You are on page 1of 6

CẢNH KHUYA

Bài thơ “Cảnh Khuya” được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong
thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc- một bài thơ khiến
em có ấn tương sâu sắc khó quên. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu, nhưng Bác
đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc và đặc biệt có
một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước
nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa


Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Đọc hai câu thơ đầu bài “Cảnh khuya”, một cảnh trăng rừng khuya thanh vắng
với vẻ đẹp diệu kì như đang hiển hiện trước mắt em. Em như đang nghe tiếng du
dương văng vẳng đâu đây của dòng suối giữa khônggian mênh mang, tĩnh lặng.
Tiếng suối chảy xiết, lúc trầm, lúc bổng như một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy
không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác
như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng
này. Ôi! Nghe sao mà hay, mà chan chứa tình người đến thế ! Có lẽ là do cách so
sánh đặc sắc, mới mẻ của thi nhân. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu
thơ của Nguyễn Trãi:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm


Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn ca)
Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là
tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Thật ra, suối
đâu có biết hát, nhưng trong tâm hồn tinh tế của Bác thì suối lại trở thành một con
người có trái tim ấm áp nghĩa tình. Rồi theo nét vẽ tài hoa của Bác, em lặng ngắm
cảnh rừng khuya Việt Bắc :
“ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Câu thơ rạng rỡ một cảnh đẹp tuyệt trần của thiên nhiên, một tiên cảnh nơi hạ
thế ! Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, giao hòa dệt lên ngàn vạn đóa hoa lấp lánh
ảo huyền trên mặt đất. Dưới hai gam màu sáng tối tưởng chừng lạnh lẽo kia lại ẩn
chứa sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Từ “lồng” được điệp lại hai lần đã
nhân hoá vầng trăng cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn
vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn “ Trăng
lồng cổ thụ” như đưa em về với làng quê, với cây đa cổ thụ đầu đình, nơi đã chứng
kiến bao cuộc lên đường của những người con quê hương ra đi vì Tổ quốc. Còn
“bóng lồng hoa” lại đưa ta đến thời hòa bình, niềm vui sum họp, hạnh phúc muôn
nhà.  Phải là một thi sĩ giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời lắm Bác mới có thể
viết được những câu thơ tuyệt bút như vậy.
Nếu đọc câu ba, ta nghĩ rằng Bác say trăng, yêu trăng, vì trăng mà không ngủ.
Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm của Người đang rung động trước cái đẹp của thiên
nhiên: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”. Nhưng đọc câu bốn ta xúc động, trào
dâng tình thương yêu, kính phục Bác bởi Người “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Câu thơ mở ra vẻ đẹp, chiều sâu trong tâm hồn Bác: Người thao thức không ngủ vì
lo cho vận mệnh của đất nước trong hoàn cảnh gian nan chồng chất – thời kì đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim
Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ
được cùng lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ
của chúng ta cũng mất ngủ như vậy.Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở cuối câu bavà đầu
câu bốn như một bản lề kết nối hai thế giới: thực và ảo, ngoại cảnh và tâm cảnh, cổ
điển và hiện đại trong một tứ thơ tuyệt bút. Nó mở ra hai phía tâm trạng trong cùng
một con người: niềm say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Điều đặc sắc ở đây là
hai khía cạnh ấy hòa hợp như chất nghệ sĩ và chiến sĩ luôn thống nhất trong tâm
hồn Bác. Câu thơ giản dị, tự nhiên như một lời tâm sự, bộc bạch chân thành, con
người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ của Bác đã tạo nên những vần thơ thật
sự lay động trái tim, tâm hồn người đọc.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất hay, là một trong những bài
thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác
luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên
nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu
trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, kính
mến và cảm phục Bác Hồ hơn, hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với
nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.

RẰM THÁNG GIÊNG


Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong dẫn lối
cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều
người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Không chỉ vậy, bên cạnh đó, người
còn là một nhà văn, nhà thơ nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác
phẩm giàu giá trị cho nền văn học Việt Nam. Trong đó, chúng ta không thể không
nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng được Người sáng tác vào năm 1948 trong thời kì
đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc- một bài thơ khiến em có
ấn tương sâu sắc khó quên.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,


Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.”
Đọc hai câu đầu bài thơ, hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp như được hiện ra
trước mắt em. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng
bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu.  Ấy là lúc khắp nhân gian
nhuộm bởi dòng sông trăng lấp lánh. Điệp ngữ qua điệp từ “xuân” được lặp lại
nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui. Vạn vật ăm
ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân như giao hòa, nối dài vô tận, tạo
nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Tình yêu thiên nhiên
nồng nàn say đắm, lòng tự hào về non sông gấm vóc và tinh thần lạc quan, yêu đời
của nhà thơ đã dệt thành bức tranh xuân tuyệt đẹp, rộng lớn, thoáng đãng, cả đất
trời như lưu trữ trong từng câu thơ nét chữ của tác giả. Điều đặc biệt là, những con
người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc.
Trăng vốn là người bạn tri âm, tri kỉ của bác. Xưa, ánh trăng theo Bác vào ngục
lạnh (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ - Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ),
nay đêm nguyên tiêu, trăng như ước hẹn, báo trước một mùa trăng đẹp trong năm.
Bác thưởng lãm ánh trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt nơi “yên ba thâm xứ”,
khói sóng mịt mù, cõi bí mật giữa chiến khu. Những con người trong chiếc thuyền
đó là Bác và đoàn cán bộ cách mạng tạn tụy, trách nhiệm đang bàn bạc việc quân
sự, để bảo vệ tổ quốc. Khi Người bàn xong việc quân, việc nước, đêm đã khuya
lắm, lúc trở về gặp chính độ trăng tròn đầy, ngời sáng nhất, thi hứng thêm nồng,
tâm hồn sảng khoái cất thành lời thơ:

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự,


Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
Hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh vô cùng đẹp, trữ tình. Đã đến
khuya vậy mà trăng vẫn tràn ngập khắp nơi, trăng như một người bạn đang chờ,
đồng hành, đồng cảm cùng thi nhân. Con thuyền lướt nhẹ trên sóng nước mênh
mang, chở đầy ánh trăng vàng, gợi ta liên tưởng tới những vần thơ hoa lệ: “Dạ bán
chung thanh đáo khách thuyền” (Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn).
Nhưng đó không phải là một khung cảnh trầm mặc mênh mông, xa vắng trong
“Phong Kiều dạ bạc” mà là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
Con thuyền của công việc quốc gia đại sự dường như trở thành con thuyền thơ, con
thuyền chở lòng người bình thản, chở đầy niềm vui, niềm tin vào cuộc kháng chiến
thắng lợi, vào một tương lai tươi đẹp. Qua đó ta cảm nhân được tâm hồn chiến sĩ -
thi sĩ hòa làm một, phong thái ung dung, lạc quan của Bác và thêm tự hào, kính
yêu Người hơn.

Bài thơ “Rằm tháng giêng”- một bài thơ hay, mang đậm phong cánh thơ Hồ Chí
Minh, gợi lên trong ta không chỉ là niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên của quê
hương, đất nước mà còn thêm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một chiến sĩ vĩ đại
của cách mạng, một hồn thơ lớn của thi ca Việt Nam. Bác đã vẽ ra bức tranh ngày
xuân tuyệt đẹp và cho ta thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong
mọi hoàn cảnh của Bác. Người phải có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới
viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy. Thật không sai khi
gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

KHỔ ĐẦU TIẾNG GÀ TRƯA


(1) Trong khổ thơ đầu bài “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ
xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam được viết năm 1968 đã để lại trong
em nhiều ấn tượng sâu sắc về tình bà cháu.(2) Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho
người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:

                                “Trên đường hành quân xa

                                    Dừng chân bên xóm nhỏ

                                   Tiếng gà ai nhảy ổ

                                   Cục …cục tác cục ta


                                   Nghe xao động nắng trưa       

Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                   Nghe gọi về tuổi thơ”

(3) Qua thể thơ năm chữ có biến đổi linh hoạt cùng giọng điệu kể chuyện tâm
tình, tự nhiên, trước mắt bạn đọc như hiện lên hình ảnh người lính trẻ đang hành
quân giữa khung cảnh làng quê thanh bình. (4) Nổi bật trên nền cảnh ấy, trong vô
vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chỉ chú ý đến âm thanh của
tiếng gà nhảy ổ “Cục…..cục tác, cụ ta” vang lên rộn rã giữa nắng trưa bởi đây là
âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê Việt Nam, như dự báo cho những
điều tốt lành, gợi cuộc sống ấm áp thanh bình. (5) Điệp ngữ qua điệp từ “nghe”
được nhắc lại ở đầu các câu thơ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
tạo giọng thơ bồi hồi, tha thiết, đã làm cho cảm nhận của tác giả trở nên tinh tế,
cho thấy người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cả tầm hồn.
(6) Âm thanh của tiếng gà làm xao động, dịu đi cái trưa gay gắt, xua tan bao vất vả
nhọc nhằn, những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ êm đềm, khó quên tuổi ấu thơ đang ùa
về cùng dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt đang lan tỏa, rạo rực, mơn man, xao
xuyến, bồi hồi trong lòng người lính.(7) Đó là những giây phút hiếm hoi mà người
chiến sĩ tìm thấy sự bình yên của tâm hồn trong hoàn cảnh chiến tranh đang xảy ra
ác liệt để người lính có thêm sức mạnh, vượt qua những chông gai, sẵn sàng dấn
thân vào khói lửa.(8) Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tài tình: tiếng gà được
cảm nhận bằng thính giác sau đó chuyển sang thị giác, xúc giác và cuối cùng là
tâm hồn, qua đó cho thấy sự tinh tế trong ngòi bút của Xuân Quỳnh. (9) Tiếng gà
trưa trở thành âm thanh đồng vọng của gia đình, xóm làng, thành hành trang của
người lính, nâng bước họ vượt qua những chặng đường thử thách gian nan. (10)
Phải có 1 tâm hồn nhạy cảm thiết tha với tuổi thơ, đằm thắm tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước biết nhường nào tác giả Xuân Quỳnh mới có thể viết lên những
dòng thơ trong trẻo mà đằm thắm đến vậy.

KHỔ CUỐI TIẾNG GÀ TRƯA


(1) Trong khổ thơ cuối bài “Tiếng gà trưa”, tác giả Xuân Quỳnh đã gợi những
suy ngẫm sâu xa về mục đích chiến đấu hôm nay của người chiến sĩ:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(2) Qua thể thơ năm chữ có biến đổi linh hoạt cùng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu
lắng, ngôn ngữ, hình ảnh mộc mạc, gần gũi khổ thơ là lời tâm sự chân thành của
đứa cháu – người chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu
phương. (3) Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. (4)
Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm
những tình cảm, suy ngẫm trong hiện tại. (5) Tiếng gà trưa – kỉ niệm tuổi thơ - trở
thành một trong những mục đích cao quý để người chiến sĩ chiến đấu hôm nay.(6)
Điệp ngữ qua điệp từ “ vì” được lặp lại bốn lần khẳng định, nhấn mạnh những
niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu thật cao đẹp,
thiêng liêng nhưng cũng thật bình dị, gần gũi biết nhường nào! (7) Nó cũng lí giải
một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí: tình
yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị thân thương, gần gũi, giản dị chân thật
nhất của con người đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc
như lời ăn tiếng nói hàng ngày. (8) Những kí ức tuổi thơ về tiếng gà trưa và tình
yêu bà đã mở rộng thành tình yêu quê hương, Tổ quốc. (9) Tiếng gà trưa trở thành
tiếng gọi của tình thân ruột thịt, của quê hương và cả dân tộc đang nhắc nhở, giục
giã, nó như là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khắn, gian khổ, cầm
chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. (10) Đây là đoạn thơ hay, xúc
động với giọng thơ tâm tình sâu lắng và gần gũi, bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân
Quỳnh là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất
nước của tác giả.

You might also like