You are on page 1of 2

Narcissus - chàng trai đẹp và hội chứng "tự yêu thái quá"

Nội dung:
Truyện kể rằng, chàng Narcissus là con trai của thần sông Cephissus và nữ thần
Liriope. Liriope tò mò muốn biết về số phận con trai nên đã đến hỏi nhà tiên tri mù
Teiresias. “Cậu bé này sẽ sống lâu”- nhà thông thái nói – “ nếu nó không nhìn thấy
hình ảnh phản chiếu của chính mình”. Chàng có một vẻ đẹp kỳ lạ hiếm thấy, vượt
xa tất cả các vị Thần của Hy Lạp. Narcissus đẹp đến nỗi, nữ thần Liriope vì lo sợ
vẻ đẹp ấy sẽ làm hại con trai mình, nên đã sai người giấu đi tất cả gương soi trong
nhà. Mọi người đều ngưỡng mộ Narcissus, nhưng chàng kiêu ngạo từ chối tất cả
những người ngưỡng mộ và thậm chí chế giễu họ. Một ngày Narcissus đi lang
thang trong rừng, đến bên một hồ nước trong vắt. Đây là lần đầu tiên chàng soi
mình xuống nước. Vẻ đẹp của chàng dưới nước – quá hoàn hảo đến nỗi –
Narcissus không thể yêu ai khác ngoài hình ảnh phản chiếu của chính mình. Và
cuối cùng chàng ngã xuống và chết nơi hồ nước.
Ý nghĩa:
1.Mối quan hệ giữa Cái đẹp và đời sống.
Narcissus quên đi thế giới xung quanh, vì chàng chỉ chìm đắm vào hình ảnh
của bản thân. Chàng tin rằng vẻ đẹp chàng có được là độc nhất trên đời và ý thức
rất rõ về khả năng đặc biệt của mình. Chàng quên mất những người yêu thương
chàng, gia đình chàng, cây cỏ hoa lá động vật bên cạnh chàng. Chàng khao khát
bản thân, khiến chàng quên đi sự tồn tại của người khác, nỗi đau, sự chịu đựng,
cuộc sống, tình yêu và tiếng cười của họ. Sự tự luyến và lòng trắc ẩn của chàng
không thể dung hòa làm một.
=> Nếu như cái đẹp là ảo ảnh, chỉ biết đến mình, chỉ giữ cho riêng mình sẽ thành
bi kịch xót xa. Thế nên, một nhà văn nổi tiếng của Ireland là Oscar Wilde đã viết
thêm phần kết cho câu chuyện chàng Narcissus, để nhắn nhủ với chúng ta rằng:
“Cái đẹp chỉ có ý nghĩa khi nó giúp cho Người – chứ không phải cho Ta – toả
sáng.”
(Có thể áp dụng cho đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống trong văn
học,…..)

2.Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính bản thân mình:
Câu nói cuối cùng trước khi chết của chàng: “Tạm biệt.. Người yêu dấu”
cho thấy việc chàng đi tìm kiếm hình ảnh của bản thân là “vô ích”, mọi nỗ lực đều
thất bại. Câu nói mang hai tầng ý nghĩa: niềm đam mê của chàng dành cho bản
thân sở dĩ là vô dụng, không phải là đến cuối cùng chàng có thành công hay không,
mà là vì khát vọng về ảo ảnh của bản thân đã thể hiện sự tự phụ của chàng, mà sự
tự phụ này là thái quá và vô dụng. Sở dĩ con người vui vẻ không phải vì họ nhận
được nhiều mà là vì họ yêu cầu ít.
3. Hội chứng Narcissism
Huyền thoại về chàng Narcissus là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất
trong thần thoại Hy Lap về chàng trai có thể hình tuyệt mỹ nhưng chỉ yêu chính
bản thân mình. Sau này, các nhà khoa học đã lấy tên chàng để đặt tên cho hội
chứng tâm lí Narcissism - hội chứng yêu bản thân thái quá (rối loạn nhân cách ái
kỷ)
Trong bảy tội lớn nhất của con người trong Kinh Thánh: phẫn nộ, phàm ăn, lười
biếng, kiêu ngạo, đố kỵ, trụy lạc và tham lam. Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học, tội lỗi đại diện cho bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ là đố kỵ. Trong tiềm thức
Narcisuss tìm cách kéo những vị thần ngưỡng mộ mình, các vị thần có địa vị xã
hội lớn hơn mình xuống ngang hàng mình, thậm chí thấp hơn mình để thỏa mãn
cho cảm giác bản thân mình vượt trội hơn hẳn người khác.

You might also like