You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I CÔNG NGHỆ 7

Câu 1. Thế nào là bón lót, bón thúc? Đặc điểm của phân dùng cho bón lót,
bón thúc? Cách bảo quản phân bón bình thường?
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
- Đặc điểm của phân dùng cho bón lót: khó hoặc không hòa tan
- Đặc điểm của phân dùng cho bón thúc: dễ hòa tan
- Bảo quản phân bón bình thường:
+ Đối với các loại phân hóa học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản
tốt bằng các biện pháp sau:
1. Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni lông.
2. Để ở nơi cao ráo, thoáng mát
3. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau
+ Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống,
dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
Câu 2. Biện pháp sử dụng và cải tạo đất
- Biện pháp sử dụng đất:
+ Thâm canh tăng vụ
+ Không bỏ đất hoang.
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất.
+ Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.
- Biện pháp cải tạo đất:
+ Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
+ Làm ruộng bậc thang.
+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
+ Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
+ Bón vôi.
Câu 3. Người nông dân bón phân đạm, kali, phân hỗn hợp; phân hữu cơ,
phân lân cho cây lúa vào thời kì bón lót hay bón thúc? Vì sao?
- Người nông dân bón phân đạm, kali, phân hỗn hợp cho cây lúa vào thời kì
bón thúc. Vì:
+ Phân đạm, kali và phân hỗn hợp: Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên
cây sử dụng được ngay
- Người nông dân bón phân phân hữu cơ, phân lân cho cây lúa vào thời kì
bón lót. Vì:
+ Phân hữu cơ: Thành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng
thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử dụng được ngay, phải có
thời gian phân huỷ thành các chất hoà tan mới sử dụng được
+ Phân lân: Ít hoặc không hoà tan
Câu 4. Để biết mãnh ruộng nhà em đất chua, kìm hay trung tính em làm như
thế nào?
- Để biết mãnh ruộng nhà em đất chua, kìm hay trung tính em làm:
+ Lấy một lượng đất ở mãnh ruộng bằng hạt bắp cho vào thìa
+ Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa một
giọt
+ Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang
màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đấtcó độ pH tương đương với độ pH của
màu đó
+ Nếu độ pH < 6.5 là đất chua
+ Nếu độ pH > 7.5 là đất kiềm
+ Nếu độ pH = 6.6 -> 7.5 là đất trung tính
Câu 5. Để biết mãnh đất nhà em thuộc đất cát, đất thịt hay đất sét, em làm
như thế nào?
- Để biết mãnh đất nhà em thuộc đất cát, đất thịt hay đất sét, em làm:
+ Lấy một ít đất ở mãnh đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.
+ Nhỏ vài giọt nước cho đủ ấm (khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là
được).
+ Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.
+ Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.
+ Nếu không vê được là đất cát, nếu vê được thành thỏi nhưng khi uốn có
vết nứt là đất thịt, nếu vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt là đất sét.
Câu 6. Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc? Điều kiện bảo
quản tốt hạt giống.
- Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc: Từ nguồn giống khởi đầu, chọn các
cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt. Gieo hạt các cây được chọn và so sánh với giống
khởi đầu và giống ở địa phương. Nếu tốt hơn thì nhân giống cho sản xuất đại trà.
- Điều kiện bảo quản tốt hạt giống: - Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mầy,
không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …
- Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải
kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập..
- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để
có biện pháp xử lí kịp thời.

You might also like