You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG TỰ LUẬN SINH HỌC 10 – GIỮ KỲ I

Câu 1. Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc
trưng cơ bản của sự sống?
TL: Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu của sự sống mà cấp tổ chức sống nhỏ hơn không có được:
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng: Ví dụ, quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp của tế bào lá
cây, quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.
- Sinh sản: Quá trình phân chia tế bào được xem như quá trình sinh sản của tế bào, mỗi lần
phân chia từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo thành 2 tế bào con.
- Sinh trưởng và phát triển: Diễn ra ở kì trung gian của phân bào, khi các tế bào tiến hành quá
trình tổng hợp các chất, gia tăng kích thước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân chia tế bào.
- Vận động: Trong cơ thể người, những kiểu vận động rõ ràng nhất của tế bào xảy ra
trong cơ thể là của tế bào cơ xương, cơ tim, cơ trơn. Ngoài ra, kiểu vận động khác như vận động
kiểu amib và nhung mao xảy ra ở những tế bào khác.
- Cảm ứng – thích nghi: Tế bào trong cơ thể có khả năng nhận tín hiệu và đáp lại tín hiệu bằng
một số quá trình mà cơ thể cần. Ví dụ, khi bị đứt tay, lúc này tín hiệu sẽ được truyền đến tế bào, tế
bào nhận tín hiệu tiến hành thực hiện quá trình nguyên phân thúc đẩy quá trình làm lành vết
thương.
Câu 2. Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể đa bào?
TL: Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào là:
- Sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một
cơ thể (mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào này).
- Một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào không đảm nhận chức năng của một cơ thể sống (mỗi
tế bào sẽ giữ một chức năng nhất định) mà phối hợp với các tế bào khác để duy trì hoạt động sống
của cơ thể sinh vật đa bào.
Câu 3. Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế
bào và cơ thể? Cho ví dụ?
TL: - Nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ
thể vì: Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dữ trữ khi quá lạnh.
Mà nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan,
tổ chức khác nhau.
- Ví dụ: Khi cơ thể hoạt động mạnh, lúc này nhiệt độ cơ thể tăng cao, nước sẽ hấp thụ một
lượng nhiệt trong cơ thể và giải phóng chúng năng lượng nhiệt này ra bên ngoài thông qua việc
toát mồ hôi. Điều đó đảm bảo giúp thân nhiệt cơ thể duy trì ổn định.
Câu 4. Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào để sức
khỏe?
TL: - Thiếu sắt: Thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, yếu đuối, hụt hơi,
chóng mặt, đau đầu, nhạy cảm với nhiệt độ, tay chân lạnh, đau ngực, khó tập trung, tim đập
nhanh, hội chứng chân không nghỉ, thèm ăn các món kỳ quặc không phải thực phẩm (chẳng hạn
có trường hợp thèm ăn tóc hoặc đất sét). Ngoài ra còn có một số dấu hiệu thể chất do thiếu hụt
sắt, chẳng hạn như: móng tay dễ gãy, nứt khóe miệng, rụng tóc, viêm lưỡi, da nhợt nhạt, nhịp tim
hoặc nhịp thở không đều.

- Thiếu iod: Thiếu iod ở thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu thiếu iod
nặng trong giai đoạn mang thai, trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
Thiếu iod ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra,
thiếu iod còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động
của cơ thể, giảm khả năng lao động, dễ mệt mỏi.

- Thiếu calcium: Đối với trẻ em, thiếu calcium dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng
xương, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, hệ miễn dịch suy yếu. Đối với
người lớn, thiếu calcium dẫn đến loãng xương, hạ calcium máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy
nhược thần kinh, bệnh tim.

Câu 5. Quan sát hình 6.3a và cho biết các phân tử cellulose liên kết với nhau như thế nào để
hình thành vi sợi cellulose?

TL: Cấu tạo của các vi sợi cellulose:


- Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử
cellulose hình sợi dài.
- Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song
song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.
- Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.
Câu 6. Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid
không? Tại sao?
TL: - Chúng ta không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo
phì.
- Giải thích: Chất béo (lipid) là một đại phân tử có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng
khác như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,…
Do đó, nếu cắt giảm hoàn toàn lipid sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lipid, khiến cơ thể không thể
hoạt động bình thường. Cụ thể, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng: dễ cảm thấy lạnh, da khô, thiếu hụt
vitamin, đường huyết không ổn định, thần kinh ảnh hưởng, bệnh tim mạch,… Bởi vậy, trong khẩu
phần ăn của người béo phì vẫn nên sử dụng lipid nhưng với lượng nhất định.
Câu 7. Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA? (lập bảng).
TL: Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA:

Cấu tạo Chức năng


Tiêu
chí Phân tử Cấu trúc
Nitrogenous base
đường không gian

Đường A, T, G, C. Phần lớn có 2 Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông
DNAdeoxyribose mạch song song và
tin di truyền.
(C5H10O4) ngược chiều.

Đường ribose A, U, G, C. Phần lớn chỉ có Mang nhiều chức năng khác nhau
(C5H10O5) một mạch. tùy thuộc vào từng loài RNA. Trong
đó, có 3 loại RNA chính có vai trò
khác nhau trong quá trình truyền đạt
thông tin di truyền từ DNA sang
protein.
RNA
- mRNA: làm khuôn thực hiện dịch
M mã.

- tARN: vận chuyển các amino


acid.

- rARN: cấu tạo nên ribosome.

Bài tập trang 20 Sinh học 10: Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng
kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4. Hãy quan sát hình và cho biết:

Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên.
Lời giải:

Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên:

- Điểm giống nhau: Đều quan sát được các tế bào có kích thước nhỏ mà mắt thường không
quan sát được.

- Điểm khác nhau:

+ Tiêu bản ở hình (a) là tiêu bản của các cơ thể đơn bào.

+ Tiêu bản ở hình (b) là tiêu bản của các tế bào có trong một mô của một cơ thể đa bào.

Câu hỏi 3 trang 22 Sinh học 10: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?

Lời giải: Mg là nguyên tố cấu tạo nên diệp lục, do đó nếu thiếu Mg, thực vật sẽ không có diệp
lục hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp, nên thực vật không tạo ra các chất
hữu cơ phục vụ cho quá trình sống của chúng.

Câu hỏi 4 trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
nhưng không thể thiếu?

Lời giải:

Các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu là vì:

- Nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật vì chúng là thành phần cấu tạo
nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động
sống của cơ thể (hormone, vitamin,…).

- Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng sẽ dẫn đến các bệnh đặc biệt là những bệnh liên quan đến
chuyển hóa. Ví dụ, thiếu I, cơ thể sẽ thiếu hụt hormone thyroxine – hormone có chức năng chuyển
hóa ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, gây ra bệnh bướu cổ.

Luyện tập trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng:
“Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món”?

Lời giải:

- Nên thường xuyên thay đổi món: Các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên khi
chúng ta sử dụng dư thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Ví dụ như ăn nhiều đu đủ, bí,
carot… sẽ bị triệu trứng vàng do do cơ thể bị dư beta caroten – tiền chất của vitamin A. Do đó,
chúng ta nên thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nên ăn nhiều món: Nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể chúng ta rất cao, chúng ta cần phải
hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và các hoạt động trong cơ thể được duy
trì ổn định. Tuy nhiên, trong mỗi một món ăn không thể cung cấp đủ số lượng và số loại chất dinh
dưỡng mà cơ thể cần. Do đó, chúng ta nên ăn nhiều món kết hợp lại.

Câu hỏi 7 trang 23 Sinh học 10: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần
thiết?

Lời giải:

Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện
của các phân tử nước được tạo nên bởi mối liên kết hidrogen. Khi nước ở dạng lỏng liên kết
hidrogen rất dễ bị phá vỡ tuy nhiên cũng rất dễ hình thành lại. Chính nhờ đặc điểm đó mà nước có
thể liên kết với các phân tử khác và hòa tan nhiều chất cần thiết.

Vận dụng trang 23 Sinh học 10: Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với
việc tưới nước?

Lời giải:

Phân bón cho cây trồng thường ở dạng rắn hoặc dạng bột. Nhưng cây không thể hấp thụ chất
dinh dưỡng có trong phân bón ở những dạng này mà chỉ hấp thụ được dưới dạng muối khoáng hòa
tan trong nước. Do đó, khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước để mang
lại hiệu quả cao nhất và tránh gây lãng phí.

Bài 1 trang 23 Sinh học 10: Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất
dưới dạng muối?

Lời giải:

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối vì:

- Các hợp chất muối được hình thành nhờ các liên kết ion.

- Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra và tan trong nước
hoặc dung môi phân cực. Điều này làm cho muối không thể tái lập lại cấu trúc ban đầu giúp tăng
tốc độ hấp thụ thuốc chữa bệnh khi vào cơ thể.

Bài 3 trang 23 Sinh học 10: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị
hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về
vấn đề trên.
Lời giải:

Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, nước có trong tế bào của rau, củ bị đóng băng. Khi nước
bị đóng băng, các quá trình sống của tế bào bị dừng hoàn toàn. Đồng thời, các liên kết hydrogen
trong nước của tế bào trở nên cứng hơn làm gia tăng thể tích gây phá vỡ cấu trúc của tế bào (tế
bào chết). Bởi vậy, khi lấy ra ngoài, tế bào bị phân hủy nhanh chóng khiến cho rau, củ sẽ bị hỏng
rất nhanh.

Câu hỏi 3 trang 25 Sinh học 10: Cấu tạo các loại đường đơn trong Hình 6.1 có đặc điểm gì
giống nhau?

Lời giải:

Đặc điểm giống nhau của glucose, fructose, galactose là:

- Đều có công thức hóa học là C6H12O6.

- Đều có 1 nhóm (C=O) và nhiều nhóm -OH.

Câu hỏi 4 trang 25 Sinh học 10: Hãy kể tên một số loại thực phẩm có chứa các loại đường
đôi.

Lời giải:

Kể tên một số loại thực phẩm có chứa các loại đường đôi:

- Saccharose có nhiều trong thực vật, đặc biệt là mía và củ cải đường.

- Maltose (còn gọi là đường mạch nha) có trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.
- Lactose (đường sữa) có trong sữa người và động vật.

Luyện tập trang 26 Sinh học 10: Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối
chín vào giờ giải lao?

Lời giải:

Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì:

- Chuối giúp bổ sung năng lượng một cách nhanh chóng: Chuối đặc biệt phù hợp với những
người có quãng thời gian nghỉ ngắn trước hoặc sau buổi tập. Nguồn tinh bột từ chuối giúp đẩy
nhanh tốc độ hình thành glycogen trong cơ bắp, giúp cơ bắp nhanh chóng được hồi phục sau khi
cạn kiệt năng lượng, đảm bảo việc có thể tiếp tục bắt đầu buổi tập hoặc buổi thi đấu với lượng
glycogen dự trữ gần như đã được nạp đầy.

- Ngoài ra, chuối cung cấp một nguồn K dồi dào giúp giảm bớt nguy cơ bị chuột rút và ổn
định tinh thần.

Câu hỏi 7 trang 26 Sinh học 10: Tại sao lipid không hòa tan hoặc rất ít tan trong nước?

Lời giải:

Trong cấu trúc của lipid chứa nhiều các liên kết C – H không phân cực dẫn đến lipid không
tan trong nước. Tuy nhiên, lipid tan trong các dung môi hữu cơ.

Luyện tập trang 27 Sinh học 10: Ở bề mặt lá của một số cây như khoai nước, chuối, su hào
có phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Hãy cho biết vai trò của
chúng.

Lời giải:

- Lớp chất hữu cơ này là sáp có bản chất là lipid đơn giản.

- Vai trò của lớp sáp:

+ Hạn chế sự thoát hơi nước cho cây.

+ Chống đọng nước ở bề mặt lá, đảm bảo bề mặt lá được khô ráo.

+ Giúp lá có khả năng chống lại sự tấn công của một số côn trùng gây hại.

Câu hỏi 10 trang 27 Sinh học 10: Quan sát Hình 6.5 và đọc đoạn thông tin, hãy cho biết cấu
tạo của steroid có gì khác so với các loại lipid còn lại.
Lời giải:

Sự khác biệt trong cấu tạo giữa steroid và các loại lipid khác:

- Steroid được cấu tạo từ alcol mạch vòng liên kết với acid béo.

- Các loại lipid còn lại được cấu tạo từ glycerol liên kết với acid béo hoặc glycerol liên kết với
acid béo và nhóm phosphate.

Câu hỏi 13 trang 28 Sinh học 10: Tại sao các loại protein khác nhau có chức năng khác
nhau?

Lời giải:

- Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của protein quyết định chức năng của protein trong
cơ thể của chúng ta.

- Mà cấu trúc hóa học (đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của hơn 20 loại
amino acid) và cấu trúc không gian (gồm 4 bậc cấu trúc không gian) của mỗi loại protein là khác
nhau.

→ Các loại protein khác nhau có chức năng khác nhau.

Câu hỏi 15 trang 28 Sinh học 10: Quan sát Hình 6.8, hãy cho biết:

a) Cấu trúc bậc 1 của protein được hình thành như thế nào?

b) Cấu trúc bậc 2 của protein có mấy dạng phổ biến? Các dạng đó có đặc điểm gì?

c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của protein.


Lời giải:

a) Cấu trúc bậc 1 được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide
tạo thành chuỗi polypeptide có dạng mạch thẳng.

b)

- Cấu trúc bậc 2 của protein có 2 dạng phổ biến: Xoắn lò xo α hoặc gấp nếp tạo phiến β.

- Đặc điểm của 2 dạng này:

+ Chuỗi polypeptide ở cấu trúc bậc 2 không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà xoắn lại hoặc gấp
nếp.

+ Cấu trúc này được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen giữa các amino acid đứng gần nhau.

c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của protein:

- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba
chiều đặc trưng. Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu nối
disulfite (S-S),…

- Cấu trúc bậc 4: Sự liên kết từ 2 hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 4.
Câu hỏi 16 trang 29 Sinh học 10: Xác định các ví dụ sau đây thuộc vai trò nào của protein.

a) Casein trong sữa mẹ.

b) Actin và myosin cấu tạo nên các cơ.

c) Kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh.

d) Hormone insulin và glucagon điều hòa lượng đường trong máu.

Lời giải:

a) “Casein trong sữa mẹ” thể hiện vai trò là nguồn dự trữ các amino acid.

b) “Actin và myosin cấu tạo nên các cơ” thể hiện vai trò cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

c) “Kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh” thể hiện vai trò bảo vệ cơ thể.

d) “Hormone insulin và glucagon điều hòa lượng đường trong máu” thể hiện vai trò điều hòa
các hoạt động sinh lí trong cơ thể.

Luyện tập trang 29 Sinh học 10: Tại sao thịt bò, thịt lợn, thịt gà đều được cấu tạo từ protein
nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính?

Lời giải:

Do sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của 20 loại acid amin đồng thời có
sự khác nhau về các bậc cấu trúc không gian nên mặc dù cùng là protein nhưng thịt bò, thịt lợn,
thịt gà lại khác nhau về nhiều đặc tính.

Câu hỏi 17 trang 30 Sinh học 10: Quan sát Hình 6.11, hãy cho biết thành phần và sự hình
thành của một nucleotide. Có bao nhiêu loại nucleotide? Nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA
khác nhau như thế nào?
Lời giải:

• Thành phần của một nucleotide gồm có 3 thành phần: nitrogenous base (gồm các loại là A,
U, G, X, T), đường pentose (gồm 2 loại deoxyribose đối với DNA và ribose đối với RNA) và
nhóm phosphate (PO43-).

• Sự hình thành một nucleotide: Đường pentose liên kết với một trong bốn loại base ở vị trí
carbon số 1. Sau đó, nhóm phosphate gắn với đường pentose ở vị trí carbon số 5. Kết quả tạo ra
một nucleotide hoàn chỉnh.

• Có 5 loại nucleotide: Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosine (C), Uracil (U).

• Nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA khác nhau ở điểm:

- Nucleotide cấu tạo nên DNA: Có đường deoxyribose; 4 loại base gồm A, T, G, X.

- Nucleotide cấu tạo nên RNA: Có đường ribose; 4 loại base gồm A, U, G, X.

Câu hỏi 18 trang 31 Sinh học 10: Quan sát Hình 6.12, hãy cho biết mạch polynucleotide
được hình thành như thế nào. Xác định chiều hai mạch của phân tử DNA.
Lời giải:

• Mạch polynucleotide được hình thành do các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết
phosphodiester được hình thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của
nucleotide kế tiếp.

• Chiều 2 mạch của phân tử DNA: Nếu mạch polynucleotide bắt đầu bằng một đầu mang
nhóm phosphate gắn với carbon ở vị trí 5’, kết thúc bởi đầu còn lại mang nhóm OH gắn ở vị trí
carbon 3’ thì mạch đó có chiều 5’ – 3’, ngược lại thì mạch sẽ có chiều 3’ – 5’. Trong phân tử
DNA, hai mạch polynucleotide có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch song song và ngược chiều nhau
(3’ – 5’, 5’ – 3’).

Câu hỏi 19 trang 31 Sinh học 10: Tính bền vững và linh hoạt trong cấu trúc của DNA có
được là nhờ đặc điểm nào?

Lời giải:

- Tính bền vững trong cấu trúc của DNA có được là nhờ:

+ Các nucleotide trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester được hình
thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kế tiếp. Đây là
liên kết bền vững.
+ Các nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau bằng số lượng lớn các liên kết hydrogen tạo
ra tính bền vững tương đối cho DNA.

+ Ngoài ra, DNA có thể cuộn xoắn và liên kết với nhiều loại protein để tăng cường tính bền
vững.

- Tính linh hoạt trong cấu trúc của DNA có được là nhờ: Các nucleotide ở 2 mạch liên kết với
nhau bằng liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là liên kết yếu dễ dàng được phá vỡ và thành lập
lại. Nhờ tính chất này mà hai mạch của phân tử DNA trở nên linh hoạt hơn, giúp 2 mạch của DNA
dễ dàng tách nhau ra khi nhân đôi và phiên mã, và liên kết lại sau khi kết thúc hai quá trình trên.

Câu hỏi 20 trang 31 Sinh học 10: Nhờ quá trình nào mà thông tin trên DNA được di truyền
ổn định qua các thế hệ?

Lời giải:

Thông tin trên DNA được di truyền ổn định qua các thế hệ nhờ vào quá trình tái bản DNA
trong phân bào.

Câu hỏi 21 trang 32 Sinh học 10: Quan sát Hình 6.13, hãy lập bảng phân biệt 3 loại RNA
dựa vào các tiêu chí sau: dạng mạch, số liên kết hydrogen, cấu trúc phân thùy, cấu trúc xoắn cục
bộ.

Lời giải:

Tiêu chí tRNA mRNA rRNA


Dạng mạch Đơn Đơn Đơn

Số liên kết
Nhiều. Không Nhiều hơn tARN
hydrogen

Cấu trúc phân


Có, chia làm 3 thùy. Không Không
thùy

Cấu trúc xoắn


Có Không Có
cục bộ

Luyện tập trang 32 Sinh học 10: Tại sao thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ?

Lời giải:

Nhờ sự kết hợp của 3 quá trình nhân đôi DNA, giảm phân và thụ tinh, thế hệ con nhận được
sự kế thừa vật chất di truyền (DNA) từ bố và mẹ. Mà DNA là phân tử có chức năng lưu trữ thông
tin di truyền, từ thông tin di truyền trên DNA qua quá trình phiên mã và dịch mã để biểu hiện nên
thành tính trạng của cơ thể. Bởi vậy, thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ.

Bài 1 trang 32 Sinh học 10: Đặc điểm nào giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có
chức năng bảo vệ tế bào?

Lời giải:

Đặc điểm giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào:

- Phân tử cellulose được tạo ra bằng các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 –
4 glycosidic bền vững, khó bị phân giải bởi các enzyme thủy phân.

- Sự hiện diện của các nhóm hydroxyl –OH phóng ra từ mỗi phân tử cellulose theo mọi
hướng, từ đó làm tăng mối liên kết giữa các phân tử cellulose liền kề. Chính nhờ mối liên kết mà
độ bền kéo của cấu trúc cellulose tăng lên, ngăn không cho tế bào bị vỡ khi nước xâm nhập qua
thẩm thấu.

- Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng và các dung môi hữu cơ thông thường.

Bài 3 trang 32 Sinh học 10: Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao một số vi sinh vật sống được
trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100oC mà protein của chúng không bị biến tính?

Lời giải:
Mỗi loại protein có một giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Bởi vậy, một số vi sinh vật sống được
trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100oC mà protein của chúng không bị biến tính vì các
protein của những vi sinh vật này có giới hạn chịu nhiệt cao. Khi ở nhiệt độ cao, chất ức chế
protein bị phân hủy từ đó protein không còn bị ức chế nữa và chúng sẽ hoạt động.

Bài 4 trang 32 Sinh học 10: Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ
dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới?

Lời giải:

Các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở
vùng nhiệt đới vì lớp mỡ dưới da có vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn của những động
vật sống ở vùng cực lạnh giá:

- Lớp mỡ dày dưới da của các loài động vật sống ở vùng cực được xem như lớp cách nhiệt
giúp tránh thất thoát nhiệt ra môi trường (giữ ấm cho cơ thể).

- Ngoài ra, lớp mỡ dưới da còn là nguồn dự trữ năng lượng giúp những động vật ở vùng cực
sống qua mùa đông lạnh giá, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

Bài 5 trang 32 Sinh học 10: Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống
nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30 oC, sau
hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50 oC thì trong hai
giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi
nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.

Lời giải:

Qua thí nghiệm trên cho thấy enzyme A (có bản chất là protein) chỉ hoạt động tốt khi ở nhiệt
độ 30oC giúp đẩy nhanh tốc độ nhân đôi DNA. Khi tăng nhiệt độ lên 50 oC lúc này enzyme A (có
bản chất là protein) bị biến tính và không hoạt động được, kéo theo quá trình nhân đôi DNA
không được diễn ra nữa.

You might also like