You are on page 1of 5

Trên đã có "trời xanh" dưới lại có "nước biếc", cả hai thứ ấy đều mang một

màu xanh trong trẻo, dịu dàng, liệu còn có phong cảnh nào xinh đẹp hơn thế nữa?
Đôi khi người đọc vì không nắm rõ nghệ thuật "đảo trang" trong thơ ca(nghệ thuật
đổi âm vận sao cho câu thơ được vần) mà thường hiểu lầm hoặc hiểu không rõ
nghĩa của câu thơ này. Ở đây, ý thơ có nghĩa là làn sương tựa như khói đang là đà
phủ trên mặt nước biếc. Ta chợt nhận ra cảnh mùa thu trong bài được tác giả tinh tế
lướt qua hai khoảng thời gian sáng và tối, ban ngày thì thấy trời xanh, nước biếc,
ban đêm thì lại ngó thấy cảnh ánh trăng vàng, dịu nhẹ len lỏi từng song cửa. Không
gian không những mở ra theo chiều cao mà còn mở ra vẻ mênh mông bao la theo
chiều rộng, nhưng mọi thứ đều tĩnh lặng và u tịch. Trăng với mùa thu là hai thực
thể rất hay song hành cùng nhau trong những bài thơ, bài văn nói về mùa thu và
hơn thế nữa trăng còn là người bạn tri kỷ của thi nhân, đêm khuya thanh vắng, thi
nhân chẳng có ai bầu bạn, đành làm bạn với trăng sáng, âu ngắm trăng làm thơ
cũng là một thú vui tao nhã. Và cũng nhờ có ánh trăng này mùa thu trong thơ của
Nguyễn Khuyến có thêm chút gì đó mộng mơ, lãng mạn hơn cũng vừa thanh tao,
nhã nhặn.
Vẫn với tâm trạng tĩnh lặng, có chút gợn buồn chi phối cách nhìn, cách nghĩ
của Nguyễn Khuyến, cho nên khung cảnh thu được tiếp tục chấm phá với những
ngôn từ:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Vẫn với những hình ảnh quen thuộc, sau mặt nước khói phủ, ngắm ánh trăng
tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân, ở đó, nở mấy chùm hoa.
Điều lạ là nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm ngoái. Nếu như cảnh vật được miêu tả
qua con mắt nhìn có vẻ khách quan,thì cảm xúc của trái tim đã khoác lên cảnh vật
màu sắc chủ quan. Tại sao tác giả lại thấy giậu hoa lại là hoa năm ngoái. Điều gì
đang xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà tâm trí như lùi
về quá khứ hay bóng dáng quá khứ đang trùm lấy hiện thực, đây hẳn là tâm trạng
của tác giả đang hoài niệm quá khứ, một cái quá khứ nào đó còn kéo dài trong tâm
hồn của thi nhân đến ngày hôm nay, mang đến trong điệu thơ những nỗi u hoài,
trầm buồn của tác giả. Hẳn rằng ấy là một ký ức ngọt ngào tựa như những đóa hoa
trước giậu, khiến tác giả bỗng ngậm ngùi khi nhớ về. Trong cái không gian vốn
trầm tĩnh, lắng đọng ấy bỗng nhiên bị xáo động bởi tiếng ngỗng trời, làm bừng tỉnh
tâm hồn người thi sĩ, bừng tỉnh cả không gian mùa thu vốn thanh bình yên ắng,
đem lại chút âm điệu đơn bạc, giải đi nỗi vắng lặng, tịch liêu.
Cảnh trời đất vào thu,với khung cảnh trời cao, nước xanh biếc khói phủ rồi
những âm thanh quen thuộc,nhưng khung cảnh ấy đang hòa vào một nỗi niềm u uất
thể hiện sâu trong tâm tư con người tác giả. Trước khung cảnh thu và hồn thu
khiến thi hứng dạt dào, nhà thơ toan cất bút, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng thấy thẹn
với ông Đào nên đành thôi:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Giữa khung cảnh trời thu đẹp và lãng mạn đến thế, thử hỏi liệu có thi nhân nào
không rung động, vừa nhìn là muốn động bút làm một mạch mấy bài thơ, bài vịnh
cho thỏa hứng. Nhưng chợt Nguyễn Khuyến xuất hiện một suy nghĩ rất lạ "thẹn
với ông Đào", "Đào" ở đây là Đào Tiềm (tên khác là Đào Uyên Minh), vốn là một
nhà thơ nhà thơ rất nổi tiếng thời Lục Triều (Trung Quốc), ông là người tài giỏi,
từng đỗ tiến sĩ rồi ra làm quan, nhưng chán ghét chốn quan trường bẩn thỉu, nhũng
nhiễu mà lui về ở ẩn. Vậy cớ gì mà Nguyễn Khuyến "thẹn", khi mà tính ra ông
cũng chẳng thua kém gì về học thức và tài năng. Câu trả lời ấy là Nguyễn Khuyến
thấy hổ thẹn khi thua ở cái khí tiết của một bậc quân tử phải có, Đào Tiềm sẵn sàng
từ quan khi chán ghét, cũng chẳng màng đến thế sự, cứ ung dung làm thơ, sống
thanh tao ẩn dật. Còn Nguyễn Khuyến ông, lại vẫn không thể từ bỏ công danh mà
ra làm quan dưới thời Pháp thuộc, khi từ quan rồi cũng chẳng thôi được cái mối ân
hận khi làm quan buổi rối ren, đầy nhục nhã, ấy chính là căn nguyên của chữ
"thẹn" nơi cuối bài. Nhưng cũng chính những câu thơ tỏ lòng như thế ta mới thấy
được một nhân cách cao cả, một tấm lòng đầy chân thành của người quân tử,
không trốn tránh sự thật mà sẵn sàng thừa nhận, nhận để biết mà không thôi tự vấn
và tha thứ cho lỗi lầm xưa cũ, người như thế thật đáng trân trọng biết bao. Bức
tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao
rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của
nhà thơ đối với quê hương đất nước.
Với Thu ẩm, nhà thơ Hà Nam đưa chúng ta về nhiều thời điểm khác nhau để
cảm nhận vẻ đẹp mùa thu, và tâm tư nhà thơ trong bài Thu ẩm này. Cảnh vật vẫn là
những cảnh vật quen thuộc. Từ nhà, từ vườn của cụ Tam Nguyên nhìn ra cánh
đồng, cái ao, rặng tre, hàng giậu, ngõ xóm quanh co, hun hút, trời xanh trên đầu,
khói phủ mặt nước, bóng trăng trong ao. Khác một chút là ở đây, Nguyễn Khuyến
không còn là nhà thơ, là ông câu mà là ông già khề khà chén rượu giải sầu. Nhưng
cũng chính vì cái khác ấy mà cảnh vật dường như biến đổi, đầy bất ngờ và thú vị .
Nhan đề "Thu ẩm" đại khái được hiểu là mùa thu, uống rượu, uống ở đây
không phải là nốc ừng ực cả chai, cả bầu mà là sự nhâm nhi thưởng thức đầy văn
nhã của một thi sĩ nhân cảnh mùa thu trữ tình. Hai câu đầu như sau:
"Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè."
Khác với Thu vịnh, cảnh mùa thu của Thu ẩm lại hiện lên trong đôi mắt của
vị thi nhân ngà ngà men rượu là khung cảnh tối tăm, im ắng, đậm chất làng quê
bình dị với "Năm gian nhà cỏ thấp le te". Nơi đây cũng chẳng sáng bừng ánh đèn
như chốn phồn hoa kinh thành mà thay vào đó là những con "ngõ tối" cùng với ánh
sáng "lập lòe" của đom đóm đang dạo đêm kiếm bạn. Một đêm không trăng dày
đặc bóng tối trùm lấp đường ngõ, “lập loè” ánh sáng đom đóm vây bủa đường thôn
(Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè).
Một buổi chiều nhẹ thênh từ “nhà cỏ” hay từ bếp nhà ai toả ra làn khói lam
chiều? Một nét thân thương và trìu mến biết bao! Và một buổi chiều khác không
còn “tầng mây lơ lửng”, chỉ có da trời ửng màu biếc bao la vô hạn. Nét phác họa
đặc thù này vốn là sở trường của Nguyễn Khuyến.
“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt.
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.”
Sương thu lớt phớt như làn khói mỏng phủ lên bờ giậu, khiến cho rặng cây cũng
nhạt bớt màu đêm. Đặc biệt tài tình là hình ảnh mặt ao lăn tăn gợn sóng, lóng lánh
bóng trăng. Bóng trăng trên mặt nước lúc dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp.
Trăng mùa thu là thi liệu quen thuộc nhưng thi liệu ấy lại trở nên mới mẻ sinh
động lạ thường khi được nhìn qua đôi mắt của thi sĩ làng quê Yên Đổ. Nhà thơ
Xuân Diệu cho đây “là một câu thơ hiếm có”, một phát hiện của nhà thơ có tài: từ
loe, âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe) như cái ao chẳng hạn”. Xuân Diệu đã phân tích
rất tinh tế khả năng gợi tả của ngôn ngữ ở phương diện ngữ âm. Thi sĩ bao đời nay
miêu tả trăng thu. Nhìn trăng qua ao mới có vẻ đẹp lóng lánh như thế, trăng từ
trong ao hắt ánh sáng lên mới tạo ra những chùm sáng lòe như thế. Một thi sĩ tài
năng thì không có đề tài nào là mòn cũ, không có câu chữ nào là mất đi sức sống.
Thu ẩm là mùa thu uống rượu mà mãi cuối bài thơ mới thấy hình ảnh người uống
rượu xuất hiện:
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Đó là chân dung tự họa của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong những năm tháng ẩn dật
ở quê nhà. Nỗi niềm gì đang xót lòng xót dạ người nho sĩ ấy đến mức mắt đỏ hoe,
rớm máu? Từ đôi mắt, người đọc nhìn thấu nỗi buồn đau của cụ Tam Nguyên. Đã
từng đỗ đầu thi hương, thi hội đã từng được vua ban chức này tước nọ mà Nguyễn
Khuyến không chút đắc ý về cuộc đời mình. Tưởng là trở về vườn xưa chốn cũ để
thanh thản nỗi lòng, nào ngờ đâu lòng vẫn nặng buồn đau.
Nay nhà thơ chỉ còn uống rượu trong đêm sâu, âm thầm, lặng lẽ và cô đơn. Cao
Bá Quát nửa đầu thế kỷ XIX chỉ uống rượu “tiêu sầu”. Còn Nguyễn Khuyến “đêm
thu nay’’ uống rượu cho vơi đi nỗi buồn thế sự “Rằng quan nhà Nguyễn nhà
Nguyễn cáo về đã lâu” uống rượu để thao thức, thao thức nên uống rượu để vơi đi
nỗi đau cuộc đời: “Có phải tiếc xuân mà đứng gọi – Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
(Cuốc kêu cảm hứng). Vợ chết, con mất, bạn chí thân qua đời, tuổi già, ốm đau,
Nguyễn Khuyến mượn “năm ba chén rượu” để vợi đi ít nhiều nỗi buồn cô đơn:
“Đời loạn đi về như hạc độc,
Tuổi già hình bóng tựa mây côi”.
( Gửi bạn)
Có lúc ông còn thấy việc học cũ là viển vông vô ích, việc làm quan trong thời buổi
ấy là nỗi nhục. Tưởng là trở về vườn xưa chốn cũ để thanh thản nỗi lòng, nào ngờ
đâu lòng vẫn nặng buồn đau:
“ Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn
Tình thương hải tang điền qua mấy lớp.”
Nó cùng một mạch cảm thương như hoa năm nay mà nhìn ra hoa năm ngoái, và
tiếng ngỗng bay qua trời mình mà nghĩ mà ngỡ là ngỗng nước nào. Tâm tư nhà thơ
không ngoài nét buồn đau trước cánh nước mất, lũ giặc lũ gian giày xéo mà mình
thì bất lực, bứt rứt không nguôi.
Cả bài thơ, ngoài đầu đề “Thu ẩm” ra, chẳng có một chữ thu nào nữa, thế mà
câu thơ nào cũng chứa đựng một tình thu, và hồn thu man mác, dào dạt. Đó là chất
thi vị độc đáo của bài thơ này. Các từ láy: le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh… với
các từ “rượu”, “chén”, “say nhè” – cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Khuyến vô cùng tinh luyện, hình tượng và biểu cảm.

Các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa, như sông
Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương, bến Phong Kiều,...
Nhưng trong các thi phẩm Nguyễn Khuyến tuyệt nhiên không thấy có các cảnh
Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tưởng tượng, mà những cảnh quen thuộc
thường ngày của nông thôn Việt Nam. Cho nên, nhà thơ Yên Đỗ đã trình bày cảnh
thu quen thuộc thường ngày ấy, qua tất cả các đặc tính hằng hữu của mùa thu: Mùa
thu là mùa của gió heo may, của trời xanh, trăng sáng, là mùa lá rụng, là mùa côn
trùng sinh sản, đêm tối đốm lập lòe đầy vườn, mùa thu là mùa nước ấm hơn đất và
khí trời, nên bốc hơi lên như khói tỏa (vì nước bao giờ cũng lạnh hay nóng lâu hơn
đất và khí trời), mùa thu còn là mùa hoa cúc nở, là mùa chim trời bay tìm nơi ấm
áp, tránh lạnh mùa đông... Phải là người đã sống và hòa mình thật sự với cảnh vật
đồng quê Việt Nam như Nguyễn Khuyến mới có thể cô đọng tất cả các nét đặc thù
của mùa thu, để dồn vào ba bài thơ "Đường luật" chật hẹp như thế được.

You might also like