You are on page 1of 4

Mở bài:

Một nhà thơ đã từng nói “Thu là thơ của đất trời, thu là thơ của lòng người”. Mùa thu với những làn gió heo
mây, với bầu trời xanh thẳm, lá vàng rơi, sương thu bảng lảng … từ bao đời nay đã trở thành nguồn thi cảm cho
bao thế hệ thi nhân. Hình như tên tuổi của các nhà thơ nổi tiếng đều gắn liền với những thi phẩm viết về mùa
thu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lưu, Tản Đà,
Nguyễn Đình Thi, Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh... và Nguyễn Khuyến người vốn được mệnh danh là quán quân
thơ thu, với những vần thơ giản dị, thân thuộc, những cảnh vật thân thương nơi làng quê VN. Bài thơ nói lên
một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình
với quê hương đất nước. *

Thân bài:
Khái quát:
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên
Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm,
phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạc ở quê nhà. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất
nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả
kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Đóng góp nổi bật
của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. Câu cá
mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Theo Xuân Diệu, “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất
trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ
mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.”
Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng, cô quạnh, uẩn khúc:
Cảnh sắc mùa thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, mỗi bài tiêu biểu cho một dáng thu, hồn thu khác nhau. Có
người nói Thu vịnh tiêu biểu cho mùa thu Việt Nam, Thu điếu lại điển hình cho hơn cả làng quê Bắc Bộ. Dáng
thu trong Thu điếu có cái gì như thu mình nhỏ lại duyên dáng xinh xinh. Sáu câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh
ấy:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngất,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
Mở đầu bài thơ, mùa thu được gợi ra duyên dáng nhưng cũng chẳng kém phần tinh tế. mở ra không gian mùa
thu với cảnh sắc quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của
cảnh vật. Nét riêng của làng quê Bắc bộ, cái hồn dân đã được gợi lên từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn
lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa
thu mở ra không gian mùa thu với cảnh sắc quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Mùa thu mưa phùn gió nhẹ nên
bùn lắng xuống đáy ao. Sương khói mùa thu mờ mịt như bao trùm cả không gian. Nguyễn Khuyến cảm nhận
tiết trời mùa thu qua làn nước ao chuông bằng thị giác, xúc giác… và hình như bằng cả tâm hồn của thi nhân.
Cái lạnh lẽo của khí thu thấm dần vào tâm hồn dạt dào xúc cảm của thi nhân. Trên cái ao vốn đã nhỏ, nhưng
chiếc thuyền nan hiện trên cái ao lại càng nhỏ hơn: "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo". Từ "một" rất có sức gợi:
gợi cảnh câu cá và cảnh người câu cá đơn độc, cô lẻ. Câu thơ cũng gợi ta nhung nhớ cánh buồm cô đơn trong
thơ Lí Bạch cách đây hơn 1200 năm: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận.”. Qua đó, hình ảnh nhân vật trữ tình
như đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu. Có thể nói, bằng cách chọn lọc ngôn từ tinh vi, ăn ý: “lạnh lẽo”, “trong
veo”, “tẻo teo”, Nguyễn Khuyên đã gọi được cái hồn thu, tiếng thu của làng quê thôn dã Việt Nam vọng về.
Mặt nước thu không phẳng lặng do có cơn gió thu se sẽ lướt qua. Cơn gió heo may hiu hắt vừa trở về ấy đã
kích thích con sóng gợn lăn tăn, phản chiếu sắc trời xanh biêng biếc. Và mây trăm, mấy nghìn năm nay, thu nào
đến mà không có sắc vàng của cỏ cây, cũng như không thiểu lá vàng rơi:
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương. (Cảm thu tiễn thu - Tản Đà)
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng. (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Nhưng hình ảnh chiếc lá vàng trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn mang nét đẹp riêng và đầy ấn tượng:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Bức tranh thu điếu xuất
hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của
cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật?
Có người cho rằng câu thơ trên có phần không hợp lý: lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “vèo” khi bay.
thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm
sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá
nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước. Ngôn từ của cụ tam
nguyên Yên Đổ không đài các kiêu sa mà bình dị, chân chất, mộc mạc. Nhưng không vì thế mà kém phần trong
sáng biểu cảm. Mùa thu đến lấy đi của cành lá chiếc lá vàng duy nhất còn lại. Chiếc lá thu nhỏ cuộn lại khẽ đưa
vèo theo làn gió. Chữ vèo ấy sau này chỉ Tản Đà mới học tập được:
“Vèo trông lá rụng đầy sân,
Công danh phù thế có ngần ấy thôi.”
Chữ “vèo” trong thơ Tản Đà miêu tả tốc độ mau lẹ của thời gian, với Nguyễn Khuyến lá vàng là hình ảnh một
dáng thu mỏng manh, chao nghiêng. Cũng là lá vàng, một thi liệu quen thuộc, mòn cũ, nhưng qua ngòi bút của
Nguyễn Khuyến chiếc lá ấy vẫn đẹp, gợi cảm, rất thu và rất Việt Nam.
Đến hai câu luận, tác giả mở rộng bức tranh mùa thu với sự thay đổi trong góc nhìn lên tầng cao. Bầu trời xanh
ngắt muôn thuở vẫn là biểu tượng cho vẻ đẹp của mùa thu. Trong thơ hiện đại, Nguyễn Đình Thi cũng có những
câu thơ miêu tả bám rễ sâu vào lòng người:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Ở đây Nguyễn Khuyến đã tả thực bầu trời thu ở đồng bằng Bắc Bộ một màu xanh rất đặc trưng đã nhiều lần đi
vào thơ Nguyễn Khuyến.
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu Ấm)
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu Vịnh)
Khung cảnh nơi đây thơ mộng, nhưng khách lại vắng teo, nó cũng để chứng tỏ một điều đó là nơi đây đất nước
đang rơi vào những khó khăn, nhưng những người hiền tài, chưa thấy có, chính vì vậy, tâm hồn của tác giả đang
mang nặng những mối lo và suy tư về cuộc đời, cuộc đời của tác giả đang ngập tràn trong những cảm xúc riêng,
và nó thể hiện một tâm trạng thời thế của chính tác giả. Ngõ trúc quanh co mở ra trước mắt người đọc độ dài
hun hút của những con đường làng vắng lặng. Không phải cái tấp nập, rộn rã của những ngày mùa. Trời vào thu
yên ả, thanh bình, đường làng, ngõ xóm thưa vắng, chỉ có tre trúc uốn lượn quanh co. Và ngõ trúc ấy khoanh lại
cả không gian thu, một không gian đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. “Khách vắng teo”, ngõ xóm, đường làng trở
nên càng thưa vắng. Người câu cá như đang đắm mình trong cơn mộng mùa thu. Đặc biệt vần eo – “tử vận”, oái
oăm, khó gieo- được Nguyễn Khuyến được sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi
chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Vần eo góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần khép kín, phù
hợp với tân trạng đầy uẩn khúc cá nhân.
Tâm trạng thời thế của tác giả:
Với những dòng cảm xúc riêng tác giả đang thể hiện những cảm xúc của mình qua khung cảnh thiên nhiên, viết
về đề tài thiên nhiên nhưng khung cảnh thiên nhiên, và cảm xúc của con người vẫn đang rất thấm đẫm trong đó,
nó thể hiện những cảm xúc riêng và đặc biệt, tâm hồn của tác giả đang lạc vào một thế giới cảm xúc lẫn lộn,
giữa đời người và thiên nhiên vô hạn. Hai câu kết ở cuối bài ôm gọn ý nghĩa của cả bài thơ, không chỉ là tình
thu mà còn là tình yêu quê hương, yêu đất nước và nỗi trăn trở về vận mệnh dân tộc.
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."
Trong thơ văn cổ, các bậc hiền triết thường mượn việc ngồi câu cá để chờ đợi thời, chờ đợi người có tài đức
song toàn vời ra giúp việc quốc gia. Đời nhà Chu, Trung Quốc có Lã Vọng, ngồi buông câu mải miết bên dòng
sông Vị Thuỷ. Đến năm bảy mươi tuổi mới gặp Văn Vương mời ra tham gia việc triều chính, đại sự:
Điếu nhân bất điếu ngư,
Thất thập đắc Văn Vương.
(Câu người không câu cá
Bảy mươi gặp Văn Vương). (Bạch Cư Dị)
Về sau, tại Trung Quốc cũng có Trang Tử ôm cần ngồi câu cá ở Phúc Thuỷ. Vua nước Sở là Sở Vương rất tin
dùng nên sai hai đại thần đến tận nơi tha thiết mời gọi Trang Tử ra nhận quan to, chức trọng, quyền cao nhưng
ông không thèm quay đầu lại. Nguyễn Khuyến cũng thế. Bọn cộng tác với thực dân Pháp là Hoàng Cao Khải
không buông tha việc quan trường đôi với ông. Ông phải làm quan hơn 10 năm mới lui về được chôn vườn Bùi.
Tư thế "Tựa gối ôm cần” thể hiện sự đắm chìm trong suy nghĩ của nhà thơ, nỗi niềm day dứt khi không thể
chăm lo cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đi câu cá chỉ là cái cớ để tác giả suy nghĩ về thế sự
thăng trầm nên nhà thơ ngồi như bất động “ ôm cần lâu chẳng được”. Cho nên cá quẫy dưới chân bèo như hư
như thực, có mà như không có, khiến nhà thơ giật mình thản thốt “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Từ “đâu”
mang hai mặt nghĩa, “đâu có cá” mang tính phủ định; “cá đớp mồi đâu đó” mang tính khẳng định. Ở đây chúng
ta có thể hiểu rằng tiếng cá đớp mồi bằng nghệ thuật lấy động tả tĩnh càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng vô cùng
của không gian. Qua đó biểu hiện mối u hoài tĩnh lặng trong cõi lòng người đi câu cá. Trong khung cảnh tĩnh
lặng của mùa thu, Nguyễn Khuyến chìm đắm trong suy nghĩ một nỗi buồn thời thế đau đáu trong sâu thẳm tâm
hồn. Một tấm lòng gắn bó tha thiết với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc. Đằng sau câu
chữ hiện lên một tâm hồn bị bó chặt bởi nỗi đau thời thế, chìm đắm trong vẻ đẹp của cảnh thu nhưng không
nguôi nỗi lo thế sự. Dẫu một lòng gắn bó tha thiết với vẻ đẹp của tự nhiên nhưng không quên nỗi lòng yêu nước
thầm kín mà sâu sắc, quả lòng một tâm hồn vĩ đại!
Những cảm xúc cô đơn đang xen lẫn là những hoài niệm xa xôi, những cảm xúc của thời cuộc, mặc dù viết về
vùng nông thôn vùng Bắc Bộ nhưng tâm trạng của thi sĩ nơi đây cũng mang một nỗi lòng nặng gánh với biết
bao nhiêu lo toan, và những cái nhìn mới mẻ nhất, đọc thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta vừa thấy cảnh sắc
thiên nhiên đang hiện ra và nó còn mang nhiều cảnh sắc của tâm hồn đang mang nặng những dòng cảm xúc
riêng, đó là những cảm xúc của những con người với thời cuộc.
Bài thơ là bức tranh mùa thu dân dã, tĩnh lặng nhưng nhuốm màu buồn man mác được tác giả thể hiện tinh tế,
đậm đà bản sắc dân tộc thông quang ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu sắc thái biểu cảm cùng với nghệ thuật
lấy động tả tĩnh và cách gieo vần sáng tạo đã khơi gợi trong lòng mỗi độc giả những cảm xúc cô đơn đang xen
lẫn là những hoài niệm xa xôi, những cảm xúc của thời cuộc. Mặc dù viết về vùng nông thôn vùng Bắc Bộ
nhưng tâm trạng của thi sĩ nơi đây cũng mang một nỗi lòng nặng gánh với biết bao nhiêu lo toan, và những cái
nhìn mới mẻ nhất. Đọc thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta vừa thấy cảnh sắc thiên nhiên đang hiện ra và nó còn
mang nhiều cảnh sắc của tâm hồn đang mang nặng những dòng cảm xúc riêng, đó là những cảm xúc của những
con người với thời cuộc.

Kết bài:
Trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, Thu điếu là điển hình cho bức tranh mùa thu Việt Nam. Bức tranh
được miêu ta bằng sự hòa sắc tinh tế, đường nét gợi cảm, nhạc điệu độc đáo, đó là một bức tranh thủy mặc tuyệt
đẹp dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Thu điếu vừa đẹp, vừa buồn. Cái đẹp dành riêng cho thiên nhiên
cảnh vật, cái buồn dành cho nỗi lòng của nhà thơ. Một con người nặng nợ với dân với nước. Bài thơ giúp ta cảm
nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tinh tế, chân thành, gắn bó với quê hương, đất nước của tác giả. ...

You might also like