You are on page 1of 4

ÔN GIỮA KỲ - ĐỀ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Vật lí là môn “khoa học tự nhiên” có đối tượng nghiên cứu tập trung vào
A. các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng. B. các chất và sự biến đổi của chúng.
C. các vật sống. D. cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.
Câu 2: Việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên ?
A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
C. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 3: Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa đã chứng tỏ điều gì ?
A. Mọi vật dù có khối lượng khác nhau thì đều rơi nhanh như nhau.
B. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C. Vật nặng rơi chậm hơn vật nhẹ.
D. Vật có kích thước lớn rơi nhanh hơn vật có kích thước nhỏ hơn.
Câu 4: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành ?
A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm.
C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 5: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây ?
A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 6: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp ?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
(2) Dùng cân đo cân nặng.
(3) Dùng cân và bình chia dung tích đo khối lượng riêng của nước.
(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.
A. (1), (2). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (2), (4).
Câu 7: Sai số dụng cụ thường lấy bằng
A. một nữa hoặc một phần tư độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
B. một nữa chia nhỏ nhất hoặc được ghi trực tiếp trên dụng cụ.
C. một nữa hoặc 2 độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
D. một hoặc hai độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
Câu 8: Gọi A là giá trị trung bình, A ' là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt đối khi đo đại lượng
A. Sai số tỉ đối của phép đo là

ΔA ΔA ' A ΔA
A. δA = .100% . B. δA = .100% . C. δA = .100% . D. δA = .100% .
A A A A
2h
Câu 9: Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = . Sai số tỉ đối của phép đo trên tính
t2
theo công thức là
g h t g h t g h t g h t
A. = +2 . B. = + . C. = −2 . D. = − .
g h t g h t g h t g h t
Câu 10: Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo quãng đường vật đi được bằng
s = (16, 0  0, 4) m trong khoảng thời gian là t = (4, 0  0, 2)s . Tốc độ của vật là
A. v = (4, 0  0,3) m/s. B. v = (4, 0  0, 6) m/s.

C. v = (4, 0  0, 2) m/s. D. v = (4, 0  0,1) m/s.


Câu 11: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm ?
A. Đoàn tàu lúc khởi hành. B. Đoàn tàu đang qua cầu.
C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng. D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
Câu 12: Hệ quy chiếu gồm có
A. vật được chọn làm mốc và một chiếc đồng hồ.
B. một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc.
C. một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian.
D. vật được chọn làm mốc, một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc, mốc thời gian và một đồng hồ đo thời gian.
Câu 13: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch
chuyển?
A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 14. Một vận động viên chạy từ A đến B rồi từ B đến C như hình vẽ. Quãng đường
vận động viên đã đi được là
A. 8 km. B. 4 km.

C. 0 km. D. 4 2 km .

Câu 15. Một người đi từ nhà đến bến xe bus cách nhà 4 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 3 km
về phía bắc. Độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là
A. 7 km. B. 1 km. C. 3 km. D. 5 km.
Câu 16: Công thức nào sau đây là công thức tính vận tốc trung bình ?

s d d d
A. v = . B. v = . C. v = . D. v = .
t t t t
Câu 17: Tốc độ tức thời cho biết
A. độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định.
B. độ nhanh chậm của chuyển động trong một một khoảng thời gian xác định.
C. độ nhanh chậm của một chuyển động theo một hướng xác định.
D. hướng của chuyển động tại một thời điểm xác định.
Bài 18: Một người bơi dọc bể bơi dài 50 m. Bơi từ đầu bể đến cuối bể hết 20 s, bơi tiếp từ cuối bể quay về đầu bể hết 22
s. Tốc độ trung bình khi bơi cả đi lẫn về xấp xỉ là
A. 2,38 m / s . B. 0 m / s. C. 1,14 m / s. D. 2, 25 m / s.
Câu 19: Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai ?
A. Vật có thể có vật tốc khác nhau. B. Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. Vật có thể có hình dạng khác nhau. D. Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
Câu 20: Hai tàu hoả cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng. Tàu A chạy với tốc độ v1 = 40 km / h, tàu B chạy với tốc

độ v 2 = 60 km / h. Vận tốc tương đối của tàu A đối với tàu B khi hai tàu chạy ngược chiều nhau là

A. -100 km/h. B. 100 km/h. C. 20 km/h. D. -20 km/h.


Câu 21: Khi vật đang chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển
động ngược chiều đó đồ thị độ dịch chuyển – thời gian có dạng nào sau đây ?

Hình 2. Hình 3. Hình 4.


Hình 1.
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 22: Chọn câu sai.
A. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.
B. Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển
động thẳng.
C. Hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng được tính bằng công
d
thức .
t
D. Hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng được tính bằng công
t
thức .
d
Câu 23: Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị như hình vẽ.
Tốc độ của xe trong 20 s đầu tiên.
A. 1 m/s. B. -2 m/s.
C. 2 m/s. D. -1 m/s.
Câu 24: Chuyển động của một chất điểm được mô tả bởi đồ thị như
hình vẽ. Chất điểm chuyển động theo chiều âm trong khoảng thời gian
từ
A. 0 đến t1. B. t1 đến t2.
C. t1 đến t3. D. t2 đến t3.

Câu 25: Vật chuyển động thẳng nhanh dần thì


A. vectơ gia tốc của vật cùng chiều với vectơ vận tốc. B. gia tốc của vật luôn có giá trị dương.
C. vectơ gia tốc của vật ngược chiều với vectơ vận tốc. D. gia tốc của vật luôn có giá trị âm.
Câu 26: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng chậm dần ?
A. Gia tốc của chuyển động không đổi.
B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
C. Vận tốc của chuyển động giảm theo thời gian.
D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
Câu 27: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 36 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá
trị nào sau đây nhất?
A. 0,167 m/s2. B. 36,000 m/s2. C. 0,600 m/s2. D. 0,188 m/s2.
Câu 28: Một vật chuyển động thẳng biến đổi trong thời gian 3 s có đồ thị
vận tốc – thời gian như hình vẽ. Gia tốc của vật trong 0,5 giây cuối có giá trị

A. 0,5 m/s2. B. 4 m/s2.
C. -4 m/s2. D. -0.5 m/s2.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Bài 1: Một xe chạy liên tục trong 2,5 giờ, trong 1 giờ đầu xe chạy với tốc độ không đổi là 60 km/h, trong 1,5 giờ sau xe
chạy với tốc độ không đổi là 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ thời gian trên.
Bài 2: Lúc 7h30 sáng, xe ô tô một khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ 30 km / h . Nửa giờ sau, xe ô
tô hai bắt đầu chuyển động thẳng đều từ A đến B và gặp nhau lúc 9 giờ 30 phút. Tìm
tốc độ của xe ô tô thứ hai.
Bài 3: Một chiếc ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy ngược dòng từ
B về A mất 6 giờ. Hỏi nếu tắt máy và để ca nô trôi theo dòng nước thì đi từ A đến B
mất thời gian bao lâu ?

Bài 4: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm chuyển động như hình vẽ.
Xác định gia tốc trung bình trong hai khoảng thời gian từ 0 s đến 1 s, từ giây thứ 2 đến
giây thứ 3 và cho biết tính chất của chuyển động trong hai khoảng thời gian trên.

You might also like