You are on page 1of 3

Bác Hồ - người là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca Việt Nam.

Nếu “Sáng tháng


năm” của Tố Hữu là tình cảm tha thiết sôi nổi của nhà thơ với Bác khi ở chiến khu, hay
“Đêm nay Bác ko ngủ” của Minh Huệ là niềm xúc động của tác giả trước tình thương
bao la của “nguồn sáng” dân tộc đối với mọi người thì “Viếng lăng Bác” của Viễn
Phương lại là bài ca chân thành, cảm động của ông và có lẽ đây là một trong những thi
phẩm hay nhất viết về Người. Đặc biệt, 2 khổ cuối bài thơ thể hiện sâu sắc và cảm
động tinh thần kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình bồi đắp
thêm cho vẻ đẹp của đất nước:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Viễn Phương – cây bút mang đậm sắc màu Nam Bộ, là nhà thơ đã trải qua cả 2 thời kì
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên ông hiểu rõ công lao to lớn của Bác với quê
hương, đất nước và cũng là nhà thơ dành cho Bác tình cảm yêu kính, ngưỡng mộ và
biết ơn chân thành, sâu nặng.
Tác phẩm “Viếng lăng Bác” in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978 với những
dòng cảm xúc chân thành, niềm thành kính và biết ơn của nhà thơ cũng như toàn thể
nhân dân Việt Nam dành cho người cha vĩ đại. Phải chăng vì lẽ đó mà bài thơ diễn tả
niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ nói riêng, của toàn
thể đồng bào Việt nói chung với vị lãnh tụ của dân tộc.
Nếu 2 khổ đầu bài thơ thể hiên nỗi vui mừng, sung sướng và đầy xúc động khi lần đầu
tiên được viếng thăm lăng Bác thì đến đây, Viễn Phương đã bộc lộ nỗi tiếc thương,
nghẹn ngào khi trực tiếp nhìn thấy di hài của Bác:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa vầng trăng sáng dịu hiền”
Vẫn là phép nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên”, tác giả dường như muốn xua đi sự
thật phũ phàng, làm giảm nhẹ đi nỗi đau thương mất mát của cả dân tộc khi Bác qua
đời. Qua đó, nhà thơ còn tái hiện vẻ đẹp thanh cao và phong thái ung dung của Bác.
Trong lăng, không khí vừa thiêng liêng vừa thanh tĩnh, ko gian và thời gian như ngưng
đọng cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo qua nghệ thuật nhân hóa “vầng trăng sáng dịu
hiền” lại gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác và những vần thơ
tràn ngập ánh trăng của Người, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa
chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”... Đây ko phải là
vầng trăng của thiên nhiên mà là “vầng trăng” trong tâm tưởng nhà thơ thể hiện sự
đồng cảm, thấy hiểu những tâm tư của Bác. “Vầng trăng” như người bạn tri kỉ, luôn ở
mãi bên người. Thế nên, Viễn Phương ko khỏi đau đớn, xót xa khi nhớ đến thực tại:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.

Từ vẻ đẹp giản dị “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời xanh”.
Tác giả đã vận dụng tài tình phép ẩn dụ “trời xanh” với từ láy “mãi mãi” để ko chỉ diễn tả
bầu trời thiên nhiên trong xanh, yên ả cũng như khát vọng hòa bình của dân tộc, của Tổ
quốc mà còn chỉ Hồ chủ tịch – Bác Hồ sẽ luôn trường tồn vĩnh cửu trong trái tim của
muôn triệu người dân đất Việt. Song phép đối “vẫn biết – mà sao” với nghệ thuật ẩn dụ
“nghe nhói ở trong tim” đã bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa tột cùng khi mất Bác. Như có gì
làm nhà thơ không thể thốt thành lời, chỉ 1 từ “nhói” thôi đã đủ diễn tả nỗi đau quặn
thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức
khi đứng trước di hài của Người. 4 câu thơ trên đã làm nổi bật tình cảm chân thành và
tiếc thương vô hạn dành cho vị lãnh tụ kính yêu của nhà thơ nói riêng và của cả đồng
bào dân tộc Việt Nam nói chung.
Thương yêu Bác thật nhiều mà gần gũi chẳng được bao nhiêu nên phút giây chia tay
thật bùi ngùi lưu luyến. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam xa Bác, tình cảm của nhà thơ
không kìm nén, những ẩn giấu trong lòng cứ như thế mà dâng trào:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”.
Lời thơ chân thành, mộc mạc kiểu Nam Bộ, chất chứa những tình cảm không kìm
nén được, những ẩn giấu luyến lưu. Cụm từ “Mai về miền Nam”, một cách nói để chỉ
khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, nhà thơ không còn ở bên Bác bao lâu nữa mà phải
quay về chốn quê nhà. Những dòng lệ không ngăn được nữa mà tuôn “trào”, lăn dài
trên má người nghệ sĩ, cảm xúc tiếc thương, lưu luyến, bịn rịn không muốn rời đi. Để
rồi từ đây, câu thơ như 1 lời giả biệt chân thành và đầy xúc động được gửi gắm tới
Bác.
Không dừng lại ở đó, tấm lòng thành kính và sự biết ơn vô bờ bến đã khơi dậy trong
tâm hồn Viễn Phương những ước vọng tha thiết, cao đẹp :

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác


Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”


Nhịp thơ nhanh, dồn dập vang lên như như những nốt nhạc du dương, trầm bổng
qua điệp ngữ “muốn làm” với phép liệt kê “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương’’, “đóa
hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” đã nhấn mạnh khát vọng mãnh liệt của nhà thơ.
Ông ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm rộn vui quanh lăng
Bác, thành đóa hoa đem hương sắc tô điểm cho vườn hoa quanh lăng, làm cây tre
trung hiếu để nhập vào hàng tre xanh bát ngát, canh giữ “giấc ngủ bình yên’’ của
Người. Khép lại bài thơ, hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” với kết cấu đầu cuối tương
ứng không chỉ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam mà
còn muốn bộc lộ lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi đi theo con
đường Cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung không chỉ
của riêng nhà thơ mà cũng là ý nguyện của đồng bào miền Nam ngày ấy và của chúng
ta hôm nay luôn dành cho Bác. Khổ thơ cuối đã thể hiện những tình cảm yêu thương
thật chân thành và xúc động mà Viễn Phương dành cho Bác.

Áng thơ đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ khi vào lăng
viếng Bác. Để bộc bạch một cách chân thành ước nguyện ấy, nhà thơ đã viết nên
những tiếng lòng tâm tình bằng những đặc sắc nghệ thuật hấp dẫn. Bài thơ được viết
theo thể thơ tự do, xen kẽ cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ…mang giai
điệu đằm thắm, sâu lắng đậm chất phong cách Nam Bộ. Ngoài ra, tác giả đã khéo léo
sử dụng những hình ảnh thơ đẹp đẽ dễ dàng đi vào lòng người.

You might also like