You are on page 1of 20

CHUYÊN ĐỀ :

PHÂN BÓN HÓA HỌC


PHAN QUỐC KHANG HUY
11B09 MS : 20

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG


1> Một số nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Nguyên tố đa lượng: N, P, K.

- Nguyên tố trung lượng: S, Ca, Mg, Si.

- Nguyên tố vi lượng: B, Co, Mn, Fe, Zn, Cu, Mo, Ni, Se, Na.
1

2> Nguyên nhân cần bón phân đúng loại phân, đúng thời điểm và
đúng phương pháp.
_ Mỗi loại cây trồng tuỳ thời gian sinh trưởng sẽ cần những nguyên tố dinh
dưỡng với hàm lượng nhất định.
_ Nếu thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và
gây ra những bất thường như lá úa vàng, héo rũ; chất lượng quả kém, có biểu hiện
hoại tử, …
_ Bón phân đúng cách cho cây nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng và cải
tạo đất với hiệu quả cao nhất, hạn chế các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi
trường sinh thái: bón đúng loại phân với liều lượng thích hợp, bón đúng thời điểm
và bón đúng phương pháp.

3> Những thông tin được ghi trên bao bì của các loại phân bón
1. Các chỉ số biểu thị hàm lượng dinh dưỡng của phân bón

2. Logo
3. Tên loại phân bón
4. Địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, đơn vị sản xuất
5. Tác dụng, khối lượng tịnh, thời gian sử dụng

4> Vai trò của phân bón trong nông nghiệp


_ Phân bón có vai trò thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng
thời cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm thay đổi tính chất của đất để phù hợp
với nhu cầu của từng loại cây trồng.

5> Một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt
Nam
_ Một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam: phân urea,
phân SA, phân kali, phân DAP, phân NPK …
2

Phân UREA Phân SA Phân Kali Phân DAP

PHẦN 2 : PHÂN BÓN VÔ CƠ


I. Khái niệm chung
_ Phân bón vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.Có
sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

II. Cơ sở để phân loại phân bón vô cơ

Tiêu chí phân loại Phân loại, ví dụ

Số lượng nguyên tố - Phân bón đơn: chứa một loại nguyên tố dinh dưỡng
dinh dưỡng cơ bản cơ bản (N, P, K) như phân đạm, lân, kali.

- Phân bón hỗn hợp hoặc phức hợp: chứa nhiều loại
nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

+ Phân hỗn hợp (hỗn hợp các loại phân trộn với
nhau), ví dụ phân NPK là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và
KNO3.
3

+ Phân phức hợp (các nguyên tố dinh dưỡng kết hợp


với nhau về mặt hoá học) như phân ammophos
(NH4)2HPO4 …

Hàm lượng của - Phân bón đa lượng: chứa các nguyên tố mà cây
nguyên tố dinh dưỡng trồng cần với lượng lớn như đạm, lân, kali.
trong thực vật
- Phân bón trung lượng: chứa các nguyên tố dinh
dưỡng mà cây trồng cần với lượng vừa phải như
calcium, magnesium, sulfur.

- Phân bón vi lượng: chứa các nguyên tố dinh dưỡng


mà cây trồng cần với lượng nhỏ như boron, zinc,
iron, manganese…
4

III. Các dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh
dưỡng

Nguyên tố Dấu hiệu Hình ảnh


bị thiếu minh hoạ

Nguyên tố đa lượng
5

N - Cây sinh trưởng kém, kích thước lá bị nhỏ, đẻ


nhánh và phân cành kém.

- Lá có màu xanh nhạt.

- Nếu nặng lá chuyển vàng, lá cháy dần và rụng


sớm.

P - Quá trình phát triển và sinh trưởng chậm lại.

- Thời gian quả chín kéo dài, lá nhanh già.

- Lá nhỏ, bản lá hẹp, có xu hướng dựng đứng.

- Lá chuyển sang màu đỏ tía.

K - Bìa lá và đầu lá cháy vàng.

- Bị nặng cả lá sẽ xuất hiện đốm vàng hoặc bạc,


bìa lá bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách.

Nguyên tố trung lượng

Ca - Lá non bị biến dạng và có màu xanh sẫm không


bình thường.

- Thiếu nặng cành non bị chết; lá có hình đài hoa


và xoăn; quả bị nứt, vị đắng, trái không bảo quản
được lâu.

Mg - Lá vàng ở phần thịt giữa các gân lá, gần


cuống lá có 1 phần màu xanh hình chữ V
ngược.
6

- Thiếu magnesium trầm trọng, toàn bộ lá bị


vàng, có thể rụng sớm, quả nhỏ và ít ngọt.

S - Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá có màu vàng


tái.

- Triệu trứng khá giống thiếu đạm, tuy nhiên


thiếu sulfur sẽ xảy ra ở các lá non trước.

Nguyên tố vi lượng

Mn - Gân lá và phần thịt gần gân lá có màu xanh


đậm, thịt lá màu xanh nhạt hơn, sau chuyển
màu vàng.

Zn - Lá vàng gân xanh, thân, cành không phát


triển, trái nhỏ, chất lượng kém.

Fe - Lá non có đốm xanh vàng và gân lá màu


xanh.

- Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây


thành màu vàng tới trắng.
7

B - Lá non có màu hơi nâu hoặc bị chết.

- Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống


quả

Mo - Cây sinh trưởng phát triển kém.

- Trên lá, xuất hiện nhiều đốm vàng, kích thước


khá to ở giữa các gân.

Cu - Xuất hiện các vết hoại tử trên lá hay quả.

- Lá non có đỉnh màu trắng.

IV. Các phương trình hoá học để điều chế một số loại phân bón vô
cơ.
8

V. Vì sao không bón phân đạm ammonium cho đất chua ?

_ Không bón phân đạm ammonium cho đất chua vì: phân đạm ammonium chứa
ion NH4+ có tính acid, khi bón cho đất chua sẽ làm tăng độ chua của đất.

VI. Cách sử dụng các loại phân bón vô cơ

Loại Đặc điểm Cách sử dụng chủ yếu


phân phân bón
9

bón

Phân Có tỉ lệ Bón thúc bằng cách rải hạt hoặc pha thành dung dịch để tưới.
đạm dinh dưỡng

cao, dễ hòa
tan
Phân Bón thúc
kali

Phân Bón lót hoặc bón thúc bằng cách rải, vùi trong đất hoặc hòa tan vào
hỗn nước để tưới, phun.
hợp

Phân Ít tan hoặc Bón lót


lân không tan
đơn

VII. Thông tin bạn có thể chưa biết :

1) Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng
phosphorus.
10

2)

3) Phân đạm (đạm urea hay đạm ammonium) có tính acid nên sẽ tác dụng với
chất có tính base như vôi gây ra hiện tượng mất đạm. Do đó, nên bón vôi
khử chua đất trước rồi vài ngày sau mới bón đạm.
4) Ta không được trộn phân superphosphate với vôi
11

5) Một trong các phương pháp điều chế phân bón ammonium nitrate là cho
calcium nitrate tác dụng với ammonium carbonate.

PHẦN 3 : PHÂN BÓN HỮU CƠ


1) Khái niệm chung :

_ Phân bón hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành

từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác
thải loại từ nhà bếp.

_ Có thành phần là chất hữu cơ tự nhiên, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định
theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
12

_ Được sử dụng trong nông nghiệp chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi
lượng. Cây trồng không hấp thu được những chất dinh dưỡng trong phân bón hữu
cơ ngay mà phải trải qua quá trình khoáng hoá.

2) Sự khác nhau giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ

- Phân bón hữu cơ : có thành phần là chất hữu cơ tự nhiên; cây trồng không hấp

thụ những chất dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ được ngay mà phải trải qua quá
trình khoáng hoá.

- Phân bón vô cơ : chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng muối
khoáng; cây trồng dễ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong phân.

3) Một số nguyên liệu có thể dùng làm phân hữu cơ truyền thống
trong đời sống hàng ngày.

_ Một số nguyên liệu có thể dùng làm phân hữu cơ truyền thống trong đời sống
hàng ngày : chất thải của người, động vật; rơm, rạ; thân, lá các loại cây ngô, đậu,
vỏ lạc, bã mía …

4) Ưu, nhược điểm của loại phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu Ưu điểm Nhược điểm


cơ truyền
thống
13

Phân - Cung cấp các chất dinh dưỡng - Hàm lượng chất dinh
chuồng khoáng đa lượng, trung và vi lượng dưỡng thấp nên cần bón với
cho cây trồng; khối lượng lớn, tốn nhiều chi
phí vận chuyển.
- Cung cấp chất mùn giúp cải tạo
đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và - Tiềm ẩn nguy cơ mang đến
ổn định kết cấu đất, tạo điều kiện nhiều mầm bệnh như nấm, vi
cho bộ rễ của cây phát triển, hạn khuẩn, virus … hoặc trứng
chế xói mòn đất và chống hạn cho giun, sán gây ảnh hưởng đến
cây trồng. sức khoẻ con người.

Phân rác - Giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết - Hàm lượng dinh dưỡng
cấu đất, hạn chế xói mòn và chống thấp, cách xử lí phức tạp,
hạn cho cây trồng. mất nhiều thời gian.

- Có thể mang đến cho cây


trồng những mầm bệnh hoặc
cỏ dại có sẵn trong nguồn
nguyên liệu.

Phân xanh - Có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất, - Hàm lượng dinh dưỡng
hạn chế xói mòn. thấp.

- Khi vùi xuống đất có thể


xảy ra quá trình phân huỷ
chất hữu cơ tạo thành CH4,
H2S … gây ra hiện tượng
14

ngộ độc với cây trồng.

5) Phân biệt phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học và
phân hữu cơ khoáng.

- Phân hữu cơ truyền thống: có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ

các chế phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, rác thải hữu
cơ, các loại than bùn, … được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.

- Phân hữu cơ sinh học: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy

trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc tác nhân sinh học
khác.

- Phân hữu cơ khoáng: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ phối trộn
thêm nhiều thành phần dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một dinh dưỡng
khoáng đa lượng.
15

6) Nguyên nhân các nguyên liệu dùng làm phân hữu cơ truyền
thống cần phải ủ cho hoai mục trước khi sử dụng

_ Phân bón hữu cơ được sử dụng không đúng kĩ thuật hoặc sử dụng khi chưa đảm
bảo yêu cầu về ủ, chế biến có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước khi bị rửa trôi và
gây ô nhiễm không khí khi bị phân huỷ. Do đó, các nguyên liệu dùng làm phân
hữu cơ truyền thống cần phải ủ cho hoai mục trước khi sử dụng.

_ Ngoài ra, việc ủ cho hoai mục còn giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và
hạn chế mầm bệnh.

7) Nguyên nhân phân bón hữu cơ dùng để bón lót là chính

_ Do phân hữu cơ có tác dụng chậm nên thường dùng để bón lót là chính.

_ Ngoài ra phân bón hữu cơ có thể dùng để bón thúc. Với phân hữu cơ truyền
thống, phân hữu cơ sinh học nên bón thúc sớm để đạt hiệu quả cao và không nên
16

dùng bón thúc cho cây ngắn ngày; còn phân hữu cơ khoáng được dùng chủ yếu để
bón thúc nên phù hợp với cả cây ngắn ngày.

8) Nguyên nhân phân bón hữu cơ luôn được giữ ở nhiệt độ thích
hợp :

_ Phân bón hữu cơ được sản xuất từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, do đó
phải luôn được giữ ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo hoạt động của các vi sinh vật
có trong phân.

9) Nguyên nhân cần che phủ đống ủ

_ Việc che phủ đống ủ giúp tránh mùi; tránh thu hút ruồi, nhặng; tránh lây lan các
mầm bệnh từ vi sinh vật có hại trong phân bón …

10) Thứ tự các lớp nguyên liệu trong đống ủ theo phương
pháp ủ nóng :
17

11) Nguyên nhân không được trộn trực tiếp phân bón hữu cơ
sinh học với vôi bột khi sử dụng.

_ Không trộn trực tiếp phân bón hữu cơ sinh học với vôi bột khi sử dụng để đảm
bảo điều kiện sống của sinh vật có ích

12) Những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường khi
sử dụng phân bón.

_ Tác động tích cực: nếu bón phân cân đối, hợp lí sẽ giúp môi trường tốt hơn,
giúp cải tạo đất.
18

_ Tác động tiêu cực: nếu bón phân quá nhiều, cây sẽ chết và môi trường bị ô
nhiễm; nếu phân bón quá ít, cây sẽ sinh trưởng kém và đất bạc màu.

13) Một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón
đến môi trường.

- Bón phân có vùi lấp để hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân
bón, giảm ô nhiễm môi trường.

- Không lưu trữ phân bón hữu cơ gần nơi sinh sống của người và động vật để tránh
mùi và tránh lây lan các mầm bệnh từ vi sinh vật có hại trong phân bón.

- Sử dụng phân bón đúng cách, hợp lí, đúng nguồn gốc và kết hợp hài hoà giữa
phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

14) Những thông tin có thể bạn chưa biết

- Phân hữu cơ (Phân rác, phân xanh, phân chuồng) chủ yếu được dùng để bón
lót.
- Mục đích của việc trát bùn hoặc đậy kĩ đống ủ khi ủ phân chuồng: giúp
tránh mùi; tránh thu hút ruồi, nhặng; tránh lây lan các mầm bệnh từ vi sinh
vật có hại trong phân bón …
- Không nên sử dụng phân gia súc, gia cầm chưa qua xử lí để bón cho cây
trồng. Do khi sử dụng phân chuồng tươi có thể mang đến nhiều mầm bệnh
như nấm, vi khuẩn, virus, … hoặc trứng giun sán, … gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người. Ngoài ra, việc sử dụng phân chuồng tươi còn gây ô
nhiễm môi trường.
19

You might also like