You are on page 1of 3

MỘT SỐ BÀI TẬP VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Bài 1: Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc
với một em bé bất hạnh. Hãy triển khai nhận định trên bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 - 12
câu), trong đoạn văn có sử dụng hợp lý một thán từ, một tình thái từ, một câu ghép (gạch chân, chú
thích).
Định hướng:
- Câu chủ đề: Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm
sâu sắc với một em bé bất hạnh. (1)
- Câu triển khai:
+ Cảnh ngộ khốn cùng của CBBD - một em bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa dòng đời nghiệt ngã - đã
gợi lên bao niềm đồng cảm, xót xa và nỗi thương tâm trong lòng bạn đọc (2).
+ Giữa đêm giao thừa, cô bé “đầu trần, chân đất” đang “dò dẫm” trong không gian giá lạnh, tối tăm.
(3) Suốt một ngày ròng rã em chưa được ăn gì, không bán được bao diêm nào và em cũng chẳng thể về
nhà vì sợ cha mắng.(4)
+ Giữa lúc mọi người đang sum vầy, vui vẻ đón chào năm mới trong những căn nhà ấm cúng rực rỡ
ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay thì CBBD ngồi nép mình trong một góc tường tối tăm, chẳng ai đoái
hoài đến em hay bố thí cho em dù chỉ là một đồng xu lẻ. (5)
+ Trong cô đơn, tuyệt vọng, em đã “đánh liều” quẹt một que diêm để sưởi ấm và kì diệu thay, mỗi lần
ngọn lửa diêm bừng sáng là một mộng tưởng tươi đẹp lại đến đưa cô bé vào thế giới tràn đầy niềm vui,
hạnh phúc. (6) Nhưng diêm tắt, lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô en và người bà biến mất, chỉ còn lại hiện
thực đen tối, phũ phàng. (7) Em đã quẹt tất cả số diêm còn lại trong bao để theo đuổi ước mơ mãnh liệt,
bay bổng, kì diệu nhất: cùng người bà yêu quý về với TG vĩnh hằng, chẳng còn đói rét, buồn đau. (8)
+ Với tấm lòng nhân ái, trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn thấu hiểu tận cùng ước mơ, khát vọng
của con trẻ và tiễn biệt em bé đến thiên đường hạnh phúc bằng những mộng tưởng diệu kỳ . (9)
+ Nhưng dù cô bé có ra đi trong mãn nguyện với “đôi má hồng” và “đôi môi đang mỉm cười” thì đó
vẫn là bi kịch - một cái chết thương tâm trong sự thờ ơ ghẻ lạnh vô cảm của người đời. (10)
+ Kết thúc ấy lắng đọng nỗi xót xa, ám ảnh, để lại bao niềm thương cảm, nhắc nhở ta không được thờ
ơ trước những mảnh đời bất hạnh, hãy yêu thương con trẻ, hãy cho các em mái ấm gia đình hạnh phúc,
bình yên, hãy biến những mộng tưởng sau ánh lửa diêm thành hiện thực!(11)

Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 - 12 câu) nêu cảm nhận của mình về nhân vật
họa sĩ Bơ-men trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ry, trong đoạn văn có sử dụng hợp
lý một thán từ, một tình thái từ, một câu ghép (gạch chân, chú thích).
Định hướng:
* Câu chủ đề: nêu cảm nghĩ khái quát về họa sĩ Bơ- men (tác giả, tác phẩm, nội dung khái quát của
đoạn văn) (1)
* Câu triển khai:
- Đó là họa sĩ già, nghèo khổ, 40 năm theo đuổi một kiệt tác mà chẳng thành công, đành kiếm sống
bằng cách ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ (2).
- Là người “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kỳ ai”, nghe Xiu kể về tình trạng của G, cụ rất
bất bình và tức giận (3). Vậy mà khi vào thăm G, cụ lại “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường
xuân, … chẳng nói năng gì”. Cử chỉ ấy chứng tỏ cụ vô cùng thương yêu G và lo lắng cho số mệnh của
cô (4). Có lẽ trong thâm tâm cụ, ý định vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống cô họa sĩ trẻ đang nhen
nhóm, ấp ủ (5).
- Nhà văn không miêu tả trực tiếp hành động của h/sĩ già ấy nhưng qua lời kể của Xiu ở kết truyện,
chúng ta ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong đêm gió rét dữ dội (6).
- Cụ đã vẽ chiếc lá lên bức tường thay cho chiếc lá cuối cùng đã rụng chỉ nhằm một mục đích duy
nhất là tiếp thêm niềm tin, sức sống cho G (7).
- Cụ vẽ lá trong một hoàn cảnh khắc nghiệt: một mình, đêm tối giông tố bão bùng, rét dữ dội trong
ánh sáng lờ mờ của một ngọn đèn bão, không giá vẽ, thân già sức yếu chông chênh trên chiếc thang có
thể
đổ ngã bất kì lúc nào (8). Vậy mà người h/sĩ ấy vẫn bền bỉ, dũng cảm đương đầu với tất cả khó khăn,
thử thách (9).
- Đó chính là hiện thân của tình thương yêu và lòng vị tha của đức hi sinh cao cả của cụ (10)
- Hành động ấy còn cao đẹp hơn ở chỗ cụ đã hi sinh cả tính mạng mình để cứu G (11t).
- Dù đã vĩnh viễn ra đi – kiệt tác cuối đời của cụ đã cứu sống một con người, hành động và tấm lòng
của h/sĩ già nghèo khổ ấy lại bất tử với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc (12). (nếu là đoạn diễn
dịch thì ý này không nên để cuối vì sẽ bị sai kiểu đoạn)

Bài 3: Viết một đoạn văn theo cách T-P-H (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về cái
chết của cô bé bán diêm trong VB trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một từ láy tượng
hình. Gạch chân và chú thích.

Định hướng:
- Cái chết thương tâm, không đáng có khiến người đọc phải suy nghĩ, đớn đau…
- Em bé đã chết ở một xó tường trong lúc mọi người vui vẻ ra khỏi nhà để đón năm mới.
- T/g miêu tả em tuy “chết vì giá rét” nhưng có “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”.
+ Đối với người khác chết là hết, là một sự bất hạnh nhưng đối với cô bé thì chết là một niềm hạnh
phúc bởi vì đó là cách duy nhất để giải thoát khỏi cảnh đói rét và cô độc, thoát khỏi nơi khốn khổ
thực tại. Đó là cách duy nhất để em có thể đến được với bà, với quá khứ huy hoàng và ngọt ngào êm
ái.
+ Cô bé ra đi trong sự siêu thoát, trong niềm vui sướng vô bờ. Cô đã chia tay với cuộc đời một cách
vui vẻ và mãn nguyện để được sống một cuộc đời khác, một thế giới khác – một thế giới chỉ có tình
yêu và niềm vui, niềm hạnh phúc.
- Nhà văn đã miêu tả cái chết của em bé thật nhẹ nhàng mà có ý nghĩa tố cáo sâu sắc.
+ Cái chết đó có sức tố cáo sâu sắc sự ác độc, vô trách nhiệm của người cha.
+ Cái chết đó lên án sự thờ ơ, tàn nhẫn, ích kỉ, vô nhân đạo của người đời trước một em bé bất hạnh, khốn
khổ.
=> Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả: cảm thông, thấu hiểu trẻ thơ; yêu thương trẻ thơ và luôn
mong muốn các em có một cuộc sống thật hạnh phúc; xót xa trước thân phận bất hạnh…
- Bằng NT kể chuyện hấp dẫn, sử dụng hình ảnh tương phản đối lập, kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố kể,
tả, biểu cảm, nhà văn đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc trước cái chết thương tâm của em bé
bất hạnh.
- Thông điệp: Mọi người hãy biết chia sẻ, yêu thương những con người bất hạnh đặc biệt là trẻ em; hãy
dành cho con trẻ những gì tốt đẹp nhất để các em được sống bình yên và hạnh phúc.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu theo lối diễn dịch, quy nạp để phân tích vẻ đẹp tâm
hồn của cô bé bán diêm qua những lần mộng tưởng. (Trong đoạn văn đó em có sử dụng tình thái từ và
thán từ - ghi chú cụ thể).

Định hướng:
- Chủ đề: Qua những lần mộng tưởng, cô bé bán diêm hiện lên là một em bé có vẻ đẹp hồn nhiên, ngây
thơ, trong sáng.

- Các ý cần triển khai:

+ Đó là 1 em bé đói nghèo, cô đơn, tội nghiệp nhưng rất giàu ước mơ. Ước mơ của em thật bình dị
nhưng cũng lãng mạn, diệu kì, phù hợp với tình cảnh của em (dẫn chứng)
+ Đó cũng là 1 em bé hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu. Đói rét, cô đơn, em thắp lên những que diêm để
tự tìm cho mình những mộng tưởng tươi đẹp chứ không hề phàn nàn, oán trách một ai, cho dù đó là
người cha vô trách nhiệm hay những người xung quanh đã thờ ơ, lạnh lùng trước cảnh ngộ của em.

Các con tập viết đoạn văn theo 2 cách diễn dịch và quy nạp.

You might also like