You are on page 1of 7

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRÁI TIM ĐAN-KÔ- M.

GƠ-RƠ-KI
I. Tác giả:
1. Tiểu sử
- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936), tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vích Pê-xcốp),
sinh ra tại Nizhny Novgorod, Nga. Được mệnh danh là nhà văn của những người
cùng khổ,
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mười tuổi, được ông bà nuôi dưỡng, bà ông là một
người rất giỏi kể chuyện. Cái chết của bà ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của
ông.
- Ông đã đi bộ xuyên qua Đế chế Nga trong 5 năm trời, làm nhiều công việc khác
nhau và tích lũy vốn kiến thức để sử dụng vào các tác phẩm sau này.
2. Sự nghiệp
- Trong vai trò là một nhà báo làm việc cho một tờ báo của tỉnh, ông đã viết các bài
dưới bút danh legudii Khlamida, ông viết văn từ những năm 1890.
- Ông bắt đầu sử dụng bút danh Gorky (“sự đắng cay”) vào năm 1892 trong thời
gian ông làm việc ở Tiflis. Cái tên phản ánh sự tức giận của ông về đời sống ở Nga
khi đó và sự quyết tâm nói lên sự thực đắng cay.
-Là nhà văn kiệt xuất của nền văn học Nga thế kỉ XX, người đặt nền móng cho
trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương và nhà hoạt động chính
trị.
- Phong cách nghệ thuật: Triết lí nhân sinh.

- Tác phẩm chính: Thời thơ ấu(1913-1914); Kiếm sống(1916); Những trường Đại
học của tôi(1923) và Người mẹ (1906-1907)

II. Tác phẩm:

- Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự và biểu cảm


- Là đoạn thứ ba trích từ tác phẩm Bà lão l-dec-ghin (Izergil), sáng tác khoảng
cuối thế kỉ XIX, ở giai đoạn đầu sự nghiệp của Mác-xim Go-rơ-ki.

- Nhân vật: Đan-kô, bà lão I-déc-ghin.


- Không gian: Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh
hùng của bộ lạc.
- Thời gian: Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền
thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-déc-ghin.
- Nội dung chính: Văn bản thông qua lời kể của bà I-dec-ghin kể về chàng Đan-kô
dẫn mọi người đi theo anh. Rừng rậm rạp, cây cối sừng sững khiến mọi người khó
đi. Và họ quay ra oán trách Đan-kô nhưng anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi
người đi. Một hôm, đường đi gian nan hơn khiến mọi người đều mất tinh thần. Họ
không dám thú nhận mình yếu hèn mà quay ra giận dữ, trách Đan-kô không biết
dẫn dắt họ, mắng nhiếc anh thậm tệ. Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ
nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Đankô tự xé toang
lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. Từ đó, trái tim
Danko là biểu tượng của những người luôn hết lòng vì người khác, sẵn sàng hi sinh
bản thân và xuất phát từ lòng yêu thương.

III. Phân tích tác phẩm:


1. Phong cảnh thiên nhiên
- Mở đầu tác phẩm hiện ra một bức tranh thiên nhiên: Trên mặt biển một đám
mây đen nặng nề, có đường viền gân guốc nổi lên, giống như một chỏm núi.
Đám mây trườn vào thảo nguyên. Từ chỏm mây, có những mảng mây tách
ra, bay vượt lên trước và lần lượt che tắt hết các ngôi sao này đến ngôi sao
khác. Biển động ầm ầm. Không khí đầy mùi kì lạ. Có những đóm lửa xanh
lam hiện lên bập bùng, lấp ló.
=> Một thảo nguyên thay vì mang trong mình vẻ mênh mang bao la xanh
ngắt vốn có, nhưng qua lời của tác giả thảo nguyên này mang trong mình
một cái gì đấy bí ẩn, kì dị gợi ra những điều rất hoang đường.
2. Đoàn người vô vọng.
- Mở đầu câu chuyện của bà lão, là hình ảnh về một đoàn người sinh sống vui vẻ
trên thảo nguyên, rồi bỗng một ngày có những bộ lạc xua đuổi họ vào tít tận rừng
sâu. Họ lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, tuyệt vọng, bủa vây trong bóng tối của rừng
rậm, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến; chưa kể những
nguy hiểm của đầm lầy, của bóng tối chỉ chực chờ có cơ hội là sẽ nghiến bẹp họ.
Tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, và thật sự đen tối; trước mắt đoàn người chỉ còn
hai sự lựa chọn hoặc vượt qua đầm lầy hôi thối, mạo hiểm tính mạng để đến vùng
thảo nguyên tự do hoặc quay lại đất cũ, nộp mình cho kẻ thù, chấp nhận thân phận
nô lệ.

=> Tình thế khó khăn, nan giải, và dường như là vô vọng đòi hỏi phải có sự lựa
chọn dứt khoát, rõ ràng.

- Khi nhóm người bị đuổi vào trong rừng sâu bởi những bộ lạc khác, tâm
trạng của họ bắt đầu thay đổi. Họ trở nên buồn rầu và sầu muộn vì phải rời khỏi
khu vực an toàn và thoải mái của mình. Họ nhận ra rằng môi trường trong rừng
sâu đầy nguy hiểm và ám ảnh. Đứng trước tình cảnh tăm tối của rừng rậm, họ
suy nghĩ về tương lai; cho đến khi những ý nghĩ buồn rầu bào mòn thể xác và
tâm hồn họ. Đoàn người bắt đầu sợ hãi, tuyệt vọng, nỗi khiếp sợ làm tê liệt thể
xác, tiếng khóc của những người phụ nữ đập tan ý chí, giờ đây họ mất đi vẻ
dũng cảm thường có, họ hèn nhát, sợ cái chết. Giữa ranh giới sinh tử, không
còn ai sợ sống nô lệ nữa…

=> Tinh thần kiệt quệ, suy nhược, vô vọng, cho đến khi Đan-kô xuất hiện …
3. Nhân vật Đan- ko

Dường như qua 2 đoạn trên càng khiến cho người đọc tò mò và làm nổi
bật thêm về nhân vật Đan-ko

* Ngoại hình, lời nói và hành động qua lời kể của bà lão I - déc - ghin :
+ Ngoại hình: Trẻ đẹp
+ Tính cách: Mạnh mẽ và can đảm
+ Vị trí: Người dẫn đầu – thủ lĩnh
+ Hành động cao cả: Đan-kô tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tối tăm.
Đan-kô không chỉ là một anh chàng trẻ và đẹp trai mà anh còn là một thanh niên
mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh đã dám bày tỏ suy nghĩ “ Nghĩ ngợi
không thể hất bỏ tảng đá trên con đường ta đi. Kẻ nào không mó tay vào việc thì
cũng chẳng làm nên công chuyên gì. Cứ lo nghĩ làm chi cho hao tâm tổn sức?
Hãy đứng lên, chúng ta sẽ đi sâu vào rừng và xuyên qua rừng, bởi vì rừng cũng có
lúc kết thúc, mọi cái trên đời đều có chỗ kết thúc.” Anh đã cố gắng hết sức tìm
cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời
nói khó nghe của mọi người.
→ Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn
nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với
anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người.
* Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô:
+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi
người.
+ “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”.
+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí
trong lành”.
+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết.
→ Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả với tình thương người sâu
sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sông họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.
* Trái tim của Đan-ko:
- Bối cảnh u ám với thảo nguyên và khu rừng rợp bóng tối
→ Tượng trưng cho khó khăn và sự tuyệt vọng mà những nhân vật đang phải đối
mặt.
+ Trong hoàn cảnh này, Đan-kô xuất hiện như một anh hùng, một người mang
trong mình lòng yêu thương và hy vọng. Anh ta đứng lên để dẫn dắt những người
khác đang chìm trong bóng tối vượt qua khó khăn, đánh bại nỗi sợ hãi và tạo ra
một con đường mới cho cuộc sống của họ. Chàng đã phá bỏ đi bóng tối và tuyệt
vọng bao phủ những con người ấy, đưa họ trở về với ánh sáng.
+ Sự phản đối và chỉ trích từ phía những người anh em cùng bản mình, vì cái tôi
của con người không chịu thú nhận sự yếu đuối, hèn mọn mà tìm mục tiêu đổ lỗi.
Họ trách móc và lên án chàng ta, đẩy Đan-kô vào tình thế khó khăn và đau khổ khi
đứng trước sự lựa chọn phản bội của những người thân thiết.
+ Thay vì trả đũa hay tức giận, Đan-kô thể hiện sự vị tha và tình yêu thương vô
điều kiện đối với những người này. Chàng nhìn thấy sự bất hạnh của họ và tin rằng
việc còn sống là sự cứu rỗi cho cuộc sống của bọn họ.
+ Anh tự tay rạch lồng ngực mình, lấy trái tim làm ngọn đuốc để chỉ đường cho
đoàn người.
=> Hành động này tượng trưng cho sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện
của Đan-kô đối với những người anh em của mình. Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô
không chỉ dẫn dắt họ thoát khỏi sự tăm tối, mà còn mang lại hy vọng và sự sống
mới cho cuộc sống của họ. Mặc dù Đan-kô đã cống hiến tất cả, thậm chí là hy sinh
cả tính mạng nhưng cuối cùng anh ta đã chết mà không có ai nhớ đến → Sự vô tâm
và thiếu tôn trọng của những người anh em cùng bản mình, vì họ vốn dĩ là những
kẻ vô ơn.
+ Dẫm lên trái tim vì sợ có chuyện không hay → ích kỷ, độc ác, đáng sợ, trái
ngược với sự hy sinh, can trường, nhân ái của Đan-kô
+ Đặt ra triết lý nhân sinh: khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch
cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham
lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước
vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành
mà không cần đền đáp.
* Giá trị nghệ thuật
1. Ngôi kể thay đổi linh hoạt: từ ngôi kể thứ ba chuyển sang ngôi kể thứ nhất
- Lời kể của bà I-déc-ghin: Người phụ nữ lớn tuổi, cũng là người trực tiếp kể lại
truyền thuyết về nhân vật Đan-kô với hiểu biết và cảm nhận riêng.
- Nhân vật "tôi": Người lắng nghe câu chuyện của Đan-kô, dẫn dắt và kể lại câu
chuyện theo điểm nhìn của bà lão I-déc-ghin cùng với nhận xét riêng của mình về
bà lão và câu chuyện.
–Ý nghĩa:
+ Sự xuất hiện của 2 người kể chuyện tạo nên kết cấu truyện lồng truyện độc đáo,
đặc sắc.
+ Cho phép người kể chuyện xây dựng không gian, thời gian rộng lớn và khả năng
bao quát rộng.
+ Việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bà lão I-déc-ghin sang nhân vật “tôi”
khiến câu chuyện có cái nhìn đa thanh, đa giọng điệu và đa chiều.
2. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
3. Sử dụng ngôn ngữ giàu hợi hình, gợi cảm: xé toang, sửng sốt, bùng bùng, sáng
rực ( ở phân đoạn Đan-ko móc trái tim và giơ lên đầu)
4. Sử dụng các yếu tố hư cấu tưởng tượng để tăng giá trị biểu đạt cho câu chuyện:
“Đan-ko móc trái tim và giơ cao lên đầu bỗng nhiên rừng lui ra nhường lối cho
anh.”
*Gía trị nội dung: Tác phẩm Trái tim Đan-kô của Mác-xim Go-rơ-ki là một câu
chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa. Nó truyền tải thông điệp về lòng yêu thương và sự
hy sinh cao cả, cũng như tầm quan trọng của việc giữ vững tình người và lòng tốt
trong cuộc sống. Câu chuyện này làm cho chúng ta suy ngẫm về những giá trị sống
và mối quan hệ giữa con người trong cuộc sống hiện thực. Và chúng ta cũng tự đặt
ra câu hỏi: “Trong cuộc sống khi chúng ta đối mặt với khó khăn, liệu chúng ta có
thể giữ vững trái tim yêu thương và lòng tốt mà không cần đền đáp?”

You might also like