You are on page 1of 16

Câu 1: Sự tồn tại của nước trong cơ thể sống?

Sử dụng nước trong nông


nghiệp?
Sự tồn tại của nước:
- Nước chiếm ưu thế trong thành phần của tế bào 70-80% . Nước là chất vô
cơ đơn giản, có những tính chất lý hóa đặc biệt nên chiếm phần lớn chất sống và sự
sống bắt nguồn từ môi trường nước.
- Nước có mặt trong tế bào ở hai dạng: dạng tự do và liên kết
- Nước tự do chiếm đến 95% tổng số nước của tế bào và chủ yếu được dùng
làm dung môi và môi trường phân tán của hệ keo nguyên sinh .
- Nước liên kết chỉ chiếm 4-5% tổng số nước của tế bào và liên kết lỏng lẻo
với protein bởi các liên kết hydro và liên kết khác; là thành phần cấu trúc sợi của
các đại phân tử.
Vai trò:
- Nước là dung môi để các chất hòa tan thực hiện phản ứng và ổn định cấu
trúc của tế bào.
- Nước còn tham gia nhiều phản ứng khác nhau và cần thiết cho quá trình bài
tiết các chất khỏi tế bào, giúp điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
- Nước là thành phần cấu tạo trực tiếp tế bào, là môi trường sống của tế bào,
mọi quá trình sống của tế bào đều xảy ra trong môi trường nước.
Trong sản xuất nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng sau:
- Dùng để tưới tiêu, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho đất và hỗ trợ sự phát triển
của các loại cây cối.
- Là dung môi của các chất hóa học, dinh dưỡng cần thiết cho cây
- Nước có khả năng hòa tan phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
- Nước hỗ trợ quá trình vận chuyển, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho các
bộ phận của cây
Câu 2: Sự tồn tại và vai trò của muối khoáng trong cơ thể sống? Sử dụng
muối khoáng trong nông nghiệp?
* Sự tồn tại của muối khoáng:
- Trong cơ thể ngoài nước ra còn có các chất vô cơ khác: axit, base, muối vô cơ và
các nguyên tố kim loại.
- Muối khoáng tồn tại ở 2 dạng dạng phân ly và dạng cấu trúc ít tan hoặc không tan

1
- Ở động vật có xương, bộ xương chứa nhiều chất vô cơ nhất ( Khoảng 1/10 trọng
lượng cơ thể chủ yếu là Ca)
- Chất vô cơ thường gặp như NaCl, KCl,… Các muối như Ca , Fe,…có thể kết hợp
nhau tạo thành axit, bazo trung tính
* Vai trò:
Tuy nồng độ thấp nhưng muối có vai trò đáng kể trong tế bào và cơ thể sự cân bằng
các muối giúp cho hoạt động sinh lí xảy ra bình thường. Nhiều ion muối khoáng
tham gia cấu tạo enzyme. Muối photphats có vai trò quan trọng đối với trao đổi
chất và trao đổi năng lượng.
Ví dụ: - Hoạt động tim rối loạn khi nồng độ K+, Na+, Ca2+ mất cân bằng.
- NaCl giúp duy trì áp suất thẩm thấu, giữ nước trong mô (khi muối trong mô tăng).
* Sử dụng muối khoáng trong nông nghiệp:
+ Cây lấy củ : Kali , Lân => cung cấp năng lượng
+ Cây lấy lá: Bổ sung Mg (thành phần của chlorophyll)
+ Chăn nuôi: Thiếu máu => bổ sung Fe
Câu 3: Gluxit là gì? Phân loại gluxit và vai trò của chúng trong cơ thể sống
Gluxit là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo tỉ lệ 1C:2H:1O.
Chia làm 3 nhóm
- Monosaccarit: đường đơn giản có CTCT Cn(H20)n, số n từ 3-7.
+Đường 3C: glyceraldehyde,..tham gia quá trình đường phân, trao đổi
chất.
+Đường 5C: ribose,..tham gia cấu tạo axit nucleic, phản ứng trao đổi chất.
+Đường 6C: glucose nguyên liệu tổng hợp, nguyên liệu quá trình hô hấp.
- Oligosaccarit: từ 2-10 monosaccarit cấu tạo nên.
+Saccarose: đường mía_liên kết glucose a-1,2 fructose
+Mantose: liên kết glucose a 1,4 glucose
+Lactose: lk galactose b 1,4 glucose
- Polysaccarit: đường đa có cấu tạo từ 11 monosaccarit trở lên.
+Tinh bột: chất dự trữ tế bào thực vật(10-20% amylose và 80-90%
amylopectin)
+Glycogen: chất dự trữ tế bào động vật
+Cellulose: tạo vi sợi và vách thành tế bào(300-15000 số đơn vị glucose)
+Chitin: vỏ loài giáp xác và côn trùng
Vai trò:

2
 Tham gia vào các quá trình trao đổi chất, nguồn cung cấp năng lượng chủ
yếu cho sinh vật.
 Nguồn dự trữ năng lượng
 Nguồn nguyên liệu tổng hợp các chất khác (axit nucleic)
Tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào (cellulose, chitin,...)
Câu 4: Lipit là gì? Phân loại lipit và vai trò của chúng trong cơ thể sống?
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống không tan trong nước, tan
trong các dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, rượu nóng,…
Lipit chia thành hai nhóm:
- Lipit đơn giản: là este của axit béo và rượu. lipit nhóm này gồm triglyceride ( mỡ,
dầu), sáp và steroid.
+ Sáp là este của axit béo và rượu mạch dài ( trừ glycerol).
+ Steroid là ester của axit béo và rượu mạch vòng sterol.Thường gặp
cholesterol và testosterol.
- Lipit phức tạp
+ Photpholipit: là thành phần chủ yếu của tất cả các màng tế bào.
+ Glycolipit: có nhiều trong mô thần kinh, hồng cầu, bạch cầu, tinh trùng…
- Vai trò của lipit:
 Các lipit tham gia vào cấu trúc của các màng tế bào ví dụ photpholipit và
cholesterol
 Các lipit giữ vai trò quan trọng trong tế bào, là nguồn dự trữ dài hạn của sinh
vật
 Các lipit bảo vệ các nội quan, như lớp mỡ dưới da, quanh phủ tạng, có khả
năng chống mất nhiệt và cách nhiệt.
 Lipit là thành phần và dung môi của một số vitamin(A, D, E, K,…), đảm
bảo sự vận chuyển và hấp thu các chất hoà tan trong chất béo.
Câu 5: Trình bày các bậc cấu trúc của protein? Bậc cấu trúc nào của
protein là quan trọng nhất? Vì sao?
Các bậc cấu trúc của protein
+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polypetit. Cấu trúc
này được giữ vững nhờ liên kết peptit ( liên kết cộng hóa trị)

3
+ Cấu trúc bậc 2: Là tương tác không gian giữa các gốc axit amin. Cấu trúc được
bền vững chủ yếu nhờ liên kết hydro, Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein xoắn α (α -
helix), lá phiến β và xoắn collagen
+ Cấu trúc bậc 3: Là tương tác không gian 3D giữa các gốc axit amin, là dạng cuộn
lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptit
+ Cấu trúc bậc 4: Là tương tác không gian giữa các chuỗi của các phân tử protein
gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptit.
Bậc của cấu trúc protein quan trọng nhất là cấu trúc bậc 1. Vì trình tự amino acid
quyết định các cấu trúc bậc cao hơn. Nghĩa là, nếu cấu trúc bậc 1 thay đổi sẽ dẫn
đến sự thay đổi của các cấu trúc bậc 2, bậc 3, bậc 4.
Cấu trúc bậc 1 cũng là cơ sở phân tử xác định tính chất vật lý, và hoạt tính của
protein, cơ sở xác định cấu trúc không gian của protein và là yếu tố góp phần
nghiên cứu bệnh lý, nói lên mối quan hệ di truyền và lịch sử tiến hoá của sinh vật
Câu 6: Trình bày cơ chế sao chép AND theo nguyên tắc bán bảo lưu ở
Procaryote? Ý nghĩa của quá trình sao chép AND?
Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch
còn lại tổng hợp mới theo nguyên tắc bổ sung.
- Ý nghĩa của sự nhân đôi ADN:
+ Kết quả tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hoàn toàn với ADN mẹ
+ Đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt chính xác qua các thế hệ tế bào và
các thế hệ cơ thể của loài.
Cơ chế sao chép ADN:
 Giai đoạn khởi sự sao chép

Nhờ protein DnaA nhận biết điểm khởi đầu sao chép (Ori) khiến cho một đoạn ADN ngắn bị tách mạch.
Tiếp theo, helicase phá vỡ các liên kết hydro để tách mạch ADN. Enzyme gyrase gỡ bỏ cấu trúc siêu xoắn.
Sợi đơn khuôn mẫu sẽ được làm căng và ổn định nhờ các protein SSB.

Mồi là một đoạn ARN (một số trường hợp là ADN) có trình tự bổ sung với mạch khuôn. được
tổng hợp nhờ enzyme primase. Mồi được tổng hợp nhằm mục đích tạo ra nhóm 3’-OH để từ đó bắt đầu
tổng hợp sợi đơn ADN mới.
 Giai đoạn kéo dài chuỗi:
Sự tổng hợp sợi đơn mới nhờ xúc tác của enzyme ADN-polymerase III và xảy ra khác nhau trên 2
sợi khuôn của ADN mẹ.
Trên mạch khuôn có đầu 3’ đã mở xoắn, quá trình sao chép diễn ra liên tục theo chiều 5’ 3’ nhờ
xúc tác của enzyme ADN-polymerase III do chiều sao chép (5’3’) trùng với chiều tháo xoắn. Kết quả tạo
thành mạch trước hay mạch dẫn đầu

4
Trên mạch khuôn có đầu 5’đã mở xoắn, việc tổng hợp sợi đơn mới được thực hiện ngược với
chiều tháo xoắn. Do đó, ở mạch này, khi mạch khuôn ADN mở xoắn được 1 đoạn thì primase xúc tác tổng
hợp mồi ARN. Tiếp đó ADN-polymerase III gắn các nucleotit theo chiều 5’ 3’. ADN khuôn sau khi mở
xoắn thêm một đoạn cách mồi cũ 1000-2000 nucleotit, một mồi mới sẽ lại được tổng hợp và ADN
polymerase III lại đến và tiếp tục tổng hợp ADN từ mồi này cho đến khi gặp mồi trước thì dừng lại. Kết
quả là tạo thành các đoạn Okazaki. Việc tổng hợp ADN không liên tục dẫn đến mạch đơn mới này gọi là
mạch sau hay mạch muộn.
Cuối cùng ADN-polymerase I sẽ cắt bỏ các đoạn mồi và tổng hợp lại đoạn mới thay mồi cũ , có
bản chất là ADN. Các đoạn Okazaki sẽ được nối liền nhờ enzyme ligase để tạo sợi ADN liên tục trên
mạch sau.
Giai đoạn kết thúc chuỗi.
Khi phân tử ADN mở xoắn xong thì việc tổng hợp 2 sợi đơn mới đồng thời cũng hoàn thành và
quá trình nhân đôi ADN kết thúc. Đối với vi khuẩn E. coli, sự kết thúc nhờ sự nhận biết của protein Tus có
chức năng xác định điểm Ter, bám vào đó và giúp kết thúc quá trình nhân đôi ADN.
Câu 7: Trình bày các giai đoạn phiên mã (Tổng hợp mARN) ở
Procaryote. Mũ và đuôi gắn vào mARN có vai trò gì?
- Quá trình phiên mã (tổng hợp mARN) ở Prokaryote:
- Giai đoạn mở đầu:
+ yếu tố mở đầu sigma gắn với ARN polymerase và giúp nhận biết vùng khởi động
của gen promoter, tạo điều kiện cho ARN-polymerase nhận biết sợi làm khuôn
trên ADN và bám lên đó. Sau khi tổng hợp được khoảng 10 ribonucleotit thì yếu tố
mở đầu tách khỏi hệ thống phiên mã.
- Giai đoạn kéo dài chuỗi:
+ emzym ARN-polymerase trượt theo chiều dài sợi khuôn đầu 3’ đến đầu 5’, xúc
tác cho việc tạo liên kết phosphodiester giữa các ribonucleotit theo chiều 5’ 3’
trên sợi ARN.
+ARN-polymerase tháo xoắn ADN khuôn mẫu phía trước, tổng hợp ARN trực tiếp
không cần mồi và đóng xoắn ADN khuôn mẫu lại ở phía sau.
- Giai đoạn kết thúc:
Khi quá trình kéo dài chuỗi đến điểm kết thúc của gen thì quá trình kết thúc phiên
mã diễn ra theo 1 trong 2 kiểu:
+ kiểu 1: kết thúc không phụ thuộc yếu tố kết thúc Rho(rô), hình thành cấu trúc kẹp
tóc trên ARN.
+kiểu 2: kết thúc phụ thuộc yếu tố kết thúc Rho(rô). Protein Rho bám vào điểm rut
ở cuối của gen, sử dụng năng lượng từ ATP để kết thúc quá trình phiên mã.

5
 Vai trò của Mũ và đuôi: + Giúp bảo vệ đầu và đuôi của mRNA
+ Giúp di chuyển từ trong nhân ra ngoài nhân.
Câu 8: Trình bày các giai đoạn mã hóa thông tin di truyền:
Giai đoạn hoạt hóa axit amin:
Trước khi được vận chuyển đến ribosom, các acide amin được hoạt hóa năng lượng
ATP nhờ enzyme syntetase, xúc tác tạo thành phức hợp aminoacyl-tARN .
Aminoacid + ATP  aminoacyl-AMP + P-P(pirophosphate)
Aminoacyl-AMP + tARN  aminoacyl-tARN + AMP
Giai đoạn khởi đầu:
B1: Nhờ có nhân tố khởi đầu IF mà tiểu đơn vị nhỏ ribosom gắn được vào codon
khởi đầu trên mARN tại đầu 5’. Codon mở đầu(AUG) trên mARN đặt đúng vị trí P
trong ribosom.
B2:tARN đầu tiên mang fomyl-methionin đến gắn trực tiếp với tiểu đơn vị nhỏ, tại
vị trí P.
B3: gắn tiểu đơn vị lớn với tiểu đơn vị nhỏ để hòa chỉnh đơn vị giải mã thông tin di
truyền, tạo ribosom hoàn chỉnh.
Giai đoạn kéo dài chuỗi:
B1: sự tham gia của yếu tố kéo dài chuỗi EF
Nhờ có nhân tố kéo dài chuỗi, một phân tử tARN mang acid amin tiếp theo đến
vị trí A trong ribosom.
B2: hình thành liên kết peptide
fMet trong phức hợp gắn với tARN ở vị trí P hình thành liên kết peptide với
acide amin thứ 2 đang được gắn với tARN.
B3: sự chuyển dịch của ribosom
Ribosom dịch chuyển sang codon tiếp theo, theo chiều 5’-> 3’ trên mARN, cắt
đứt liên kết giữa formyl-methyonin và tARN ở vị trí P.
Ribosome dịch chuyển về phía trước 1 codon trên mRNA đồng nghĩa với việc đưa
peptidyl-tRNA từ vị trí A sang vị trí P. Phân tử tRNA ở vị trí P sẽ chuyển sang vị
trí E và phóng thích ra ngoài. Vị trí A trống, sẵn sàng tiếp nhận một aminoacyl-
tRNA mới.

Giai đoạn kết thúc:

6
Khi gặp codon mã kết thúc (UAA, UAG, UGA) (-một trong ba codon kết thúc ở vị
trí A), yếu tố giải phóng RF giúp giải phóng chuối polypeptide khỏi phân tử tRNA
và kết thúc quá trình dịch mã.
Câu 9: Những đặc điểm cơ bản phân biệt về cấu trúc giữa tế bào thực vật và
tế bào động vật:

STT Các điểm so sánh TB Động vật TB Thực Vật


1 Kiểu dinh dưỡng Dị dưỡng Tự dưỡng
2 Kích thước Nhỏ(đường kính Lớn(đường kính 50 m)
20 m)
3 Hình dạng Không nhất định Nhất định
4 Di động Thường có khả Ít có khả năng chuyển động
năng chuyển động
5 Lục lạp Không Có
6 Không bào Không Có không bào lớn
7 Chất dự trữ Glycogen Hạt tinh bột
8 Vách(thành) tế bào Không Có thành Cellulose
9 Hệ thông phân bào Có trung thể và Không có trung thể
thoi vô sắc
10 Kiểu phân bào Tạo eo thắt Tạo vách ngăn

Câu 10: Trình bày cấu tạo ty thể (hình tự vẽ)? Chức năng của ty thể?
- Cấu tạo:
Có 2 lớp màng:
+ Màng ngòai: cấu tạo như màng sinh chất, có chứa các protein xuyên màng
(porins) để vận chuyển một số chất vào ty thể và một số enzyme làm nhiệm vụ
chuyển hoá axit béo (lipid). Màng này đảm bảo tính thấm của ty thể.
+ Khoảng gian màng: chứa nhiều enzyme để phosphoryl hoá các nucleotide

7
+ Màng trong có tính thấm chọn lọc cao. Màng trong gấp nếp vào bên trong như
mào răng lược, có khối hình cầu đính vào màng trong gọi là các hạt cơ bản. Hạt cơ
bản có bản chất là enzyme thực hiện ba chức năng:
- Phản ứng oxi hoá của chuỗi hô hấp
- Tạo ATP trong chất nền nhờ enzyme ATP synthetase
- Các protein vận chuyển điều hoà sự đi qua của các chất ra ngoài hoặc vào
chất nền.
+ Chất nền (matrix) là phần chiếm khoang bên trong ty thể, chứa hỗn hợp đậm đặc
các enzyme tham gia vào chu trình citric.
Chức năng:
+ Là nơi sản xuất và tích lũy năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí, là nơi tổng hợp
ATP cho tế bào
+ Tự tái sinh ra nhiều ty thể khác. Tự tổng hợp các chất cho hoạt động của mình.
+ chuyển hóa, biến đổi năng lượng thức ăn thành năng lượng sinh học có ích cần
thiết cho hoạt động sống tế bào
Câu 11: Trình bày cấu tạo lục lạp (hình tự vẽ)? Chức năng của lục lạp
Cấu tạo:
- Có cấu trúc màng hai lớp:
+ Màng ngoài dễ thấm,
+ Khoảng gian màng
+ Màng trong khó thấm, bao bọc chất nền có màu xanh lục chính là chất nền.
+ Chất nền là nơi diễn ra pha tối của quang hợp. Trong chất nền có chứa các túi dẹt
bản mỏng chứa diệp lục chính là thylakoid
- Màng thylakoid chính là nơi diễn ra pha sáng của quang hợp, chứa nhiều enzyme
để tổng hợp ATP
- Grana: Chồng dĩa, gồm nhiều thylakoid chồng lên
- Lamen: phiến mỏng nối các chồng dĩa
Chức năng:
+ Tổng hợp những chất hữu cơ từ năng lượng ánh sáng mặt trời và các chất vô cơ
nước, khí cacbonic với sự có mặt của diệp lục tố.Quá trình quang hợp được thực
hiện qua phát sáng và pha tối. phản ứng tổng quát của quang hợp
6CO2 + 6H2O + năng lượng ánh sáng  C6H12O6 +6O2

8
Câu 12: Trình bày qúa trình phân bào nguyên nhiễm? Ý nghĩa của phân bào
nguyên nhiễm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
- Quá trình:
-Kỳ trước: Hạch nhân phân tán rồi biến mất .Màng nhân phồng lên rồi biến
mất .Trung thể chia đôi về hai cực tế bào và giữa chúng hình thành hệ thống thoi
dây tơ vô sắc. ADN đóng xoắn tạo cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) với số lượng đặc
trưng cho loài.
-Kỳ giữa: NST co ngắn cực đại, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô
sắc.
-Kỳ sau: mỗi NST kép chia đôi ở tâm động thành hai NST đơn. Hai NST đơn theo
dây tơ vô sắc đi về hai cực tế bào.
-Kỳ cuối: nhiễm sắc thể được kéo về hai cực tế bào , tế bào chất bắt đầu phân chia.
Ở động vật tế bào phân chia hướng tâm bằng cách thắt lại ở giữa tế bào. Ở thực vật
tế bào phân chia theo kiểu ly tâm, ở trung tâm tế bào hình thành một vách ngăn.
Câu 14: Nếu bản chất của quang hợp? Trình bày tóm tắt nội dung pha
sáng trong quá trình quang hợp? Giải thích rõ vai trò của nước trong pha
sáng của quá trình quang hợp?
 Bản chất của quang hợp:
Là quá trình mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sang hệ sắc tố và sử dụng năng
lượng để khử CO2 và H2O tạo thành Cacbonhydrat và O2.
Phương trình: 6CO2+6H2O=C6H12O6+6O2
 Tóm tắt nội dung pha sáng trong quá trình quang hợp:
- Sự hấp thụ năng lượng ánh sáng của các sắc tố trên màng thylakoid
- Kích hoạt điện tử phân tử diệp lục thành điện tử chyển chất nhận khác nhau để tạo
ATP, NADPH2.
- Năng lượng ánh sáng được tích lũy trong các lk hh của ATP, NADPH, kèm theo
là O2 được giải phóng vào môi trường.
- Pha sáng gốm hai giai đoạn: GĐ quang lý và GĐ quang hoá.
* GĐ quang lý:
- Xảy ra những biến đổi về tính chất vật lý của phân tử sắc tố (chlorophyll) khi hấp
thụ năng lượng ánh sáng. Khi chlorophyll hấp thụ ánh sáng (tia xanh hoặc đỏ), điện
tử của chlorophyll sẽ được nâng lên quỹ đạo cao hơn.

9
- Hai tâm quang hợp P700 và P680 trực tiếp tiến hành các phản ứng quang hoá. Do
đó cần có sự truyền năng lượng từ các sắc tố nhận được năng lượng sang các sắc tố
khác và truyền dến cho hai tâm quang hợp.
- Quang phân li nước (p/ư Hill) nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời, với sự tham
gia của sắc tố và các chất oxy hoá, nước bị phân huỷ thành H+, e- và O2.
H2O -> 1/2 O2 + 2H+ + 2e-
Khí O2 thải ra môi trường, e- thực hiện chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp để tổng
hợp ATP, H+ kết hợp NADP để tạo NADPH2.
Như vậy H2O đóng vai trò chất cung cấp H+ và e- để tạo chất khử NADPH2 tham
gia quá trình khử CO2 trong pha tối.

* GĐ quang hoá: là sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp ATP trong pha sáng
của quang hợp. Có 2 trường hợp:
- Quang phosphoryl không vòng: nước phân ly điện tử chuyền cho các chất
chuyền ->chuyền NAD tạo NADPH -> điện tử không quay lại trung tâm quang
hợp. Kết quả của quang phosphoryl hoá không vòng là tạo ATP và NADPH2
- Quang phosphoryl hóa vòng: điện tử quay lại trung tâm quang hợp, ở dạng này
năng lượng được tạo ra ít hơn nhiều so với quang phosphoryl hoá không vòng và
chỉ tạo ra ATP. Xảy ra ở điều kiện yếm khí với sự có mặt của các chất oxi hoá như
vitamine K, Feredoxin.

VẼ HAI HÌNH CỦA QUANG PHOSPHORYL HOÁ VÒNG VÀ KO VÒNG

 Vai trò của nước trong pha sáng của quá trình quang hợp: cung cấp nguồn
electron, nguồn H+ thông qua pư phân ly nước để tạo ATP, NADPH tạo năng
lượng. Nếu không có H2O quá trình quang hợp không xảy ra.

10
Câu 15: Sự biến đổi gluxit trong dị hóa ở sinh vật hô hấp yếm khí và
sinh vật hô hấp hiếu khí giống nhau ở quá trình nào? Hãy trình bày các giai
đoạn của quá trình đó?
*Sự biến đổi gluxit trong dị hóa ở sinh vật hô hấp yếm khí và sinh vật hô hấp yếm
khí giống nhau ở quá trình đường phân
*Các giai đoạn của quá trình đường phân
-Gồm 2 giai đoạn
Mất năng lượng
a) Giai đoạn 1: đầu từ năng lượng:
ATP ADP + P
Glucose
Tạo năng lượng
1 ATP
ADP

Glucose 6 P

Fructose 6 P

3 ATP

ADP

Fructose 1,6P

PHAP GA3P

b) Giai đoạn 2
GA3P
6 2NAD+
2 NADH+2H+
1,3 bi phosphoglycerate

11
7 2ADP

2ATP

3 Phosphoglycerate

2 Phosphoglycerate

Phosphoenolpyruvate

10 ADP

ATP

Pyruvate

Kết quả: 1glucose 2 pyruvate +2 ATP + 2NADH

Câu 16: Trình bày quá trình biến đổi hiếu khí sản phẩm đường phân
diễn ra trong ty thế
Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nảy
mầm, hoa đang nở…

- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:
+ Chu trình Crep: khi có ôxi, axit pyruvic từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó, pyruvate
chuyển hóa theo chu trình Krebs và bị ôxi hóa hoàn toàn.
2Pyruvate + NAD+ + Coenzyme-A  2Acetyl-coA + 2CO2 + 2NADH

12
+ Chuỗi chuyền electron: Hydro tách ra từ axit pyruvic trong chu trình Krebs được
chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước và giải phóng năng lượng
ATP.

- Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H2O và 30 ATP.
- Từ 1 phân tử glucôzơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.
13
Câu 17: Trình bày quá trình biến đổi kỵ khí sản phẩm đường phân (các dạng
lên men). Tại sao khi lao động nặng người ta bị mỏi cơ?
 Lên men Lactic và ethylic đều là quá trình phân giải polysaccharide.
- Vi khuẩn hấp thu đường đơn và phân giải tạo năng lượng cho tế bào
- Đều tạo ra 2ATP trong giai đoạn đường phân
- Quá trình chung: polysaccharide-> phân giải thành đường đơn (monosaccharide)
Sự khác nhau:
Lên men Etylic:
- Chất phân giải: tinh bột và đường
- Tác nhân: nấm men
- Sản phẩm chính: rượu etylic
- Axit pruvic loại CO2 thành acetaldehide bị khử thành rượu ethylic
- Xảy ra 2 quá trình:
C2H12O6 + 2NAD -> CH3COCOOH + 2NADH
2CH3COCOOH -> CH3CHO + CO2
2CH3CHO + 2NADH -> 2CH3CH2OH + 2NAD
C6H12O6 -> 2CH3CH2OH + 2CO2

Lên men Lactic:


- Chất phân giải: glucozơ
- Tác nhân: vi khuẩn Lactic
- Sản phẩm chính: axit lactic
- Axit pruvic bị khử thành axit lactic
- Xảy ra 1 quá trình:
C6H12O6 + 2NAD  CH3COCOOH + 2NADH
2CH3COCOOH + 2NADH  2CH3CHOHCOOH + 2NAD

C6H12O6  2CH3CHOHCOOH

14
- Khi lao động nặng thường bị mỏi cơ vì :
+ Khi số lượng cơ hoạt động khoảng 2/3 tổng số trở lên hoặc vận cơ anh máu
sẽ không cung cấp đủ oxy các sản phẩm trung gian sinh ra nhiều, thần kinh bị hưng
phấn mạnh kéo dài, quá trình ức chế hình thành làm cho mệt mỏi sớm xuất hiện.
Câu 19: Sinh sản vô tính là gì? Trình bày các kiểu sinh sản vô tính ở
thực vật? Ứng dụng sinh sản vô tính để sản xuất giống trong nông nghiệp?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản từ 1 tế bào hoặc 1 nhóm tế bào trên cơ thể
mẹ thực hiện 1 quá trình phân chia tế bào nguyên nhiễm và phân hoá để hình thành
cơ thể mới.
Các kiểu sinh sản vô tính ở thực vật:
- Phân đôi: là kiểu sinh sản vô tính đơn giản nhất. Từ cơ thể mẹ đơn bào phân chia
nguyên nhiễm làm 2 phần giống nhau. Mỗi phần phát triển thành cơ thể mới. Vd:
trùng cỏ
- Liệt sinh (phân nhiều lần): Từ cơ thể mẹ đơn bào, nhân tế bào phân chia
nhiều lần tạo ra 1 tế bào nhiều nhân, sau đó tế bào chất phân chia 1 lần thành nhiều
mảnh, mỗi mảnh chứa 1 nhân và đó là cơ thể mới. Vd: Bào tử trùng sporozoa
- Sinh bào tử: là hình thức sinh sản phổ biến đối với tảo, nấm, rêu và dương xỉ. Bào
tử phân chia thành 2 hoặc nhiều bào tử con (túi bào tử). Khi gặp điều kiện thuận
lợi, màng túi bào tử vỡ ra, các bào tử thoát ra ngoài phát triển thành các cơ thể mới.
- Nảy chồi: là hình thức sinh sản vô tính của nấm men và thuỷ tức. Từ trên cơ thể
mẹ đơn bào, nảy chồi nguyên sinh chất và sau đó phát triển thành một cơ thể mới.
- Phân mảnh: là phương thức sinh sản vô tính thường gặp ở giun dẹp và sao bể. Từ
cơ thể mẹ đa bào được phân cắt làm nhiều mảnh. Mỗi mảnh sẽ phát triển thành một
cá thể mới.
- Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản vô tính ở một số loài thực vật. Từ một
cơ quan hoặc bộ phận trên cơ thể mẹ (rễ, thân, lá) phân chia nguyên nhiễm liên tục
va phân hoá để tạo thành một cơ thể mới (khoai lang, sắn, mía...).
Ứng dụng sinh sản vô tính để sản xuất giống trong nông nghiệp: nhân giống và
duy trì các đặc tính tốt của cây trồng bằng các hình thức như ươm cành, dâm cành
và nuôi cấy mô.
Câu 20*: Khái niệm về hệ sinh thái? Cấu trúc và chức năng của hệ sinh
thái? Cho 1 ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp và phân tích các thành phần cấu trúc
trong hệ sinh thái đó?

15
 Khái niệm: HST là một đơn vị tự nhiên, một vùng không gian địa lý, ở đó có sự
thống nhất giữa sinh vật và ngoại cảnh. Sinh vật trong HST được gọi là quần xã.
Chính tác động qua lại giữa sinh vật và ngoại cảnh đã làm nên HST đó.
Tóm tắt khái niệm: HST = Quần xã sinh vật + Môi trường.
 Cấu trúc: Hệ sinh thái gồm 4 phần:
- Môi trường vô sinh (Nước, ánh sáng mặt trời,...)
- Sinh vật sản xuất (Các thực vật quang hợp)
- Sinh vật tiêu thụ các cấp (các loài đv ăn cỏ, ăn thịt,…)
- Sinh vật phân hủy (Vi sinh vật hoại sinh,…)
 Chức năng của HST: thực hiện dòng vật chất kín và dòng năng lượng hở.
Dòng vật chất kín: là vật chất được sử dụng luân hồi trong HST từ sv sản xuất đến
sv tiêu thụ và sv phân huỷ để cuối cùng trả lại cho hệ sinh thái đúng lượng vật chất
ban đầu.
Dòng năng lượng hở: nghĩa là năng lượng chỉ được sử dụng một lần, sau đó chuyển
sang cho sinh vật khác ở mức thấp hơn, cuối cùng toàn bộ năng lượng ban đầu tiêu
tốn cho môi trường dưới dạng nhiệt .
 Ví dụ: Hệ sinh thái đồng cây Ngô
- Môi trường vô sinh: ánh sáng, không khí, nước, đất,…
- Sinh vật sản xuất: cây Ngô,…
- Sinh vật tiêu thụ các cấp: Cấp 1: sâu, châu chấu,…
Cấp 2:Chim,…
Cấp 3: Người
- Sinh vật phân hủy: nấm, vi khuẩn,…
Câu gạch chân: ra 1 trong 5 câu
Câu in nghiêng: ra 1 trong 5 câu
Câu bôi đậm: ra 1 trong 10 câu

16

You might also like