nhận
- Đặc
điểm của bằng những giác quan nhạy bén của nhà thơ (khứu giác, xúc giác, thị giác).
tín hiệu
- Cách - Nhà thơ đã miêu tả các tín hiệu báo mùa ấy thật tinh tế:
miêu tả các tín + Bắt đầu là hương ổi, chỉ với một chữ “phả” nhà thơ gợi hương thơm đậm,
hiệu đó như sánh lại bởi có gió se. Thứ hương thơm mộc mạc, dân dã ấy vào cuối hạ
đầu thu càng thêm nồng nàn. + Gió se là cơn gió mang theo hơi thu se lạnh,
chở theo cả hồn thu xứ Bắc. Hương ổi ùa vào trong gió, cùng gió se xôn xao
báo tin mùa thu đi khắp.
+ Sương ở thời khắc sang thu được Hữu Thỉnh nhân hóa qua từ chùng
chình, từ đó nhà thơ gợi tả hình ảnh màn sương mờ ảo, giăng mắc không
gian, gợi những chuyển động thật khẽ, thật êm của mùa thu. Làn sương cố ý
chậm lại, như mang theo tâm trạng bâng khuâng lưu luyến của con người lúc
giao mùa. + Sương chùng chình qua ngõ khiến con ngõ đẫm hương, đẫm
sương trở nên hư thực, ngõ thân thuộc của làng quê hay ngõ của thời gian
nối giữa hai mùa?
Ý 2: Cảm - Mùa thu đến bất ngờ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, chữ “bỗng” cho thấy
xúc của rõ điều đó.
nhà thơ - - Những dấu hiệu của mùa thu đã gõ cửa tâm hồn, nhưng nhà thơ vẫn
Bất ngờ chưa dám tin vì chúng vẫn mong manh giữa hạ và thu quá! Câu thơ:
- Nghi Hình như thu đã về vang lên như một lời thầm hỏi, thể hiện trạng thái
ngờ mơ hồ, nghi hoặc. Câu thơ cũng có thể hiểu là tiếng reo vui của một tâm
hồn nhạy cảm, sẵn sàng chờ đón vẻ đẹp của mùa thu.
Kết đoạn Qua ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh thơ gợi cảm mà mới mẻ, Hữu Thỉnh đã
thể hiện cảm xúc ngàng khi mùa thu tới.
2. Khổ 2:
Mở đoạn Những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu đã
được diễn tả trong những vần thơ đầy tinh tế của Hữu Thỉnh trong khổ thứ hai
bài thơ Sang thu:
Trích dẫn thơ
Thân đoạn
Ý 1: Hình - Nếu bức tranh thu trong khổ thơ đầu được vẽ bằng những cảm nhận vô
ảnh thiên hình (hương, gió), không gian nhỏ hẹp của ngõ nhỏ thì bức tranh sang
nhiên - thu trong khổ thứ hai đã có những nét hữu hình cụ thể hơn (sông, chim,
Không mây) với không gian rộng mở, có tầng bậc, vừa cao vời, vừa khoáng đạt.
gian
- Trong không gian ấy, cảnh vật nhuốm sắc thu sang:
- Hình ảnh Sông được lúc dềnh dàng
dòng sông và Chim bắt đầu vội vã
cánh chim
+ Hai câu thơ đăng đối, đẹp như trong Đường thi, những động thái ngược
chiều của dòng sông và cánh chim đăc trưng cho cảnh sắc sang thu. Nhà thơ
khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa khiến cảnh vật hiện lên vô cùng sinh
động.
+ Dòng sông: Đã qua rồi những ngày bão lũ nước ào ạt chảy. Giờ đây, dòng
sông chảy chậm lại, nước sông dềnh lên trong vắt, nước sông cứ lững lờ,
thong thả, khoan thai. Cảnh sao êm đềm quá, nó như mang theo tâm trạng con
người ngẫm ngợi, suy tư.
+ Cánh chim: Đối lập với dòng sông là hình ảnh chim bắt đầu vội vã, dường
như nó đã bắt đầu cảm được cái se lạnh mà cánh đập gấp hơn. Cảnh thoáng
bận rộn và mang theo cả tâm trạng xao xuyến, xốn xang của lòng người.
+ Song điều thú vị ở đây là: sự vật đều được cảm nhận ở thời điểm mới chớm
(được lúc, bắt đầu). Nghĩa là chưa định hình, chưa thu hẳn. Phải là hồn thơ
tinh tế và vô cùng nhạy cảm mới nắm bắt được sự chuyển mình của mùa thu.
- Hình ảnh - Hình ảnh đám mây kết tinh sự sáng tạo độc đáo của Hữu Thỉnh: Có đám
đám mây mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu.
+ Nhà thơ thật tinh tế khi sử dụng biện pháp nhân hóa, cách diễn đạt đầy ấn
tượng: mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
+ Gợi hình ảnh đám mây như một tấm khăn voan trong suốt, nhẹ nhàng,
buông lơi giữa bầu trời.
+ Mây là thực, ranh giới giữa hai mùa là ảo. Một chữ “vắt” mà diễn tả được
cả sự vận động của không gian và thời gian khiến đám mây trở thành nhịp cầu
thời gian duyên dáng, yểu điệu nối giữa hai mùa.
+ Hình ảnh thơ còn thể hiện cảm xúc dùng dằng, bịn rịn, nửa như lưu luyến
mùa hè đầy nắng, nửa như rộng mở để đón nhận vẻ tươi mát của thu.
→ Không khí chớm thu thư thái, lắng đọng, lâng lâng đang lan tỏa khắp
không gian.
- Ẩn đằng sau bức tranh sang thu là cái nhìn say đắm, là tình yêu thiên nhiên
Ý 2: Cảm
xúc của nhà tha thiết của nhà thơ.
thơ
Kết đoạn Qua ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh thơ gợi cảm mà mới mẻ, Hữu Thỉnh đã
thể hiện cảm xúc say sưa, yêu thiên nhiên tha thiết và những liên tưởng tinh
tế.
3. Khổ cuối
Mở đoạn Khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã thể hiện những suy
ngẫm sâu sắc của nhà thơ về thiên nhiên, con người, đất nước sang thu:
Trích dẫn thơ.
Thân đoạn
Ý 1: Những
chuyển biến
âm thầm của
thiên nhiên -
Nắng, mưa, - Sang thu, thiên nhiên có những chuyển biến âm thầm: Nắng vẫn vương
sấm, hàng đầy không gian, nhưng màu nắng dường như đã bớt phần gay gắt. Lượng
cây có gì mưa cũng vơi dần đi. Sấm vẫn rền vang song không còn khiến người ta
thay đổi? - giật mình sợ hãi như trước. Hàng cây qua bao mùa thay lá trở nên đứng
Nghệ thuật: tuổi, vững vàng hơn trước giông gió.
- Nhà thơ sử dụng đảo ngữ và từ ngữ mang tính chất đong đo, tính đếm
(vẫn còn bao nhiêu, vơi dần, bớt, đứng tuổi). Ba chiều giảm của nắng,
mưa, sấm nhằm làm nổi bật một chiều tăng của hàng cây. Các hiện tượng
tự nhiên giảm dần cường độ, mức độ, đi vào ổn định, chừng mực hơn.
Riêng hình ảnh hàng cây thì càng thêm tuổi, càng thêm độ dẻo dai, từng
- Bình luận trải. Hạ đang nhạt dần nhường chỗ cho sắc thu đậm nét.
về sự tinh tế - Những cảm nhận của nhà thơ cho thấy sự tinh tế trong trải nghiệm và
của nhà thơ kinh nghiệm sống của nhà thơ.
Ý 2: Chất
triết lý gửi
gắm qua
hình ảnh
hàng cây -
Nghệ thuật - Nghệ thuật:
+ Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” đặt ở vị trí cuối bài như một chiếc chìa khóa
mở ra ý nghĩa triết lý sâu sắc của bài thơ.
+ Hình ảnh hàng cây chính là ẩn dụ, nhân hóa cho con người sang thu. Sấm là
ẩn dụ cho những tác động bất thường của ngoại cảnh. - Ý nghĩa:
-Ý + Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét, bão dông vào lúc sang thu
nghĩa cũng chính là sự chín chắn, từng trải của con người sau những bão táp của
(2): cuộc đời.
Về con + Ta bỗng hiểu vì sao lại có sự chùng chình, dềnh dàng như chút bồi hồi, lưu
người, về luyến thời tuổi trẻ đã qua; lại có sự vội vã, gấp gáp với thời gian để sống đẹp
đất nước hơn, có ý nghĩa hơn.
+ Như vậy, thiên nhiên và con người cùng một nhịp sang thu. Sự sang thu của
tạo vật hòa nhịp với sự sang thu của con người, vũ trụ nhỏ hoà vào vũ trụ lớn,
cái riêng của nhà thơ mang tầm khái quát nhân loại. Và đây cũng là những
vần thơ đang độ “vào thu” đẹp hết mình của Hữu Thỉnh.
+ Bài thơ được sáng tác năm 1977, đó cũng là thời khắc sang thu của đất
- Liên nước. Đất nước vừa trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, nên đường hoàng, tự
hệ hoàn tin hơn bước vào tương lai mới. Vì vậy, sang thu đâu chỉ là thiên nhiên, mà
cảnh
còn là con người và đất nước.
sáng tác
- Ẩn đằng sau lời thơ là tâm hồn thiết tha yêu mến quê hương đất nước, là cái
nhìn điềm tĩnh, tin tưởng vào tương lai của nhà thơ.
Ý 3: Cảm
xúc của nhà
thơ
Kết đoạn Qua ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh thơ gợi cảm mà mới mẻ, Hữu Thỉnh gửi
gắm những ý nghĩa triết lý sâu sắc trong thời khắc giao mùa.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC


Dẫn vào bài:
Mùa thu đến làm xôn xao trong ta bao cảm xúc. Chúng ta hãy lắng nghe mùa thu về trong
những vần thơ nhẹ nhàng mà tinh tế, thiết tha mà sâu lắng của hồn thơ Hữu Thỉnh. Vừa lạ, vừa
quen, bài thơ “Sang thu” đánh thức trong ta những gì da diết lắm...

Mùa thu bước vào thơ ca thật tự nhiên, gần gũi, trở thành một thi đề quen thuộc. Các bài thơ
viết về đề tài này đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai. Nói đến mùa thu, ta
không thể không nhắc tới chùm thơ ba bài “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm” của cụ Tam
Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến; không thể không xao xuyến với “Tiếng thu” của Lưu
Trọng Lư, “Đây mùa xuân tới” của Xuân Diệu,… Là nhà thơ viết hay, viết nhiều về mùa thu
với những cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ
nhàng, Hữu Thỉnh cũng góp vào thơ thu đất nước một “Sang thu” tinh tế mà sâu sắc.
Nhà thơ Trần Hòa Bình đã viết: Thêm một chiếc lá rụng / Thế là thành mùa thu / Thêm một
tiếng chim gù / Thành ban mai tinh khiết. Thêm một vần thơ thu của Hữu Thỉnh, vườn thơ thu
của văn học dân tộc thêm phong phú và đậm đà hương vị. Thêm một bài thơ thu của Hữu
Thỉnh, người đọc thêm yêu hơn sắc thu thân thuộc của quê nhà, thêm yêu hơn quê hương, đất
nước. Hãy mở lòng mình để đón nhận thu sang...

Sang thu khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng bâng khuâng mà cùng thì thầm triết lý đã
tiếp nối hành trình thơ thu của dân tộc, góp một tiếng thu đằm thắm về quê hương đem
đến cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước qua nét thơ thu Việt Nam. Mở rộng:
Thơ thu Hữu Thỉnh không bắt đầu bằng sắc lá vàng quen thuộc - sắc vàng mê hoặc hút người
ta theo những lối mòn – tử lộ của văn chương:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du)
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
(Nguyễn Khuyến)
Đây mùa thu tới! Mùa thu tới!
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Xuân Diệu)
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.
(Bích Khê)
Thơ thu Hữu Thỉnh không bắt đầu bằng âm thanh mơ hồ của mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc Con
nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
(Lưu Trọng Lư)
Cũng không bắt đầu bằng hương cốm thanh lịch của người Hà Nội:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
(Nguyễn Đình Thi)
NÓI VỚI CON
Y Phương
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tác giả
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công
tác tại Sở Văn hoá - Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ
thuật Cao Bằng.
- Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu
hình ảnh của con người miền núi.
- Một số tác phẩm: Người núi Hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một
góc, Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1980.
- Đất nước còn gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Bài thơ ra đời trong niềm hạnh phúc được làm cha của Y Phương. b. Thể thơ:
Tự do
c. Mạch cảm xúc:
Với lời thơ tâm tình, người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng, sau đó, ông tự hào nói
với con về vẻ đẹp của người đồng mình và gửi gắm cho con những lời dặn dò tha thiết.
Như vậy, mạch cảm xúc của bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm quê hương,
từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống.
d. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
Nghệ thuật
- Giọng điệu thiết tha trìu mến .
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. - Bố cục chặt chẽ
hợp lí, dẫn dắt tự nhiên.
Nội dung
- Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê
hương và dân tộc.
- Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II. PHÂN TÍCH
1. Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng (khổ 1)
Mở đoạn Bằng giọng thơ tâm tình, giản dị, tự nhiên, người cha đã nói với con về hai
cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: gia đình và quê hương.

Thân đoạn
Ý 1: Gia đình Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
- Nội dung
- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Ở đó
- Nghệ bé thơ đang lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói. Mỗi bước đi, tiếng nói
thuật cười của bé đều được cha mẹ nâng niu đón nhận và yêu thương chăm
sóc.
- Nhà thơ có cách diễn đạt thật độc đáo: Hình ảnh thơ cụ thể, điệp ngữ
“bước tới”, điệp cấu trúc, kết cấu sóng đôi nhịp nhàng (nhịp thơ 2/3).
Cách dùng từ cụ thể mà gợi cảm: tới, chạm. Tiếng nói cười vốn vô hình,
- Dụng ý vậy mà qua những từ ngữ trên nó hữu hình, như cảm nhận được bằng xúc
của cha giác. Hạnh phúc gia đình trở nên hiện hữu, sống động, ngập tràn.
Qua những lời thơ ấy, cha muốn nói với con rằng: Con được sống trong
cái nôi ấm áp của hạnh phúc gia đình. Hãy biết trân trọng niềm hạnh
phúc giản dị và ngọt ngào đó.
Ý 2: Quê
hương
- Chuyển ý - Con không chỉ được sống trong tổ ấm nôi êm của gia đình mà còn
được bao bọc bởi những con người quê hương.
Trích thơ
- Con - Lời thơ xiết bao trìu mến khi cha nói về những người con quê
người quê hương: Người đồng mình yêu lắm con ơi!
hương + Người đồng mình là cách gọi độc đáo về những người cùng làng, cùng
bản, cùng nơi sinh sống. Cách gọi đó cũng thể hiện tình cộng đồng gần gũi,
ấm áp.
+ Những động từ: đan, cài, ken vừa miêu tả một cách cụ thể công việc lao
động của người đồng mình vừa nói lên tình đoàn kết, gắn bó của những
người quê hương.
+ Người đồng mình là những người cần cù, chăm chỉ, khéo léo, tài hoa
trong lao động, làm ăn: Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát.
+ Họ cũng là những người có tâm hồn lạc quan, yêu đời.
- Con thật hạnh phúc được sống trong không khí lao động cần cù và
vui tươi của người đồng mình.
- Xung quanh con còn là thiên nhiên quê hương thơ mộng, hữu tình:
- Thiên Rừng cho hoa
nhiên quê - Hơn thế, quê hương nuôi dưỡng con về tâm hồn và lẽ sống: Điệp
hương - Lẽ ngữ cho thể hiện sự hào phóng của quê hương. Con đường cho những
sống ân tấm lòng. Hình ảnh ẩn dụ con đường là biểu tượng cho tấm lòng bao
tình dung, tình nghĩa của quê hương. bồi đắp cho con về lẽ sống yêu
thương.

Kết đoạn Như vậy, qua những vần thơ giản dị, hình ảnh thơ cụ thể mang đậm tư duy
của người miền núi, cha truyền cho con những tình cảm cội nguồn, mong
con hãy trân trọng gia đình, quê hương, sống xứng đáng với những miền
yêu thương đó.
2. Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình
Mở đoạn
Thân đoạn - Cuộc sống của người đồng mình đầy vất vả gian lao: sống trên đá gập
Ý 1: Cuộc sống ghềnh, trong thung nghèo đói, lên thác xuống ghềnh…biết bao cực nhọc.
của người Thiên nhiên khắc nghiệt, sự sống cằn khô, chứa đựng nhiều thử thách, khó
đồng mình:

khăn. Cuộc sống nhọc nhằn dường như còn hằn in trên dáng hình của người
đồng mình Thô sơ da thịt: mộc mạc, thô ráp, chai sần.
- Viết về những gian nan ấy, Y Phương không khỏi ngậm ngùi, xót xa:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Ý 2: Vẻ đẹp
của người
đồng mình
- Chuyển Đáng quý thay, giữa cuộc sống khắc nghiệt ấy, những vẻ đẹp của người
ý: đồng mìnhvẫn bung nở và ngát hương như cây rừng.
Trích thơ
- Trước hết, họ đẹp ở tâm hồn rộng mở, phóng khoáng:
- Những Cao đo nỗi buồn
vẻ đẹp của Xa nuôi chí lớn
người đồng - Người đồng mình có sức sống bền bỉ, mãnh liệt:
mình (5) Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Điệp ngữ sống (3) tạo cho mạch thơ tuôn trào như thác đổ, thể hiện sức
sống trỗi dậy, sự vươn lên mạnh mẽ, nghị lực sống phi thường.
Những từ không lo, không chê, không lo thể hiện thái độ sống tích cực biết
chấp nhận khó khăn, chủ động cải tạo hoàn cảnh sống đầy bản lĩnh, kiên
cường, dũng cảm của người đồng mình.
Quê hương cọc cằn sỏi đá là thế nhưng những người con quê hương ấy
không quay lưng lại với quê hương. Đó cũng là lối sống ân nghĩa, thủy
chung với quê hương. Họ gắn bó và yêu quê hương tha thiết:
Sống như sông như suối.
- Không những vậy, người đồng mình còn là những người giàu ý chí
nghị lực, niềm tin: Người đồng mình thô sơ da thịt. Kết cấu tương
phản giữa thô sơ da thịt (mộc mạc, giản dị) với không nhỏ bé (giàu ý
chí, nghị lực) đã thể hiện rõ điều đó.
- Điều đáng tự hào nhất, người đồng mình là những người tự lực tự
cường xây dựng quê hương:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê
hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Bằng ý chí, nghị lực, họ đã khiến cho sự sống bật trồi lên trên đá, họ
trải màu xanh lên rừng đại ngàn, họ làm nên những ruộng bậc thang no ấm.
Họ miệt mài và cần mẫn làm thay da đổi thịt quê hương.
Và từ quá trình ấy, người đồng mình đã hun đúc nên bản sắc văn hóa độc
đáo của quê hương “còn quê hương thì làm phong tục”. Người đồng mình
sống trên đá, mang vóc hình của đá và mang cả ý chí mạnh mẽ kiên
cường của đá núi.
Kết đoạn Qua những vần thơ giản dị, hình ảnh thơ cụ thể mang đậm tư duy của
người miền núi, cha muốn truyền cho con niềm tự tôn, niềm tin về truyền
thống và sức sống bền bỉ của quê hương. Mong con phát huy những truyền
thống cao
đẹp đó. Và mong muốn thiết tha nhất của cha: con thủy chung, ân nghĩa với
quê hương.
3. Lời dặn dò tha thiết (khổ 3)
Mở đoạn Với giọng thơ tâm tình, những câu thơ cuối bài thơ Nói với con của Y
Phương đã gửi gắm biết bao tình cảm của cha dành cho con:
Trích dẫn thơ
Thân đoạn -
Giọng điệu - Giọng điệu thiết tha, trìu mến, chất chứa bao yêu thương: Con ơi,
thơ nghe con.

- Nội dung Cụm từ Tuy thô sơ da thịt một lần nữa được nhắc lại nhưng mang ý nghĩa
lời dặn dò khác, tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, gian khổ, nghèo nàn.
Cụm từ lên đường nghĩa là trưởng thành, đi xa quê hương... Không bao giờ
nhỏ bé được nghĩa là không hèn kém mà phải kiêu hãnh ngẩng cao đầu, tự
tin và đường hoàng mà sống. Sống sao cho xứng đáng với quê hương, với
gia đình. Sống có bản lĩnh, khí phách như con người quê hương. Cha dặn
con hãy sống tự lập, đường hoàng, bản lĩnh, tự tin.
- Tác giả sử dụng kết cấu đối lập tương phản giữa thô sơ da thịt và
- Nghệ không bao giờ nhỏ bé (giữa hoàn cảnh và tầm vóc, ý chí). Kết cấu phủ
thuật định nhằm khẳng định Không bao giờ… được, khắc sâu lời dặn dò
của cha.
- Lời dặn dò mang ý nghĩa sâu sắc: Nó thể hiện niềm yêu thương, tin
- Ý nghĩa tưởng nơi con, mong muốn con trưởng thành của cha. Nó bộc lộ tình
yêu quê hương và niềm tự hào dân tộc. Là lời chuyển giao của thế hệ
trước cho thế hệ sau và cũng là lời tự dặn lòng của nhà thơ vững chí,
bền gan giữa lúc hoàn cảnh khó khăn.
Kết đoạn Qua những vần thơ giản dị, hình ảnh thơ cụ thể mang đậm tư duy của
người miền núi, người cha trong bài thơ đã gửi đến con những lời dặn dò
có ý nghĩa sâu sắc.

You might also like