You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH “RẰM THÁNG GIÊNG” CỦA HỒ CHÍ MINH.

Mở bài. Giới thiệu sơ lược tác giả,tác phẩm,vấn đề nghị luận.


Phong cảnh thiên nhiên luôn là một đề tài thu hút và làm tốn nhiều giấy mực của các thi sĩ từ
xưa tới nay. Cũng đi theo dòng mạch ấy, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài thơ đầy thi vị về thiên
nhiên. Chính vì thế thiên nhiên-“người tình muôn đời của thi sĩ “ trong thơ Bác được yêu thưởng
gửi gắm nổi niềm. Va nhất là nói với bác,trăng vẫn là 1 người bạn tri ân, chia sẻ vui buồn,trăng
vốn chiếm 1 vị trị quan trọng trong sự nghiệp thơ ca hồ Chí Minh. Trăng cũng thường mang
trong mình những nổi niềm tha thiết, mãnh liệt mà sâu lắng của con người. bài thơ “Nguyên
tiêu” tuyệt đẹp cũng nằm trong mạch ấy:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,


Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Thân bài. Phân tích khía cạnh của bài thơ.
+ Khái quát chung:
Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến
chống Pháp tại khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông 1947 sang Xuân Hè 1948
quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến,hậu phương. Trong
không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyên Tiêu của Bác xuất hiện trên báo Cứu quốc
như một đóa hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.
+ Phân tích nội dung bài thơ:
Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành
vạnh:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm
rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng
trản mọi nẻo….Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sắc. Đất nước,quê
hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang,dòng sông như được
tiếp them sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng song trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng
song xanh xuân thủy và tiếp nối màu xanh của xuân thiên.
Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phơi có ở khấp mọi nơi, xuân của dòng
song,, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba tử xuân làm
nổi bật cái thần của cảnh vật,song nước và bầu trời:
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
(Sông xuân nước lẫn màu trời them xuân)
Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tính, rạo rực trong cuộc sống mới. Trong thơ của Bác
xuân gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân, sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn
nhựa sống. Niềm vui sướng tự hào phơi phới cảu Bác đang ngây ngất say sưa giữa một đêm xuân
đẹp, một đêm xuân lịch sử- đất nước đang anh dũng kháng chiến. Với Bác yêu trăng, yêu xuân
chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hòa với thiên nhiên, sông núi,hoa lá
cỏ cây thật hữu tình.Có trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui
thắng trận.Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú và chan chứa chất thơ.
Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng
lên một mức:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Nhớ ánh trăng ngày nào khi bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người thì đêm nay
– đêm rằm tháng giêng lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Băc. Con thuyền xuôi mái giữa
dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh
trăng đêm nay là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón
đợi với bao tình cảm nồng hậu. BÁc thưởng trăng lên khói sóng, người đang thưởng trăng không
chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động ,
người chiến sĩ cộng sản. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông
nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của
Đường thi.Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép,chất
chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản: nay ở trong thơ nên có thép –nhà thơ cũng phải biết xung
phong.
Sau quãng thời gian bàn bạc việc quân,đêm đã về khuya,nửa đêm,con thuyền kháng chiến
trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông:
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ-
chiến sĩ hiện lên thật đẹp với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất
nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Phân tích nghệ thuật bài thơ:
Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể:
con thuyền , trăng, sóng, xuân,nước xuân,trời xuân,khói sóng……. Điệu thơ thanh nhẹ.Trong
khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như 1 đóa hoa xuân,tinh hoa kết tụ tâm hồn trí
tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Kết bài: khẳng định vấn đề
“Thơ là tiếng nói của trái ti đến mỗi trái tim”.Niềm vui lớn trong thơ Bác đã tìm được sự đồng
diệu trong long bao thế hệ. Qua thiên nhiên trong thơ bác nói chung và thiên nhiên trong
“Nguyên Tiêu” nói riêng ta hiểu được nhân cách cao cả của người. Cuộc đời cứ trôi đi , nhưng
tác phẩm nghệ thuật đích thực, những tâm hồn cao đẹp càng ngời sáng lấp lánh với muôn đời
như ‘cây đợi chờ mãi mã xanh tươi”. “nguyên tiêu” với bức tranh thiên nhiên” chan chứa niềm
vui lớn sẽ mãi là một bông hoa xuân thắm sắc nhịp nhàng sự sống,nắng ấm tình đời như mới
hôm qua..

PHÂN TÍCH “THU VỊNH” CỦA NGUYỄN KHUYẾN


+ Mở bài: giới thiệu sơ lược tác giả,tác phẩm,vấn đề nghị luận.
Phong cảnh thiên nhiên luôn là một đề tài thu hút và làm tốn nhiều giấy mực của các thi sĩ từ xưa tới nay.
Cũng đi theo dòng mạch ấy, Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ đầy thi vị về thiên nhiên.Nguyễn
khuyến là một nhà thơ cổ điển của dân tộc ta.Sáng tác của nguyễn khuyến diễn ra trên nhiều đề tài với
những nội dung cảm xúc phong phú.Trong đó có một đề tài nổi bật là miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng
quê,sinh hoạt của con người thôn quê.Trong đó có một đề tài nổi bật là Thu Vịnh.
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
……
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
Thân Bài: phân tích các khía cạnh của bài thơ
+ khái quát chung:
Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ bát cú Đường luật là bài thơ viết về đề tài thiên nhiên mùa thu êm
dịu, thanh bình của làng quê việt nam.Những hình ảnh về vùng đồng chiêm trũng ngập toàn nước và xung
quanh những ao làng là bờ tre quanh co bao bọc mấy mái tranh nghèo.Việc lựa chọn mùa thu làm đề tài
sáng tác là một cách để tác giả thể hiện cảm xúc trước sự chuyển biến của trời đất,không khí thu buồn
mặc, trầm ngâm cũng ẩn chứa nhiều nổi niềm tâm sự của một con người yêu nước, thương dân.
+ Phân tích nooi65 dung lồng với đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời bao la, bát ngát:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Xanh ngắt là xanh thăm thẳm, mấy từng cao là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng.Trên cái nền là
bầu trời bao la nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc(cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu)
đang đong đưa khe khẽ trước gió thu.Gió hắt hiu là gió rất nhẹ và như chứa chất tâm trạng bên trong.Tất
cả dường như có một mối cảm thông thầm lặng, sâu kin1m tinh tế và khó nắm bắt….. Sự lay động rất nhẹ
của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thắm của bầu trời.Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng
vào bên trong cần trúc,để cho nó vừa như đong đưa mà cũng vừa như đứng yên.Đó là nét động và nét tĩnh
của cảnh thu.
Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ,thanh thoát nhưng hòa điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác
giả.Trong đó, mọi chi tiết,sắc màu, đường nét, cử động đều rất hài hòa,Nhà thơ mới nói đến trời thu
nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó.
Hai câu luận:
Nước biếc trong như tần khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh.Sáng sớm và chiều tối,trên mặt
ao,mặt hồ có 1 lớp sương mỏng trông như khói phủ.cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con
mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành 1 dáng thu ngâm vịnh.Tầng khói phủ khác làn khói phủ vì sương đã trở
nên dày hơn,nhiều lớp hơn,có chiều cao, độ sâu,như chất chứa cái gì đó ở bên trong.Nước biếc có tầng
khói phủ thì màu nước không còn biếc nữa mà lẫn vào làn khói lam mờ,hỏa mong lung, huyền ảo.Đó là
dáng thu dưới mặt đất,sau dáng thu trên bầu trời.
Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát,cởi mở.Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng trở nên
mện mông hơn,lặng lẽ hơn.Nếu ở câu trên là 1 trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là 1
trạng thái mở ra thành một bề rộng mặc dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông
ở ý nghĩa bên trong,ở tinh thần và âm điệu….. nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mạch và chất chứa
suy tư.
Cảnh vật trong 4 câu thơ đầu được miêu tả ở những thời điểm khác nhau.nhìn thấy màu trời xanh ngắt,cần
trúc lơ phơ là trúc đang đưa. Mặt nước biếc trông như tầng khói phủ là lúc hoàng hôn và bóng trăng tràn
qua song thưa là lúc trời đã vào ban đêm … Mỗi cảnh một vẻ đẹp khác nhau,nhưng mối dây liên kết giữa
chúng lại chính là sự nhất quán trong tâm tư tác giả.
Ngòi bút cũng theo diễn biến tâm tư mà chọn ra nét điển hình kia. Tuy khác nhau nhưng dường
như các hình ảnh trên đều cùng gợi lên trạng thái lặng yên, ẩn giấu sự cảm thông,giao hào giữa
tâm hồn tác giả và hồn thu.
Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không,ngỗng nước nào?
Sau khi nhìn mặt nước khói phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa,nhà thơ trông ra bờ giậu
ngoài sân.Ở đó, nở mấy chùm hoa. Điều lạ là bỗng dưng, nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm
ngoái.Ở trên, cảnh vật được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đến đầy cảm xúc của
trái tim đã khoác lên cảnh vật màu sắc chủ quan. Hoa nở trước mắt hẳn hoi mà cảm thấy là hoa
năm ngoái.Điều gì đã xảy ra trong lòng người? con người đang ở trong hiện tại mà như lùi về
quá khứ hay bóng dáng ở trong quá khứ hiện lên trong thực tại? Âm điệu câu thơ theo nhịp
4/1/2: Từ mấy chùm trước giậu đến hoa năm ngoái có một đoạn suy tư, ngẫm nghĩ và sau đó đột
nhiên xuất hiện cảm giác lạ lùng là hoa năm ngoái chứ không phải hoa năm nay.Cảm giác ấy
khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng
nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi khi thu về.
Nêu như trong 4 câu thơ trên, cảnh vật hài hòa giao cảm với nhau thì đến đây con người hào hợp
với cảnh vật trong một nỗi niềm u uất.Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người
thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.Như vậy,cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim của nhà
thơ.Mùa thu tới,, nhà thơ nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời vắng xuống mà trỗi
dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột.Chiều sâu của thi sĩ lắng động và chiều sâu của
câu thơ là vậy.
Trước cảnh thu và hồn thu dạt dào,nhà thơ toan cắt bút,nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy
thẹn với ông Đào nên đành thôi:
Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Nhà thơ thên nổi gì vậy? thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong
sáng và khí phách cứng cõi như Đào Tiềm? Logic của bài thơ là cảnh từ cảnh đến tình, từ tình
đến người.Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo,do đó càng làm tăng thêm chất
suy tư của cả bài thơ. Nguyễn Khuyến đã miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu bầu
trời ,ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu ,tiếng ngỗn trên không… để dẫn
đến cảm xúc đầy suy tư ẩn chứa trong cảnh vật.Thông qua đó,ông gửi gắm tâm trang xót xa, tiếc
nuối trước tình trạng đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt lành không còn nữa mà
mình thì lực bất tòng tâm.
+Kết bài khẳng định vấn đề
Tóm lại,”Thu Vịnh” là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước
đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến, thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết.Trình độ nghệ
thuật của bài thơ đã đạt đến mức điêu luyện,tinh tế.Bức tranh mùa thu tản mạn của ông đã mang
lại nhiều cảm hứng cho đời sau về lối sống hòa nhã, trao dồi tâm hồn,biết rung cảm trước cảnh
đẹp của thiên nhiên, cùng với đó là tấm lòng luôn hướng về đất nước.

You might also like