You are on page 1of 10

MÔN GDCD CUỐI HKII

Bài 14: BẢO VỆ MT & TÀI NGUYÊN TN


1. Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
a. Môi trường:
- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người,
có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên
nhiên. Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên (đồi, núi, sông, ...), hoặc do
con người tạo ra (nhà máy, đường sá, khói bụi, …).
b. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà
con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cho nhu cầu sống của
con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường,
có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài
nguyên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường
- Ví dụ: Rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, ...
2. Các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên
- Con người là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên:
+ Do các hoạt động sinh hoạt của con người
+ Vứt rác bừa bãi
+ Phá rừng
+ Đốt rừng
3. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống
con người:

+ Tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.

+ Làm giàu đời sống tinh thần, làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời
sống tinh thần.

4. Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên


- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên.

- Biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phê phán nhắc nhở các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường hoặc báo cho các
cơ quan có thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình gây huỷ hoại môi
trường.

5. Nêu 2 câu ca dao, tục ngữ nói lên tầm quan trọng của môi trường, thiên
nhiên.

- Rừng vàng, biển bạc.

- Tấc đất tấc vàng.

6. Nêu 4 hành vi gây ô nhiễm môi trường.


- Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

- Săn bắt các động vật quý hiếm trong rừng.

- Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ.

- Đi vệ sinh bừa bãi.

7. Nêu 4 hành vi bảo vệ môi trường


- Trồng cây gây rừng

- Thu gom và tái chế rác thải.

- Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng.

- Tiết kiệm nguồn nước

8. Cho tình huống: Trong một lần đi tham quan Đại Nội Huế, một số bạn
đã khắc tên mình lên những tấm bia đã để ghi lại dấu ấn.

a) Hãy nêu suy nghĩ của em về một số bạn trong tình huống trên.

b) Nếu em có mặt ở đó, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời
a) Hành động khắc tên mình chằng chịt lên những tấm bia đá trong Đại Nội Huế
là sai và cần được nhắc nhở, trừng trị nghiêm khắc. Vì hằng ngày có biết bao
khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá,
làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý
nghĩa. Ngoài ra, Đại Nội Huế là một trong những di sản văn hóa có giá trị lịch
sử - văn hóa, cần được bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của nơi này. Khắc tên lên
những tấm bia đá là hành động vi phạm quy định của pháp luật về việc bảo vệ
di sản VH, đó là nghiêm cấm các hành vi hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại
di sản hóa.

b) Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nhắc nhở các bạn về việc bảo vệ di sản văn hóa
Việt Nam, không khắc tên mình lên những tấm bia đá, giúp các bạn nâng cao
nhận thức và hiểu rõ vẻ đẹp cũng như giá trị lịch sử - văn hóa của Đại Nội Huế.
Nếu các bạn không lắng nghe, em sẽ nhờ người bảo vệ, canh giữ hoặc các cơ
quan có thẩm quyền để nhắc nhở, trừng phạt nghiêm khắc đối với hành vi trên.

9. Cho tình huống sau: Trên đường đi học về, Phong thấy một bạn mang
xác một con gà chết định vứt xuống hồ nước ngay trước nhà. Phong có thể
có những cách ứng xử nào trong trường hợp này? (nêu 4 cách ứng xử)

Phong có thể có những cách ứng xử sau:

a) Nhắc nhở Phong về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Hành vi của
Phong như vậy là sai, vì mang xác 1 con gà chết vứt xuống hồ nước sẽ làm ô
nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường, có những tác hại xấu đến sức
khỏe của con người và cảnh quan thiên nhiên, môi trường xung quanh. Vì
vậy, Phong sẽ nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và hiểu rõ tầm quan
trọng của môi trường.
b) Nhờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, ủy ban phường, ủy ban tỉnh để
xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật.

Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VH


1. Thế nào là di sản văn hóa?
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là
sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

2. Di sản văn hóa vật thể là gì?


- DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.

3. Di sản văn hóa phi vật thể là gì?


- DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, VH, KH, được lưu giữ =
trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, diễn xướng dân gian, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, về văn hóa ẩm thực và những tri thức dân gian khác.

4. Ý nghĩa của di sản văn hóa.


₋ Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc,thể
hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc,thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
₋ Những di sản đó cần được giữ gìn,phát huy trong sự nghiệp xây dựng,phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp
vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
5. Để bảo vệ di sản VH, pháp luật nước ta đã có những biện pháp gì?
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch đi di sản văn hóa.


+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản hóa
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: đưa trái phép di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa để thực hiện những hành vi
trái pháp luật
6. Nêu các di sản văn hóa vật thể của tình Thừa Thiên Huế.
- Chùa Thiên Mụ
- Nhã nhạc cung đình Huế
- Lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định
- Điện Thái Hòa
- Đại Nội Huế

7. Nêu các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.
- Quần thể di tích cố đô Huế

- Văn miếu Quốc Tử Giám

- Phố cổ Hội An

- Vịnh Hạ Long

- Động Phong Nha

- Thánh địa Mỹ Sơn

8. Nêu các di sản văn hóa phi vật thể của VN.
- Cồng chiêng Tây Nguyên

- Nhã nhạc cung đình Huế

- Ca tru

- Đờn ca tài tử Nam Bộ

- Hát Xoan

Bài 16: QUYỀN TỰ DO TN & TG


1. Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo?
a. Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô
hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời.
b. Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan
niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tin tưởng, sùng bái thần linh và những hình thức
lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc
không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng
hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có
quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà
không ai được cưỡng bức hoặc cản trở
3. Mê tín dị đoan:
- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ
tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,..... ),dẫn tới hậu
quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản,
và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, cần phải đấu tranh chống mê tín,
dị đoan.
4. Cho tình huống: Mẹ em thường xuyên đi xem bói và xin nước thánh về
bắt mọi người phải uống. Em sẽ ứng xử như thé nào trong tình huống
trên?
- Trong tình huống trên, em sẽ tìm cách ngăn mẹ lại và giải thích những tác
hại, hậu quả của việc làm mê tín dị đoan. Mẹ tin vào những điều mơ hồ,
nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán và xin nước
thánh về bắt mọi người phải uống), dẫn tới hậu quả xấu cho mẹ và gia đình
về sức khỏe, thời gian, tài sản, và có thể cả tính mạng con người.
5. Cho tình huống: Ông Bình đang khỏe mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng.
Đến trạm y tế của phường khám 2 lần nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện
được chính xác căn bệnh của ông. Một số bà con đến thăm và đưa ra
những lời khuyên cho ông như sau:
a) Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống cho hết bệnh.
b) Đi xem bói và mời thầy bói về nhà cùng trừ bệnh tật.
c) Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.

Theo em, ông nên nghe theo lời khuyên nào? Tại sao?

- Theo em, ông nên nghe theo lời khuyên thứ 3 – xin chuyển viện lên tuyến
trên để khám và điều trị. Ông Bình sẽ trở nên khỏe mạnh và có sức khỏe tốt
hơn.
- Hai hành vi đầu tiên đều là mê tín dị đoan: tin vào những điều mơ hồ, nhảm
nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào chữa bệnh bằng phù phép
bằng cách đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống, đi xem bói và mời
thầy bói về nhà cúng, …), dẫn tới hậu quả xấu cho ông Bình và gia đình về
sức khỏe, thời gian, tài sản, và có thể cả tính mạng con người.
Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VN
1. Bản chất của nhà nước ta:
- Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước ta do Đảng
Cộng Sảng Việt Nam lãnh đạo
2. Bộ máy nhà nước là gì?
- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ
cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Cấp xã (phường, thị trấn)
3. Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan nào?
- Gồm có 4 loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ:
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước
+ Các cơ quan hành chính nhà nước
+ Các cơ quan xét xử
+ Các cơ quan kiểm sát
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
- Vì Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân
lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia những việc quan trọng nhất
của nhà nước như:
+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an
ninh, quốc phòng...) và đối ngoại của đất nước.
+ Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước và hoạt động của công dân.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
- Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất. Vì Chính phủ do Quôc hội bầu ra để điều hành
công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc. Chính phủ được giao những
nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội, chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội
+ Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và đối ngoại, nhằm làm cho
đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh.
6. Các chức danh trong bộ máy nhà nước.
- Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan:
+ Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước
+ Các cơ quan xét xử
+ Các cơ quan kiểm sát
- Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể:
* Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân bao gồm:
+ Quốc hội
+ Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Hội đồng nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn)
*
Cơ quan hành chính nhà nước gồm :
+ Chính phủ
+ Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
* Các cơ quan xét xử gồm
+ Tòa án nhân dân tối cao
+ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Các tòa án quân sự
* Cơ quan kiểm sát gồm
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Các viện kiểm sát quân sự
7. SƠ ĐỒ PHÂN CẤP BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Bộ máy nhà nước cấp trung ương


Quốc hội Chính phủ Tòa án nhân dân Viện kiểm sát
tối cao nhân dân

Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
HĐND tỉnh UBND tỉnh Tòa án nhân dân Viện kiểm sát
(thành phố) (thành phố) tối cao nhân dân tỉnh
(thành phố)

Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
HĐND huyện UBND huyện Tòa án nhân dân Viện kiểm sát
(quận, thị (quận, thị xã, huyện (quận, thị nhân dân huyện
xã,thành phố thành phố thuộc xã, thành phố (quận, thị xã,
thuộc tỉnh) tỉnh) thuộc tỉnh) thành phố thuộc
tỉnh)

SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Các cơ quan Các cơ quan hành Các cơ quan xét Các cơ quan kiểm
quyền lực đại biểu chính nhà nước xử sát
+ Quốc hội + Chính phủ + Tòa án ND tối + Viện kiểm sát
+ HĐND tỉnh + UBND tỉnh cao ND tối cao
(thành phố) (thành phố) +Tòa án nhân dân + Viện kiểm sát
+ HĐND huyện + UBND huyện tỉnh (thành phố) Nd tỉnh (thành
(quận, thị xã, (quận, thị xã, + Tòa án ND phố)
thành phố thuộc thành phố thuộc huyện ( quận, thị + Viện kiểm sát
tỉnh) tỉnh) xã, thành phố ND huyện (quận,
+ HĐND xã + UBND xã thuộc tỉnh) thị xã, thành phố
(phường, thị trấn) (phường, thị trấn) + Các tòa án Quân thuộc tỉnh)
sự + Các viện kiểm
sát quân sự
9. Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật?

- Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định pháp luật để quán lí nhà nước,
quản lí xã hội.

- Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập nên, hoạt động vì lợi
ích của nhân dân vì thế công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến
vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng
thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các
cơ quan nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức nhà nước
thi hành công vụ.

10. Cách thức bầu ra các cơ quan nhà nước.


- Nhân dân bầu ra Quốc hội & hội đồng ND.

- Quốc hội bầu ra chính phủ, chủ tịch nước, …

- Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra ủy ban nhân dân các cấp.

You might also like