You are on page 1of 6

ĐỀ CÔ NG NGHE 15' LỚ P 7 LẦ N 1

* Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt


1. Phân bón là gì ?
- Phân bón là " thức ăn " do con người bổ sung cho cây trồng.
Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P) &
kali (K). Ngoài các chất trên, còn có nhóm các nguyên tố vi
lượng.
- Phân bón được chia thành 3 nhóm chính là: phân hữu cơ, phân
hóa học & phân vi sinh.
2. Nêu ví dụ của 3 loại phân: Phân HC, phân HH, phân VS.
- Ví dụ về phân hữu cơ:
+ Phân chuồng: phân trâu, bò; phân lợn.
+ Phân bắc
+ Phân rác (rác thải sau khi ủ, rác thải sau khi nấu ăn).
+ Phân xanh : cây điền thanh, cây muồng muồng, bèo dâu.
+ Than bùn
- Kho dầu (bã các loại hạt sau khi ép lấy dầu): hạt hướng dương,
hạt óc chó, đậu phộng.
- Ví dụ về phân hóa học:
+ Phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K): Phân NPK (chứa
N, P, K) ; DAP (chứa N,P) ; Supe Lân (chứa P), Urê (chứa N).
+ Phân đa nguyên tố
+ Phân vi lượng
- Ví dụ về phân vi sinh:
+ Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm: Nitragin.
+ _______________ chuyển hóa lân
3. Tác dụng của phân bón ?
- Làm tăng độ phì nhiêu của đất
- Làm tăng năng suất cây trồng
- Làm tăng chất lượng nông sản
________________________________________________

* Bài 9: Cách sử dụng & bảo quản các loại phân


bón thông thường
1. Nêu các cách bón phân ( căn cứ vào TK bón & hình thức
bón )
- Căn cứ vào TK bón: bón lót & bón thúc.
+ Bón lót: bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
+ Bón thúc: bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ,
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Căn cứ vào cách bón: bón rải, bón theo hàng, theo hốc hoặc
phun lên lá
+ Bón theo hốc:
· Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản.
· Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan
do có tiếp xúc với đất.
+ Bón theo hàng:
· Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản.
· Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan
do có tiếp xúc với đất.
+ Bón vãi (rải):
· Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ
đơn giản.
· Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do
tiếp xúc nhiều với đất
+ Phun lên lá:
_ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành
chất khó tan do không tiếp xúc với đất
_ Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp.
2. Nêu cách sử dụng các loại phân bón thông thường. Giải
thích vì sao.
- Phân hữu cơ: Bón lót.
Vì: Đặc điểm: thành phần có nhiều chất dinh dưỡng ở dạng khó
tiêu, cây không sử dụng đc ngay, phải có thời gian để phân bón
phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng đc.
- Phân đạm, kali & hỗn hợp: Chủ yếu là bón thúc, tuy nhiên có
thể bón lót với 1 lượng nhỏ.
Vì: Đặc điểm: Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử
dụng đc ngay.
- Phân lân: Bón lót
Vì: Đặc điểm: Ít hoặc ko hòa tan.
3. Cách bảo quản các loại phân bón thông thường.
- Đối với phân hóa học:
+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói = bao ni
lông.
+ Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
+ 0 để lẫn lộn các loại phân bón vs nhau.
- Đối với phân chồng: Bảo quản tại chuồng nuôi / lấy ra ủ thành
đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
________________________________________________
* Bài 10: Vai trò of giống & phương pháp chọn
tạo giống cây trồng.
1. Vai trò của giống cây trồng
- Làm tăng năng suất, chất lượng nông sản
- Tăng vụ ( 2 vụ thành 3 vụ / 1 năm )
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
2. Tiêu chí của giống cây trồng tốt
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ
canh tác của địa phương
- Có chất lượng tốt
- Có năng suất cao và ổn định
- Chống, chịu được sâu bệnh
3. Nêu các p/p chọn tạo giống cây trồng & đặc điểm mỗi
cách
a. P/p chọn lọc
- Từ nguồn giống khởi đầu, chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt
và so sánh với giống ban đầu sau đó đem nhân giống cho sản
xuất đại trà.
b. P/P lai
- Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ.
Sau đó, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các
cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
c. P/p gây đột biến
- Sử dụng tác nhân vật lý hoặc các chất hóa học để xứ lý các bộ
phận của cây gây ra đột biến. Gieo hạt của các cây đã đc xử lý
đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống.

You might also like