You are on page 1of 15

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC TẾ BÀO

I. Thành phần hóa học


29. a) Phân tử mARN của svns và mARN trưởng thành của svnt
- Giống: đều là sản phẩm của quá trình phiên mã và tham gia vào quá trình dịch mã. Tuân
theo nguyên tắc bổ sung với 1 mạch của ADN. Đều có cấu trúc mạch đơn
- Khác: mARN của svns sau khi được tổng hợp thì đi vào dịch mã luôn, còn ở svnt, để trở
thành mARN trưởng thành, mARN mới được tổng hợp phải trải qua quá trình cắt intron,
nối exon, gắn mũ 7 metyl G… trong quá trình cắt intron nối exon có thể tạo ra các
mARN trưởng thành khác nhau  protein khác nhau.
b) Có 2 loại lipid màng: photpholipid và cholesteron
- Trong khung lipid, cholesteron xếp xen kẽ với photpholipid  tạo thêm tính ổn định
- Photpholipid có đuôi hidrocacbon ở trạng thái no (nối đơn trong đuôi hidrocacbon –CH2
– CH2- CH2 -…)  tính bền vững
- Photpholipid có đuôi hidrocacbon ở trạng thái không no (nối đôi trong đuôi hidrocacbon
– CH2 – CH = CH – CH2 - …)  tính lỏng lẻo
30. Vai trò của các mARN có kích thước nhỏ
- ARN nhân kích thước nhỏ tham gia vào cấu trúc phức hệ cắt nối intron và exon
- Trong phức hệ cắt nối, các ARN này thể hiện hoạt tính lyzozym cắt vùng biên intron và
nối exon tạo ARN hoàn chỉnh
- ARN kích thước nhỏ kết hợp với protein  miARN tham gia điều hòa hoạt động của gen
- ARN kích thước nhỏ kết hợp với protein tạo thành các siARN tham gia điều hòa hoạt
động gen và biến đổi cấu trúc chất nhiễm sắc.
31. Dựa vào cấu trúc hóa học, ADN ưu tú hơn trong vai trò mang vật chất di truyền vì:
- ADN có cấu trúc dạng sợi kép, 2 khung photphat chạy đối song song nằm ngoài đẩy các
bazo nito kị nước vào phía trong tránh các ptu nước. Các bazo nito xếp thành nhiều lớp
chồng lên nhau  ADN bền hơn ARN
- ADN có công thức dạng sợi kép  cơ chế sửa chữa ADN dễ hơn  ADN ít biến đổi hơn
ARN có mạch đơn
- ARN có thành phần đường là ribozo khác với thành phần đường ADN là deoxiribozo.
Đường deoxiribozo không có gốc –OH ở vị trí C2 (đây là gốc hóa học phản ứng mạnh,
ưa nước)  ARN kém bền hơn ADN trong nước
- ARN có thành phần uracil (U) được thay bằng tymin (T) trong ADN. Về công thức hóa
học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl (-CH3). Đây là gốc kị nước  ptu ADN
bền hơn
- Bazo nito U chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin hóa/ metyl hóa) để thành
xitozin (C) và T. Bazo nito T cần 1 biến đổi hóa học (metyl hóa) để thành U, cần 2 biến
đổi hóa học (cả amin hóa và metyl hóa) để thành C (khó xảy ra hơn)  ADN lưu giữ ttdt
tốt hơn.
32. Cơ chế thích nghi của lúa mì vào mùa đông
- Đối với lúa mì mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, màng sinh chất phải giữ được trạng
thái bán lỏng để thực hiện chức năng sinh học.
- Do đó lipit phải chứa các axit béo không no với các nối đôi, nên nhiệt độ thấp, đuôi của
chúng không bó chặt, do đó màng sinh chất không bị rắn lại, vẫn giữ được trạng thái bán
lỏng.
33. Thí nghiệm nhận biết tinh bột – lugol
a) Lugol có thành phần chính gồm Iot và Kali  Tinh bột tiếp xúc với iot chuyển màu xanh đen,
khi có nhiệt độ cao thì dung dịch mất màu, về nhiệt độ thường, màu trở lại. Sau nhiều lần lặp lại
thí nghiệm, tinh bột biến tính  dung dịch mất màu hoàn toàn.
b)
34
1.
- Các mạch axit béo phổ biến trong phosphoglyceride: là các mạch chứa 14; 16; 18 hoặc
20C, chứa cả mạch no lẫn mạch không no
- Các mạch axit béo này khác nhau theo bội số của 2 vì các axit béo được tổng hợp từ khối
cấu trúc 2C là axetat (CH3COO-) theo sơ đồ sau:
Acetat (CH3COO-) + coenzim A  axetyl coA  tham gia tổng hợp các axit béo
2. Đvật mỡ, tvật dầu vì
- Mỡ là lipit có chứa nhiều axit béo no còn dầu chứa nhiều axit béo không no
- Đvật có khả năng di chuyển nên sự nén chặt của lipid dưới dạng mỡ giúp nó thuận lợi
hơn trong hoạt động của mình, đồng thời tích lũy hay chiết rút năng lượng thì nó phồng
lên hay xẹp đi một cách thuận lợi. Tvật sống cố định nên nguyên liệu dự trữ là dầu với
cấu trúc lỏng lẻo hơn.
35. Bảo quản trứng sống bằng phương pháp lạnh vì:
- Bảo quản bằng phương pháp nóng sẽ làm biến tính các thành phần của trứng (như
protein, …), khi ăn có thể gây ngộ độc
- Bảo quản bằng phương pháp lạnh đồng thời kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật,
giúp trứng để được lâu hơn.
36.
- Lipid đơn giản: Mỡ, sáp, dầu,
- Lipid phức tạp: glicolipid, photpholipid, lipoprotein
- Lipid dẫn xuất: steroid, carotenoid, terpen
- Sản phẩm thủy phân của các nhóm :
+ Nhóm lipid đơn giản bị thủy phân thành axit béo và glicerol
+ Nhóm lipid phức tạp ngoài axit béo và glixerol ra thì còn các gốc/ nhóm nguyên tố
khác, như photphat, lưu huỳnh,…
+ Nhóm lipid dẫn xuất có dạng mạch vòng, khó thủy phân
37. Pepsin là chất biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất. Vì:
- Đường glucozo là đơn phân, giữa các nguyên tử liên kết bằng liên kết cộng hóa trị bền vững,
khó điwts gãy khi tăng nhiệt độ
- ADN có bị đứt gãy, tách ra làm hai mạch do các liên kết hidro bị đứt. Nhưng do ADN có cấu
trúc mạch đôi, tuân theo nguyên tắc bổ sung và số lượng liên kết hidro giữa các nucleotit lơn nên
khi về nhiệt độ thường có thể hồi phục
- Pepsin có bản chất là protein nên dễ bị đứt gãy (do các liên kết hidro giữa các đơn phân yếu).
Mà pepsin được cấu thành từ nhiều loại enzim nên để hồi tính chính xác là khó.
38.
1. Chất tan được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: histon, nucleotit
- Histon là protein nên được tổng hợp trong bào tương nhưng cần được đưa vào nhân để gắn với
ADN
- Nucleotit được lấy vào qua thực bào/ ẩm bào vào tế bào chất và phảo được vận chuyển đến
nhân cho sự phiên mã, sao chép ADN.
- Các tARN được tổng hợp trong nhân nhưng được đưa đến tế bào chất để riboxom sử dụng
- Các tiểu phần của ATP là protein màng được tổng hợp trong tế bào chất (trên màng ER) và
được vận chuyển đến màng sinh chất.
2. Các liên kết:
a)
+ (1)Liên kết hóa trị
+ (2)Tương tác van der Waals
+ (3)Liên kết hidro
+ (4)Cầu disuphua
+ (5)Liên kết ion
b)
Lk hidro Lk van der Waals
- Là lk được tạo ra do lực hút tĩnh điện - Là lk được hình thành do sự tương tác
giữa 1 nguyên tử mang điện tích âm với đặc hiệu giữa 2 nguyên tử khi chúng ở
nguyên tử hidro đang lk cộng hóa trị gần nhau
với nguyên tử khác
- Chỉ xảy ra với các phân tử phân cực - Không phụ thuộc vào tính phân cực, chỉ
phụ thuộc vào khoảng cách giữa các
nguyên tử
- Năng lượng liên kết cao hơn (khoảng 5 - Năng lượng liên kết thấp hơn (khoảng 1
kcal/mol) kcal/mol)
- Tính đặc hiệu cao hơn, phụ thuộc vào - Tính đặc hiệu thấp hơn, không phụ
cấu hình của phân tử tham gia liên kết thuộc vào cấu hình của các phân tử
tham gia liên kết.

39.
a)
(1) Lớp kép photpholipid
(2) Cacbonhidrat/ glicoprotein
(3) Protein xuyên màng
(4) Phân tử chất tan/ nước
(5) Phân tử tín hiệu
b) Chức năng của protein trong màng sinh chất
- Ghép nối và nhận diện tế bào
- Trung gian giữa truyền tin nội bào và ngoại bào
- Vận chuyển các chất xuyên màng
- Tham gia vào con đường truyền tín hiệu theo trật tự nhất định
40.
a) Sai. Oxi là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể với 65%
b) Sai. Nước giải phóng nhiệt khi hình thành liên kết hidro và hấp thụ nhiệt khi bẻ gãy các liên
kết hidro.
c) Sai. Liên kết cầu disunfit là liên kết cộng hóa trị giàu năng lượng
d) sai. Gắn ở bộ máy Golgi
e) Sai. Ở lưới nột chất hạt chỉ chủ yếu tổng hợp protein, cenlulose hình thành ở màng sinh chất
f) Đúng
41.
a) Không có kết quả nào là đúng
- Ở nồng độ cơ chất thấp (vd 0,1 – 5 µM) thì tăng nồng độ cơ chất, tốc độ phản ứng sẽ tăng cho
dù đó là chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh.
- Ở nồng độ cơ chất lớn (vd 150 – 200 µM) thì tăng nồng độ cơ chất, tốc độ phản ứng sẽ không
thay đổi do enzim đã bão hòa.
b) ADN lk vs pr histon để hình thành nucleoxom được vì:
- Gốc photphat phân bố dọc khung phân tử ADN làm cho phần ngoài phân tử tích điện âm suốt
dọc chiều dài phân tử, tạo thuận lợi cho sự hình thành các liên kết với histon
- Các aa tích điện dương như lizin và arginin, chiếm hơn 1/5 tổng số các aa có trong protein
histon giúp hình thành liên kết với gốc photphat trên phân tử ADN
- Có 14 điểm tương tác khác nhau giữa ADN với protein histon. Ở mỗi tiếp điểm, khe phụ của
ADN ở vị trí trực diện với lõi 8 phân tử histon (octamer) có khả năng hình thành gần 140 liên kết
hidro với nhau.
42.
1. a) Hình 1 là cholesteron, là lipid có bộ khung cacbon gồm 4 vòng dính với nhau. Cholesteron
tham gia cấu tạo nên màng tế bào động vật (xếp xen kẽ với photpholipid, tạo nên tính bền chắc
của màng)
b) Ngoài ra, cholesteron còn là tiền chất để tổng hợp các steroid khác (nhiều hoocmon được sinh
ra từ cholesteron, kể cả hoocmon sinh dục ostrogen và testosteron)
2. Không giống nhau
Vì lk peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C, hai chuỗi polipeptit dù có trình tự giống nhau
nhưng ngược chiều thì sẽ có các gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy sẽ có các cấu trúc
bậc 2, 3, 4 khác nhau, dẫn đến hoạt tính và chức năng khác nhau.
43. Do đặc điểm tính chất hoá học và vật lí của các chất vận chuyển khác nhau nên nó được đưa
vào tế bào thông qua các kênh vận chuyển khác nhau.
+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp
phôtpholipit kép
+ Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ
các kênh prôtêin xuyên màng.
+ Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.
44.
a) Sự có mặt của các axit béo no và không no
- Axit béo không no, trong cấu trúc có nối đôi, chúng cấu tạo nên photpholipid xuất hiện ở màng
sinh chất của tế bào thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp và bảo vệ cấu trúc màng.
- Axit béo no, trong cấu trúc chỉ có nối đơn, chúng cấu tạo nên photpholipid xuất hiện ở màng
sinh chất các tế bào thích nghi với nhiệt độ cao, vì chúng có chức năng duy trì tính ổn định của
mang trong môi trường nhiệt độ cao và chuyển động nhiệt cao.
b) Đặc tính giúp axit nucleic là vtdt
- Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong cấu trúc có 1 chuỗi kéo dài gồm nhiều
nu liên kết với nhau, tạo nên sự đa dạng về trình tự  chứa ttdt
- TTDT chứa trong phân tử axit nucleic có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm trong tế bào
trên 1 quy mô lớn là các ptu protein thực hiện các hoạt động sống.
- Ptu có thể được nhân đôi để tạo ra các bản sao làm thông được sao chép, từ sự sao chép các ptu,
tt được phân chia về các tế bào con thông qua phân bào và tt được di truyền.
45.
a) Thalidomide là một loại dược phẩm được dùng điều trị ốm nghén cho phụ nữmang thai.
Thuốc này là hỗn hợp của hai loại đồng phân đối hình. Đồng phân đối hình là các chất đồng phân
là hình ảnh soi gương của nhau. Thông thường, một đồng phân hoạt động sinh học, còn đồng
phân kia không hoạt động. Vì vậy khi sử dụng thalidomide, một đồng phân làm giảm cơn buồn
nôn vào buổi sáng, nhưng đồng phân kia lại gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
b)
-Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở các bào quan trong tế bào chất: riboxom, màng ngoài của
nhân, ti thể, lục lạp...
- Protein tham gia cấu trúc riboxom được tổng hợp ở tế bào chất, sau đó đi vào nhân rồi cuối
cùng lại đi ra tế bào chất.
- Ở tế bào nhân thực, protein được tổng hợp tại tế bào chất sau đó được vận chuyểnđến những
nơi khác nhau trong tế bào tùy theo nhu cầu của tế bào cũng như vai trò của từng loại protein.
- Protein được vận chuyển đến nơi mà nó thực hiện chức năng là nhờ có một tínhiệu đặc biệt gọi
là tín hiệu dẫn.
- Tín hiệu dẫn là một đoạn các axit amin nằm ngay trên phân tử protein, thường ởđầu N. Tín hiệu
này sẽ bị cắt bỏ khi protein được vận chuyển đến đích.
- Các loại protein khác nhau sẽ có tín hiệu dẫn khác nhau.
46. Ko nên để rau, củ, quả trên ngăn đá tủ lạnh:
- Trong tế bào, nước ở trạng thái lỏng, các phân tử nước sắp xếp 1 cách ngẫu nhiên, tự do nên
chúng có thể phân bố gần nhau hơn, còn trong nước đá, các phân tử nước phân bố trong 1 cấu
trúc mạng lưới chuẩn và ở thể rắn thì khoảng cách giữa các phân tử nước tăng lên.
- Khi cho rau củ quả vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng
thái rắn  thể tích tb thực vật tăng
- Thành bên ngoài của tb thực vật là thành xenlulozo, do thành không có tính giãn nở cao nên khi
thể tích tb tăng lên quá nhiều sẽ dẫn đến làm phá vỡ cấu trúc tế bào  rau củ quả bị hư hại
47.
a) Các nhóm chức được xem là chìa khóa cho sự hoạt động chức năng của các phân tử sinh học
Nhóm chức Cấu trúc Ví dụ
Hydroxyl (-OH) Gồm nguyên tử H liên kết với nguyêntử O, Etanol (C2H5-OH)
còn O liên kết với khung carbon của phân
tử hữu cơ
Carbonyl (>CO) 1 nguyên tử C kết hợp với nguyên tử O Acetone
bằng 1 lk đôi
Carboxyl (- 1 nguyên tử O lk đôi với 1 nguyên tử C mà Axit axetic
COOH) nguyên tử C còn lk với nhóm –OH
Amino (-NH2) Nguyên tử N liên kết với 2 ngtu O và với bộ Glycine
khung cacbon
Sulfhydryl (-SH) Nguyên tử S lk vs nguyên tử H, có hình Cysteine
dạng giống với nhóm hydroxyl
Phosphate (- Ngtu P lk vs 4 ngtu O, 1 ngtu O lk vs bộ Glycerol phosphate
OPO32-) khung xương cacbon, 2 ngtu O tích điện âm
Methyl (-CH3) Ngtu C lk vs 3 ngtu H. Nhóm methyl có thể 5-methyl cytydine
gắn với carbon hoặc với nguyên tử khác
b) Hình mô tả phức hệ protein champorin (chaperone)
- Là 1 phức hệ đa protein khổng lồ có hình dạng như hình trụ rỗng, cấu tạo từ 2 protein: 1 pr hình
trụ rỗng, pr kia là mũ có thể đậy 1 đầu ống hình trụ;
- Các bước hoạt động của chaperonin
+ Chuỗi polipeptit cuộn xoắn vào ống trụ từ 1 đầu
+ Mũ chụp vào làm cho ống trụ thay đổi hình dạng để tạo môi trường ưa nước cho sự cuộn xoắn
của chuỗi polipeptit
+ Mũ rời ra và chuỗi protein cuộn xoắn hoàn hảo được giải phóng ra.
48.
a) Thuốc AZT:
- Dựa vào cấu trúc phân tử của thuốc: gồm có nhóm bazơ nito, đường và nhóm photphat  cấu
trúc tương tự như các nucleotit trên ADN  phân tử này có thể tham gia vào quá trình nhân đôi
ADN.
- Phân tử này không có nhóm OH ở C3 giống nucleotit. Nhóm OH ở vị trí C3 tham gia hình
thành liên kết photphodieste với nhóm P nên khi thay bằng nhóm 3N  không thể hình thành
liên kết photphodieste để kéo dài mạch đang tổng hợp  dừng quá trình phiên mã ngược của
HIV.
b) Ptu càng nhỏ, càng không phân cực thì càng dễ đi qua
Thứ tự: II, IV, I, III
49.
1. *Nguồn gốc protein trong ty thể:
- Một số polypeptide của chuỗi dẫn truyền điện tử (7 chuỗi polypeptide củanphức hợp I, 1
polypeptide của phức hợp III, cytochrome oxydase I, II và III của phức hợp IV, 2 chuỗi
polypeptide của phức hợp V thuộc ATP synthase) được mã hóa bởi hệ gene của ty thể.
– Hầu hết cac chuỗi polypeptide còn lại (80 chuỗi polypeptid) của các phức hệ protein được mã
hóa bởi gene trong nhân và được dịch mã bởi các ribosome tự do trong tế bào chất sau đó được
chuyển vào trong ty thể.
* Quá trình tổng hợp và vận chuyển protein:
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene ty thể  mARN polypeptide  màng
trong ty thể.
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene  mARN (nhân)  mARN (tế bào
chất)  polypeptide (tế bào chất) đánh dấu polypeptide bằng trình tự lặp lại gồm 20 – 35 axit
amin tích điện dương, được duy trì ở trạng thái mở nhờ chaperone Hsp 70 Polypeptide được
đánh dấu liên kết với thụ thể trên bề mặt ty thể được duỗi thẳng Špolypeptide được vận chuyển
vào xoang gian màng nhờ phức hệ protein Tom trên màng ngoài Šphức hệ protein Tim trên
màng trong  cài phần kỵ nước của polypeptid vào màng trong, phần ưa nước quay ra xoang
gian màng và chất nền ty thể.
2. Cách tiến hành:
- Lấy 1 ít dung dịch cho vào ống nghiệm, đánh số.
- Nhỏ vài giọt NaOH vào 3 ống nghiệm, khuấy đều.- Nhỏ vài giọt CuSO4 vào 3 ống nghiệm,
khuấy đều.
* Hiện tượng:
- Ống nghiệm nào xuất hiện màu tím => ống nghiệm đó chứa proteindo phản ứng với CuSO4
trong MT kiềm (phản ứng piure) – đây là phản ứng đặc trưng cho LK peptit => ống nghiệm đựng
lòng trắng trứng.
- Đem 2 ống nghiệm còn lại đun trên ngọn lửa đèn cồn, ống nào cho kết tủa màu đỏ gạch (Cu2O)
thì ống nghiệm đó chứa glucozo (do glucozo có tính khử).
- Ống nghiệm còn lại là saccarozo.
50.
- Ở thực vật chủ yếu là cacbohidrat. Vì: Cacbohidrat dự trữ được năng lượng ít hơn và cồng kềnh
phù hợp với đời sống của thực vật là cố định.
- Ở động vật là mỡ. Vì mỡ dự trữ được nhiều năng lượng hơn và nén chặt hơn phù hợp với động
vật có đời sống di chuyển. Ngoài ra mô mỡ còn bọc lót các cơ quan và ở một số động vật, lớp
mỡ dưới da bảo vệ chúng khỏi bị giá lạnh.
51.
- Các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố có tính chất lí, hoá phù hợpvới tính
chất của sự sống. Đó là:
- Có kích thước bé; Vỏ điện tử dễ dàng liên kết tổ hợp với nhau để tạo nên nhiều loại phân tử,
nhiều loại hợp chất, nhiều loại cấu trúc cũng như nhiều hệ thống có tổ chức khác nhau rất đa
dạng.
52.
Giải thích:
- Protein được giải phóng vào mt nuôi cấy  protein ngoại tiết
- Quan sát thấy thuốc nhuộm trong các miếng dẹt phẳng  bộ máy Golgi; trong cấu trúc
hình ống  lưới nội chất hạt
- Sau khi thêm hoocmon, thuốc nhuộm được quan sát như những chấm nhỏ tụm lại dọc
theo màng sinh chất  sự bài xuất protein này ra ngoài tế bào qua xuất bào và chịu chi
phối bởi hoocmon.
53. Vào kì giữa nguyên phân, ADN (thành phần chính hạch nhân) đã được cuộn xoắn thành NST
phục vụ cho việc phân bào. NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo. Màng nhân đã tiêu
biến (kì đầu nguyên phân)
54.
- Ở người, gen có các đoạn intron xen kẽ với các exon. Những đoạn intron này sau sẽ bị cắt đi,
khiến đoạn gen ngắn lại  chuỗi polipeptit ngắn lại  sản phẩm có khối lượng nhỏ hơn so với
sản phẩm của vi khuẩn không bị cắt các đoạn intron.
55. Khi có nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần tử kị nước bên
trong màng lộ ra bên ngoài, do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập
tức liên kết lại với phần kị nước của phân tử khác làm cho phân tử nọ kết dính với phân tử kia.
56.
a) Động vật chọn oxi hóa cacbohidrat để dự trữ năng lượng vì:
- Cacbohidrat (cụ thể ở động vật là glicogen) dễ huy động, dễ phân hủy, tích trữ ngắn hạn, năng
lượng giải phóng lớn.
- Mỡ tuy oxi hóa giải phóng nhiều năng lượng hơn nhưng khó huy động, khó phân hủy, không
thuận tiện cho lối sống di động của động vật, thích hợp làm chất dự trữ lâu dài hơn.
b) – Ở động vật, màng có cholesteron.
- Ở thực vật, màng không có cholesteron.
- Ở vi khuẩn, không có cholesteron
Vì: ở tb đvat, không có thành tế bào nên màng sinh chất có nhiều cholesteron để tăng tính ổn
định màng.
57.
1. - Cụm từ “dầu thực vật đã được hyđrogen hóa” có nghĩa là: chất béo không no đã được chuyển
thành chất béo no một cách nhân tạo bằng cách thêm hydrogen.
- Để đề phòng lipid tách ra dạng lỏng.
2.
a) Yếu tố ảnh hưởng:
- Cấu trúc bậc 1: số lượng, trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit. Số lượng chuỗi
polipeptit của phân tử protein.
- Điều kiện môi trường: nhiệt độ, pH,…
- Phức hệ protein chaperonin: giúp chuỗi polipeptit cuộn xoắn thuận lợi.
b)
- Loài I: A = T; G = X ADN mạch kép
- Loài II: A = T; G = X  ADN mạch kép
- Loài III: A khác T; G khác X  ADN mạch đơn
- Loài IV: A = U; G = X  ARN mạch kép
- Loài V: A khác U, G khác X  ARN mạch đơn

II. Cấu trúc hóa học


31.
- Glixerol có thể đi qua cả 2 màng vì nó là chất không phân cực, trực tiếp đi qua lớp photpholipid
- Ion Na+ tích điện nên không đi qua màng nhân tạo được, cần có kênh protein để đi qua màng
32.
a)
Vi sợi Vi ống
Cấu trúc Hai sợi xoắn kép lấy nhau, mỗi sợi là 1 Ống rỗng, thành được cấu tạo từ 13
đa phân gồm các tiểu đơn vị actin cột các phân tử tubulin
Đường kính 7nm 25nm với lòng rỗng 15nm
Tiểu đợn vị Actin Tubulin, dimer (đc cấu tạo từ -
pr tubulin và -tubulin)
Chức năng - Duy trì hình dạng tb (nhờ lực - Duy trì hình dạng tb
căng) - Vận động tb (qua lông rung,
- Thay đổi hình dạng tb lông mao…)
- Co cơ - Chuyển động của NST trong
- Hình thành dòng tb chất quá trình phân chia tb
- Vận động tb (qua chân giả) - Chuyển động các bào quan
- Phân chia tb (rãnh phân cắt)
- Bệnh Alzheimer do sự suy yếu (có thể do đột biến hoặc lão hóa) của các tb vi ống của tb
thần kinh. Chất dinh dưỡng không tới được các tế bào não, tb thần kinh  suy giảm nhận
thức và các triệu chứng khác.
b) Ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có
khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào vì: 
- Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, 1 số gen trong ADN ti thể và lục lạp được sát nhập
với hệ gen nhân. Những gen này quy định 1 số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức năng
và sinh sản của ti thể và lục lạp
- Vì thế, khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được các sản phẩm bị
thiếu sót đó, dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng 1 cách đầy đủ, cũng như không thể
tự nhân lên
33. Bệnh viêm phổi ở thợ mỏ, Chadiak-streinbrink, Pompe là các bệnh có liên quan đến lizoxom,
cụ thể:
- Bệnh viêm phổi ở thợ mỏ do các lizoxom cấp 2 tích lũy các hạt bụi silic, amiang, beryl… khiến
màng lizoxom bị hư hỏng, các enzim lizoxom bị giải phóng tác động lên các phế nang.
- Bệnh Chadiak-Streinbrink là do màng lizoxom có thể bị sai lệch do di truyền dẫn tới biến đổi
tính thấm của màng.
- Bệnh pompe do sự sai lệch trong hệ enzim của lizoxom do thiếu hoặc sai lệch gen chịu trách
nhiệm tổng hợp enzim glucogidaza trong lizoxom nên glicogen không được phân hủy, tích lũy
lại trong lizoxom dẫn tới các biểu hiện lâm sàng…
34.
- Nếu ti thể chỉ có 1 lớp màng: Nếu không có lớp màng ngoài không có các kênh protein vận
chuyển thì ti thể không trao đổi với tb đc, không có xoang gian màng  không hóa thẩm 
giảm sụt ATP. Nếu mất màng trong, chu trình calvin, chuỗi truyền điện tử bị ngừng  thiếu
ATP  chết tb
- Nếu bộ máy golgi có 2 lớp màng: xuất bóng vận chuyển khó diễn ra do chỉ hòa được 1 lớp
màng, các chất được vận chuyển cũng khó để lấy để sử dụng  cản trở giao thông nội bào.
35.
a) – Kích thước tế bào tăng do nồng độ chất tan trong tế bào cao hơn ngoại bào
- Sucrose không khuếch tán qua màng, glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài dung dịch,
fructose khuếch tán đi vào tb.
b) – Ti thể có nhiều ở tb cơ để kịp thời tổng hợp năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ.
- Chức năng chủ yếu: ở tế bào gan là thúc đẩy tế bào chết theo chương trình, ở tế bào tuyến tụy
và tuyến thượng thận thì nó trao đổi axit béo để góp phần tổng hợp các loại hoocmon.
36.
1. Phương thức tiến hóa của các bào quan có cấu tạo màng ở tbnt: 2 con đường chủ yếu
- Do sự phân hóa của msc vào tb chất
- Do sự cộng sinh của sv nhân sơ
2. - Dung dịch đẳng trương có thế nước tương đương dịch bào nên lượng nước đi ra, đi vào tế
bào bằng nhau.
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng do lizôzim không tác động tới cấu
trúc của hai loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizôzim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành thể hình
cầu trong dung dịch.
37.
- Cấu trúc vi sợi: Hai sợi xoắn kép lấy nhau, mỗi sợi là đa phân gồm các tiểu đơn vị actin
- Vai trò trong niêm mạc ruột: Duy trì hình dạng tế bào, hình thành các dòng tế bào chất, vận
động tế bào
38.
1. - Trước tiên cần đánh dấu phóng xạ potein màng của hai loài với hai loại khác nhau để có thể
phân biệt được chúng, sau đó cho hai loại tế bào tiếp xúc và dung hợp
- Sau từng khoảng thời gian một,quan sát các dấu chuẩn của từng loại trên tế bào lai. Nếu protein
màng đan xen với nhau chứng tỏ protein màng đã di chuyển
Tuy nhiên nếu như protein không di chuyển thì chưa thể kết luận bởi có thể là do tế bào dung
hợp nên protein không di chuyển trong khi tế bào cùng loại cũng di chuyển
2.
- Vận chuyển thụ động qua kênh prôtêin là loại vận chuyển nhờ khuếch tán. Vì glucôzơ vào
trong tế bào bị tiêu thụ ngay nên sự chênh lệch về nồng độ glucôzơ giữa bên trong và bên ngoài
tế bào ở người bị tiểu đường là vẫn cao, nhưng glucôzơ vào vẫn ít là do số lượng kênh prôtêin
vận chuyển trên màng tế bào ít.
- Khi người bệnh được tiêm insulin thì sự vận chuyển glucôzơ vào tế bào tăng làm cho lượng
glucôzơ trong máu giảm xuống. Như vậy, insulin đã bằng cách nào đó làm tăng lượng kênh vận
chuyển prôtêin trên màng tế bào (các nghiên cứu cho thấy insulin kích thích sự lắp ráp thêm các
protein vận chuyển trên màng).
39.
a) Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống  hậu quả gồm: - Hệ thống
lông nhung ruột tổn thương, kém linh động, kém hấp thu, vận động của ruột trở nên kém hơn 
nôn mửa liên tục.
- Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tb vận chuyển pr tiết kéo dài sợi tóc bị tổn thương, các cấu trúc
nuôi tóc không hoạt động  rụng tóc.
- Qúa trình phân chia tb bị ảnh hưởng do không tổng hợp được vi ống cho sự vận động của NST
và bào quan  cơ thể trở nên gầy gò đi
- Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng cho các sợi trục của tb noron,
khi các cấu trúc này bị tổn thương thì không thể tổng hợp mới  teo dây thần kinh ngoại biên 
ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh.
b)
- Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận chuyển của ion H+ từ môi
trường vào bên trong tế bào.
- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài tăng lên cùng với sự gia tăng lượng chất
X được vận chuyển vào trong tế bào.
- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ của ion H+.
- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H+ ra bên ngoài tế bào để làm gia tăng nồng độ H+
bên ngoài tế bào. Sau đó H+ khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất X vào trong tế bào
(cơ chế đồng vận chuyển).
40. Do lizoxom. Lizoxom tiết ra các enzim thủy phân chất béo thành đường, các sản phẩm thủy
phân được chế biến và tổng hợp lại thành ATP, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
41.
a) Bào quan bán tự sinh là loại bào quan tự sinh trưởng và sinh sản trong tế bào.
- Trong tế bào động vật, bào quan bán tự sinh là ty thể.
b) Ở cơ thể người: Tế bào nào không có nhân: Hồng cầu
+ Thực hiện chức năng vận chuyển O2 và CO2, mất nhân, giảm khối lượng dẫn đến giảm tiêu
tốn năng lượng vô ích.
- Quá trình hình thành tế bào không có nhân: Hồng cầu được sinh ra từ tế bào tuỷ xương (tế bào
có một nhân). Trong quá trình chuyên hoá về cấu tạo để thực hiện chức năng, hồng cầu ở người
đã bị mất nhân. Bào quan Lizôxôm thực hiện tiêu hoá nội bào, phân giải nhân của tế bào hồng
cầu.
42. Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm
làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tớicác nơi bên trong tế bào
cũng cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm
hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường
truyền tin hoá học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng
thì những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
43.
a) A: glicoprotein: thực hiện vai trò đánh dấu, thông tin tế bào
B: Photpholipid: thành phần chính cấu tạo màng sinh chất, bảo vệ tế bào
C: Protein xuyên màng: tham gia trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
b)
- Khi nồng độ glucozo tăng dần từ 0 đến 20%, tốc độ hấp thụ glucozo tăng do nồng độ glucozo
trong tế bào < trong dung dịch
- Tăng dần nồng độ glucozo từ 20%, tốc độ hấp thụ không tăng do nồng độ đã bão hòa.
44.
- Sau chiếu xạ thời gian dài thì chỉ quan sát thấy huỳnh quang màu xanh trên bề mặt tế bào.
- Giải thích: do màng có tính động, protein X di chuyển thường xuyên trong phạm vi màng,
chúng lần lượt bị tảy màu khi chúng đi qua vùng chiếu xạ. Protein Y không di chuyển được
nênchỉ có vùng chiếu xạ bị tảy màu còn vùng khác chúng duy trì huỳnh quang màu xanh.
b) Không.
- Do protein Y không di chuyển nên tại vùng chiếu xạ chúng bị tẩy màu và không phục hồi, các
vùng còn lại duy trì cường độ huỳnh quang như ban đầu.
- Protein X từ vùng khác di chuyển đến vùng đã bị chiếu xạ nên vùng này chỉ có màu đỏ. Các
vùng còn lại có cả hai màu, huỳnh quang màu đỏ bị tẩy bớt nên giảm so với ban đầu.
c) - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính động của màng, nhiệt độ cao tính động tăng và ngược lại.
- Nếu thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao thì thời gian tẩy màu prôtein X nhanh
hơn ở điều kiện môi trường nhiệt độ thấp.
45. Thành xenlulozo dày nên khi bị nhiễm virus khó điều trị.
46. Tương tự câu 43b
47.
1. Lông và roi, có ở: tb biểu bì ống dẫn trứng ở ng, tb biểu mô ống tiêu hóa ở người, vi khuẩn
e.coli
- Roi: di chuyển, vận động
- Lông: tạo dòng chảy vận chuyển…
2. Bơm proton H+ thg có mặt ở màng của ti thể hoặc lục lạp. Vai trò: nhờ sự vận động của dòng
proton H+ để thực hiện hóa thẩm, tổng hợp ATP.
48. Khác nhau về kích thước; tế bào trong cơ thể đa bào sẽ được chuyên hóa để thực hiện các
chức năng nhất định (mô) còn cơ thể đơn bào không…
49. Lạm dụng thuốc an thần làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh vì:
- Các enzim của LNC trơn giúp khử độc thuốc và các chất độc khác (cơ chế khử độc chủ yếu là
bố sung nhóm – OH vào các phân tử thuốc giảm đau, an thần làm chúng dễ tan hơn  dễ đẩy
khỏi cơ thể).
- Các enzim khử độc của LNC trơn sinh ra nhiều hơn khi có mặt thuốc an thần (rượu, các thuốc
khác) để làm tăng tốc khử độc  tăng chịu đựng với thuốc hoặc phổ thải độc với các thuốc khác
 giảm hiệu quả của 1 số loại thuốc kháng sinh.
50. – Ở dung dịch NaCl 0,3M, NaCl 0,2M, NaCl 0,15M: tế bào đều giảm kích thước áp suất
thẩm thấu dung dịch > astt tế bào  tế bào mất nước.
– Ở dung dịch NaCl 0,1M, NaCl 0,05M, NaCl 0,02M: tế bào đều tăng kích  astt tb > astt dd 
tế bào hút nước.
- Nếu đưa tế bào vào dung dịch saccarozo 0,3M thì ta thấy:
Psaccarozo = R.i.C.T = 0,082.[1+0.(0-1)].0,3.T = 0,0246T.
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch NaCl 0,15M: PNaCl 0,15 = 0,082.[1+1.(2-1)].0,15.T =
0,0246T.
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch NaCl 0,1M: PNaCl 0,1 = 0,082.[1+1.(2-1)].0,1.T = 0,0164T.
- Như vậy, ta thấy áp suất thẩm thấu của dung dịch saccarozo 0,3M bằng áp suất thẩm thấu của
dung dịch NaCl 0,15M, do đó tế bào sẽ mất nước làm cho tế bào giảm kích thước.
51.
a) A. Vận chuyển chủ động do không cần điều kiện chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
B. Khuếch tán đơn giản do phụ thuộc hoàn toàn vào sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
C. Khuếch tán nhờ kênh do khi sự chênh lệch tăng lên ở mức cao, tốc độ vận chuyển tăng chậm
lại do bão hòa kênh, tất cả các kênh đều có các phân tử đi qua. Do giới hạn số lượng kênh trên
màng tế bào nên tốc độ tăng chậm lại
b)
- Chỉ có đường A bị ảnh hưởng.
- cyanua ức chế chuỗi chuyền điện tử  giảm cung cấp ATP.
- Vận chuyển chủ động cần ATP  tốc độ vận chuyển giảm xuống.
c)
Vận chuyển chủ động Khuếch tán nhờ kênh
Ngược chiều gradien nồng độ Cùng chiều
Có tiêu tốn ATP Không có
Không đạt mức cân bằng, vận chuyển theo nhu Đạt đến sự cân bằng giữa 2 bên màng
cầu
52. Chất độc đã phong tỏa màng sau của xinap, ảnh hưởng đến thụ thể màng sau tín hiệu thần
kinh không truyền được đến bó cơ  con vật không chạy được.
53. CCR5 được HIV sử dụng như đồng thụ thể để xâm nhập vào tế bào  CCR5 đột biến/
khiếm khuyết khiến HIV không thể xâm nhập  kháng HIV, tránh di căn của khối u.
54. Cách liên kết 1 là hợp lý nhất. Do lớp màng kép photpholipid, phần kị nước (đuôi
hidrocacbon) quay vào trong  vùng màu trắng (không phân cực, kị nước) của pr nằm trong
khung lipid, còn đầu phân cực, tích điện thì hướng ra phía môi trường hoặc tế bào chất.
55. Lông vs roi:
Giống: có màng, chứa hệ vi ống, có chức năng vận động.
Khác:
Lông Roi
Có chiều dài 10 – 20 µm Dài hơn, tới 150 µm
Lực thay đổi và nhịp tái lặp, sinh ra lực vuông Chuyển động theo kiểu cuộn xoắn, sinh ra lực
góc với trục. theo cùng hướng với trục của roi
Chức năng vận động và thu nhận tín hiệu Chức năng vận động
56. Dưới tác động của enzim thủy phân, protein bị phân giải thành axit amin. Axit amin bị biến
đổi rồi đi vào chu trình Crep để tạo thành năng lượng ATP.
Sp cuối cùng là NH3 và ATP.
57.
- A và C là tế bào của cây đậu vì A có lục lạp, C có thành tế bào và ti thể
- E và F của tế bào chuột vì E có LNC và F có bộ máy golgi
- B và D của VK E. coli
58.
- Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
59.
- Thí nghiệm 1: Bóc tách thành tế bào của các loại vi khuẩn hoặc các loại tế bào thực vật có hình
dạng khác nhau rồi cho vào trong dung dịch đẳng trương. Kết quả các tế bào trần đều có dạng
hình cầu, chứng tỏ thành tế bào qui định hình dạng tế bào.
- Thí nghiệm 2: Bóc tách thành tế bào của các loại vi khuẩn hoặc các loại tế bào thực vật có hình
dạng khác nhau rồi cho vào trong dung dịchnhược trương một thời gian dài. Kết quả các tế bào
trần đều bị vỡ, chứng tỏ thành tế bào có chức năng bảo vệ tế bào.
60.
1. Đó là cơ chế ẩm bào vì các mảnh vụn hữu cơ có kích thước nhỏ.
Diến biến:
- Khi amip tiếp xúc với các mảnh vụn hữu cơ, chất nguyên sinh ở phía ngoài dồn về 1 phía,
hình thành chân giả, bao lấy thức ăn.
- Màng sinh chất lõm vào tạo thành các túi, bóng ẩm bào.
- Các túi này sau đó nhập với lizôsome.
- Các enzim thuỷ phân trong lizôsome sẽ thuỷ phân các thành phần trong mảng vụn thành
các chất hữu cơ đơn giản.
- Các chất sử dụng được sẽ dược hấp thụ còn chất không sử dụng được sẽ bị thải ra ngoài
bằng xuất bào
2.
a) vẽ đồ thị 
b) Amip sẽ bị chết đói do: Chất đó làm bất hoạt bơm proton (H+) trên màng lizosome, pH của
lizosome không được duy trì nên các enzim thuỷ phân không hoạt động được. Quá trinh thuỷ
phân thức ăn không xảy ra nên amip bị chết đói.
c) Các bào quan trong tế bào không chuyển động được chứng tỏ bộ khung xương tế bào đã bị bất
hoạt. Khi đó đầu tiên tế bào amip sẽ có dạng cầu, các chân giả không được hình thành do chất
nguyên sinh không thể chuyển động. Cơ chế nhập bào cũng không thể diễn ra. Cuối cùng amip
cũng chết đói.

You might also like