You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 7

I. CA DAO, DÂN CA
1. Khái niệm:
- Thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Dân ca: Những sáng tác kết hợp lời & nhạc.
+ Ca dao: Phần lời của dân ca.
2. Các chủ đề:
a/ Tình cảm gia đình.
*Bài thơ số 1:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát.
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
- Nội dung: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ & nhắn nhủ với
mọi người con phải ghi ơn, đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

b/ Tình yêu quê hương, đất nước, con người.


*Bài thơ số 4:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát biến thể.
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: điệp cấu trúc câu, so
sánh, đảo ngữ, điệp ngữ.
- Nội dung: Thể hiện niềm tự hào và tình yêu đối với cảnh sắc & con
người quê hương.

c/ Những câu hát than thân.


*Bài thơ số 3:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Nghê thuật:
+ Thể thơ lục bát.
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
- Nội dung: Bài ca dao thể hiện niềm thương cảm cho thân phận bé
mọn, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong XH cũ.

d/ Những câu hát châm biếm.

*Bài thơ số 1:
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát.
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ.
- Nội dung: Phê phán, mỉa mai những hạng người lười biếng, bê tha
trong XH.

II. VĂN BẢN NHẬT DỤNG


A/ Cổng trường mở ra – Lý Lan (kí)
1. Nêu ý nghĩa lời nhắn nhủ của người mẹ trước khi con bước qua cổng
trường ?
- “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thể giới này là của con, bước qua cánh
cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
+ Là lời cổ vũ, động viên cho con có thêm sức mạnh bước tới tương
lai.
+ Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của nhà trường là “ thế giới kì
diệu.” Đó là thế giới của tri thức, của tình thầy trò và bè bạn, của
những ước mơ xanh.
2. Học thuộc & giải thích câu văn nói về tầm quan trọng của nhà
trường.
- “ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong GD sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế
hệ mai sau, và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm.

- Khẳng định tầm quan trọng, vai trò có tính quyết định của GD đối với
thế hệ trẻ, với tương lai đất nước.
3. Hãy nêu ngắn gọn tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày
khai trường của con.
- Trằn trọc, lo lắng & hồi hộp cho con trước ngày khai trường.
- Hồi tưởng về những kỉ niệm của mẹ trong ngày khai trường đầu tiên.

B/ Mẹ tôi – Thư lồng truyện


1. Học thuộc câu nói chủ đề / câu nói quan trọng nhất trong văn bản &
nêu ý nghĩa.
- “ Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ & nhục nhã cho kẻ nào chà đạp
lên tình thương yêu đó. ” (A-mi-xi)
- Ý nghĩa: Trong cuộc sống, có rất nhiều tình cảm cao quý đối với con
người: tình yêu quê hương, tình yêu đồng loại, tình yêu thiên nhiên,
… Nhưng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là thiêng liêng nhất.
Bởi:
+ Cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục ta, có thể hi sinh tất
cả vì con mà không cần đền đáp lại.
+ Nếu không biết yêu thương cha mẹ thì không thể yêu thương, trân
quý những tình cảm cao quý khác.
2. Nêu lý do vì sao người bố chọn cách viết thư.
- Thể hiện sự tôn trọng của bố đối với con.
- Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp.
- Giúp con thấu hiểu sâu sắc về những lỗi lầm của mình mà không bị
xấu hổ, tự ái.
3. Viết đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa
của gia đình trong bài Mẹ tôi.
Sau khi đọc xong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả A-mi-xi, hình ảnh người
mẹ của En-ri-cô đã để lại trong em bao niềm xúc động. Mặc dù chỉ xuất
hiện gián tiếp qua lời kể của người bố nhưng chúng ta có thể cảm nhận
sâu sắc mẹ của En-ri-cô là 1 người phụ nữ diệu hiền, giàu đức hi sinh và
dành cho con 1 tình yêu thương vô bờ bến. Người mẹ ấy “sẵn sang bỏ hết
1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn”, “có thể đi ăn xin để
nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Đó là 1 tình cảm
thiêng liêng và vô giá. Qua văn bản, A-mi-xi đã giúp ta thấy hiểu được 1
điều: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là 1 điều cao quý, không thứ
của cải nào có thể so sánh được với cha mẹ, với gia đình. Và với em, từ
chính văn bản, em càng thấm thía rằng gia đình luôn là 1 chốn bình yên,
tràn ngập yêu thương để trở về. Em hiểu rằng phải luôn luôn trân trọng
mái ấm gia đình mà tôi đang có, cố gắng từng ngày biến những khoảnh
khắc bên gia đình, bên mẹ cha trở thành những kí ức đẹp đẽ nhất.

C/ Cuộc chia tay củ những con búp bê


1. Câu văn nào trong văn bản khắc họa rõ nỗi đau chia ly của 2 anh
em.
- “ Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường
& nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”
- Ý nghĩa:
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật: đối lập giữa nội tâm & cảnh vật, giúp
thể hiện 1 thông điệp sâu sắc.
2. Tìm các chi tiết trong truyện thể hiện rõ tình cảm anh em thắm
thiết của Thành & Thủy.
- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với
nhau:
+ Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
+ Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.
+ Thành & Thủy nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
+ Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc
nhưng nước mắt tuôn ra như suối.
+ Khi chia đồ chơi thì Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành
không mơ ngủ thấy ma.
3. Nêu ý nghĩa của nhan đề.
- Những con búp bê: Đồ chơi của tuổi thơ, trong sáng, ngây thơ, hồn
nhiên nhưng lại phải lìa xa nhau.
- Nhan đề mang tính ẩn dụ sâu sắc, nêu bật 1 ý nghĩa: “ Hãy bảo vệ nụ
cười trong sáng của trẻ thơ, hãy bảo vệ mái ấm GĐ bởi GĐ là điều
thiêng liêng & quý giá nhất của mỗi người.”
4. Cái kết của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Kết thúc truyện, Thủy quyết định để lại cho Em Nhỏ bên cạnh con Vệ
Sĩ để chúng không bao giờ chia cách.
- Điều này gợi cho em suy nghĩ rằng: Dẫu Thành & Thủy phải rời xa
nhau nhưng tình anh em bền chặt sẽ không bao giờ bị chia cắt. Chính
ngọn lửa của tình yêu sẽ dẫn lối cho 2 đứa trẻ trở về bên nhau … Đó
chính là điều còn mãi trong cuộc sống này như 1 khúc ca bất hủ của
GĐ & sức mạnh của tình yêu.
5. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể
này có tác dụng gì?
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất ( xưng “tôi” ) Cách chọn ngôi
kể này giúp tác giả thể hiện sâu sắc những suy nghĩ nội tâm, những
tình cảm và tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra, cách lựa chọn ngôi kể
như vậy giúp làm tăng thêm tính chân thực của truyện và sức thuyết
phục của truyện.

III. VĂN BẢN TRUNG ĐẠI


1. Học thuộc mỗi bài thơ – Phiên âm.
2. Nội dung & đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài:

a/ Nam Quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt – Thất ngôn tứ tuyệt.

- Nội dung:
+ Khẳng định chủ quyển lãnh thổ của đất nước, là 1 chân lý, không ai
có thể thay đổi.
+ Nêu cao ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

b/ Phò giá về kinh – Trần Quang Khải – Ngũ ngôn tứ tuyệt.


- Nội dung: Tái hiện & ca ngợi 1 cách đầy tự hào hào khí chiến thắng
của quân dân nhà Trần & nhấn mạnh khát vọng của nhà thơ về 1 nền
thái bình muôn đời cho đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Giọng thơ tự hào, mạnh mẽ.

c/ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương – Thất ngôn tứ tuyệt.

- Nội dung: Nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn son sắt, thủy chung của
người phụ nữ Việt Nam ngày xưa & cảm thương sâu sắc cho thân
phận chìm nổi của họ.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Sử dụng phép điệp ngữ, ẩn dụ, thành ngữ.

d/ Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Thất ngôn BCĐL

- Nội dung: Qua việc miêu tả bức tranh Đèo Ngang thoáng đãng mà
heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, nhà
thơ muốn thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô
đơn trong tâm hồn mình.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cùng các biện pháp
nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ, …

e/ Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến – Thất ngôn BCĐL

- Nội dung: Bằng cách cố tình dựng lên 1 tình huống khó xử khi bạn
đến chơi nhà, nhà thơ muốn khẳng định 1 tình bạn cao đẹp, vượt lên
mọi giá trị vật chất tầm thường.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật ; giọng thơ hóm hỉnh;
sử dụng phép đối, nói quá.

f/ Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch – Cổ thể

- Nội dung: Bài thơ thể hiện nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê
hương của Lý Bạch trong đêm trăng thanh tĩnh, khi ông ở đất khách
quê người.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ cổ thể
+ Sử dụng phép đối, xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng.

g/ Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương – Thất ngôn tứ tuyệt.

- Nội dung: Bài thơ biểu hiện 1 cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh
mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của 1 người sống xa quê
lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Sử dụng phép đối ; giọng thơ sâu lắng, tha thiết.
3. Sự phá cách của bố cục 1/6/1 trong bài Bạn đến chơi nhà và bố cục
2/2/2/2.
- Nhằm tô đậm cái nghèo, cái thiếu thốn để khẳng định 1 tình bạn tri kỉ,
trong sáng, vượt lên những giá trị vật chất tầm thường.
4. So sánh cụm từ ‘ta với ta’ trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’ của Nguyễn
Khuyến với cụm từ ‘ta với ta’ trong bài ‘Qua đèo ngang’.

« Ta với ta » trong bài Qua Đèo Ngang « Ta với ta » trong bài Bạn đến chơi nhà
+ Dùng để chỉ hai người : Nguyễn Khuyến và
+ Dùng để chỉ một người. bạn của ông.

+ Nói về cái buồn cô đơn thầm kín, buồn + Niềm vui về sự hòa hợp giữa hai tâm hồn,
lặng không người chia sẻ. sự sẻ chia thông cảm. Sự tri âm tri kỉ của tình
bạn.
5. So sánh “Nam Quốc sơn hà” & “Phò giá về kinh”.
- Điểm riêng:

Nam Quốc sơn hà Phò giá về kinh


Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Ra đời sau thắng lợi của cuộc
quân Tống vào thế kỉ 11. kháng chiến chống quân Nguyên-
Mông lần thứ II.
- Điểm chung:
o Đều thể hiện niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quyết
tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
o Đều được sáng tác bởi những vị lãnh đạo cuộc kháng chiến có tấm
lòng yêu nước & căm thù giặc sâu sắc.
o Giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng.
6. So sánh 2 bài thơ Bánh trôi nước & Qua đèo Ngang
- Điểm riêng:

Bánh trôi nước Qua đèo Ngang


Hồ Xuân Hương: Thông qua việc miêu tả Huyện Thanh Quan: Thông qua việc
chiếc bánh trôi nước, nhà thơ bày tỏ niềm vẽ nên bức tranh đèo Ngang, nhà thơ
cảm thông sâu sắc cho than phận chìm nổi thổ lộ nỗi buồn cô đơn tột cùng &
của người phụ nữ xưa cũng như ca ngợi vẻ niềm hoài cổ nhớ nước, thương nhà.
đẹp tâm hồn son sắt, thủy chung của họ.
- Điểm chung:
o Tác giả đều là 2 nhà thơ nữ tài danh của nền văn học trung đại VN.
o Cả 2 nhà thơ đều đóng góp vào nền thơ ca trung đại những tiếng
lòng tha thiết của người phụ nữ VN.
7. So sánh 2 bài thơ Hồi hương ngẫu thư & TDT.
- Điểm riêng:

Hồi hương ngẫu thư Tĩnh dạ tứ


Là biểu cảm gián tiếp, vừa pha Là biểu cảm trực tiếp 1 cách nhẹ
lẫn sự hóm hỉnh vừa có sự ngậm nhàng, sâu lắng.
ngùi.
- Điểm chung:
o Đều thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của 2 tác giả.
o Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
8. So sánh bài thơ Bánh Trôi nước & câu ca dao “Thân em như trái
bầu trôi”.
- Điểm riêng:

Bánh trôi nước “Thân em …”


Không chỉ thể hiện niềm cảm Chỉ là lời thương cảm cho thân
thương sâu sắc mà trên hết, nhà phận lênh đênh, chìm nổi của
thơ ca vẻ đẹp tâm hồn son sắt, người phụ nữ trong xã hội phong
thủy chung của người phụ nữ Việt kiến.
Nam ngày xưa.

9. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của 2 câu kết “Tĩnh Dạ Tứ”.
Khép lại trang thơ rồi mà bài thơ “Tĩnh Dạ Tứ” của Lý Bạch vẫn để lại
trong em bao ấn tượng đậm sâu, đặc biệt là 2 câu thơ cuối. Lý Bạch là Lý
Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ
tình khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh
vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ
đẹp viên mãn, nhưng vấn vương nhiều nỗi niềm bởi nó gắn bó với những
năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác khi ông ở
đất khách quê người, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong
ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. 2 câu thơ cuối chính là dòng cảm xúc
cùng với tình yêu quê hương tha thiết trong tâm hồn được chính Lý Bạch
thể hiện. Tâm tư riêng của ông được bắt đầu bằng cử chỉ “cử đầu vọng
minh nguyệt”. Trong cái đêm thanh tĩnh ấy, ánh trăng trên bầu trời lan
tỏa khắp không gian. Lý Bạch say sưa ngắm nhìn vầng trăng sáng trên
trời, gợi lên trong người đọc một tình yêu trăng đắm say của nhà thơ. Cử
chỉ “cử” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương. Ông hướng
vào chính thế giới nội tâm của mình để nhớ thương quê cũ. Như ta đã
biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm và ngắm trăng,
khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế
nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương
vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho
ông những cảm xúc dạt dào về chốn cũ. Và ánh trăng đêm hôm ấy đã
khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở
đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những
ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm củaa 1 đời người. Bài thơ đã
khép lại nhưng những câu thơ đầy xúc cảm ấy vẫn cứ ngân rung trong
trái tim em. Bài thơ “Tĩnh Dạ Tứ” đã cho em hiểu và cảm nhận sâu sắc
về tình yêu quê hương mãnh liệt trong tâm hồn của nhà thơ & khẳng định
1 chân lý: Quê hương luôn là sợi dây tình cảm thiêng liêng, bền chặt nhất
đời người.
10.Từ bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, viết đoạn văn cảm nhận về tình bạn.
Khép lại trang thơ rồi mà bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn
Khuyến vẫn để lại trong em bao ấn tượng đậm sâu. Ông là 1 nhà thơ nổi
tiếng của nền văn học VN và thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác sau
ngày cáo quan về sống ở yên đỗ. Bài thơ là niềm vui của nhà thơ khi
được gặp lại 1 người bạn sau khoảng thời gian dài ở ẩn. Bằng cách cố
tình dựng lên 1 tình huống khó xử là không có gì để tiếp đãi bạn, Nguyễn
Khuyến muốn khẳng định 1 tình bạn cao đẹp, trong sáng, vượt lên mọi
giá trị vật chất tầm thường. Từng câu từ trong bài thơ thật chất phác,
thanh cao, giúp chúng ta cảm nhận được tình cảm mộc mạc, thân thương
được tác giả thể hiện. Qua bài thơ, em càng thấu hiểu được 1 điều: Tình
bạn chân thành là 1 tình cảm thật sự trong sáng, hiểu nhau, sẵn sang sẻ
chia mọi niềm vui, nỗi buồn trên đường đời. Bài thơ đã khép lại nhưng
bao cảm xúc tha thiết vẫn cứ ngân rung trong trái tim em.

You might also like